Nội dung quy chế gồm tất cả các điều đã trình bày trong biểu quyết.
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Chào mừng bạn đến với khu vực biểu quyết Wikipedia tiếng Việt
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết
Ngày 21 tháng 8 năm 2015, tức là cách đây 4 năm, thành viên CVQT đã đem vấn đề lo ngại về tư cách bỏ phiếu của một số tài khoản, dựa trên ý kiến của BQV TuanUt và IP 117.6.64.175. Đáp lại lời mời gọi đóng góp ý kiến của CVQT, lúc đó các thành viên sau đây đã tham gia đóng góp ý kiến: BQV Việt Hà, ĐPV Alphama, DanGong, Che Guevara VN, Én bạc và ThiênĐế98 đã góp ý, chủ yếu tranh luận về thời gian và số sửa đổi của thành viên bỏ phiếu trước khi họ tái xuất và bỏ phiếu lại.
Ngày 23 tháng 9 năm 2019, sau khoảng thời gian sửa chữa nhỏ, BQV ThiênĐế98 đưa quy chế ra thảo luận Cộng đồng nhưng không thu được kết quả. Bức thư mời ngày 16 tháng 10 cũng có nội dung mời các thành viên thảo luận trong thời gian 1 tuần, sau đó gia hạn thêm 1 tuần vì không được sự quan tâm của các thành viên. Nay, sau nhiều tháng trì hoãn và nửa tháng thảo luận bổ khuyết nội dung, tôi chính thức trình ra cộng đồng quy chế biểu quyết này, nhằm mục đích thống nhất các thể loại biểu quyết chung cho Wikipedia tiếng Việt.
NỘI DUNG
THỐNG NHẤT QUY CHẾ BIỂU QUYẾT TRÊN WIKIPEDIA TIẾNG VIỆT.
Vì sao phải thiết lập “Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt”?
Thời gian luôn biến chuyển nhanh chóng, nhất là trong thời kỳ khoa học kỹ thuật hiện nay. Phần lớn các quy định của Wikipedia tiếng Việt được dịch thuật từ năm 2008 - 2009 đến nay, hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Tạm thời bỏ qua việc quy định lỗi thời, thì từ thời điểm tháng 10 năm 2019 trở về trước, trong nhiều cuộc biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt đã xuất hiện rất nhiều bất cập liên quan đến vấn đề “tài khoản bỏ phiếu”. Có rất nhiều tài khoản được lập ra chỉ với vài chục, vài trăm sửa đổi linh tinh, chỉ với mục đích “đạt điều kiện cần” để dễ bề tham gia bỏ phiếu; và một tỷ lệ tương đối cao (khoảng 60-70%) là bỏ phiếu kiểu “a dua” theo số đông, không ghi rõ lý do hoặc không ghi lý do, không nêu rõ quan điểm của mình, ảnh hưởng xấu đến kết quả chung cuộc của biểu quyết. Tất cả đã được IP 117.6.64.175 gói gọn trong những dòng như sau vào năm 2015:
Trông lịch sử sửa đổi của nhiều tài khoản, nhất là các tài khoản bỏ phiếu thuận, có khá nhiều TK được "đầu tư chiến lược" đợi ngày tham gia, sửa đổi linh tinh (sửa loanh quanh mấy bản mẫu, sửa trang thành viên của mình, sửa đổi tập trung vào một vài bài vô hại...) cho đủ số sửa đổi. Quy định hiện tại còn nhiều kẽ hở cho các tài khoản loại này tham gia vào những vấn đề quan trọng.
Nghiêm trọng hơn, vấn đề trên đã châm ngòi cho một hiện tượng phát sinh là rối biểu quyết mà điển hình là 03 vụ sau:
Từ năm 2010 đến năm 2013, nhóm tài khoản Con Trâu Mộng To đã thao túng hàng loạt cuộc biểu quyết mà đặc biệt là các cuộc biểu quyết xóa bài, nhất là các bài về giám mục, ca sĩ nhạc vàng Bolero hải ngoại. Đa phần 95% các lá phiếu là “xoá” và kết quả là vụ cấm vào cuối năm 2013: Kiểm định nhóm tài khoản “Con Trâu Mộng To” năm 2013
Tháng 2/2016, thành viên Lion tiger leopard sử dụng tài khoản rối Abcdegfh99 nhằm mục đích tạo đồng thuận ảo tại các biểu quyết liên quan đến Bài viết tốt.
Điểm chung là nhiều tài khoản rối chỉ có vài chục tới vài trăm sửa đổi, hoạt động “nằm vùng”, có biểu quyết là nhảy vào và bỏ phiếu, có phiếu không thèm nêu lấy một lý do. Ngoài vấn đề tài khoản, thì vấn đề thời gian biểu quyết cũng là một điều đáng bàn:
Tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên năm 2015, thành viên Viethavvh bỏ phiếu cuối cùng chỉ “chậm vài phút” so với mốc thời hạn đóng biểu quyết. Tuy lá phiếu ấy không ảnh hưởng nhiều nhưng đối với các biểu quyết đang ở lằn ranh giữa “thành công” và “thất bại” thì việc bỏ phiếu chậm này ảnh hưởng rất lớn.
Thành viên Mintu Martin tại các cuộc biểu quyết chọn BVT, BVCL thường hay đóng biểu quyết trước hạn dù chưa đủ 1 tháng theo luật định.
Việc giới hạn số lượng biểu quyết cũng là một vấn đề đáng bàn khi vẫn còn những bất cập sau:
Thành viên Chu Ech Beo Xanh, thành viên Huy năm 2013, mở hàng loạt BQXB trong thời gian ngắn liên quan đến giám mục, ca sĩ nhạc vàng.
Thành viên ThiênĐế98 mở một lúc 45 cuộc biểu quyết rút sao chọn lọc chỉ vì “link hư” năm 2015 nhưng kết quả là tổng số phiếu trong cả 45 cuộc... ít hơn so với số lượng biểu quyết.
Từ những bất cập trên, một vấn đề được đặt ra là cần phải có một bộ quy tắc thống nhất về biểu quyết trên toàn Wikipedia tiếng Việt để cộng đồng căn cứ vào đó xác định tiêu chuẩn bỏ phiếu, kết quả biểu quyết; giải quyết các bất cập, tồn đọng đã nêu. Là thế hệ kế thừa từ những thành viên kỳ cựu thuộc thời đại "khai thiên lập địa", chúng ta cần góp phần giữ gìn uy tín Wikipedia tiếng Việt trong chừng mực có thể. Biểu quyết này có mục tiêu là nhanh chóng chặn ảnh hưởng tiêu cực từ vấn nạn “nằm chờ biểu quyết”, “biểu quyết ồ ạt” và “cố tình đóng biểu quyết sớm” trên Wikipedia tiếng Việt, làm trong sạch, công bằng cho các cuộc biểu quyết và nâng cao chất lượng Wikipedia tiếng Việt. Nếu được thông qua, quy chế này sẽ được đưa vào bản mẫu Chào mừng người mới đến, bản mẫu Quy định và hướng dẫn chính như một quy tắc cơ bản của Wikipedia tiếng Việt mà ai cũng phải nắm được.
