Wikipedia:Bàn tham khảo/Kích thước thông thuỷ

Kích thước thông thủy là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành xây dựng,là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của kết cấu công trình.

Ví dụ: Đối với nhà ở, chiều cao thông thủy của phòng là kích thước từ mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực (là dầm nếu nhìn thấy) hoặc của trần(nếu không nhìn thấy dầm). Chiều rộng thông thủy của phòng là khoảng cách giữa hai mép tường đối diện, hoặc là khoảng cách giữa hai mép cột(nếu có cột).

Lưu ý: Kích thước thông thủy tính từ bề ngoài lớp trát, nhưng không xét đến bề dày của lớp vật liệu ốp.

Casablanca1911 17:41, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

"Thông thuỷ" diễn nôm ra có nghĩa là dòng nước có thể chảy qua được. Từ này theo tôi nghĩ, có lẽ từ xưa, ông cha ta gọi để mô tả một không gian bị giới hạn về hai biên, và khoảng giữa hai biên đó, nước có thể chảy qua mà không bị bất cứ vật gì làm thay đổi dòng chảy của nó.

Casablanca1911 10:05, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

  • Xin chào các bạn. Hôm nay tôi gặp phải một tình huống khó xử đó là khách hàng của chúng tôi muốn biết định nghĩa về chiều cao thông thủy của một căn phòng, của cửa ra vào và của cửa sổ(Phải nêu rõ định nghĩa đó được ghi ở tài liệu nào) . Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn. Địa chỉ của tôi: tiu_tit@yahoo.com

Tôi không rõ là căn phòng bạn đề cập đến là căn phòng thuộc thể loại công trình gì. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo định nghĩa đó của các phòng ở tại trang 153, tập 4, quyển Tuyển tập Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam - Bộ Xây dựng.

Trong lúc chờ người khác bổ sung, kích thước thông thủy dành cho cửa sổ và cửa ra vào, theo ý kiến của tôi đó là kích thước của ô lọt sáng (ánh sáng đi qua được). Casablanca1911 05:40, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Mình cảm ơn Casablanca1911 nhiều nhé. Mình sẽ tìm đọc cuốn TCXDVN này. :)