Việc sử dụng siêu liên kết là một đặc điểm quan trọng của Wikipedia. Các liên kết nội bộ kết nối bản thân mỗi dự án Wikimedia thành một thể thống nhất. Các liên kết liên Wikimedia kết nối các dự án như Wikisource, Wiktionary và các phiên bản ngôn ngữ của Wikipedia với nhau, còn các liên kết ngoài thì kết nối Wikipedia với mạng lưới toàn cầu.

Khi được sử dụng một cách phù hợp, các liên kết có chức năng giúp người đọc ngay lập tức truy cập được những địa chỉ có thể giúp họ hiểu rõ hơn chủ đề của bài viết ở cả trong và ngoài dự án. Bất cứ khi nào khi bạn tạo mới hoặc chỉnh sửa một bài viết, đừng chỉ xem xét mình nên đưa nội dung nào vào mà hãy nghĩ thêm đến việc mình có thể sử dụng những liên kết gì để hỗ trợ người đọc tìm kiếm thông tin liên quan, cũng như những trang nào nên được liên kểt đến bài viết này. Tránh đặt quá nhiều hoặc quá ít liên kết như được miêu tả dưới đây.

Bài viết này cung cấp các hướng dẫn về việc khi nào thì nên hoặc không nên đặt liên kết và cách thức định dạng liên kết. Để tìm hiểu các cú pháp để tạo liên kết, xem Trợ giúp:Liên kết. Đối với những liên kết trên các trang định hướng, xem Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Trang định hướng.

Quy tắc chung

sửa

Wikipedia được phát triển trên nền tảng siêu văn bản và đặt mục tiêu "xây dựng một mạng lưới" để người đọc có thể dễ dàng tiếp cận những thông tin liên quan đến trang hiện tại ở các trang khác.

Khi muốn bổ sung hoặc gỡ bỏ liên kết, hãy xem xét vị trí của bài viết trong cây tri thức. Các liên kết nội bộ tăng cường tính hữu ích của Wikipedia bằng cách giúp người đọc truy cập các bài viết khác một cách thuận tiện, từ đó hiểu sâu hơn về một chủ đề. Hãy tự hỏi mình rằng "Có bao nhiêu khả năng người đọc cũng sẽ muốn đọc bài viết kia?" Nên đặt liên kết ở những nơi mà khả năng cao là người đọc sẽ bấm vào chúng; ví dụ như trong phần mở đầu của bài viết, trong câu đầu tiên của một đề mục, trong các ô của một bảng và trong ghi chú về một tập tin. Tuy nhiên, quy tắc chung là chỉ đặt liên kết vào một khái niệm khi nó xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản của bài viết.

Cách thức đặt liên kết

sửa
  • Như đã được giải thích cụ thể trong Trợ giúp:Liên kết § Liên kết wiki, bạn có thể đặt liên kết trực tiếp ([[Riverside, California]], hiển thị thành Riverside, California) hoặc liên kết gạch đứng ([[Riverside, California|Riverside]], hiển thị thành Riverside nhưng vẫn dẫn đến bài "Riverside, California"—mặc dù có thể sử dụng mẹo gạch đứng để tạo liên kết này một cách đơn giản hơn).
  • Không đặt liên kết trong tên đề mục; thay vào đó, hãy sử dụng các bản mẫu {{bài chi tiết}} hoặc {{xem thêm}} ngay đằng sau tên đề mục.
  • Không nên đặt liên kết trong tên bài viết được in đậm trong câu đầu tiên của phần mở đầu.
  • Hạn chế đặt liên kết trong các câu trích dẫn; chỉ liên kết đến những nội dung mà rõ ràng là người được trích dẫn đang đề cập đến. Nếu có thể thì hãy đặt liên kết vào văn bản ở ngoài câu trích dẫn – có thể ở trước hoặc ở sau. (Khi trích dẫn siêu văn bản, hãy ghi chú là [liên kết trong văn bản gốc] hoặc [liên kết được thêm vào] nếu phù hợp.)
  • Nếu có thể, tránh đặt nhiều liên kết liền nhau khiến chúng trông như một liên kết duy nhất (một "biển màu xanh"), ví dụ như [[nhà máy]] [[thủy điện]] [[Sơn La]] (nhà máy thủy điện Sơn La). Hãy xem xét diễn đạt câu sao cho khác đi, bỏ bớt một trong các liên kết, hoặc sử dụng một liên kết cụ thể hơn (ví dụ như [[nhà máy thủy điện Sơn La]]).
  • Bài viết về các chủ đề mang tính chuyên môn có thể cần nhiều liên kết hơn bài viết về các chủ đề thường thức bởi chúng thường chứa nhiều thuật ngữ chuyên môn mà các từ điển thông dụng không giải thích được ý nghĩa.
  • Khi đặt một liên kết, hãy kiểm tra xem nó có thật sự dẫn đến bài mà bạn muốn không; việc tên một bài viết trùng với từ bạn muốn đặt liên kết chưa chắc đã có nghĩa là bài viết nói về từ đó. Ví dụ, bài Vệ tinh nói về vệ tinh nhân tạo chứ không phải về vệ tinh tự nhiên. Do đó, trong một ngữ cảnh chỉ nói về vệ tinh tự nhiên thì đặt liên kết [[vệ tinh]] là sai.
  • Trong các bài viết, đừng liên kết đến những trang nằm ngoài không gian tên bài viết, trừ khi các bài đó viết về chính Wikipedia (nhưng ngay cả như thế thì hãy vẫn thận trọng – xem Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Tránh tự đề cập).
  • Đừng buộc người đọc phải truy cập liên kết thì mới hiểu được một từ có nghĩa là gì: nếu có thể định nghĩa từ đó một cách ngắn gọn thì hãy làm thế.
  • Tương tự, đừng buộc người đọc phải truy cập liên kết thì mới hiểu được ý nghĩa của một câu, đặc biệt là với những người dùng không thể truy cập các liên kết, chẳng hạn như khi họ in bài viết ra để đọc trên giấy.
  • Không thay đổi màu của liên kết chỉ vì lý do thẩm mỹ; việc này có thể khiến người đọc không phân biệt được giữa liên kết và văn bản thông thường.