CHÚ Ý
Thời gian biểu quyết: Từ 22 giờ 00 phút, thứ Sáu, ngày 01 tháng 11 năm 2019 đến 21 giờ 59 phút, Chủ Nhật, ngày 01 tháng 12 năm 2019 (theo giờ Việt Nam, UTC+7; tức 15h ngày 01/11 đến 14h59 ngày 01/12 theo giờ chuẩn UTC).
Điều kiện bỏ phiếu: Tài khoản đủ 1 tháng và 300 sửa đổi tính đến ngày mở biểu quyết (01/11/2019).
Ngoài phần 1 không biểu quyết thì cuối mỗi chương ở phần 2 có các mục “đồng ý, phản đối” để các bạn bỏ phiếu.
Các ý kiến góp ý quý báu được nêu tại mục “Ý kiến” hoặc trang thảo luận của BQ này. Các bạn hãy nhiệt tình tranh luận sôi nổi giống như giai đoạn vàng son của các thảo luận, biểu quyết tại WP tiếng Việt (2010-2016).
Trong thời gian biểu quyết quy chế từ 1/11 đến 1/12, phiền các bạn hạn chế (không cấm/ngăn cản) mở thêm các cuộc biểu quyết mới để tập trung thảo luận về vấn đề hệ trọng này, tránh tình trạng chồng chéo quy định, bất hồi tố về sau.
Hiệu lực của quy chế nếu biểu quyết thành công: Từ 0h (UTC, 7h theo giờ Việt Nam), thứ Hai, ngày 02 tháng 12 năm 2019.
Quy chế này là một quy định chung cho các cuộc biểu quyết ở Wikipedia tiếng Việt, bao gồm quy định về thành viên, trách nhiệm của thành viên, các loại biểu quyết và hình thức xử lý trong các cuộc biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
Quy chế này áp dụng cho tất cả các thành viên đã đăng ký tài khoản, các IP ẩn danh trên Wikipedia tiếng Việt.
Điều 2. Mục đích
Nhằm làm trong sạch hơn các cuộc biểu quyết, giúp hạn chế tình trạng lập (nhiều) tài khoản đủ tiêu chuẩn bỏ phiếu để biểu quyết và tham gia biểu quyết.
Tăng tính công bằng, khách quan và đạt đồng thuận cho các cuộc biểu quyết.
Các cuộc biểu quyết chính thức trên Wikipedia tiếng Việt như sau:
Biểu quyết về các vấn đề đã thảo luận thấu đáo nhưng không đạt đồng thuận.
Biểu quyết về các quy định chính thức, sửa đổi quy định, quy chế chính thức.
Biểu quyết xóa bài/tập tin, phục hồi bài/tập tin và đánh giá bài viết dịch thuật.
Biểu quyết chọn bảo quản viên, điều phối viên, kiểm định viên và hành chính viên, gọi chung là biểu quyết phong cấp.
Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên, điều phối viên, kiểm định viên và hành chính viên.
Biểu quyết chọn bài viết chọn lọc, bài viết tốt (kể từ đây lần lượt viết tắt là BVCL, BVT) và các hạng mục liên quan (Danh sách chọn lọc, Chủ đề chọn lọc, Chủ điểm chọn lọc, Chủ điểm tốt; từ đây viết tắt lần lượt là DSCL, CĐCL, ChĐCL, ChĐT).
Biểu quyết rút sao BVCL, BVT và các hạng mục liên quan.
Biểu quyết giáng sao từ BVCL xuống BVT.
Điều 4. Biểu quyết về các vấn đề đã thảo luận thấu đáo nhưng không đạt đồng thuận
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết
Đây là những cuộc biểu quyết về các vấn đề nóng, những việc được đem bàn thảo tại trang thảo luận nhưng không đi đến thống nhất.
Những cuộc biểu quyết dạng này cần được viết trong trang với cái tên Wikipedia:Biểu quyết/tên vấn đề cần biểu quyết .
Tùy theo sự đồng thuận của các thành viên, có thể đem ra biểu quyết luôn tại trang Wikipedia:Thảo luận thay cho trang đã đề cập trên.
Điều 5. Biểu quyết về các quy định chính thức, sửa đổi quy định, quy chế chính thức
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết
Đây là những cuộc biểu quyết về các quy định, quy chế và sửa đổi chúng, do một hay một nhóm thành viên đề xuất.
Những cuộc biểu quyết dạng này cần được đem ra trang Wikipedia:Thảo luận để thảo luận trong thời gian từ 7 - 10 ngày trước khi đem ra biểu quyết.
Trang biểu quyết của các cuộc biểu quyết dạng này là trang Wikipedia:Biểu quyết/tên quy định, quy chế cần biểu quyết.
Điều 6. Biểu quyết xóa bài/tập tin, phục hồi bài/tập tin và đánh giá bài viết dịch thuật
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết
Là các đề nghị xóa bài hay phục hồi bài viết/tập tin, bài viết dịch thuật từ ngôn ngữ khác do một thành viên đưa ra.
Điều 7. Biểu quyết chọn bảo quản viên, điều phối viên, kiểm định viên và hành chính viên.
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết
Đây là các cuộc biểu quyết nhằm bầu chọn những thành viên tích cực và mong muốn đảm trách việc xây dựng và bảo vệ Wikipedia tiếng Việt, nhằm trao cho họ những công cụ bảo quản thích hợp, với bốn loại công cụ với các tên gọi mà cộng đồng đã thông qua trong quá khứ.
Các cuộc biểu quyết dạng này phải được đưa ra ở các trang sau:
Với những bảo trì viên (hành chính viên, bảo quản viên, kiểm định viên, điều phối viên và các công cụ bầu chọn thành viên trong tương lai) nằm trong khoản quy định đã thông qua: Wikipedia:Quy định gỡ công cụ bảo quản viên vắng mặt, không cần phải đưa ra bất tín nhiệm.
Điều 9. Biểu quyết chọn BVCL, BVT và các hạng mục liên quan (DSCL, CĐCL, ChĐCL, ChĐT)
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết
Là các biểu quyết nhằm mục đích đề cử các bài viết, danh sách, nhóm bài viết, chủ đề chất lượng tốt có chất lượng cao vào các tiêu chuẩn tương ứng, thúc đầy và khuyến khích các thành viên viết và chỉnh sửa bài viết đạt chất lượng cao.
Điều 10. Biểu quyết rút sao BVCL, BVT và các hạng mục liên quan
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết
Là các cuộc biểu quyết nhằm mục đích rút sao của các BVCL, BVT và các hạng mục liên quan do nhiều lý do, trong đó có thể kể đến các lý do không còn đảm bảo chất lượng bài viết: bài viết/danh sách/chủ đề/chủ điểm bị lỗi thời, thậm chí bị phá hoại sai lệch tính trung lập, mặc dù đã được tham gia sửa chữa nhưng không thể thay thế phần lớn nguồn dẫn hư hỏng (tuy rất hiếm).
Trang đề nghị rút sao BVCL là Wikipedia:Đề nghị rút sao bài viết chọn lọc, đối với bài viết tốt là Wikipedia:Đề nghị rút sao bài viết tốt.[2] Với các hạng mục liên quan, cú pháp chung là Wikipedia:Đề nghị rút sao + tên hạng mục.
Quy trình đề nghị rút sao được xem tại các trang tương ứng.
Điều 11. Biểu quyết giáng sao từ BVCL xuống BVT
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết
Là các cuộc biểu quyết nhằm lọc ra những bài không còn phù hợp với tiêu chuẩn BVCL nhưng vẫn còn phù hợp với tiêu chuẩn bài viết tốt.
