Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên/ThiênĐế98
Ý kiến ngoài luồng biểu quyết
sửa- Bài viết của mình hôm qua chỉ là để mọi thắc mắc được giải quyết, trước khi cuộc bầu cử được tiếp tục, vì mình thực ra không có theo dõi gì cả. Mình đề nghị bạn ThiênĐế98 (thảo luận · đóng góp) vẫn tiếp tục trong ý định chống rối. Về địa chỉ IP thì theo mình là sẽ có giải pháp để bạn nhận được nếu có nghi vấn cụ thể. Mong các bạn khác góp ý kiến. Không nên để một ý muốn tích cực bị chìm xuồng. Có thể hỏi thêm ý kiến từ các cộng đồng Wiki khác. DanGong (thảo luận) 10:10, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Xin hỏi là BQ không được gia hạn 15 ngày ư? Tưởng rằng nếu chưa có đủ 25 phiếu thuận thì sẽ gia hạn. V − E + F = 2 02:22, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Q.Khải: Do có quá nhiều quy định mới nên tôi cũng không rõ cần phải áp dụng quy định nào. Nhưng có vẻ như việc gia hạn nếu đã được thông qua, thì cũng là thông qua sau ngày mở biểu quyết này, vì vậy nó không nên chịu ảnh hưởng của quy định đó. --minhhuy (thảo luận) 03:39, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Trần Nguyễn Minh Huy: Phiên bản ngày 10/04/2020 (tức trước khi mở BQ này) của quy chế biểu quyết nói rằng các BQ về nhân sự có thể gia hạn thêm 15 ngày. V − E + F = 2 14:13, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Là sơ suất của tôi đã không biết gì về quy định này, nhưng tôi nghĩ cần có ý kiến của ThiênĐế98 nếu thành viên này vẫn muốn tiếp tục gia hạn biểu quyết về chính mình (do dù gì cũng đã lỡ đóng). --minhhuy (thảo luận) 14:19, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Trần Nguyễn Minh Huy: Phiên bản ngày 10/04/2020 (tức trước khi mở BQ này) của quy chế biểu quyết nói rằng các BQ về nhân sự có thể gia hạn thêm 15 ngày. V − E + F = 2 14:13, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Với tôi thì tùy các bạn quyết định, nếu một số bạn thấy cần thiết thì gia hạn, còn không thì thôi, tập trung cho biểu quyết điều lệ KĐV rất quan trọng đang mở. ✠ Tân-Vương 15:30, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi ủng hộ gia hạn biểu quyết này. Hy vọng ai chưa bỏ phiếu thì vào bỏ phiếu, thậm chí phiếu trắng hoặc nêu ý kiến thôi cũng được. Rất tiếc là biểu quyết đang diễn ra thì có những vu khống làm mất công bằng. Greenknight (thảo luận) 15:49, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Q.Khải: Do có quá nhiều quy định mới nên tôi cũng không rõ cần phải áp dụng quy định nào. Nhưng có vẻ như việc gia hạn nếu đã được thông qua, thì cũng là thông qua sau ngày mở biểu quyết này, vì vậy nó không nên chịu ảnh hưởng của quy định đó. --minhhuy (thảo luận) 03:39, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Tôi sẽ mở lại biểu quyết này để gia hạn 15 ngày (tính từ thời điểm mở lại) căn cứ theo Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt và những thảo luận tại Thảo luận Thành viên:Q.Khải#Gia hạn biểu quyết. Bạn DanGong có thể đưa ý kiến của mình lên trên nếu vẫn có nhu cầu, do bạn đã gửi ý kiến lúc biểu quyết đóng lần đầu. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 17:10, ngày 15 tháng 5 năm 2020 (UTC).