Đặt quá nhiều hoặc quá ít liên kết

sửa

Những gì nhìn chung nên được đặt liên kết

sửa

Một bài viết được xem là có quá ít liên kết nếu nó không chứa những liên kết có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về chủ đề của bài viết. Nhìn chung, nên đặt liên kết vào những đối tượng sau:

  • Những đối tượng có liên quan đến chủ đề của bài viết và có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn nội dung bài. Đó có thể là những nhân vật, sự kiện và chủ đề đã có bài viết riêng hoặc chưa có nhưng rõ ràng nên có.
  • Những bài viết chứa thông tin liên quan, ví dụ: "Xem hệ thập phânnhị phân để tìm hiểu thêm về các thuộc tính này."
  • Những bài viết giải thích các thuật ngữ chuyên môn hoặc từ lóng. Tuy nhiên, cũng có thể cung cấp định nghĩa ngắn gọn cho từ đó thay vì hoặc cùng với việc đặt liên kết. Nếu không có bài viết Wikipedia phù hợp, có thể liên kết đến Wiktionary.
  • Những tên riêng mà nhiều khả năng người đọc sẽ không quen thuộc

Đừng ngần ngại đặt liên kết đến những bài viết chưa tồn tại (xem § Liên kết đỏ).

Nếu bạn cảm thấy một liên kết nào đó có liên quan đến chủ đề của bài viết nhưng không phù hợp để đưa vào nội dung chính của bài thì hãy xem xét cho nó vào đề mục "Xem thêm".

Những gì nhìn chung không nên được đặt liên kết

sửa

Một bài viết được đặt quá nhiều liên kết nếu nó chứa nhiều liên kết đến mức khiến người đọc gặp khó khăn trong việc xác định liên kết nào sẽ thật sự giúp họ hiểu rõ hơn về chủ đề của bài viết.[1] Một nghiên cứu về dữ liệu truy cập được tiến hành vào năm 2015 cho thấy rằng "trên Wikipedia tiếng Anh, trong số 800.000 liên kết được đặt ... vào tháng 2 năm 2015, phần lớn (66%) không được click vào một lần nào trong tháng 3 năm 2015, và trong số những liên kết còn lại, phần lớn chỉ được click vào rất ít", và rằng "không phải cứ đặt càng nhiều liên kết thì số lượt click trên trang sẽ càng cao. Thay vào đó, các liên kết cạnh tranh lẫn nhau để thu hút sự chú ý của người đọc."[2]

Hãy tự hỏi mình rằng liên kết mà bạn chuẩn bị cho vào bài viết có giúp người đọc hiểu rõ hơn chủ đề của bài hay không. Thông thường, không nên đặt liên kết vào các đối tượng sau, trừ khi chúng có một mối liên hệ đặc biệt với bối cảnh của bài viết:

  • Những từ thông dụng mà hầu hết người đọc sẽ hiểu ý nghĩa khi được đặt trong ngữ cảnh (ví dụ như giáo dục, bạo lực, máy bay, sông)
  • Những nghề nghiệp phổ biến (ví dụ như kế toán, chính trị gia, diễn viên)
  • Tên của những chủ thể mà đại đa số người đọc đều sẽ quen thuộc dù nhiều hay ít. Các ví dụ tiêu biểu bao gồm:
    • các quốc gia (ví dụ như Nhật Bản, Brasil)
    • các khu vực địa lý (ví dụ như Dãy Himalaya, Thái Bình Dương, Nam Mỹ)
    • các địa danh (ví dụ như Berlin; Thành phố New York (hoặc chỉ cần New York nếu rõ ràng ngữ cảnh đang nói về thành phố); London (nếu rõ ràng ngữ cảnh không nói về London, Ontario); Đông Nam Á)
    • các ngôn ngữ (ví dụ như tiếng Anh, tiếng Ả Rập, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha)
    • các quốc tịch và dân tộc (ví dụ như (người) Anh, (người) Trung Quốc, (người) Thổ Nhĩ Kỳ, (người) Mỹ gốc Phi)
    • các tôn giáo (ví dụ như Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo)
Tuy nhiên, hãy cẩn thận không tư duy phiến diện – một khái niệm quen thuộc với người ở độ tuổi, nghề nghiệp hoặc đất nước của bạn chưa chắc đã quen thuộc với người ở những độ tuổi, nghề nghiệp hoặc đất nước khác.
  • Các đơn vị đo lường thông dụng, ví dụ như đơn vị đo thời gian, nhiệt độ, chiều dài, diện tích hoặc thể tích. Nếu hai đơn vị tương đương xuất hiện cùng nhau, ví dụ như 5 xentimét (2 in), thông thường cả hai đều không cần được đặt liên kết bởi đại đa số người đọc sẽ hiểu ít nhất một trong hai đơn vị này.
  • Ngày tháng (xem § Liên kết ngày-tháng hoặc năm bên dưới)
  • Không nên đặt liên kết đến các trang định hướng, ví dụ như Imagine, ngoại trừ trong các ghi chú đầu trang. Thay vào đó, hãy liên kết đến bài viết phù hợp trong số các bài được liệt kê trên trang định hướng đó. Nếu cần thiết, có thể đặt một liên kết gạch đứng, ví dụ như [[Imagine (bài hát của John Lennon)|Imagine]]; nó vẫn được hiển thị là Imagine nhưng sẽ dẫn đến bài viết về bài hát của John Lennon.

Không đặt liên kết đến những trang đổi hướng dẫn ngược lại đến chính bài viết hiện tại (trừ trường hợp trang đổi hướng đó dẫn đến một đề mục cụ thể của trang).

Mục đích của liên kết là để làm rõ chứ không phải nhấn mạnh. Đừng đặt liên kết chỉ để gây chú ý đến một từ hoặc luận điểm nào đó, hay để thể hiện sự tôn trọng.