Trang đề nghị biểu quyết giáng sao là Wikipedia:Đề nghị giáng sao bài viết chọn lọc.
TÓM TẮT: Chương này có 9 điều từ 3-11 quy định và hệ thống hóa về các dạng biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt. Điểm khác ở đây là bổ sung thêm:
Biểu quyết giáng sao BVCL xuống BVT (quy định tại điều 11).
Chuyển đổi cú pháp từỨng cử viên + tên hạng mục/Đề nghị rút sao thành Đề nghị rút sao + tên hạng mụcđể tìm kiếm đỡ cồng kềnh. (Quy định tại điều 10).
Đồng ý Với việc bổ sung mục “Giáng sao” thì cộng đồng có thể chuyển các BVCL cũ, không còn đạt tiêu chuẩn BVCL nhưng vẫn thỏa mãn tiêu chuẩn BVT giống như cách bên en đã làm. Các BQ còn lại vẫn giữ ổn định và không có gì thay đổi. — MessiM1017:42, ngày 4 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Đồng ý Nhìn chung với 11 điều, trong đó lẻ điều 11 quy định về "Giáng sao" thì Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt có thể nói đã bao quát được cả không gian biểu quyết của cộng đồng từ trước đến nay. Ngắn gọn và xúc tích. Tôi đồng ý! LuanNguyen (M.A) Trân trọng cảm ơn! 10:28, ngày 5 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Đồng ý Cách chia rất hợp lý, dễ hiểu. Mình thấy khá thích cái BQ giáng sao, nhờ có loại BQ mới mà từ bây giờ không phải mở tới 2 BQ, 1 cái để đề nghị rút sao, 1 cái chọn BVT. KhaiDo (thảo luận) 12:58, ngày 13 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Chưa đồng ý Tất nhiên vàng phải có giá trị hơn bạc rồi (dựa vào icon), nhưng xin lỗi, hãy chỉ cho tôi thấy BVCL khác BVT chỗ nào?, các bạn nghĩ BVCL cao hơn BVT à, tôi không nghĩ nó cùng thứ bậc đâu. Tôi nghĩ đó là hai loại đo đạc bài chất lượng khác nhau. Nếu nó có thứ bậc chỉ cho tôi thấy thứ bậc đó là gì, để từ bậc cao đẩy xuống bậc thấp. Có những BVCL nội dung nó thật sự có vấn đề, và hàng loạt đoạn văn không hề có một chú thích, nó thậm chí chẳng xứng là BVT nữa là. Nếu nó có vấn đề khiến cái sao vàng không thể giữ thì không có bất kỳ cái sao nào đáng được giữ, rút sao thì rút, giáng sao làm chi, chỉ để an ủi thôi à. Giáng sao là việc không thỏa đáng để giải quyết BVCL không xứng đáng. Nên duy trì Rút sao như cách duy nhất. Việc rút sao cũng khiến áp lực lớn hơn rất nhiều để thành viên cải thiện mà giữ sao hoặc khôi phục sao đã mất. Nếu vẫn còn ngôi sao bạc thì thành viên lại an vị không thèm sửa chữa cũng nên. M10:29, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Chưa đồng ý Bổ sung góp ý nên ghi "hạ sao" BVCL xuống BVT (nếu bài viết đáp ứng yêu cầu BVT). Nếu không đáp ứng thì nên xóa bỏ nhãn BVCL, cần bổ sung đủ điều kiện thỏa mãn BVCL để đem ứng cử lại, tương tự BVT. Tôi nghĩ không thể đánh đồng các bài BVCL không đủ nguồn dẫn với các BVT có nguồn dẫn đầy đủ, không nên áp chung những bài thiếu nguồn dẫn với những bài có nguồn dẫn đầy đủ được, cần mạnh tay. Họa chăng nên đưa các bài bị rút sao vào một mục nào đó gợi ý những người quan tâm phát triển bài viết để khôi phục lại nhãn BVCL. Tôi nghĩ nên tạo một bản mẫu hiển thị 11 điều trên dể người dùng có thể đóng góp dễ dàng hơn, không phải khó khăn trong việc tìm kiếm từng điều.--Nacdanh (thảo luận) 09:45, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
Ý kiếnThiênĐế98 Em cho rằng điều 11 cần mở rộng nếu bài giáng sao BVCL đủ tiêu chuẩn BVT vẫn có thể xuống BVT, trong trường hợp không đủ điều kiện, sẫn sàng rút hoàn toàn trở thành bài viết thường đối với các bài này. Không thể để một bài BVCl xuống BVT mà chất lượng bài không đạt BVT theo ý kiến trên, vì nó làm suy giảm và thiếu công bằng chất lượng bài tại Wikipedia tiếng Việt. ThiệnHậu (thảo luận) 07:48, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Đã quá thời gian có thể chỉnh sửa rồi bạn Thienhau2003. Vì các dạng biểu quyết này quan trọng, tôi đã mời nhiều lần các thành viên đọc và hỗ trợ góp ý, cũng như chỉnh sửa trong biểu quyết. Nhưng đến ngày hôm nay, vời đề nghị này thì đã quá trễ...--✠ Tân-Vương09:19, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
À quên, em bị lé mắt nên không để ý đã có giáng sao hoàn toàn các hạng mục này rồi, sau này áp dụng em sẽ ghi chi tiết quy định giáng sao BVCL xuống BVT và các thông tin liên quan, cảm ơn và xin lỗi anh ThiênĐế98 nhé. ThiệnHậu (thảo luận) 10:22, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Vui lòng đọc lại đoạn trên, ý của mình là chống Giáng sao, Rút sao là hoạt động duy nhất thôi, chứ không phải chấp nhận 2 điều sẽ tồn tại và hoạt động song song. M10:43, ngày 1 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Chương II. Quy định chung về các hạng mục trong biểu quyết
Điều 12. Thời gian biểu quyết
Quy định về thời gian biểu quyết cụ thể như sau:
a) Các biểu quyết ở điều 3 khoản 1, 2, 3, 7, 8 có thời hạn tối thiểu là 14 ngày và tối đa là 30 ngày.
b) Với biểu quyết đánh giá bài dịch thuật, thời hạn tối thiểu là 02 ngày và tối đa là 05 ngày.
c) Đối với biểu quyết phong cấp, bất tín nhiệm và bầu chọn BVT và BVCL thì thời hạn là đúng 30 ngày. Các biểu quyết về nhân sự có thể gia hạn thêm thời gian 15 ngày; ở điều 4 và 5 có thể thêm 10 ngày để cộng đồng có thêm thời gian đánh giá.[3]
Các lá phiếu ngoài thời hạn biểu quyết (tính theo đơn vị phút) sẽ bị gạch bỏ vì quá thời hạn biểu quyết.[4]
Điều 13. Số lượng biểu quyết trong một tháng
Ở cùng một thể loại biểu quyết chung, một thành viên không được mở quá 5 cuộc biểu quyết trong vòng một tuần.[5]
Thời gian giãn cách giữa hai lần biểu quyết của cùng một vấn đề tối thiểu phải là 30 ngày (trong trường hợp biểu quyết trước đó thất bại).