- Ý kiến Đang có ý kiến tranh cãi về kết quả bầu cử KĐV, theo đó điều 20 tại Thảo luận Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt một số điều gây tranh cãi khi không phù hợp với yêu cầu từ Meta. Nếu chiếu theo Meta thì hình như chúng ta không có thời gian gia hạn? A l p h a m a Talk 01:32, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Xem Thảo_luận_Thành_viên:Q.Khải#Gia_hạn_biểu_quyết. Đây thực chất là một quy định của điều 12 về gia hạn nhân sự, không phải điều 20, và Meta thậm chí không đề cập gì đến thời gian diễn ra cuộc biểu quyết chính, vậy nên việc biểu quyết diễn ra như thế nào quyết định địa phương, Meta chỉ quan tâm kết quả. --minhhuy (thảo luận) 03:26, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Nếu như vậy thì tỉ lệ tính phiếu lại cực kỳ phức tạp, bên Meta khẳng định chắc nịch 2 yêu cầu số phiếu tối thiểu và tỉ lệ phải đi với nhau, do các bạn gia hạn cho nên k thể nào lấy 2 tiêu chí này ở mức tối thiểu được, một khi gia hạn 2 mốc phải cao hơn, thú thực đây là 1 quy định rối như canh hẹ. A l p h a m a Talk 03:49, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi chỉ gia hạn theo điều 12 sau khi đã tham vấn kỹ ý kiến của các thành viên khác, còn kết quả biểu quyết tôi sẽ để lại cho một kiểm định viên quyết định căn cứ theo chính sách toàn cục ở Meta, bởi họ chắc chắn thông thạo các chính sách liên quan đến CheckUser hơn thành viên khác, bao gồm liên quan nhân sự. --minhhuy (thảo luận) 03:53, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Nếu như vậy thì tỉ lệ tính phiếu lại cực kỳ phức tạp, bên Meta khẳng định chắc nịch 2 yêu cầu số phiếu tối thiểu và tỉ lệ phải đi với nhau, do các bạn gia hạn cho nên k thể nào lấy 2 tiêu chí này ở mức tối thiểu được, một khi gia hạn 2 mốc phải cao hơn, thú thực đây là 1 quy định rối như canh hẹ. A l p h a m a Talk 03:49, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Xem Thảo_luận_Thành_viên:Q.Khải#Gia_hạn_biểu_quyết. Đây thực chất là một quy định của điều 12 về gia hạn nhân sự, không phải điều 20, và Meta thậm chí không đề cập gì đến thời gian diễn ra cuộc biểu quyết chính, vậy nên việc biểu quyết diễn ra như thế nào quyết định địa phương, Meta chỉ quan tâm kết quả. --minhhuy (thảo luận) 03:26, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Ok tôi chỉ nêu ý kiến để tránh khuất tất về sau việc các bạn lại trách biết mà k ý kiến. A l p h a m a Talk 03:56, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Ý kiến Dường như tôi đã hoàn toàn không nêu lên một ý kiến nào trong một thời gian dài, cuộc biểu quyết này cũng vậy, đáng lẽ tôi cũng nên lặng im mà nhìn cộng đồng thảo luận. Bỗng dưng tôi ngạc nhiên phát hiện mình được nhắc đích danh ít nhất hai lần, không trực tiếp kêu tôi có ý kiến, nhưng tôi nghĩ không phải bỗng dưng mà người ta nhắc tới tôi. Thôi thì đành dông dài, tôi có đề nghị xem xét lại tính hợp lệ của tất cả các biểu quyết sửa đổi luật lệ mà ThiênĐế98 đã mở.
- Các biểu quyết này chưa được thảo luận rộng rãi đã đưa ra biểu quyết với số thành viên bỏ phiếu khá ít ỏi. Một thành viên muốn trở thành Kiểm định viên phải có ít nhất 25 phiếu bầu, vầy mà chỉ cần trên dưới 10 phiếu thuận là có thể thông qua một quy định bác bỏ điều lệ này để trở thành Kiểm định viên. Logic ở đây là gì? Với trên dưới 10 phiếu thuận, tại sao không công bố là biểu quyết thất bại mà lại chấp nhận và đưa ra tuyên bố là cộng đồng đã nhất trí thông qua?
- Bảo quản viên là những người được cộng đồng tin tưởng để phân giải khi có tranh chấp về quy định. Hàng loạt quy định mới được ThiênĐế98 đề nghị thông qua nhưng hầu hết các BQV đều không nắm rõ được. Là do BQV yếu kém năng lực hay điều lệ mới thiếu khả năng thuyết phục để người ta tìm hiểu và tuân theo?
- Quy định mới đưa ra chưa thu thập ý kiến đầy đủ đã được ThiênĐế98 tổng hợp rồi cũng chính bạn đưa vào áp dụng, rồi lại đóng luôn vai trò phán xử khi có tranh chấp về quy định xảy ra. Có phải bạn vừa đóng vai Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp cùng một lúc không?
- Kết lại, tôi mong muốn cộng đồng hãy cân nhắc đề nghị bãi bỏ tất cả các biểu quyết sửa đổi điều lệ hàng loạt vì hệ quả của biểu quyết này sẽ khiến hoạt động của cộng đồng Wikipedia bị rối loạn. Điều lệ sửa đổi rắc rối, nhiêu khê không ai có thể tự tin nói rằng mình hiểu rõ hết. BQV là người phân giải mà thử hỏi, có bao nhiêu BQV có thể tự tin nói rằng mình hiểu hết các quy định mới. Trong khi đó, những người biết rõ ràng nhất về luật mới thì ngày càng ít và ngày càng tập trung quyền lực. Điều này thật nguy hại. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:13, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Giờ mới có dịp đọc qua cuộc BQ thế kỷ này. Thusinhviet nói thật chí lí. Bây giờ ai bảo tôi đi kiểm phiếu cho cái BQ bất tín nhiệm đang mở tôi cũng bó cả 2 tay. ~ Violet (talk) ~ 08:46, ngày 10 tháng 8 năm 2020 (UTC)
- Kết lại, tôi mong muốn cộng đồng hãy cân nhắc đề nghị bãi bỏ tất cả các biểu quyết sửa đổi điều lệ hàng loạt vì hệ quả của biểu quyết này sẽ khiến hoạt động của cộng đồng Wikipedia bị rối loạn. Điều lệ sửa đổi rắc rối, nhiêu khê không ai có thể tự tin nói rằng mình hiểu rõ hết. BQV là người phân giải mà thử hỏi, có bao nhiêu BQV có thể tự tin nói rằng mình hiểu hết các quy định mới. Trong khi đó, những người biết rõ ràng nhất về luật mới thì ngày càng ít và ngày càng tập trung quyền lực. Điều này thật nguy hại. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:13, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Số phiếu thuận tối thiểu và tỉ lệ phiếu đắc cử?
