Cẩm nang về văn phong (CNVVP) này là dành cho các bài viết trên Wikipedia về âm nhạc, nhằm hỗ trợ cho các biên tập viên về việc sử dụng và định dạng cho phù hợp. Các trang CNVVP khác được liên kết trong danh sách bên phải. Nếu CNVVP này không đưa ra một cách sử dụng ưa thích hoặc đúng đắn, xin vui lòng thảo luận về các vấn đề bên trang thảo luận.

Các đề mục về âm nhạc có những điểm khác nhau tùy theo đối tượng độc giả của bài viết: một số đề mục được viết cho các đối tượng độc giả phổ biến nói chung, một số đề mục khác đặc biệt về kỹ thuật thường dành cho độc giả có những kiến ​​thức chuyên ngành. Bất cứ khi nào có thể, nhằm mục đích cho một độc giả rộng lớn.

Dấu thăng và giáng sửa

Sử dụng bản mẫu {{music}}: các ký hiệu giáng và thăng thì sử dụng các bản mẫu giáng {{music|flat}} () và thăng {{music|sharp}} () hoặc dùng chữ giángthăng. Theo Chuẩn Unicode 5.0, chương 15.11, thì ký hiệu giáng và thăng khác biệt với chữ b thường hoặc dấu #, do đó b# không nên dùng để ký hiệu cho "giáng" hoặc "thăng".

Ví dụ:

  • Khóa:
    • Đúng: "E giáng trưởng"
    • Đúng: "E"
    • Sai: "Eb" hoặc "Eb trưởng"
  • Hợp âm 3 (triad) D trưởng:
    • Đúng: "D, F, A"
    • Đúng: "D, F thăng, A"
    • Sai: "D, F#, A"
  • Hợp âm 3 (triad) D trưởng:
    • Đúng: "D, F , A"
    • Đúng: "D thăng, F thăng kép, A thăng"
    • Sai: "D#, FX, A#"
    • Sai: "D#, F##, A#"
    • Sai: "D, F, A"

Bản mẫu {{Music}} được khuyến dùng cho những dấu hóa bình, {{music|natural}} để hiển thị dấu ♮, và dấu thăng kép hoặc giáng kép, {{music|doublesharp}} và {{music|doubleflat}} cho ra   . {{music|flat stroke}}   hoặc {{music|halfflat}}   được dùng để thay thế cho ký hiểu nửa giáng, tương tự thì {{music|halfsharp}}   dùng để ký hiệu nửa thăng. Thăng kép, giáng kép, hay nửa thăng, nửa giáng bất thường thì sử dụng SVG để hiển thị một cách chính xác.