Điều 14. Phiếu biểu quyết
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết
Đối với cuộc biểu quyết ở điều 6, lá phiếu hợp lệ là các phiếu Xóa , Giữ .[6]
Đối với cuộc biểu quyết ở các điều còn lại, lá phiếu hợp lệ là các phiếu Đồng ý, Chưa đồng ý (hoặc Phản đối).[6]
Một thành viên có thể nêu ra ý kiến của mình về vấn đề biểu quyết bằng tiêu bản Ý kiến ; các Ý kiến không có giá trị trong việc kết luận kết quả biểu quyết.
1, điều 12, mục 2, khi lá phiếu vượt qua thời gian bỏ phiếu, có thể lá phiếu không còn hiệu lực nhưng vẫn được hiển thị bên dưới phần đóng biểu quyết (kèm theo chú thích quá thời gian biểu quyết, phần đầu hiển thị 'đồng ý' hoặc 'không đồng ý' hoặc 'ý kiến' bị gạch bỏ)
2, điều 13, mục 1 chỉ chung thì đồng ý nhưng mục 2 nên ghi thêm diễn giải (trường hợp đặc biệt duy nhất về biểu quyết đánh giá bài chất lượng cao với tối đa hai đề cử, băn khoăn không biết mục 1 có xét đến 5 bài cùng một phạm trù cùng chủ đề 'bất tín nhiệm' hay không, tương tự 5 bài cùng một chủ đề khác). Mục 2 chỉ là một trường hợp đặc biệt duy nhất giới hạn 2 bài cùng đề, hay còn trường hợp nào nữa không, nên xét kỹ.
3, tôi nghĩ các BQV, ĐPV nên tạo một bảng hiển thị tất cả 11 điều vào một bản mẫu nào đó để người dùng/người biên tập/người viết có thể dễ dàng truy cập và tiện theo dõi, cũng như tham gia. Vì việc tìm ra các chủ đề trên khá khó và nhiều người sẽ không biết để đóng góp.--Nacdanh (thảo luận) 10:09, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ là không nên dùng các bản mẫu này nữa vì nó mang tính định hướng và chủ quan của người bỏ phiếu, chắc CVQT đã muốn cấm việc sử dụng các phiếu mang tính chất cảm xúc cá nhân trên.--✠ Tân-Vương04:28, ngày 17 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Cảm xúc cá nhân là một phần không thể thiếu nếu bạn mong muốn các thành viên "nhiệt tình tranh luận sôi nổi", điều này bình thường và vô hại, các icon đa dạng cũng là chìa khóa để ta hiểu các thành viên hơn trong quá trình hoạt động có sự tương tác với họ. Nhưng dù sao thì khía cạnh khác cũng nên thống nhất, đô thị mới bây giờ xây nhà theo dãy chỉ chung 1 kiểu kiến trúc duy nhất, bạn có thể xem trên mạng về điều này, sự đồng nhất này có ý nghĩa của nó. Thế nên các icon nên thống nhất, còn cảm xúc trong các đoạn hội thoại thì cũng đã có thể thấy rõ rồi còn gì. M11:19, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Là tất cả các thành viên tự xác nhận (có tài khoản) trên Wikipedia và có đủ tiêu chuẩn quy định của từng loại biểu quyết để tham gia biểu quyết.
Các IP không được biểu quyết, và chỉ được tham gia biểu quyết bằng cách nêu ý kiến.
Điều 16. Quy định về thành viên biểu quyết
Thành viên mở và tham gia biểu quyết cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Cần mở tài khoản ít nhất 30 ngày[7] và có ít nhất 300 sửa đổi trước khi cuộc biểu quyết bắt đầu. Với biểu quyết phong cấp thì tối thiểu phải mở tài khoản đủ 90 ngày.
b) Riêng biểu quyết bầu chọn bài viết, mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết nhưng chỉ có thành viên đảm bảo các yêu cầu sau mới có quyền bỏ phiếu:
- Mở tài khoản ít nhất 30 ngày và ít nhất 200 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu (với các hạng mục chọn lọc).
- Mở tài khoản ít nhất 30 ngày và ít nhất 100 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu (với các hạng mục tốt).
c) Riêng biểu quyết đánh giá dịch thuật, mọi thành viên đều có quyền mở biểu quyết nhưng chỉ các thành viên có 500 sửa đổi và đã mở tài khoản tối thiểu 90 ngày có quyền biểu quyết.
Các thành viên có từ 3000 sửa đổi trở lên và tài khoản đã mở 90 ngày có quyền mở biểu quyết và bỏ phiếu mọi nơi, mọi lúc mà không gặp phải bất cứ cản trở nào, trừ những cản trở theo luật định.
Với các thành viên thỏa mãn quy định ở khoản 1 nhưng không thỏa mãn quy định ở khoản 2 thì thành viên đó phải có ít nhất 50 sửa đổi trong thời gian 30 ngày trước khi cuộc biểu quyết bắt đầu thì mới được mở biểu quyết và bỏ phiếu.[8]
Riêng với các biểu quyết xóa bài:
a) Thành viên đã đăng ký và là người khởi tạo bài có quyền bỏ phiếu trực tiếp mà không bị gò bó bởi các điều kiện trên.
b) Đối với biểu quyết đánh giá bài dịch thuật, ngoại trừ người khởi tạo bài, chỉ các thành viên đủ tiêu chuẩn mới có quyền bỏ phiếu. Bất kỳ thành viên nào cũng có thể mở Biểu quyết đánh giá bài dịch.
Đồng ý Chương này là “linh hồn” của quy chế, mốc như vậy đã thắt chặt tiêu chuẩn bỏ phiếu, ngăn chặn phần nào rối biểu quyết và các dạng thành viên “nằm chờ” biểu quyết. Nâng mốc mới cho mục BVCL và các hạng mục liên quan để đánh giá bài viết chất lượng cao một cách công bằng hơn. Các lá phiếu phải có lý do (dù ngắn gọn hay dài dòng) để thể hiện chính kiến của TV bỏ phiếu, hạn chế tình trạng “bỏ phiếu a dua”. — MessiM1005:25, ngày 17 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Đồng ý Đồng ý, nhưng điều 16 mục 1 điểm c nên cân nhắc giảm bớt xuống để người tham gia có thể đóng góp sửa đổi dịch thuật và phát triển bài khi số lượng người tham gia chưa nhiều.--Nacdanh (thảo luận) 10:20, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)--Nacdanh (thảo luận) 10:20, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn đã nhắc nhở, lý do là ban đầu dự định giữ nguyên số lượng phiếu, giảm tiêu chuẩn hoặc giữ tiêu chuẩn, giảm lượng phiếu. Sau này đã quyết định chọn giảm lượng phiếu, nhưng lại giữ nguyên việc giảm tiêu chuẩn. Thật là thiếu sót, xin phép chỉnh ngay. Cũng xin phép bãn Mai Ngọc Xuân chỉnh bảng thêm một lần nữa.--✠ Tân-Vương01:02, ngày 3 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Ý kiếnThiênĐế98 Anh ơi, sao tự dung quy định mới lại có vụ thay đổi số phiếu cần để ứng cử thành công vào các chức danh bảo quản. Chúng ta có quy định, thảo luận nào cho sự thay đổi này chưa vậy mà thay đổi. Anh có thể dẫn chứng một số quy định liên quan đến sự thay đổi này? Theo ý kiến cá nhân, do gần đây nhiều nhiều nơi thiếu người biểu quyết nên em nghĩ ĐPV 12 phiếu là được, không cần thiết phải 15 phiếu. ThiệnHậu (thảo luận) 10:22, ngày 3 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Có thảo luận trước trong khuôn khổ thảo luận Quy chế đó bạn. Thảo luận được đưa ra trang thảo luận chung hơn 2 tuần, gửi thư hai lần, kéo dài trong nửa tháng. Do không có ý kiến gì khác, thậm chí đa phần ủng hộ số phiếu còn thấp hơn nhiều hiện tại nên đưa ra biểu quyết. Tôi mong muốn với mức đồng mức là 15 phiếu giữa các vai trò ĐPV, BQV và HCV sẽ phần nào góp phần xóa đi tư tưởng phân bậc (công cụ này cao hơn, vị trí này cao hơn), tôi thiên về cách suy nghĩ "vai trò này tập trung vào mảng này hơn". Riêng KĐV, một vai trò hết sức quan trọng, tôi giữ mức 20 phiếu, đồng thời tăng tỉ lệ đắc cử lên tận 80%, so với trên 2/3 như hiện nay, vừa để thắt chặt quy định, lại không có tình trạng "thiếu phiếu". Tôi đã hoàn thành bảng biểu thống kê tỉ lệ bỏ phiếu, và sẽ trình bày rõ với cộng đồng trong những ngày sắp đến.--✠ Tân-Vương12:30, ngày 3 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Ý kiến Sau nhiều lần suy nghĩ về lý do có nhiều thắc mắc và phản hồi về việc giảm số phiếu, tôi đã đi tìm và thống kê một bảng số liệu tương đối về những thay đối về số lượng (ước tính) đối với số thành viên đủ tư cách bầu cử bảo trì viên theo quy định cũ và mới. Mời các bạn xem và góp ý.