sửaHiện tại quy chế không rõ ràng về số phiếu thuận tối thiểu và tỉ lệ phiếu đắc cử của biểu quyết. Số phiếu thuận tối thiểu ở ngưỡng 25-30 và tỉ lệ phiếu thuận là 70-80%. Hiện tại (thời điểm viết ý kiến này) số phiếu thuận là 25 và tỉ lệ phiếu thuận là 69,44% (+25 -11). Thấy viết tỉ lệ phiếu thuận meta là 70, quy chế là 80%, tôi không hiểu ta sẽ áp con số nào với những biểu quyết mấp mé thế này. Giả sử số phiếu chống không đổi, thì số phiếu thuận 70% chỉ cần thêm 1, trong khi đó 75% cần thêm 8 và 80% cần thêm đến 19, đó là những con số hoàn toàn khác biệt. Cần phải làm rõ ràng vấn đề này, không nên xập xí xập ngầu.
Ngoài ra, theo ý kiến của Alphama ở soạn thảo điều lệ biểu quyết kiểm định viên: "Sau khoảng thời hạn gia hạn thì rõ ràng tỉ lệ phiếu và số phiếu phải tăng lên, không có chuyện để nguyên mốc cũ." Đề cử này đã thất bại ở thời điểm trước gia hạn, vậy mức thành công có tăng lên mức tối đa là 30 và 80?
Theo tôi thì để 25 phiếu thuận và 75% là hợp lý. Mức 25 phiếu vì cộng đồng chúng ta không có quá nhiều thành viên, còn 75% (tức 3/4) nó khác biệt với 2/3 của bảo quản viên và các biểu quyết thông thường khác, chứ 70% so với 2/3 (tức 66,67%) không có nhiều khác biệt, còn 80% thì quá cao, đến thời điểm này hầu như đề cử thành công sẽ không thể thành hiện thực. Én bạc (thảo luận) 11:17, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Én bạc: Bạn nên đưa đề xuất trên vào Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Điều lệ chọn Kiểm định viên, nơi họ đang tiến hành biểu quyết về tỉ lệ phần trăm phiếu. Riêng với cuộc biểu quyết này tôi thấy khả dĩ nhất là áp dụng chính sách tiêu chuẩn của Meta, do quy chế của chúng ta còn quá nhiều vấn đề, không sử dụng được. Tuy nhiên việc kết luận cuối cùng vẫn thuộc về các kiểm định viên hiện tại như tôi đã trả lời Alphama ở trên. --minhhuy (thảo luận) 11:23, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Khi bạn áp dụng Meta thì đã không còn có việc gia hạn nữa, vì quy chiếu theo quy định cũ chúng ta không có cái này, một khi bạn quyết tâm lấy mốc Meta thì bạn cũng k thể phủ nhận mốc 80% do các thành viên đã đồng ý trước đó, có 1 biểu quyết do Thiên Đế chỉnh sửa lập ra chỉ để hợp thức hóa cho chính mình, xin lỗi chứ chưa bao giờ, Wikipedia chúng ta tệ mức như thế này. A l p h a m a Talk 12:15, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi nhắc lại rằng việc gia hạn được tiến hành theo điều 12 chứ không phải điều 20, là điều mà các bạn đang tranh cãi. Và Meta cũng không hề có bất cứ quy định nào về thời hạn diễn ra biểu quyết cũng như các khâu tổ chức của nó, bao gồm gia hạn. Việc điều 20 có sai sót đang được khắc phục bằng một cuộc biểu quyết khác, còn biểu quyết này vẫn có thể áp dụng chính sách Meta trong việc đánh giá kết quả (theo ý kiến của tôi là vậy). Việc cũng đã tiến hành, tôi thấy không ích gì khi cứ phải ngồi than vãn. --minhhuy (thảo luận) 12:20, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Vậy ý của Alphama, một: chiếu theo meta thì không gia hạn, tức biểu quyết này không còn hợp lệ? Hay hai: chiếu theo quy chế cục bộ (@Trần Nguyễn Minh Huy:: quy chế lập ra từ bao giờ đó tôi không rõ nữa vì hiện giờ điều lệ các thứ thấy mở ra lằng nhằng lắm, như một ban chuyên làm luật vậy, biểu quyết điều lệ đến cả chục thứ một lúc tôi chẳng muốn tham gia, nếu về tiêu chí đơn giản dễ hiểu thì quả là phải dùng từ "tệ" của Alphama) áp theo mức 80%? Theo lời của Alphama "có 1 biểu quyết do Thiên Đế chỉnh sửa lập ra chỉ để hợp thức hóa cho chính mình" nhằm ám chỉ Thiên Đế muốn thâu tóm quyền lực? Én bạc (thảo luận) 12:22, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Én bạc: Tôi cũng không rõ, như bạn có thể đọc lời phàn nàn của tôi ở trang thảo luận