Lặp lại liên kết

sửa

Nhìn chung, mỗi liên kết chỉ nên xuất hiện một lần trong bài viết, nhưng vẫn có thể lặp lại chúng trong các hộp thông tin, bảng, ghi chú hình ảnh, ghi chú cuối trang hoặc đầu trang cũng như khi khái niệm đó xuất hiện lần đầu tiên ở ngoài phần mở đầu nếu điều đó là hữu ích với người đọc.

Nguồn tham khảo là một yếu tố độc lập so với thân bài, nên có thể lặp lại liên kết trong nhiều nguồn tham khảo của cùng một bài viết; ví dụ. |work=[[Sài Gòn Tiếp Thị]].

Trong các bài từ điển thuật ngữ (mà người đọc thường truy cập để tham khảo một số thuật ngữ cụ thể thay vì đọc hết từ trên xuống như một bài viết thông thường), nên lặp lại các liên kết (bao gồm cả liên kết đến những thuật ngữ khác trong cùng bài viết) trong các mục từ nếu cần (xem Bản mẫu:Glossary link).

Trong các danh sách độc lập và danh sách nhúng, có thể lặp lại các liên kết nếu điều đó hỗ trợ người đọc một cách đáng kể. Điều này thường đúng khi danh sách đó cung cấp những thông tin có thể được cho vào một bảng và thường được đọc lướt qua để tìm kiếm một chi tiết cụ thể thay vì đọc hết từ trên xuống. Ngược lại, nếu danh sách được viết bằng văn phong văn xuôi thông thường và chỉ đơn giản là được định dạng thành danh sách thì hãy áp dụng quy tắc đối với văn xuôi.

Có thể phát hiện các liên kết lặp lại trong một bài viết bằng công cụ thanh bên duplinks-alt.

Phần mở đầu

sửa

Phần mở đầu sẽ trở nên khó đọc nếu chứa quá nhiều liên kết. Tuy nhiên, trong phần mở đầu của những bài viết mang tính chuyên môn chứa nhiều thuật ngữ không thông dụng, có thể sẽ cần đặt liên kết dày đặc hơn bình thường. Trong những trường hợp như vậy, cố gắng thay việc đặt liên kết bằng những lời giải thích ngắn và tránh sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn—xem Wikipedia:Giữ cho bài viết chuyên môn dễ hiểu và ý số 5 ở Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia § Wikipedia không phải là cẩm nang, sách hướng dẫn, sách giáo khoa, hay tạp chí khoa học.

Ví dụ

sửa

Ví dụ, trong bài viết về nguyên lý cung - cầu:

  • Gần như chắc chắn nên đặt liên kết vào "kinh tế vi mô" và "lý thuyết cân bằng tổng thể", bởi đây là những thuật ngữ chuyên môn mà nhiều người đọc có thể không hiểu khi lần đầu gặp.
  • Có thể đặt liên kết vào "giá" và "hàng hóa" nếu những từ thông dụng này có một phương diện chuyên môn nào đó liên quan đặc biệt đến bài viết.
  • Không đặt liên kết vào "Hoa Kỳ", bởi bài viết đó có phạm vi rất rộng chứ không liên quan trực tiếp đến cung và cầu.
  • Tiệt nhiên không đặt liên kết vào "lúa mì", bởi đó là một từ thông dụng không có mối quan hệ đặc biệt nào với cung và cầu ngoài việc được dùng làm ví dụ cho những hàng hóa được buôn bán.
  • Hãy đảm bảo rằng các liên kết dẫn đến bài viết phù hợp: trong ví dụ này, cần liên kết đến giá cả chứ không phải giá (trang định hướng đến các định nghĩa khác nhau của từ "giá").

Tính rõ ràng của liên kết

sửa

Phần văn bản được đặt liên kết nên đại diện cho nội dung của bài viết đích một cách rõ ràng nhất có thể: ví dụ, hãy viết Raffaello vẽ chân dung tự họa của ông... (xem § Liên kết gạch đứng để biết cách thực hiện thao tác này) thay vì Raffaello vẽ chân dung tự họa của ông...; hãy viết Chân dung tự họa của Raffaello được trưng bày tại... thay vì Chân dung tự họa của Raffaello được trưng bày tại.... Điều này giúp người đọc hiểu rõ rằng liên kết này sẽ dẫn đến bài về chân dung tự họa của Raffaello chứ không phải bài về chân dung tự họa nói chung.

Tính cụ thể của liên kết

sửa

Khi đặt liên kết vào một đối tượng, hãy lựa chọn bài viết cụ thể nhất về đối tượng đó: bài viết đó sẽ chứa những thông tin chuyên sâu, đồng thời cung cấp các liên kết khác đến những chủ đề tổng quan hơn.

Cú pháp Nội dung hiển thị Tính cụ thể
[[chữ viết tiếng Việt]] chữ viết tiếng Việt Đủ cụ thể (nên dùng)
chữ viết [[tiếng Việt]] chữ viết tiếng Việt Có liên quan nhưng ít cụ thể hơn
[[chữ viết]] tiếng Việt chữ viết tiếng Việt Không đủ cụ thể
[[quốc kỳ Hàn Quốc]] quốc kỳ Hàn Quốc Đủ cụ thể (nên dùng)
[[quốc kỳ]] của [[Hàn Quốc]] quốc kỳ của Hàn Quốc Không đủ cụ thể
''[[Chân dung tự họa (Raffaello)|Chân dung tự họa]]'' Chân dung tự họa Đủ cụ thể (nên dùng)
''[[Chân dung tự họa]]'' Chân dung tự họa Không đủ cụ thể

Nếu không có bài viết về chủ đề cụ thể nhất, hãy làm một trong những việc sau:

  • Xem xét tự mình tạo bài viết đó.
  • Nếu không có bài viết nào về chủ đề cụ thể, hãy tạo trang đổi hướng đến bài viết về một chủ đề tổng quan hơn (xem § Trang đổi hướng). Ví dụ, nếu chưa có bài viết nào về bài hát "Sad Statue" nằm trong album Mezmerize, hãy tạo một bài viết có tiêu đề Sad Statue với nội dung đổi hướng đến bài Mezmerize.
  • Nếu cũng không có bài viết về chủ đề tổng quan thì hãy đặt liên kết đỏ, nhưng trước hết hãy xem mục § Liên kết đỏ bên dưới.