Bảng sau đây khảo sát từ trang Danh sách thành viên tích cực, tính số sửa đổi trong 30 ngày vừa qua, mỗi trang gồm 50 thành viên, vậy chung quy mẫu khẩu nhóm 500 thành viên, bảng kết quả không tính các tài khoản bot và các tài khoản đã bị cấm.
Hiện tổng số thành viên trong Danh sách TV tích cực khoảng 1873 tài khoản, tính thời điểm khảo sát.
T
r
a
n
g
Nhóm có từ 10 - 29 sửa đổi
Quyền bỏ phiếu
Quyền bỏ phiếu mới
Nhóm có từ 30 - 49 sửa đổi
Quyền bỏ phiếu
Quyền bỏ phiếu mới
Nhóm có từ 50 - 99 sửa đổi
Quyền bỏ phiếu
Quyền bỏ phiếu mới
Nhóm có trên 100 sửa đổi
Quyền bỏ phiếu
Quyền bỏ phiếu mới
Tổng cộng
Quyền bỏ phiếu
Quyền bỏ phiếu mới
%
1
2
1
1
1
1
0
1
0
0
2
2
2
6
4
3
2
4
3
1
2
1
0
0
0
0
3
2
2
9
6
3
3
4
3
1
0
0
0
2
2
2
2
2
2
8
7
5
4
6
2
0
2
0
0
0
0
0
2
2
2
10
4
2
5
7
4
0
0
0
0
2
2
2
2
1
1
11
7
3
6
3
2
0
1
0
0
1
1
1
3
3
3
8
6
4
7
4
1
0
0
0
0
0
0
0
3
3
3
7
4
3
8
3
0
0
1
0
0
2
1
1
1
1
1
6
2
2
9
2
2
0
0
0
0
3
1
1
3
3
3
8
6
4
10
5
1
1
1
0
0
1
0
0
0
0
0
7
1
1
Tổng
40
19
4
8
2
0
12
7
7
21
19
19
81
47
30
37.04%
Theo bảng trên, ta có:
+ Điều kiện cũ: Tỉ lệ 47 thành viên đủ điều kiện bỏ phiếu bầu chọn thành viên trong số 500 tài khoản có hoạt động
==> Đối với 1873 tài khoản có hoạt động trong 30 ngày vừa qua, có khoảng 176 thành viên đủ tư cách bỏ phiếu bầu chọn thành viên bảo trì.
Khảo sát tỉ lệ số thành viên tham gia bầu chọn trung bình lấy từ 2 cuộc biểu quyết trong tháng vừa qua: Bầu chọn ĐPV Thienhau2003 và HCV ThiênĐế98: 31 thành viên, trong đó biểu quyết thứ nhất nhận được biểu quyết của 21 thành viên và biểu quyết thứ hai là 23 thành viên. Tính trung bình thu được con số 22.
--> Tỉ lệ tham gia bỏ phiếu bầu chọn trong mỗi biểu quyết bầu chọn thành viên bảo trì: 22 thành viên trên tổng số 176 thành viên đủ tiêu chuẩn (tư cách), khoảng 12,5%.
--> Trong tổng số 1873 tài khoản có hoạt động trong tháng, chỉ có 22 tài khoản đủ điều kiện và tham gia bầu chọn thành viên quản trị, chiếm: 1,175%.
+ Điều kiện mới: Tỉ lệ 47 thành viên đủ điều kiện bỏ phiếu bầu chọn thành viên giảm xuống còn 30 thành viên, trong số 500 tài khoản.
==> Đối với 1873 tài khoản có hoạt động trong 30 ngày vừa qua, có khoảng 112 thành viên đủ tư cách bỏ phiếu bầu chọn thành viên bảo trì.
--> Tạm tính tỉ lệ tham gia bầu chọn thành viên bảo trì với tỷ lệ hiện có là 12,5% --> Dự đoán có khoảng 14 thành viên tham gia bầu chọn thành viên bảo trì.
--> Lúc này, Trong tổng số 1873 tài khoản có hoạt động trong tháng, chỉ có 14 tài khoản đủ điều kiện và tham gia bầu chọn thành viên quản trị, chiếm:0,747%.