với Q.Khải đã dẫn ở trên. Tôi chỉ biết đến việc gia hạn khi có thành viên đề xuất biểu quyết này nên được gia hạn, và dẫn ra trang quy định mà các thành viên đã thông qua từ trước. --minhhuy (thảo luận) 12:27, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Vậy ý của Alphama, một: chiếu theo meta thì không gia hạn, tức biểu quyết này không còn hợp lệ? Hay hai: chiếu theo quy chế cục bộ (@Trần Nguyễn Minh Huy:: quy chế lập ra từ bao giờ đó tôi không rõ nữa vì hiện giờ điều lệ các thứ thấy mở ra lằng nhằng lắm, như một ban chuyên làm luật vậy, biểu quyết điều lệ đến cả chục thứ một lúc tôi chẳng muốn tham gia, nếu về tiêu chí đơn giản dễ hiểu thì quả là phải dùng từ "tệ" của Alphama) áp theo mức 80%? Theo lời của Alphama "có 1 biểu quyết do Thiên Đế chỉnh sửa lập ra chỉ để hợp thức hóa cho chính mình" nhằm ám chỉ Thiên Đế muốn thâu tóm quyền lực? Én bạc (thảo luận) 12:22, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi nhắc lại rằng việc gia hạn được tiến hành theo điều 12 chứ không phải điều 20, là điều mà các bạn đang tranh cãi. Và Meta cũng không hề có bất cứ quy định nào về thời hạn diễn ra biểu quyết cũng như các khâu tổ chức của nó, bao gồm gia hạn. Việc điều 20 có sai sót đang được khắc phục bằng một cuộc biểu quyết khác, còn biểu quyết này vẫn có thể áp dụng chính sách Meta trong việc đánh giá kết quả (theo ý kiến của tôi là vậy). Việc cũng đã tiến hành, tôi thấy không ích gì khi cứ phải ngồi than vãn. --minhhuy (thảo luận) 12:20, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Khi bạn áp dụng Meta thì đã không còn có việc gia hạn nữa, vì quy chiếu theo quy định cũ chúng ta không có cái này, một khi bạn quyết tâm lấy mốc Meta thì bạn cũng k thể phủ nhận mốc 80% do các thành viên đã đồng ý trước đó, có 1 biểu quyết do Thiên Đế chỉnh sửa lập ra chỉ để hợp thức hóa cho chính mình, xin lỗi chứ chưa bao giờ, Wikipedia chúng ta tệ mức như thế này. A l p h a m a Talk 12:15, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Điều 12 và 20 liên đới nhau, bạn không thể nói như vậy. Nếu bạn quyết tâm như vậy thì OK, ban cũng không thể phủ nhận mốc 80%, tôi khẳng định chắc nịch. A l p h a m a Talk 12:35, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi không thấy điều 12 và điều 20 có liên đới với nhau, trừ việc chúng đều đề cập đến việc gia hạn biểu quyết. Điều 12 ghi "Các biểu quyết về nhân sự có thể gia hạn thêm thời gian 15 ngày", thì tôi đang áp dụng chính cái câu đó vào cuộc biểu quyết này, dù bản thân cũng không đồng tình chuyện gia hạn biểu quyết nhân sự, nhưng sự thật nó vẫn là thứ được thông qua. Còn về tỉ lệ, tôi chỉ nêu ý kiến rằng nên áp dụng chính sách của Meta khi điều 20 có vấn đề, còn nếu Alphama cho rằng điều 20 vẫn nên được áp dụng thì bạn có thể phản hồi điều đó với người xử lý kết quả biểu quyết là kiểm định viên (hoặc chính bạn xử lý cũng được). Tôi ở đây không phải để cự cãi với bạn việc đánh giá kết quả biểu quyết, mà để dẫn ra rằng tôi đang làm đúng luật khi mở gia hạn biểu quyết thêm 15 ngày, xin hết. --minhhuy (thảo luận) 12:42, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi không rõ điều 12 với 20 các bạn nói ra ở đây là meta hay địa phương? Có lẽ cục bộ vì thấy Alphama khăng khăng về mốc 80%? Nếu đúng cục bộ thì tôi cũng đồng tình với Alphama vì áp dụng điều gì thì áp dụng một thứ cho thống nhất, lúc sử dụng luật này lúc sử dụng luật kia chẳng hóa ra "tiêu chuẩn kép"? Mà nhìn tổng quát, cái gì ở meta ổn định rồi thì không nên thêm quy chế địa phương nữa, còn đã có quy chế cục bộ thì phải có lời phủ định ở đầu là những quy định meta liên quan đến điều này sẽ không có hiệu lực. Ở đây phép vua với lệ làng lẫn lộn, không rõ sẽ dùng cái gì thì không ổn cho cách vận hành