Nếu cả trang đổi hướng lẫn liên kết đỏ đều không phù hợp, có thể nên liên kết trực tiếp đến bài viết tổng quan. Ví dụ, thay vì viết các kiểu tóc Baroque, hãy viết các kiểu tóc Baroque, các kiểu tóc Baroque, các kiểu tóc Baroque hoặc các kiểu tóc phong cách Baroque (nhưng đừng đặt hai liên kết liền nhau: các kiểu tóc Baroque).

Liên kết đến đề mục

sửa

Nếu đối tượng mà bạn muốn đặt liên kết được thảo luận trong một đề mục của bài viết nào đó, bạn có thể đổi hướng hoặc liên kết trực tiếp đến đề mục đó bằng cách thêm dấu thăng (#) và tên đề mục vào sau tên bài viết. Ví dụ, Lịch sử Hội An là một trang đổi hướng đến Phố cổ Hội An § Lịch sử, và trong bài Quark, liên kết Số lượng tử hương (cú pháp là [[Hương (vật lý hạt)#Số lượng tử hương|Số lượng tử hương]]) dẫn đến đề mục Số lượng tử hương của bài Hương (vật lý hạt).

Để liên kết đến một đề mục trong chính bài viết hiện tại, ví dụ như trong phần mở đầu của bài Phố cổ Hội An, hãy viết: [[#Lịch sử|§ Lịch sử]]. Cũng có thể sử dụng bản mẫu {{section link}} để làm việc này.

Tránh làm hỏng liên kết đến đề mục

sửa

Nếu tên của một đề mục thay đổi vì lý do nào đó, tất cả những liên kết đến đề mục này sẽ bị phá vỡ (khi đó, các liên kết như vậy sẽ dẫn đến đầu bài viết chứa đề mục đó). Để ngăn điều này xảy ra, hãy sử dụng bản mẫu {{Anchor}} để lưu lại tên cũ của đề mục.

Ngoài ra, có thể để lại một ghi chú ẩn trong đề mục đó, chẳng hạn như <!-- "Quark" dẫn đến đây -->[Note 1] để người sửa đổi tên đề mục đó sửa các liên kết dẫn đến đề mục. Biện pháp này không tối ưu bởi nó đặt gánh nặng lên người muốn sửa đổi tên đề mục.

Một số bot có chức năng sửa các liên kết hỏng, trong đó có User:Cewbot, User:Dexbot, User:FrescoBot.

Thao tác

sửa

Trang đổi hướng

sửa

Giả sử, bạn muốn đặt liên kết vào từ poodle và không có bài viết nào với tên đó. Có thể bạn nên tạo một trang đổi hướng từ "poodle" sang "chó" bằng cách làm như sau: Đặt liên kết như bình thường: Cô có một con chó [[poodle]]. Khi đăng hoặc xem trước thay đổi này, bạn sẽ thấy: Cô có một con chó poodle. Khi bấm vào liên kết đỏ, bạn sẽ được mời khởi tạo một trang mới với tiêu đề poodle; hãy nhập #Đổi [[Chó]], như vậy, khi người đọc bấm vào poodle, họ sẽ tạm thời được chuyển đến bài viết về chó.

Nên sử dụng trang đổi hướng thay vì liên kết gạch đứng ([[chó|poodle]]), bởi sau này khi có người thật sự viết bài poodle thay thế cho trang đổi hướng thì khi người đọc bấm vào poodle, họ sẽ được dẫn đến trang mới này thay vì trang về chó.

Nếu muốn liên kết đến chính bản thân trang đổi hướng (thay vì đến trang mà nó đổi hướng đến), hãy dùng cú pháp {{no redirect|poodle}}.

Liên kết gạch đứng

sửa

Thay vì tiêu đề của bài viết đích, bạn có thể làm cho liên kết được hiển thị thành một đoạn văn bản khác để nó cụ thể hoặc phù hợp hơn với ngữ cảnh bằng cách sử dụng ký tự gạch đứng (|). Ví dụ, [[Henry II của Anh|Henry II]] được hiển thị là Henry II. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng kể cả khi người đọc không truy cập liên kết, họ vẫn hiểu được liên kết đó sẽ dẫn đến bài viết có nội dung gì. Ví dụ, khi bắt gặp liên kết [[Bắn cung tại Thế vận hội Mùa hè 2008|Bắn cung]], được hiển thị thành Bắn cung, người đọc sẽ nghĩ rằng liên kết này dẫn đến bài viết về bắn cung nói chung, thay vì về Bắn cung tại Thế vận hội Mùa hè 2008. Một ngoại lệ của quy tắc này là khi người đọc có thể dễ dàng suy luận được liên kết sẽ dẫn đến bài viết có nội dung gì dựa trên ngữ cảnh; ví dụ, trong Bản mẫu:Lịch thi đấu Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2014, tất cả mọi liên kết đều dẫn đến các bài viết về kỳ Thế vận hội này.

Cách thức

sửa

Các liên kết không phân biệt hoa thường đối với chữ cái đầu, vì vậy không cần phải dùng liên kết gạch đứng nếu tiêu đề bài viết đích và đối tượng đặt liên kết chỉ khác nhau ở chỗ chữ cái đầu có viết hoa hay không. (Tiêu đề các bài viết Wikipedia gần như luôn được viết hoa chữ cái đầu, trong khi đó các đối tượng đặt liên kết thì không vì thường là một từ trong câu). Tuy nhiên, ngoài chữ cái đầu thì các liên kết có phân biệt hoa thường.

