Wikipedia:Dự án/Âm nhạc/Quy định

Quy định sửa

Các quy định của Wikipedia Tiếng Việt còn phụ thuộc vào Wikipedia Tiếng Anh, do đó một số nội quy mà các bạn cần tuân thủ:

  • Về việc đặt tên:
    • Tên bài hát/đĩa đơn: Các bạn phải để trong ngoặc kép
    • Tên album: cú pháp giống với phần đĩa đơn nhưng các bạn phải để in nghiêng. Để in nghiêng các bạn dùng hai dấu nháy đơn ''
      • Cú pháp: ''Tên album'' (album của X)
      • Kết quả: Tên album (album của X)
  • Về việc viết bài:
    • Các bạn cần phải viết bài có nguồn tham chiếu đầy đủ, không được ghi tùy tiện mà không có bằng chứng xác thực. Các bạn có thể nhờ giúp đỡ để thêm nguồn xác thực.
    • Tuyệt đối không xuyên tạc các nội dung về âm nhạc.

Độ nổi bật sửa

Để một bài viết của chủ đề âm nhạc tồn tại trên Wikipedia, bài viết phải thỏa mãn ít nhất các tiêu chí về độ nổi bật. Các thông tin chi tiết có thể xem tại Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc).

Tuy nhiên, đối với âm nhạc Việt Nam vốn chưa có cơ sở thống kê, bảng xếp hạng hay tạp chí phê bình đáng tin cậy, việc xét tiêu chí của độ nổi bật không mặc nhiên theo trên mà cần xét khách quan trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, ca sĩ nổi bật không có nghĩa "mặc nhiên" tất cả các album đều nổi bật hoặc tất cả các chương trình đều nổi bật; hay một hãng đĩa nổi bật không "mặc nhiên" là mọi album họ sản xuất đều nổi bật.

Đánh giá bài viết sửa

Thống kê sửa

Bài viết về Âm nhạc theo chất lượng và độ quan trọng
Chất lượng Độ quan trọng
Đ.B. Cao T.B. Thấp ??? Tổng
  CL 0 0 0 0 0 44
  BVT 0 0 0 0 0 83
A 0 0 0 0 0 27
B 0 0 0 0 0 66
C 0 0 0 0 0 284
S.K. 0 0 0 0 0 463
??? 0 0 0 0 0 492
B.M. 0 0 0 0 0 45
Tổng 96 172 234 647 405 &00000000000010120000001.012

Chất lượng bài viết sửa

  • Bài viết được gắn sao chọn lọc: chọn lọc (CL)
  • Danh sách được gắn sao chọn lọc: danh sách chọn lọc (DSCL)
  • Bài viết được gắn sao bài viết tốt: bài tốt (BVT)
  • Bài viết đủ ý, tốt nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chọn lọc: A
  • Bài viết đủ ý nhưng trình bày tệ/chưa đủ ý nhưng trình bày tốt/quá dài dòng lan man: B
  • Bài viết thiếu ý, trình bày tệ: C
  • Bài viết gắn biển sơ khai: sơ khai

Độ quan trọng sửa

Độ quan trọng của dự án âm nhạc được đánh giá theo ý kiến chuyên môn. Chúng ta có thể đánh giá dựa theo tiêu chí của các danh sách từ các tạp chí uy tín (hiện tại có thể chọn tạp chí Rolling Stone, Billboard, Mojo, NME, Q), các kỷ lục của giải Grammy. Nhìn chung cần đánh giá theo toàn cục sự nghiệp của một nghệ sĩ, nhân vật, sự kiện, v.v

  • Những danh hiệu ngắn hạn, tiêu điểm (ví dụ, "Album xuất sắc nhất năm 2013 theo tạp chí Rolling Stone", "Giải Grammy 2013 cho Nghệ sĩ của năm", "Giải Grammy cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất") hoàn toàn đáp ứng được tiêu chí độ quan trọng tối thiểu là "Cao". Những đề cử có thể được xếp hạng tối thiểu là "Trung bình".
  • Các tác phẩm âm nhạc cổ điển (Việt Nam và thế giới) cần được thảo luận cụ thể từng bài để đánh giá.
  • Những danh hiệu nằm trong top 50 "Album vĩ đại nhất", "Nghệ sĩ vĩ đại nhất", v.v của 1 tạp chí (thông thường top 50 của những danh sách khác nhau không có nhiều xáo trộn lớn) cần được xếp hạng "Đặc biệt". Hiện tại có những danh sách của Rolling Stone, Mojo, NME là những danh sách quan trọng hơn cả. Những danh hiệu từ top 50-100 thỏa mãn tiêu chí quan trọng "Cao". Có thể tham khảo phần nào tại en:List of albums considered the best. Chấp nhận cả những danh hiệu do người đọc, khán giả của những tạp chí trên bình chọn (thường chỉ bình chọn top 10). Tuy nhiên những danh hiệu như "100 Album đầu tay vĩ đại nhất theo tạp chí Rolling Stone" thì không mang tính toàn diện, khi đánh giá độ quan trọng cần thảo luận.
  • Các Kỷ lục của giải Grammy. Tất cả các bài viết và danh hiệu top 3 có độ quan trọng "Đặc biệt". Những top 3 tiếp theo sẽ có độ quan trọng giảm dần. Tiêu chí này mang tính tương đối, cần tham khảo thêm các tiêu chí khác vì giải Grammy cũng chỉ là một danh hiệu mà thôi.
  • Đối với album, nghệ sĩ, ca khúc, sáng tác của âm nhạc Việt Nam (nhạc nhẹ, nhạc tiền chiến, nhạc truyền thống, nhạc cổ điển, v.v), cần thảo luận cụ thể để đưa ra đánh giá về độ quan trọng. Nhìn chung, chắc chắn độ quan trọng của âm nhạc Việt Nam sẽ không tương đương với âm nhạc quốc tế (hay lịch sử âm nhạc thế giới nói chung). Hiện tại có rất nhiều chương trình và giải thưởng ca nhạc, song chỉ nên đánh giá theo những giải thưởng chuyên môn như Giải thưởng âm nhạc Cống hiến, Bài hát Việt. Độ nổi bật và độ quan trọng của những thí sinh tham gia chương trình truyền hình như Giọng hát Việt, Thần tượng âm nhạc Việt Nam,... cần được thảo luận.
  • Tiểu sử theo kèm, ví dụ như vợ/chồng/bạn gái của nhạc sĩ không có liên quan trực tiếp tới âm nhạc, có độ quan trọng "Trung bình" tới "Thấp". Tương tự với những sản phẩm, danh hiệu không có nhiều thành tựu hay không có được đánh giá chuyên môn tích cực.

Rất nhiều trường hợp tiêu chí này sẽ nằm trong tiêu chí khác, trong trường hợp đó hãy chọn mức đánh giá cao hơn. Những ngoại lệ hoàn toàn có thể được chấp nhận thông qua trang thảo luận của từng bài viết cụ thể.