của wikipedia tiếng Việt. Én bạc (thảo luận) 12:57, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Én bạc: Mời bạn xem Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt, tôi tưởng bạn đã biết đến trang này từ trước rồi. Bạn đồng ý chỉ áp dụng hết hoặc không áp dụng, thì tức là theo bạn tất cả điều khoản ghi trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt (có bao gồm điều 20 đang gây tranh cãi) là vô hiệu toàn bộ? Nếu bạn nghĩ như vậy thì xin mở một thảo luận ở trang đó đề xuất, do dù gì nó cũng là một thứ đã được cộng đồng này thông qua sau một cuộc biểu quyết. --minhhuy (thảo luận) 13:02, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Én bạc: Bạn có thể xem thêm Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt, với 4-5 thành viên thông qua mà cũng áp quy định cho toàn bộ Wikipedia với lý do không ai quan tâm biểu quyết thì tôi cũng chịu. Đáng lẽ số phiếu quá ít thì không thông qua mà hình như việc làm này có thể sai, không thể với số ít người thông qua để kết luận thành luật được. Ngọn nguồn đấy! A l p h a m a Talk 13:07, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Én bạc: Mời bạn xem Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt, tôi tưởng bạn đã biết đến trang này từ trước rồi. Bạn đồng ý chỉ áp dụng hết hoặc không áp dụng, thì tức là theo bạn tất cả điều khoản ghi trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt (có bao gồm điều 20 đang gây tranh cãi) là vô hiệu toàn bộ? Nếu bạn nghĩ như vậy thì xin mở một thảo luận ở trang đó đề xuất, do dù gì nó cũng là một thứ đã được cộng đồng này thông qua sau một cuộc biểu quyết. --minhhuy (thảo luận) 13:02, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi không rõ điều 12 với 20 các bạn nói ra ở đây là meta hay địa phương? Có lẽ cục bộ vì thấy Alphama khăng khăng về mốc 80%? Nếu đúng cục bộ thì tôi cũng đồng tình với Alphama vì áp dụng điều gì thì áp dụng một thứ cho thống nhất, lúc sử dụng luật này lúc sử dụng luật kia chẳng hóa ra "tiêu chuẩn kép"? Mà nhìn tổng quát, cái gì ở meta ổn định rồi thì không nên thêm quy chế địa phương nữa, còn đã có quy chế cục bộ thì phải có lời phủ định ở đầu là những quy định meta liên quan đến điều này sẽ không có hiệu lực. Ở đây phép vua với lệ làng lẫn lộn, không rõ sẽ dùng cái gì thì không ổn cho cách vận hành của wikipedia tiếng Việt. Én bạc (thảo luận) 12:57, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi không thấy điều 12 và điều 20 có liên đới với nhau, trừ việc chúng đều đề cập đến việc gia hạn biểu quyết. Điều 12 ghi "Các biểu quyết về nhân sự có thể gia hạn thêm thời gian 15 ngày", thì tôi đang áp dụng chính cái câu đó vào cuộc biểu quyết này, dù bản thân cũng không đồng tình chuyện gia hạn biểu quyết nhân sự, nhưng sự thật nó vẫn là thứ được thông qua. Còn về tỉ lệ, tôi chỉ nêu ý kiến rằng nên áp dụng chính sách của Meta khi điều 20 có vấn đề, còn nếu Alphama cho rằng điều 20 vẫn nên được áp dụng thì bạn có thể phản hồi điều đó với người xử lý kết quả biểu quyết là kiểm định viên (hoặc chính bạn xử lý cũng được). Tôi ở đây không phải để cự cãi với bạn việc đánh giá kết quả biểu quyết, mà để dẫn ra rằng tôi đang làm đúng luật khi mở gia hạn biểu quyết thêm 15 ngày, xin hết. --minhhuy (thảo luận) 12:42, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
@Trần Nguyễn Minh Huy:: cảm ơn bạn đã dẫn link, tôi có đọc cái này đâu đó từ trước do bấm vào link các bạn đưa ra ở một số thảo luận nhưng chẳng để ý tên, ý tôi là nếu đã chấp nhận Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt thì áp dụng tất cả các điều khoản. Nếu đã dùng điều 12 của quy chế đó thì cũng phải công nhận điều 20 với tỉ lệ thành công của biểu quyết kiểm định viên. Đó chắc cũng là ý của Alphama?