Hãy đảm bảo rằng người đọc hiểu rõ mình sẽ được dẫn đến đâu khi bấm vào một liên kết. Kể cả khi liên kết dẫn người đọc đến một trang mà họ không ngờ tới thì ít nhất liên kết đó cũng nên có lý. Ví dụ, đừng viết:
     Richard Feynman cũng nổi tiếng vì những nghiên cứu trong lĩnh vực [[Parton (vật lý hạt)|vật lý hạt]].
Trong trường hợp này, liên kết sẽ hiển thị với người đọc là vật lý hạt và không thể hiện được rằng nó sẽ dẫn đến bài Parton (vật lý hạt), trừ khi người đọc bấm vào hoặc di trỏ chuột lên trên liên kết. Nếu người đọc in bài viết ra giấy thì liên kết đến bài về mô hình parton cũng sẽ bị mất. Những liên kết như vậy đôi khi được gọi là liên kết "tàu ngầm". Thay vào đó, hãy đề cập trực tiếp đến bài viết kia (chẳng hạn như xem thêm X) hoặc diễn đạt lại câu văn, ví dụ như:
     Richard Feynman cũng nổi tiếng vì những nghiên cứu trong lĩnh vực [[vật lý hạt]], đặc biệt là mô hình [[Parton (vật lý hạt)|parton]].

Đôi khi, bổ sung thêm từ ngữ vào trong phần văn bản màu xanh sẽ giúp tránh làm người đọc bất ngờ. Trong một bài viết về lịch sử của Texas:
     Năm 1845, Cộng hòa Texas được [[Sáp nhập Texas|sáp nhập]] vào Liên bang Hoa Kỳ. sẽ khiến người đọc hiểu rằng liên kết này dẫn đến bài về sáp nhập nói chung;
     Năm 1845, Cộng hòa Texas được [[Sáp nhập Texas|sáp nhập vào Liên bang Hoa Kỳ]]. sẽ giúp người đọc hiểu rằng liên kết này dẫn đến bài về sự kiện sáp nhập Texas vào năm 1845.

Không đặt liên kết vào những tên riêng nằm trong một tên riêng khác. Ví dụ:

Hãy viết: [[Đường Nguyễn Huệ (Thành phố Hồ Chí Minh)|Đường Nguyễn Huệ]] Đường Nguyễn Huệ
Đừng viết: Đường [[Nguyễn Huệ]] Đường Nguyễn Huệ
Hãy viết: [[Sơ đồ Feynman]] Sơ đồ Feynman
Đừng viết: Sơ đồ [[Richard Feynman|Feynman]] Sơ đồ Feynman

Quy tắc này vẫn áp dụng kể cả khi liên kết đến tên đầy đủ là một liên kết đỏ; ví dụ, mặc dù không có bài viết nào tên là Đại lộ Lafayette (Brooklyn):

Đừng viết: Đại lộ [[Gilbert du Motier, Marquis de Lafayette|Lafayette]] Đại lộ Lafayette

Xem thêm § Tính rõ ràng của liên kết.

Liên kết gạch đứng và trang đổi hướng

sửa

Như đã được trình bày ở WP:KHONGHONG và đề mục § Tính cụ thể của liên kết bên trên, hãy ưu tiên sử dụng trang đổi hướng thay vì liên kết gạch đứng nếu có thể. Ví dụ, Papageno là một trang đổi hướng đến bài viết về vở nhạc kịch Cây sáo thần của Mozart. Có thể một bài viết nào đó đề cập đến Papageno và khi sửa đổi bài đó, bạn muốn đặt liên kết vào thuật ngữ này; khi đó, có thể bạn sẽ nghĩ rằng nên dùng liên kết gạch đứng, cụ thể là [[Cây sáo thần|Papageno]]. Tuy nhiên, chỉ cần viết là [[Papageno]] và để hệ thống lo việc đổi hướng. Điều này có hai lợi ích: thứ nhất, nếu sau này có một biên tập viên tạo bài viết về chủ đề cụ thể hơn (mà ở đây là "Papageno") thì số liên kết cần thay đổi sẽ ít hơn; thứ hai, trang đổi hướng nói lên rằng các biên tập viên được khuyến khích tạo bài viết đó. Một trường hợp ngoại lệ của quy tắc này là các liên kết trong mục Bạn có biết (BCB) trên Trang Chính; khi đó, cần tránh để người đọc nhìn thấy thông báo đổi hướng và vì thế nên sử dụng liên kết gạch đứng. (Xem thêm Wikipedia:Liên kết gạch đứng § Khi nào không nên dùng.)

Liên kết gạch đứng và trang đổi hướng đến đề mục

sửa

Cú pháp để liên kết đến một đề mục của bài viết nào đó, chẳng hạn như Tên bài viết#Tên đề mục, trông không được đẹp mắt. Có thể ẩn cú pháp đó đi bằng cách dùng liên kết gạch đứng, trang đổi hướng hoặc bản mẫu {{Section link}}). Cú pháp liên kết gạch đứng là [[Bài viết#Đề mục|tiêu đề liên kết]]. Ví dụ, để liên kết đến đề mục "Văn hóa" của bài viết Oman, hãy viết [[Oman#Văn hóa|văn hóa Oman]]; được hiển thị là văn hóa Oman (lưu ý rằng tên đề mục phân biệt hoa thường). Khi dùng cách này, hãy để lại một ghi chú ẩn ở đề mục đích với nội dung <!-- Bài TênBài dẫn đến đây. --> để nếu sau này có người muốn thay đổi tên của đề mục đó, họ sẽ sửa đổi cả những liên kết dẫn đến đề mục (hoặc cũng có thể sử dụng bản mẫu {{Anchor}} trong trường hợp có quá nhiều liên kết dẫn đến đề mục).

Có nhiều chủ đề mới chỉ được thảo luận trong một đề mục của bài viết nào đó nhưng có tiềm năng được phát triển thành một bài viết riêng. Ví dụ, đề mục "Lịch sử" của bài Phố cổ Hội An hiện còn ngắn nhưng trong tương lai, rất có thể nó sẽ được mở rộng thành bài Lịch sử phố cổ Hội An. Trong những trường hợp như thế, thông thường đã có sẵn trang đổi hướng từ chủ đề cụ thể đến chủ đề tổng quát; nhưng nếu chưa thì bạn có thể tạo nó. Không nên tạo liên kết bằng cú pháp [[Bài viết#Đề mục]]; nếu làm vậy, khi đề mục đó được mở rộng thành một bài viết riêng, việc điều hướng sẽ khó khăn hơn. Thay vào đó, hãy đặt liên kết đến trang đổi hướng tới chủ đề chính.