Qua các con số mang tính thống kê tương đối và ước lượng như trên, tôi cho rằng việc giảm số phiếu ít (5 phiếu) hiện nay là giảm 25% số phiếu với số lượng phiếu là 20. Tuy vậy số lượng thành viên không đủ tư cách hay bị đình chỉ tư cách tham gia biểu quyết lên đến 36%. Tạm tính, 20 phiếu trong cuộc biểu quyết theo quy tắc đang biểu quyết bằng với 25 phiếu khi biểu quyết với quy chuẩn hiện nay (mốc KĐV, vậy xem là giữ nguyên mốc 25, tăng điều kiện đắc cử lên đến 80% tổng số phiếu). 15 phiếu trong cuộc biểu quyết mới bằng 18,75 ~ 19 phiếu theo quy chuẩn hiện nay. Các con số trên là tính toán theo tỷ lệ các thành viên đủ tư cách tham gia bầu chọn thành viên quản trị. Bảng trên chỉ mang tính tương đối nhưng cũng đáng để tham khảo.--✠ Tân-Vương13:07, ngày 4 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Ý kiếnThiênĐế98 Qua các dẫn chứng của anh, với việc xét gần đây các biểu quyết đang bị ế người tham gia đánh giá biểu quyết thì việc giảm điều kiễn xuống trong tình hình hiện tại là hợp lý đấy, em hoàn toàn đồng tình. ThiệnHậu (thảo luận) 14:08, ngày 4 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Thực tế số lượng đầu phiếu giảm thôi bạn Thienhau2003, nhưng sẽ chặn được các đàn rối biểu quyết từng xảy ra trong lịch sử. Tuy vậy, việc nâng cao tiêu chuẩn này sẽ khiến một lượng thành viên chưa đủ 3000 sửa đổi mất quyền tham gia biểu quyết nếu không có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Đối với một thành viên thường xuyên tham gia dự án, 50 sửa đổi có thể dễ dàng đạt được trong 2-3 ngày, con số 50 sửa đổi/ 30 ngày không quá cao nhưng hy vọng sẽ chặn được (phần nào) các đàn rối chuyên tạo tài khoản gây ảnh hưởng chi phối biểu quyết. Do lo ngại số lượng thành viên đủ tư cách mới có phần gắt gao, trong quá trình biên soạn, tôi cũng cho phép gia hạn 15 ngày sau cuộc biểu quyết để kéo dài thời gian đánh giá nếu không hội đủ số phiếu và 2-3 lần mời thư rộng rãi đến cộng đồng. Ngoài ra như cho phép kết thúc biểu quyết, bỏ qua tiêu chuẩn về số phiếu tối thiểu nếu sau thời hạn 45 ngày không hội đủ số phiếu. Qua việc này, tôi muốn các thành viên tham gia biểu quyết ngoài là những người có kinh nghiệm tại dự án mà còn là những thành viên thấu hiểu hoặc sâu sát với tình hình hiện trạng của dự án. Tôi cũng mong rằng các thành viên đủ tư cách tham gia cách mạnh mẽ hơn trong việc chọn lựa ứng viên để tránh kết thúc với việc bỏ qua số phiếu tối thiểu và tính tỉ lệ (hy vọng không bao giờ xảy ra).--✠ Tân-Vương14:20, ngày 4 tháng 11 năm 2019 (UTC).[trả lời]
Ý kiếnThiênĐế98 Em thấy điều 16 phần b chỗ "Đối với biểu quyết đánh giá bài dịch thuật, ngoại trừ người khởi tạo bài, chỉ các thành viên đủ tiêu chuẩn đã đăng ký tham gia Hội đồng hỗ trợ kiểm tra dịch thuật mới có quyền bỏ phiếu. Bất kỳ thành viên nào cũng có thể mở Biểu quyết đánh giá bài dịch." hơi mâu thuẩn với phần "Riêng biểu quyết đánh giá dịch thuật, mọi thành viên đều có quyền mở biểu quyết nhưng chỉ các thành viên có 500 sửa đổi và đã mở tài khoản tối thiểu 90 ngày có quyền biểu quyết.". Em hỏi phần "mọi thành viên đều có quyền mở biểu quyết nhưng chỉ các thành viên có 500 sửa đổi và đã mở tài khoản tối thiểu 90 ngày có quyền biểu quyết" là sao, nghĩa là những người này dược phép tham gia biểu quyết hay sao trong khi đó ngay phần dưới đã nói là chỉ có người nào "đăng ký tham gia Hội đồng hỗ trợ kiểm tra dịch thuật mới có quyền bỏ phiếu" ? ThiệnHậu (thảo luận) 14:36, ngày 17 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Điều 17. Trách nhiệm của thành viên tham gia bỏ phiếu
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết các khoản 1,2,3
Bỏ phiếu và cho ý kiến đúng nơi, đúng chỗ trong một cuộc biểu quyết. Đối với các thành viên không thỏa mãn điều 16 của quy chế này thì chỉ được nêu ý kiến, không được bỏ phiếu.
Khi mở biểu quyết, cần xem nó thuộc dạng nào mà đặt nó vào đúng không gian chung phù hợp để các thành viên bỏ phiếu.
Nếu cảm thấy rằng vấn đề mình đem ra biểu quyết còn nhiều sai sót hay rút lui, thành viên mở nó có thể đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.
4. Về số lượng biểu quyết mà thành viên đưa ra, quy định tương tự như điều 13 Quy chế này.
5. Không nêu ra những lý do bỏ phiếu ngoài quy định (đối với biểu quyết bầu chọn bài viết).[9], lá phiếu không nội dung, lý do chung chung, mang các nội dung kém văn minh trong câu từ (từ ngữ tục tĩu,..)
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết khoản 6,7
6. Không tranh luận bằng những ngôn từ thiếu văn minh trong các cuộc biểu quyết. Nếu thấy các tranh chấp hay các cuộc cãi nhau hoặc thấy có thành viên sử dụng ngôn từ thiếu văn minh, thành viên có thể xóa nội dung này hoặc báo cho bảo quản viên biết để xử lý.
7. Không bỏ phiếu quá thời hạn quy định cho từng loại biểu quyết.
Điều 18. Lá phiếu của thành viên
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết khoản 1
Phiếu hợp lệ là phiếu của thành viên thỏa mãn quy định tại điều 15 và 16 Quy chế này; đồng thời dạng phiếu cũng phải thỏa mãn điều 14. Mỗi thành viên chỉ được bỏ duy nhất 01 lá phiếu trong 01 cuộc biểu quyết (nếu thay đổi ý kiến, quan điểm thì có thể gạch lá phiếu đã bỏ và có thể bỏ phiếu có nội dung trái với lá phiếu đã bỏ).
2. Nội dung trên phiếu phải ghi rõ ràng, đầy đủ, không thuộc các trường hợp ở khoản 5 điều 17 quy chế này.
Phiền các bạn nhấp vào để xem chi tiết khoản 3
3. Lá phiếu cần phải bỏ đúng thời hạn quy định cho từng loại biểu quyết, quy định tại điều 12 Quy chế này.
Điều 19. Lá phiếu không hợp lệ và vô hiệu hóa phiếu
Lá phiếu không hợp lệ là các lá phiếu không thỏa mãn quy định tại điều 17 và 18.
Với những lá phiếu không hợp lệ, một thành viên quản trị có thể xem xét và tự động gạch lá phiếu đó và không cần ý kiến gì thêm.
Đồng ý Chương này là “linh hồn” của quy chế, mốc như vậy đã thắt chặt tiêu chuẩn bỏ phiếu, ngăn chặn phần nào rối biểu quyết và các dạng thành viên “nằm chờ” biểu quyết. Nâng mốc mới cho mục BVCL và các hạng mục liên quan để đánh giá bài viết chất lượng cao một cách công bằng hơn. Các lá phiếu phải có lý do (dù ngắn gọn hay dài dòng) để thể hiện chính kiến của TV bỏ phiếu, hạn chế tình trạng “bỏ phiếu a dua”. — MessiM1005:25, ngày 17 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Đồng ý Nhưng có thể dẫn giải thêm ở điều 17 mục 1: nếu ý kiến của thành viên chưa đủ điều kiện bỏ phiếu mà thấy hợp lý, các thành viên đủ điều kiện bỏ phiếu có thể dùng ý kiến đó cho lập luận của mình, hoặc có một trường hợp 'đặc cách đặc biệt' nếu ý kiến xác đáng mà những thành viên khác chưa nhận ra.--Nacdanh (thảo luận) 10:31, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Công thức tính số phiếu để một biểu quyết thành công là Số phiếu thuận⁄Tổng số phiếu thuận + chống x 100 (đơn vị:%) (trừ biểu quyết bầu chọn bài viết)
a) Nếu tổng số phiếu thuận chiếm từ 1/2 trở lên (trên 50%) trong tổng số phiếu thì biểu quyết được xem như là thành công. Đối với biểu quyết chọn thành viên quản trị, số phiếu thuận phải chiếm từ 2/3 tổng số phiếu (trên 66,(6)%) (ĐPV, BQV, HCV) và từ 4/5 tổng số phiếu (trên 80%) (KĐV).