@Alphama:: thế lại phải mở một biểu quyết về số phiếu tham gia tối thiểu để một biểu quyết trở nên hợp lệ :D Phải thừa nhận biểu quyết đó lằng nhằng nên có lẽ ít thu hút thành viên tham gia. Én bạc (thảo luận) 13:21, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Én bạc: Như đã trình bày, tôi chỉ nêu ý kiến rằng biểu quyết này nên được đánh giá kết quả theo chính sách Meta do nó đang gây tranh cãi ở điều 20, nhưng mặt khác tôi cũng không bình luận gì thêm hay tham gia vào cuộc tranh cãi tính hợp lệ của điều 20 đang diễn ra ở trang thảo luận quy chế, và nếu một ai đó thấy tỉ lệ biểu quyết theo quy chế nên được áp dụng thì họ cứ tiến hành (nếu được cộng đồng đồng ý). Còn bản thân việc đánh giá kết quả với việc gia hạn là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, và cuộc gia hạn này là hợp lệ theo một phần của quy chế hiện hành, cũng không mâu thuẫn gì với quy định toàn cục ở Meta (vốn không đề cập đến khâu tổ chức biểu quyết), ý của tôi cũng chỉ có vậy. --minhhuy (thảo luận) 13:30, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- À tôi mới xem thảo luận của quy chế đó và mới xem lại lịch sử quy chế thì thấy thật buồn cười và kỳ cục khi hai mục a và b của cùng điều khoản, nội dung ngay sát nhau lại nảy ra hai con số chênh lệch không thống nhất như vậy. Alphama vừa mới sửa cách đây vài ngày nên đọc bản hiện hành không thấy có gì bất hợp lý. Én bạc (thảo luận) 13:50, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Thật sự nếu có thể thi tôi muốn bỏ hết tất cả những điều đã được ghi trong quy chế, một phần bởi do có quá ít sự tham gia thảo luận, một phần bởi câu từ của nó có vẻ quan liêu, chưa thật sự thiết thực. Ví dụ, rõ ràng quy chế này là dành cho "mọi loại biểu quyết", nghĩa là bao gồm cả những cuộc biểu quyết rất nhỏ trong những vấn đề rất nhỏ khi thảo luận không đạt được đồng thuận (ví dụ, biểu quyết đổi tên một bài viết), thì việc đòi hỏi nên có trên 10 người tham gia là không thể. --minhhuy (thảo luận) 13:59, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi nghĩ là nên tạm dừng ở đây, 3 chúng ta không nên can thiệp vào bầu cử của ứng viên đang diễn ra ở đây. A l p h a m a Talk 14:01, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Thật sự nếu có thể thi tôi muốn bỏ hết tất cả những điều đã được ghi trong quy chế, một phần bởi do có quá ít sự tham gia thảo luận, một phần bởi câu từ của nó có vẻ quan liêu, chưa thật sự thiết thực. Ví dụ, rõ ràng quy chế này là dành cho "mọi loại biểu quyết", nghĩa là bao gồm cả những cuộc biểu quyết rất nhỏ trong những vấn đề rất nhỏ khi thảo luận không đạt được đồng thuận (ví dụ, biểu quyết đổi tên một bài viết), thì việc đòi hỏi nên có trên 10 người tham gia là không thể. --minhhuy (thảo luận) 13:59, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- À tôi mới xem thảo luận của quy chế đó và mới xem lại lịch sử quy chế thì thấy thật buồn cười và kỳ cục khi hai mục a và b của cùng điều khoản, nội dung ngay sát nhau lại nảy ra hai con số chênh lệch không thống nhất như vậy. Alphama vừa mới sửa cách đây vài ngày nên đọc bản hiện hành không thấy có gì bất hợp lý. Én bạc (thảo luận) 13:50, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
@Alphama:: Tất nhiên nên kết thúc việc dông dài và lan man sang Quy chế biểu quyết, có gì nên sang trang thảo luận quy chế để thảo luận. Ở đây tôi chỉ muốn có một câu trả lời về số liệu chính xác của hai thứ được nêu ở đầu mục này. Én bạc (thảo luận) 14:04, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Dự thảo điều 20