  • Trong trang đổi hướng có tiêu đề "Lịch sử Chủ đề", hãy viết #Đổi [[Chủ đề#Lịch sử]].
  • Trong các bài viểt khác, hãy viết [[lịch sử Chủ đề]].
  • Tránh viết: [[Chủ đề#Lịch sử|Lịch sử Chủ đề]].

Liên kết đến trang viết bằng ngôn ngữ khác

sửa

Xem Trợ giúp:Liên kết giữa ngôn ngữ § Liên kết trong dòng.

Liên kết đến thể loại Wikipedia

sửa

Các bài viết Wikipedia được xếp vào nhưng thể loại như [[Thể loại:Thuật ngữ toán học]]; cho đoạn mã này vào một bài viết sẽ thêm bài viết vào thể loại đó. Bạn có thể liên kết đến một thể loại bằng cách thêm một dấu hai chấm vào đằng trước.

Ví dụ, [[:Thể loại:Thuật ngữ toán học]] dẫn đến Thể loại:Thuật ngữ toán học, và cũng có thể dùng liên kết gạch đứng: Thuật ngữ toán học.

{{Xem thêm thể loại|Thuật ngữ toán học}} hiển thị thành:

Liên kết đỏ

sửa

Nếu quá nhiều liên kết xanh có thể gây sao nhãng (từ đó làm giảm khả năng người dùng sẽ đọc hết bài viết), thì việc có quá nhiều liên kết đỏ lại càng gây rối mắt hơn. Màu đen là màu dễ đọc nhất. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy một đoạn văn bản có quá nhiều liên kết đỏ, hãy nhớ rằng các liên kết đỏ là một nguồn động lực thúc đẩy người dùng đóng góp vào Wikipedia,[Note 2]

Có thể gỡ bỏ những liên kết đỏ vi phạm quy định hoặc hướng dẫn về liên kết đỏ, nhưng ngoài ra thì không có thời hạn nào cho sự tồn tại của các liên kết đỏ. Nếu bạn vẫn đinh ninh rằng có quá nhiều liên kết đỏ, hãy xem xét đổi một vài liên kết đó sang màu xanh. Có thể làm điều đó bằng cách tạo một bài sơ khai đơn giản, một liên kết đổi hướng hoặc một trang định hướng, với điều kiện bạn chắc chắn rằng liên kết đỏ đó là hợp lệ (chẳng hạn như nó không vi phạm các quy định trong Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia và tuân thủ các hướng dẫn về tên bài).

Kiểm tra lại khi đặt liên kết

sửa

Rất dễ đặt liên kết sai mà không hay biết. Khi bổ sung một liên kết, bạn nên bấm vào "Xem trước" rồi (từ bản xem trước) thử mở liên kết đó trong một tab mới để kiểm tra xem nó có dẫn đến trang đích mà bạn muốn không.

Càng tuân thủ sát sao quy tắc đặt tên, càng có khả năng liên kết sẽ dẫn đến một bài viết đã tồn tại. Ngay cả khi chưa có bài viết nào với tên đó, một liên kết đỏ hợp lệ vẫn sẽ giúp các biên tập viên khác khởi tạo một bài viết có tiêu đề phù hợp.

Trường hợp cụ thể

sửa

Liên kết ngày-tháng hoặc năm

sửa

Không nên đặt liên kết đến các bài viết về ngày-tháng (ví dụ như 24 tháng 2 hoặc 10 tháng 7) và năm (ví dụ như 1795, 1955, 2007) trừ trường hợp ngày-tháng hoặc năm đó có một mối liên hệ đáng chú ý với chủ thể của bài viết chứa liên kết mà qua đó người đọc có thể hiểu rõ hơn về chủ thể. Ví dụ:

  • Không đặt liên kết vào ngày-tháng (hoặc năm) trong câu, ví dụ (trong bài Nhà hát Opera Sydney): "Nhà hát Opera Sydney được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 28 tháng 6 năm 2007", bởi cả bài 28 tháng 6 lẫn bài 2007 đều không liên quan gì đến UNESCO, Di sản Thế giới hay Nhà hát Opera Sydney.
  • Không nên đặt liên kết vào năm sinh và năm mất của kiến trúc sư Philip Johnson, bởi các bài 19062005 gần như không chứa nội dung gì giúp người đọc hiểu rõ hơn về Johnson hay sự nghiệp của ông.
  • Trong một bài viết liên quan đến đại dịch COVID-19, có thể đặt liên kết vào "tháng 3 năm 2020" đến bài Dòng thời gian của đại dịch COVID-19 tháng 3 năm 2020 ([[Dòng thời gian của đại dịch COVID-19 tháng 3 năm 2020|tháng 3 năm 2020]]).
  • Trong một đoạn văn thảo luận về sự phát hiện tiểu hành tinh ʻOumuamua, có thể đặt liên kết vào "2017" (năm sự kiện đó xảy ra) đến bài Khoa học năm 2017 ([[Khoa học năm 2017|2017]]).

Tuy nhiên, trong những bài viết trực tiếp nói về các khoảng thời gian (ví dụ như 1789, Tháng mộtThập niên 80) thì không cần hạn chế việc đặt liên kết vào các ngày-tháng, tháng-năm hoặc năm.

Các ngày lễ (ví dụ như ngày thánh Patrick) không được xem là ngày-tháng và vì thế không thuộc phạm vi của quy tắc này.