b) Tùy từng loại biểu quyết:
– Tổng số phiếu trong tất cả các loại biểu quyết cần có tối thiếu là 10 phiếu;
– Các biểu quyết ở điều 9, 10, 11 chỉ cần tối thiểu 3 phiếu;
– Ở điều 6 chỉ cần tối thiểu 5 phiếu; riêng biểu quyết dịch thuật chỉ cần 2 phiếu.[10]
– Riêng bầu chọn kiểm định viên phải có tối thiểu 20 phiếu.
c) Các biểu quyết ở điều 3 khoản 1, 2, 4, 5bắt buộc phải mời tay số lượng lớn các thành viên tích cực (50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất, có thể là từ 10, 30 tùy ý người mời) hoặc chạy bot gửi thư mời thông báo đến cộng đồng. Sau nửa thời gian biểu quyết nhưng chưa hội đủ số phiếu, được quyền chạy thư mời thêm một lần nữa đối với các thành viên có hoạt động nhưng chưa tham gia cho ý kiến. Việc này cũng có thể được thực hiện một lần nữa 5 ngày trước khi biểu quyết kết thúc.
d) Gia hạn và đóng biểu quyết sau gia hạn:
- Đối với biểu quyết về nhân sự, sau thời gian gia hạn thêm khoảng thời gian 15 ngày mà chưa hội tụ đủ số phiếu, bỏ qua quy tắc số phiếu tối thiểu, ứng viên đắc cử tính theo tỷ lệ ủng hộ.[11]
- Đối với biểu quyết khác (các biểu quyết trừ bầu chọn và đánh giá bài viết), có thể gia hạn tối đa 10 ngày nếu không hội đủ số phiếu cần thiết. Quá thời gian này, đóng biểu quyết tính theo tỷ lệ ủng hộ trong biểu quyết.
- Đối với các biểu quyết bầu chọn, đánh giá bài viết và các hạng mục liên quan (điều 6,9,10,11); sau khi thời gian biểu quyết kết thúc mà chưa hội đủ số phiếu tối thiểu thì kết quả là Cộng đồng chưa thống nhất.
Đối với các cuộc biểu quyết ở điều 9 phải không có một phiếu chống nào thì mới được tính là thành công.
Ý kiếnĐiều 20, khoản c hiện tại biểu quyết chọn điều phối viên cần tối thiểu 10 phiếu, bảo quản viên, hành chính viên cần 20 phiếu, kiểm định viên cần 30 phiếu. Lý do gì để giảm số phiếu quyết định xuống trong khi số lượng thành viên Wikipedia có xu hướng gia tăng? Xuân (thảo luận) 10:54, ngày 1 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Tuy bạn Mai Ngọc Xuân cho rằng số lượng có tăng (tôi chưa tìm ra số liệu) nhưng các thành viên chỉ tập trung vào mảng của họ, không còn tham gia thảo luận và biểu quyết sôi nổi như giai đoạn trước, điều này, chỉ cần hỏi các thành viên đi trước hoặc xem lại các biểu quyết và thảo luận khi xưa, bạn cũng sẽ rõ. Ngay trong các biểu quyết mới mở trong giai đoạn này (vài tháng gần đây), càc thành viên kỳ cựu (các BQV) của chúng ta cũng không còn mặn mà tham gia, cộng với phần đông các thành viên không tham gia biểu quyết, dù đã được mời nhiều lần và có tần suất thường xuyên cũng quyết định không tham dự. Việc thay đổi này cũng là vì hoàn cảnh hiện tại thôi, thay đổi để thích ứng với hiện trạng hiện tại, tôi cho rằng là hợp lý. Cả tôi và bạn cũng đâu thể tự xưng là "tôi tham gia tất cả biểu quyết nếu có mặt" được, điều này thật dễ hiểu. Trong vài ngày tới, tôi sẽ trình cộng đồng bảng số liệu về tỉ lệ bỏ phiếu của nhóm thành viên từ 10 sửa đổi/ 30 ngày để cộng đồng có cái nhìn tổng quan hơn.--✠ Tân-Vương12:24, ngày 1 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Ý kiếnThiênĐế98 Em nghĩ nên thêm biểu quyết quy định chính thức hay thảo luận vấn đề vào trong mục e điều 20 (cho phép bỏ qua mức bỏ phiếu tối thiểu, tính theo công thức đầu phiếu để đóng thảo luận hay biểu quyết) vì quy định chính thức hay thảo luận này rất ít người quan tâm nên để tránh trường hợp quy định không thông qua vì không có hoặc ít người vô ý kiến và biểu quyết gây ra việc không đủ phiếu.--ThiệnHậu (thảo luận) 01:03, ngày 10 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 Em nghĩ nên sửa lại cái biểu thức Số phiếu thuận⁄Tổng số phiếu thuận + chống thành Số phiếu thuận + (Tổng số phiếu thuận + chống)⁄100 để cho ra số % đúng, Ví dụ có 12 phiếu thuận/4 phiếu chống thì tính theo công thức thường sẽ là 12⁄12+4 = 0.75 suy ra muốn ra kết quả đồng thuận % thì phải nhân thêm 100 nữa mới ra 75%. Nên thêm luôn 100 để ra số tốt nhất. Mời anh xem xét.--ThiệnHậu (thảo luận) 10:09, ngày 13 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Với các cuộc biểu quyết ở điều 4, 5, 7 và 8; nếu hết thời gian biểu quyết thì một bảo quản viên hoặc hành chính viên sẽ ra kết luận, chốt kết quả và đóng biểu quyết.
Với các cuộc biểu quyết còn lại, mọi thành viên đều có quyền đóng biểu quyết và chốt kết quả biểu quyết.
Đối với các trường hợp phát hiện rối tham gia biểu quyết sau khi biểu quyết kết thúc, cần đếm lại tổng số phiếu tham gia của cuộc biểu quyết và kết luận lại các biểu quyết trên. Biểu quyết không đủ số phiếu sẽ bị tuyên bố không có giá trị, trừ các biểu quyết phong cấp, bất tín nhiệm vì nó liên quan đến vấn đề nhân sự.[12]
Điều 22. Hiệu lực của biểu quyết
Một biểu quyết thành công ở các điều từ điều 6 đến điều 11 sẽ có hiệu lực lập tức sau khi cuộc biểu quyết vừa kết thúc.