sửaTạm thời nhờ Alphama và Én bạc xem qua Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi điều 20 Quy chế Biểu quyết#Biểu quyết Dự thảo điều 20 khoản 4 (về việc gia hạn biểu quyết) và cho ý kiến về việc bãi bỏ quy định kì cục đóng biểu quyết sau khi gia hạn bất kể có bao nhiêu phiếu. Theo "quy chế" hiện tại thì dù chỉ với 2, 3 phiếu điều khoản đó cũng sẽ được thông qua. Trong tương lai, chúng ta nên cân nhắc mở biểu quyết phủ định toàn bộ cái quy chế biểu quyết vì nó trái với tinh thần Wikipedia là làm việc dựa trên đồng thuận chứ không phải biểu quyết mà cần có hẳn một quy chế. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 14:43, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Sở dĩ có cái "kỳ cục" đó là tránh tình trạng bàng quan và thờ ơ với các dạng biểu quyết, các thành viên nào không tham gia /không muốn tham gia thì các thành viên tích cực tham gia có quyền và nghĩa vụ phát triển dự án theo quyết định của số thành viên quan tâm và "dự họp", không phải họp khu xóm vắng một vài anh trong xóm thì hủy họp, trong khi đã có thư mời và nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Điều làm tôi khó chịu nhất về cái quy chế không phải là sự "ế" của nó mà là vì đã đi mời rất nhiều lần, từ thảo luận đến biểu quyết chính thức nhưng không có ai tham gia ý kiến (cần nói thẳng là Kayani phát biểu trong phần quy chế này là hữu ích nhất trong phiên thảo luận: Thảo luận Wikipedia:Thảo luận/Dự thảo quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt), đến lúc thông qua thì có những xì xầm to nhỏ. Điều này làm tôi liên hệ đến buổi họp phụ huynh ở Việt Nam, khi được năn nỉ mời phát biểu thì không ai ý kiến, có người đề đạt ngay mức phí "tự nguyện" cao thì "ngậm bồ hòn" đóng tiền rồi về nhà ấm ức. Thái độ bàng quan, thờ ơ là một điều làm dự án chậm tiến và trôi qua với nhịp độ chậm chạp và nặng nề, cần nhanh chóng thay đổi để thích nghi với thế giới đang ngày một phát triển. Tại sao cái quy chế này rất dài và cần biểu quyết luôn một lúc cũng là một câu hỏi đáng quan tâm: nó có hai điềm chính: Thứ nhất, cải tiến nhiều quy định (số phiếu, cho gia hạn và về tư cách bỏ phiếu, thái độ và mức độ lá phiếu) và thay đổi nhiều không gian (sinh ra không gian giáng sao, rất phù hợp cho tính cách tôn trọng cái cũ, tôn trọng tiền nhân của các thành viên). Phần lớn bộ quy tắc trên đây hiện đã được cập nhật lại và áp dụng trong thực tiễn. Thứ hai, hệ thống thay đổi quy chế này quá nhiều, do đó trong phiên thảo luận, thời gian mở thảo luận dài và nhắc thảo luận nhiều, đến thời gian biểu quyết cũng đã nhắc "đừng mở BQ khác vì BQ này quan trọng" và mời biểu quyết rõ ràng (tôi nhớ không lầm thì hai lần). Các bạn không tham gia biểu quyết và thảo luận dù đã được mời nhiều lần, thì tôi không cho đó là sự quên sót mà thể hiện sự không quan tâm. Khi đã không quan tâm thì các thành viên quan tâm có quyền bác bỏ và đồng thuận với đề xuất, đó là điều cốt yếu và cũng mang quy cách đồng thuận: các biểu quyết con trong quy chế nhận được đồng thuận cao từ các thành viên tham gia. Đó là một vài chia sẻ cảu tôi hiện nay, do thời gian gấp rút, tôi buộc dừng thảo luận thêm. Xin cảm tạ, ✠ Tân-Vương 02:46, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Theo tui thì cái biểu quyết cần phải làm ngay bây giờ đó là biểu quyết về việc "cấm cách trình bày biểu quyết kiểu điều 1...điều n" tràn lan như hiện nay vô cùng rối rắm. Lâu lâu lỡ vô tình liếc ngang vài giây đã mụ cả đầu hoa cả mắt chớ đừng nói biểu quyết. Đưa luật không cho mở 5-6 biểu quyết gì đó cùng lúc, mà mở 1 cái biểu quyết cả chục mục thì hóa ra lách luật có bài bản à =)) Hơn nữa, nói như TĐế là đang ép buộc, cưỡng bức người khác biểu quyết? Người ta có thể thờ ơ hay là người ta không muốn thay đổi hiện trạng vì thấy không cần thiết? Nếu họ thờ ơ, thì phải đặt câu hỏi là mình trình bày vấn đề đã dễ cuốn hút hay chưa? Nói như họp phụ huynh, GVCN đứng nói cả buổi từ chuyện ông cai mất đôi dép tổ ong khi ổng ngồi ăn cơm do vợ mua thức ăn từ chợ bà quẹo nấu mang lên lúc 1g chiều, cho đến chuyện con chó hàng xóm vô trường gặm cái lốp xe của thầy hiệu trưởng mới thay hôm kia khi thầy đi ngang đường nguyễn thị A mang tên nữ anh hùng xã B làng X theo quyết định số y của ubnd tỉnh z, xong biểu phụ huynh góp ý thì phụ huynh cũng bàng hoàng ngơ ngác, đến hồi cô giáo tự dưng chốt tiền phụ huynh mới tá hỏa, sao trách phụ huynh được? Trong khi nhiều phụ huynh thấy chả cần góp ý tức là giữ nguyên hiện trạng như mọi năm vẫn đóng, chớ họ có ngờ đâu tiền tự dưng tăng? Nên hiểu là im lặng chưa chắc thờ ơ, mà là họ chọn "không thay đổi", đừng áp đặt thiên kiến của mình rằng phải thay đổi mới tốt cho wiki. Khi các thành viên khác không tham gia thì các thành viên tham gia chả có cái quyền lẫn cái nghĩa vụ gì cả, vì lúc đó họ không đủ đông đến số tối thiểu để đại diện được cho cộng đồng, đây cũng là điều khác biệt giữa cộng đồng trên wiki với cái hội phụ huynh ở nước ta. Wiki này cả chục năm nay ít thay đổi gì nhiều lắm, mà có chết con ma nào đâu? Rảnh rỗi vài dòng góp ý. majjhimā paṭipadā Diskussion 15:05, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Tôi cũng đang băn khoăn là wikipedia chúng ta giờ thành trung tâm bầu cử thì phải? Đáng lẽ viết bài phải là trọng tâm chính của chúng ta mới đúng, nhưng hiện tại có vẻ chúng ta đang sa lầy vào các vụ bầu cử các loại. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 17:40, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Thật ra việc bầu bán tốn thời gian nhất là ở người soạn thảo văn bản, còn các thành viên tham gia rất nhanh và nhẹ nhàng. Việc tham gia biểu quyết còn nhẹ hơn việc chống phá hoại. Ví dụ như sự chống phá hoại của Tuanminh01, tốn thời gian nhưng bạn vẫn hoàn thành tốt công tác viết bài, vậy là ổn. Việc nào cũng có hai mặt của vấn đề. ✠ Tân-Vương 17:49, ngày 25 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi thấy cái "Theo quy định hiện tại, có 1 phiếu cũng đóng theo tỷ lệ sau thời gian gia hạn" đi trái với tinh thần wiki từ trước nay. Ví dụ biểu quyết xóa bài từ trước dù ít cũng là 5 phiếu, mà cũng có một số biểu quyết xóa không đủ phiếu nên phải bỏ. Nếu áp dụng chỉ 1 phiếu xóa thì cũng đem xóa luôn hay sao? Tôi (cũng như một số thành viên khác) thấy những biểu quyết về điều lệ được mở ra rất lằng nhằng. ThiênĐế98 trách mọi người thờ ơ thì cũng nên xem lại những điều lệ bạn đứng ra soạn thảo đã đủ đơn giản để người ta nhiệt tình tham gia hay chưa? Một biểu quyết có 10 mục, mỗi mục có 3-4 tùy chọn thì chẳng khác nào AlleinStein nói "lách luật có bài bản". Én bạc (thảo luận) 14:51, ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Có nên thuê global checkuser cho viwiki?
sửaTôi có ý tưởng nhờ meta cử ra 1 người global checkuser cùng với DHN phụ trách checkuser cho viwiki để việc này được thuận tiện hơn, giảm tải cho DHN. Các bạn thấy có hợp lý không? Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 14:34, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- KL nghĩ KĐV toàn cầu chỉ dùng công cụ của mình khi không có KĐV địa phương. Vả lại cũng không nên vì chưa chắc họ đã rành tiếng Việt. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 14:39, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Việc này là chưa từng có tiền lệ, nên tôi không biết phải tán thành hay ủng hộ do chưa thật sự rõ lý do để bạn đề xuất như vậy. Việc tôi đề cử ThiênĐế98 không đồng nghĩa tôi cho rằng DHN đang bị quá tải, mà tôi muốn ThiênĐế98 linh hoạt hơn trong việc xử lý các vấn đề về rối, do nó sẽ hỗ trợ tốt cho công việc thành viên đã và đang làm bấy lâu. "Global checkuser" vẫn là một đề xuất chưa được thông qua ở Meta, và nếu được thông qua đi nữa thì họ sẽ chỉ hoạt động ở các wiki không có kiểm định viên địa phương, giống global sysop. Tôi không hiểu tại sao bạn cần có global checkuser ở dự án này khi tôi không thấy DHN có dấu hiệu bị quá tải, và Mxn vẫn đang hoạt động (chỉ không sửa đổi). --minhhuy (thảo luận) 14:40, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Bạn tuấn minh nói nhảm nhí quá.Okokokokokkkk1 The Homunculus 14:43, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Global toàn cầu còn quan liêu trăm lần các dự án địa phương Tuanminh ơi, bạn từng dự hội nghị với tôi thì đủ hiểu mà. =)) A l p h a m a Talk 14:49, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Tham khảo
sửa- ^ RFA (11 tháng 5 năm 2020). “Hà Nội muốn chiếm quyền kiểm soát nội dung trang Wikipedia tiếng Việt?”. RFA. Truy cập 12 tháng 5 năm 2020.
- ^ RFA (12 tháng 5 năm 2020). “Hà Nội muốn chiếm quyền kiểm soát nội dung trang Wikipedia tiếng Việt?”. viettudomunich.org. Truy cập 12 tháng 5 năm 2020.