Đơn vị đo lường thông dụng

sửa

Nhìn chung, chỉ nên đặt liên kết cho một đơn vị đo lường nếu nhiều khả năng một bộ phận lớn người đọc sẽ không biết ý nghĩa của nó, hoặc bản thân đơn vị đó là chủ đề đang được nói đến. Ví dụ, candela hay siemens có thể được xem là những đơn vị không thông dụng. Một số đơn vị khác thì không thông dụng ở quốc gia này nhưng lại thông dụng ở quốc gia khác.

Đề mục Liên kết ngoài

sửa

Lưu ý: Wikipedia không phải là nơi tổng hợp các địa chỉ trang web về một chủ đề.

Cú pháp

sửa

Cú pháp chèn một địa chỉ trang web rất đơn giản. Chỉ cần cho địa chỉ đó vào hai dấu ngoặc vuông, đồng thời đặt một dấu cách giữa URL và văn bản sẽ được hiển thị khi bạn xem trước hoặc đăng sửa đổi:

[https://www.example.com Văn bản hiển thị]

Đoạn mã này sẽ được hiển thị là:

Văn bản hiển thị

URL phải bắt đầu bằng http://, https:// hoặc một phần mở rộng thông dụng khác, chẳng hạn như ftp:// hoặc news://. Nếu không có phần mở rộng, hai dấu ngoặc vuông sẽ được hiển thị bình thường:   [như thế này].

Ngoài ra, URL đứng một mình sẽ tự động tạo ra một liên kết, ví dụ https://www.example.comhttps://www.example.com. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi trong tương lai. Vì thế, nếu bạn muốn hiển thị URL vì một lý do nào đó, hãy sử dụng tên miền của trang web làm phần văn bản được hiển thị: [https://www.example.com example.com] sẽ được hiển thị là example.com.

Không nên sử dụng các bản mẫu chú thích nguồn như {{chú thích web}} trong đề mục ==Liên kết ngoài==. Thay vào đó, hãy sử dụng các bản mẫu liên kết ngoài như {{trang web chính thức}}.

Tiêu đề liên kết

sửa

Khi bổ sung một liên kết ngoài vào các đề mục Chú thích, Đọc thêm hoặc Liên kết ngoài, hãy cung cấp một tiêu đề miêu tả nội dung của trang web được liên kết bằng cách thêm tiêu đề đó vào sau URL, ngăn cách bởi một dấu cách và cho tất cả vào giữa hai dấu ngoặc vuông.

Ví dụ, để thêm tiêu đề cho một URL như https://vi.wikipedia.org/ (đoạn mã này sẽ được hiển thị là https://vi.wikipedia.org/), hãy dùng cú pháp sau: [https://vi.wikipedia.org/ một bách khoa toàn thư mở] (đoạn mã này sẽ được hiển thị là "một bách khoa toàn thư mở").

Nhìn chung, URL và tên miền trông không đẹp mắt và không cung cấp thông tin hữu ích gì cho người đọc; vì thế, nên bổ sung một tiêu đề hoặc lời miêu tả có ý nghĩa. Ví dụ, Trang web của Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ dễ hiểu và rõ nghĩa hơn nhiều so với http://www.esa.int/ESA. Có những trường hợp ngoại lệ khi mà tên miền được biết đến rộng rãi hoặc tên miền cũng chính là tên của công ty sử dụng nó. Khi đó, nên cung cấp cả URL lẫn tiêu đề hoặc lời miêu tả: ví dụ, Trang web của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, www.esa.int.

Nếu lựa chọn hiển thị URL hoặc tên miền, hãy viết ngắn gọn nhất có thể. Ví dụ, hãy lược bỏ phần index.html ở cuối tên miền nếu được (nhớ kiểm tra trước để đảm bảo liên kết vẫn hoạt động). Nhiều địa chỉ trang web không cần "www."; hãy kiểm tra trước rồi lược bỏ nó nếu được. Có thể viết hoa chữ cái đầu tất cả các từ trong tên miền để giúp chúng trông dễ hiểu hơn, ví dụ WashingtonPost.com thay vì washingtonpost.com.

Liên kết nhúng (liên kết đánh số)

sửa

Nếu không có tiêu đề, các liên kết ngoài sẽ được đánh số tự động. Ví dụ,

[https://vi.wikipedia.org/]

sẽ hiển thị là:

[1]

Các liên kết được đánh số như thế này phải đi liền sau dấu câu, ví dụ như sau,[2] Chú thích đầy đủ sẽ được hiển thị trong đề mục Chú thích. Tuy nhiên, cách chú thích nguồn này không còn được sử dụng nữa bởi những liên kết như vậy dễ bị hỏng. Xem Wikipedia:Chú thích nguồn gốcWikipedia:Thông tin kiểm chứng được để tìm hiểu thêm.

Vị trí trong bài viết

sửa

Vị trí đặt các liên kết nhúng được dùng để chú thích nguồn giống hệt như vị trí của tất cả các loại chú thích khác trong bài viết, mà cụ thể là theo các tiêu chuẩn về định dạng chú thíchvị trí của chú thích so với dấu câu.

Các liên kết không được sử dụng làm nguồn tham khảo có thể được cho vào đề mục Liên kết ngoài như sau:

==Liên kết ngoài==
* [https://...]
* [http://...]

Tương tự như ở các đề mục khác, hãy đặt hai dấu bằng hai bên tên đề mục này (xem Cẩm nang biên soạn/Bố cục § Tên đề mục). Liên kết ngoài luôn phải là đề mục cuối cùng bài viết, nằm trước một số loại bản mẫu điều hướng (nếu có) và các thể loại của bài.

Trang web tiếng nước ngoài

sửa

Các biên tập viên được khuyến khích liên kết đến các trang web tiếng Việt. Tuy nhiên, vẫn có thể liên kết đến các trang web tiếng nước ngoài trong nhiều trường hợp:

  • Khi trang web đó chính là chủ thể của bài viết
  • Khi liên kết đến những trang web chứa các bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, bảng (khi đó, hãy giải thích các thuật ngữ quan trọng để những người không biết ngôn ngữ đó vẫn có thể hiểu được thông tin ở trang web được liên kết)
  • Khi trang web được sử dụng làm nguồn tham khảo và cung cấp những thông tin không thể tìm thấy ở một nguồn tiếng Việt nào có chất lượng tương đương.

