Giữ thiện ý là một nguyên tắc cơ bản của Wikipedia. Khi mọi người được phép sửa đổi các trang, tức là chúng ta đã coi như mọi người tham gia đều có ý định tốt giúp phát triển dự án này chứ không phải phá hoại chúng. Nếu không phải như vậy thì đã không có được một dự án như Wikipedia hiện nay.

Do vậy, khi bạn thấy một lỗi có dụng ý tốt, xin hãy sửa nó thay vì quay về phiên bản trước hoặc dán cho nó cái nhãn "phá hoại". Khi bất đồng với ai đó, xin nhớ là có thể họ tin là những gì họ làm là giúp phát triển dự án. Trong trường hợp này nên dùng các trang thảo luận để giải thích, đồng thời tạo cơ hội cho họ lý giải hành động của họ. Điều này giúp tránh sự hiểu nhầm lẫn nhau và tránh leo thang các mâu thuẫn. Đặc biệt nên kiên nhẫn với các thành viên mới là những người còn lạ lẫm với văn hóa và các quy định của Wikipedia.

Sửa lỗi biên soạn của người khác (ngay cả trong trường hợp bạn nghĩ lỗi đó là cố ý) vẫn tốt hơn là buộc tội người đó sai lầm vì ai cũng coi là hành động sửa lỗi là dễ chấp nhận hơn cả. Sửa một câu mới thêm vào mà bạn nghĩ là sai tốt hơn rất nhiều khi xóa nó thẳng tay.

Giữ thiện ý ở đây muốn nói về ý định, không phải hành động. Những người có thiện chí nhưng gây lỗi, thì cần phải sửa lỗi giúp họ. Chúng ta không nên hành động như thể lỗi này là cố ý. Sửa chữa, nhưng tránh phản đối người khác. Có thể có những người mà bạn bất đồng trên Wikipedia này, và ngay cả khi họ sai thì điều đó không có nghĩa là họ muốn phá hoại dự án này. Có những người mà bạn thấy khó có thể làm việc chung được, điều đó cũng không có nghĩa là họ muốn phá hoại dự án. Tuy nhiên, nếu họ làm chúng ta khó chịu, không cần thiết phải gán cho hành động của họ là thiếu thiện ý, ngay cả khi sự thiếu thiện ý có thể là rõ ràng, do các biện pháp chống phá hoại của chúng ta (như hủy sửa đổi hay cấm tài khoản/ địa chỉ IP...) là dựa trên các hành vi hơn là ý định.

Khi bút chiến trở nên nóng bỏng, chúng ta thường hay quên phải giữ thiện ý.

Việc thiếu thiện ý có thể dẫn đến:

  • Công kích cá nhân: Khi bạn công kích một cá nhân nào đó thì có thể sẽ khiến họ trở nên thiếu thiện ý hơn và cuộc chiến ngày càng trở nên căng thẳng.
  • Quên mất quy định về thái độ trung lập (TĐTL). Lý tưởng nhất là trình bày mọi quan điểm một cách công bằng và không thiên vị, thành kiến. Mỗi hủy sửa đổi (chứ không phải sửa đổi) của một phiên bản thiên vị là một thất bại về thái độ trung lập, bất kể bút chiến căng thẳng đến mức nào. Thử hình dung xem tại sao người kia lại thấy bài đó là thiên vị. Sau đó, nếu có thể thì hợp nhất ý của họ theo cách mà bạn cho là trung lập. Nếu cả hai bên đều thực hiện điều này thì cuối cùng họ sẽ gặp nhau ở TĐTL—hay gần như thế.

Dĩ nhiên là việc giữ thiện ý và bỏ qua các hành động phá hoại là hai điều khác nhau. Nếu bạn muốn người khác thể hiện thiện ý với mình thì hãy thể hiện trước điều đó với họ. Đừng đặt gánh nặng lên người khác. Hô hào người khác "cần thể hiện thiện ý" này nọ không đồng nghĩa với việc bạn không phải giải thích các hành động của mình và việc hô hào này nếu lặp lại nhiều lần sẽ khiến người khác nghĩ là bạn không có thiện ý.

Quy định này không đòi hỏi các thành viên tham gia phải tiếp tục thể hiện thiện ý khi có dấu hiệu về những hành vi ngược lại. Những hành vi đi ngược lại thiện ý như phá hoại bài viết, công kích cá nhân, dùng nhiều tài khoản khác nhau, hay kích động bàn phím chiến. Thể hiện thiện ý cũng không có nghĩa là không nên phê phán các hành động nào đó của các thành viên. Tuy nhiên việc phê phán hành động nào đó là có ác ý cần phải có bằng chứng cụ thể về việc đó. Lên án người khác không có thiện ý mà không có bằng chứng rõ ràng cũng là một hình thức thiếu thiện ý.

Xem thêm