Wikipedia:Bàn tham khảo/Giọng nói và thổ ngữ

  • Tôi muốn hỏi tại sao giọng nói giọng nói thay đổi qua từng miền. Ví dụ giọng Nghệ an đến Huế gần nhau nhưng qua đèo Hải vân lại có giọng khác. Xn cam ơn. Email: ducvoquang@gmail.com

Thực tế việc biến đổi về giọng nói của cùng một ngôn ngữ không chỉ diễn ra trong tiếng Việt mà còn là một đặc tính của mọi loại ngôn ngữ có tầm sử dụng đủ lớn. Nguyên nhân thì nhiều và phức tạp nhưng chủ yếu bao gồm vài điểm sau:

  • Có một sự cô lập tương đối giữa hai cộng đồng nói cùng thứ tiếng. Mức độ cô lập này càng cao và càng lâu thì sự biến thiên ngôn ngữ càng nhiều theo thời gian. Đặc tính cô lập bao gồm:
    • Thiên nhiên: Như địa lý (như cách nhau núi sông), khí hậu (ít thấy hơn nhưng vẩn có thể là 1 nguyên do), môi trường (sống trong rừng hay đồng bằng hay núi)...
    • Con người: Các khác biệt do phong tục tập quán cung cách lễ giáo, chế độ chính trị, tư tưởng và nhất là tôn giáo.

Sự cô lập đã làm cho các đặc điểm hay thay đổi mới về ngôn ngữ của một cộng đồng bộ phận không lan rộng phổ biến được ra khỏi biên giới tương đối của cộng đồng đó ... càng lâu dài số lượng, chất lượng của biến đổi càng nhiều, làm nên đặc thù của ngôn ngữ địa phương.

  • Có một sự pha trộn các sắc tộc khác nhau (quá trình đồng hoá, dị hóa). Một dân tộc khi phát triển dịch chuyển dần về các hướng sẽ gây ra hay chịu ảnh hưởng ít nhiều đến âm tiết và cách nói của dân bản xứ. Đặc điểm này xảy ra rất phổ biến nếu bạn xem kĩ lịch sử di chuyển về địa lý của Việt Nam (bị Tàu đánh và xâm chiếm các xứ Chăm pa (Chiêm Thành), Chân Lạp (sau này là Khmer)). Do vậy tiếng Việt có nhiều ảnh hưởng từ tiếng vùng Nam Trung Hoa nhưng chuyển dần vào Nam lại có các cách nói, từ ngữ, và ngay cả giọng nói khác dần theo quốc gia hay lãnh thổ mà trước kia Việt Nam đã chiếm.
Sự pha trộn trên dẫn tới các thế hệ lai về ngôn ngữ, cách nói, cách diễn đạt và về ngữ vựng.
  • Có sự thích nghi với môi trường sống của từng vùng. Nơi nào mà nhu cầu cuộc sống đòi hỏi phải dùng nhiều hơn một số từ ngữ nào đó thì ngôn ngữ sẽ biến đổi và thể hiện theo. Thí dụ cộng đồng sống du mục thì thuật ngữ về săn bắn sẽ phát triển hơn khi so với các phần khác, trong khi những người chủ yếu sống ở vùng duyên hải sẽ phải có các thổ ngữ thích hợp với đời sống của họ.

Có thể sẽ có thêm vài nguyên nhân đặc biệt khác (các bạn nào có học ngôn ngữ học xin bổ sung thêm)

Làng Đậu 15:37, ngày 08 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]