Khi liên kết đến một trang web được viết bằng một ngôn ngữ mà đa số người đọc sẽ không nhận ra, hoặc ngôn ngữ của trang web không được thể hiện rõ ràng qua tên của ấn phẩm, cuốn sách, bài báo hoặc trang web, thì hãy chỉ ra ngôn ngữ của trang web đó. Ví dụ:

Cũng có thể ghi chú ngôn ngữ của trang web bằng cách dùng bản mẫu {{In lang}} ở cuối liên kết như sau {{In lang|<mã ngôn ngữ>}}. Ví dụ, {{In lang|es}} sẽ được hiển thị là: (tiếng Tây Ban Nha). Xem danh sách mã ISO 639.

Nếu sử dụng một trong các bản mẫu Chú thích kiểu 1 hoặc Chú thích kiểu 2 thì thay vì {{In lang}}, hãy dùng thông số |ngôn ngữ=. Thông số này chấp nhận cả tên ngôn ngữ lẫn mã ngôn ngữ, nhưng nên dùng mã ngôn ngữ vì khi đó các bản mẫu này sẽ tự động hiển thị tên của ngôn ngữ đó trong ngôn ngữ của phiên bản Wikipedia hiện tại.

Định dạng và kích thước tệp

sửa

Nếu liên kết dẫn đến một tệp tin không thuộc định dạng HTML hoặc PDF (các tệp PDF sẽ tự động được gắn biểu tượng: [3]) thì hãy nêu rõ định dạng của tệp. Có thể dử dụng các bản mẫu như {{DOClink}} hoặc {{RTFlink}}. Nếu người dùng phải cài đặt một tiện ích mở rộng trên trình duyệt mới xem được tệp thì cũng hãy chỉ ra điều này. Nếu liên kết dẫn đến một tệp PDF nhưng URL lại không kết thúc bằng .pdf, có thể thêm #.pdf vào cuối URL để đánh dấu liên kết đó là một tệp PDF.

Nếu liên kết dẫn đến một tệp tin có kích thước rất lớn (bao gồm cả những thành phần như hình ảnh) thì hãy ghi chú điều này để giúp những người đọc có kết nối Internet chậm xem xét có nên truy cập liên kết đó hay không.

Liên kết giữa các dự án Wiki

sửa

Cách liên kết

sửa

Có thể đặt liên kết đến các dự án Wiki khác bằng cú pháp:

[[wikt:bài viết]] hiển thị là: wikt:bài viết

Có thể giấu tiền tố wikt đi bằng biểu tượng gạch đứng:

[[wikt:bài viết|]]bài viết

Có thể tùy biến cách liên kết được hiển thị bằng cách thêm văn bản thì vào sau biểu tượng gạch đứng có :

[[wikt:bài viết|Văn bản]]Văn bản

Để tránh làm người đọc lúng túng, nhìn chung không nên liên kết đến các phiên bản ngôn ngữ Wikipedia hoặc dự án Wiki khác trong nội dung chính của bài viết, trừ trường hợp liên kết đến các bài viết trên WiktionaryWikisource (chẳng hạn như khi muốn giải thích nghĩa của một từ lạ hoặc đề cập đến một tài liệu). Nếu một bài viết chưa tồn tại ở Wikipedia tiếng Việt nhưng đã tồn tại ở một phiên bản ngôn ngữ khác thì có thể dùng bản mẫu {{Interlanguage link}} đi kèm liên kết đỏ để liên kết đến bài viết ở phiên bản ngôn ngữ đó.

Hộp nổi

sửa

Có thể chèn hộp nổi chứa liên kết đến những bài viết trên các dự án khác của Quỹ Wikimedia bằng cách sử dụng những bản mẫu như {{Wikiquote|Jimmy Wales}}. Các bản mẫu này sẽ hiển thị một hộp với biểu trưng của dự án tương ứng. Ngoài ra còn có các bản mẫu liên kết đến một số nguồn tài nguyên nội dung tự do khác không thuộc Quỹ Wikimedia. Các bản mẫu này có màu xanh lá nhạt để phân biệt với các dự án có liên quan chính thức đến Wikipedia. Xem Wikipedia:Danh sách bản mẫu liên kết đến các dự án nội dung tự do khác.

Nút bấm

sửa

Không sử dụng nút bấm trong nội dung của bài viết. Nếu bạn muốn "điều hướng" người đọc từ trang hiện tại đến một trang khác thì chỉ cần sử dụng liên kết. Ở Wikipedia, nút bấm được dùng để kích hoạt một "hành động" nào đó, chẳng hạn như xem trước và đăng sửa đổi, đăng ký tài khoản hoặc đặt câu hỏi.[3]

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Lời nhắn ẩn (<!-- "Bài viết" dẫn đến đây -->) phải được xuống dòng so với tên đề mục. Ví dụ:
    ==Đề mục==
    <!-- "Bài viết" dẫn đến đây -->
    Xem CNBS:TENDEMUC để tìm hiểu thêm về cách đặt bình luận về tên đề mục.
  2. ^ Nghiên cứu học thuật đã cho thấy các liên kết đỏ có thể là nguồn động lực phát triển của Wikipedia; xem Spinellis, Diomidis; Louridas, Panagiotis (2008). “The collaborative organization of knowledge”. Communications of the ACM. 51 (8): 68–73. doi:10.1145/1378704.1378720. Phần lớn bài viết mới được tạo ra không lâu sau khi một liên kết dẫn đến nó được bổ sung vào hệ thống.

Chú thích

sửa
  1. ^ Dvorak, John C. (16 tháng 4 năm 2002). “Missing Links”. PC Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ Ashwin Paranjape, Bob West, Jure Leskovec, Leila Zia: Improving Website Hyperlink Structure Using Server Logs. WSDM’16, February 22–25, 2016, San Francisco, CA, USA. PDF
  3. ^ “The Wikimedia Design Style Guide (buttons)”.

Liên kết ngoài

sửa