Với các biểu quyết ở điều 4 và điều 5, tùy theo sự đồng thuận của các thành viên, thời gian mà vấn đề đó có hiệu lực có thể không ngay sau khi đóng biểu quyết.[13]
Vấn đề này đúng như lời câu chữ trong quy chế, là các phiếu của rối trong các biểu quyết, trừ các biểu quyết phong cấp, (xin thêm bất tín nhiệm). Nói đơn giản là nếu sau này chúng ta check được các con rối biểu quyết có thâm niên, vậy nếu hủy số phiếu của đàn rối này và số phiếu trong các cuộc biểu quyết nhân sự không còn đủ theo quy định, có những bảo trì viên đột nhiên mất công cụ, dù không phải lỗi của họ, hay có những bảo trì viên bị bất tín nhiệm lâu năm đột nhiên lại được gán cờ. Vấn đề nhân sự là vấn đề rất nhạy cảm vì nó liên quan đến yếu tố con người, vốn là loài có cảm xúc.--✠ Tân-Vương12:24, ngày 1 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Ý kiếnThiênĐế98 Em nghĩ nếu đóng biểu quyết cần nêu rõ lý do khi đóng, đối với biểu quyết điều 6 thì nếu một người không phải BQV hay ĐPV đóng biểu quyết thì cần thông báo để mọi người xem xét và thực thi biểu quyết. ThiệnHậu (thảo luận) 14:28, ngày 17 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Không cần đâu bạn Thienhau2003, mấy năm gần đây dự án vẫn hoạt động như vậy bạn ạ. Vì các biểu quyết mọi người đóng chỉ mang tính cá nhân, nếu có việc gì liên quan đến các công cụ thì họ sẽ nhắn các thành viên giữ công cụ thôi.--✠ Tân-Vương02:15, ngày 18 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Tung ra các thông tin không chính xác hoặc sai sự thật về một cá nhân, đối tượng bàn thảo trong biểu quyết nhằm khiến mọi người hiểu sai vấn đề để biểu quyết theo hướng có lợi cho bên tung tin sai (bao gồm cả cá nhân tham gia biểu quyết hoặc đối tượng đang đề cập trong biểu quyết).
Vận động bỏ phiếu với mục đích muốn mọi thành viên ủng hộ quan điểm của mình,[17] đe dọa người bỏ phiếu bằng những lời lẽ xấu[18] vì không đồng ý quan điểm trong biểu quyết.
Đe dọa pháp lý bên ngoài Wikipedia trong cuộc biểu quyết.[19]
Hỏi, yêu cầu hoặc ép tiết lộ thông tin cá nhân của thành viên hoặc các thông tin không liên quan đến biểu quyết có dữ liệu cá nhân của thành viên liên quan.[20]
Điều 24. Hình thức xử lý vi phạm
Nếu trường hợp vi phạm được quy định tại khoản 1, 3, 4 điều 23, mọi thành viên khác đều có quyền xử lý thành viên đã vi phạm bằng cách xóa thảo luận mang tính diễn đàn (đối với khoản 1) hoặc lùi sửa (đối với khoản 3, 4). Thành viên mà vi phạm 3 lần hồi sửa thì sẽ bị bảo quản viên tạm khóa tài khoản, tùy mức độ.
Với trường hợp quy định tại khoản 2, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12 của điều 23, một bảo quản viên sẽ nhắc nhở thành viên vi phạm (đối với lần đầu tiên) và từ lần thứ 2 trở đi nếu vi phạm thì tiến hành tạm khóa tài khoản, tùy mức độ; đồng thời xóa và ẩn các phiên bản có dấu tích vi phạm.
Trường hợp tại khoản 7 điều 23, nếu có dấu hiệu nghi ngờ sẽ tiến hành kiểm định tài khoản, trường hợp được xác định là rối sẽ hủy toàn bộ các lá phiếu rối và cấm vô hạn tất cả các tài khoản rối có liên quan.
Ý kiến Chưa thấy ai bàn luận gì về mục xử lý vi phạm này? Đây cũng là một nội dung quan trọng mà, vì các hành vi dùng rối hay biến biểu quyết thành diễn đàn vẫn diễn ra nhan nhản. — MessiM1017:45, ngày 4 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Ý kiến Sau khi sang Wikipedia Tiếng Anh tìm hiểu, Em nghĩ nên thêm 5 mục nữa vào quy định biểu quyết vì nó rất quan trọng và tránh việc lạm quyền, chơi luật ngầm, năm mục đó là:
Đe dọa người khác bằng các hành động như "Bạn sẽ bị cấm" vì không đồng ý quan điểm trong biểu quyết.
Hỏi, Yêu cầu hoặc ép tiết lộ thông tin cá nhân của thành viên hoặc các thông tin không liên quan đến biểu quyết có dữ liệu cá nhân của thành viên liên quan.
Tung tin không chính xác hoặc sai sự thật về một cá nhân, đối tượng bàn thảo trong biểu quyết nhằm khiến mọi người hiểu sai vấn đề để biểu quyết theo hướng có lợi cho bên tung tin sai. Bao gồm cả cá nhân tham gia biểu quyết hoặc đối tượng đang đề cập trong biểu quyết.
Tự nhận mình là người có chức vụ như Bảo quản viên tại Wikipedia nhầm tránh việc có dấu hiệu lạm quyền gây thay đổi biểu quyết, nếu người đó không phải là BQV thì vi phạm mục tung tin sai sự thật (mục 4 bên trên).
Về việc xử lý thì sẽ như sau:
Vi phạm mục 1, 2, 3 sẽ xử lý giống như phần "Xúc phạm" bên trên và có thể gạch phiếu (cái này cần thảo luận thêm).
Vi phạm mục 3 và 4 sẽ xử lý theo mục "diễn dàn" bên trên, phải xóa các thông tin sai lệch sự thật, thông tin tự nhận bản thân và thông báo cho các thành viên liên quan. Cảnh báo cho thành viên đó. Có thể cấm nếu vi phạm nhiều lần.
Văn bản này được thông qua ngày ... tháng ... năm ... và có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm ....
Với những quy định chi tiết trong quy chế này đã được thông qua thì tất cả những chi tiết và nội dung của các quy định khác nếu có sự khác biệt cần phải chỉnh lý cho đúng nội dung và phù hợp với quy chế mới này.
Với những nội dung được cộng đồng bổ sung và chỉnh lý là một phần hay thay thế toàn bộ nội dung quy chế này thì một quản trị viên cần bổ sung và chỉnh lý theo đúng ý kiến cộng đồng.
^Theo ý thành viên DangTungDuong và ThiênĐế98 thảo luận về những biểu quyết nhân sự quan trọng. Cá nhân thành viên DangTungDuong đề xuất kéo dài thời gian bầu chọn thêm gần 2 tháng, trong hoàn cảnh bầu chọn Wikipedia:Biểu quyết chọn hành chính viên/ThiênĐế98.
^Ghi chú 4: Tránh trường hợp Thành viên:ThiênĐế98 đưa một lúc đến 45 cuộc biểu quyết rút sao BVCL trong cùng một tuần mà tổng số phiếu trong cả 45 cuộc lại... ít hơn so với số cuộc biểu quyết (ko tính phiếu Beyond234 đã bị gạch) thì cũng không phải là quá nhiều và làm mất thời gian cộng đồng.
^Nguyên nhân là còn phải chỉnh sửa, hiệu chỉnh các quy định liên quan thì mới có thể áp dụng toàn cục, tránh gây chồng chéo.
^ abBao gồm các chức danh ở điều 7, ngoài ra thêm tuần tra viên, TTV tự động, người lùi sửa.
^Ghi chú 8: Đề phòng trường hợp Thành viên Nariko92 giả mạo Nguyentrongphu và Minh Nhật giả tạo biểu quyết Nguyễn Tấn Dũng thành BVCL cũng như BVT.; Mintu Martin năm 2017
^Tránh trường hợp Con Trâu Mộng To từ năm 2010-2013; vụ việc Lion tiger leopard 2016
^Tránh trường hợp của Mintu Martin từng bị cấm về việc này.