Wikipedia:Kinh nghiệm hoạt động và Sáng kiến phát triển Wikipedia


Các thành viên có thể thêm và chỉnh sửa thoải mái
Danh sách thành viên có liên quan
nội dung
Buiquangtu
DHN
DoraMoon
Đông Minh
Mintu Martin
Nguyenhai314
Nội dung chọn lọc
P.T.Đ
Q.Khải
Sangkienwiki (bác này có lẽ là Kayani)
Thienhau2003
ThiênĐế98
Tuanminh01
Wiki thành viên Liên minh hội (WTL)

Trang này là một bài viết tham khảo, tập hợp các kinh nghiệm hoạt động và các ý tưởng, sáng kiến liên quan nhằm khả năng giúp ích wikipedia phát triển từ mọi thành viên. Tất cả thành viên muốn đóng góp kinh nghiệm, ý tưởng của mình hãy viết ý kiến bên dưới và ký tên phía sau nội dung của mình (ký tên ~~~~).

Bài viết tham khảo gồm hai mảng chính lớn là Phát triểnChống phá hoại. Bài viết là trang tham khảo cho các thành viên có thể hoạt động cá nhân hoặc tham khảo cho wikipedia từ các ý tưởng và kinh nghiệm thu thập được, nhằm phát triển hệ thống theo một cách tốt hơn. Nội dung có thể dùng tham khảo cho bất kỳ một Đề xuất phát triển chính thức nào khác. Vai trò bài viết này là góp phần tăng cường hoạt động và phát triển của wikipedia ở mức tốt nhất.

Đây là trang mở, là một danh sách không ngừng thu thập và hiệu chỉnh mọi ý tưởng, kinh nghiệm. Bất kỳ thành viên nào cũng có thể sửa đổi. Bạn hãy thêm nội dung của bạn vào bên dưới.

  • Trình bày ý kiến của cá nhân về bất kỳ kinh nghiệm hoạt động của bạn.
  • Thẳng thắn nêu bật bất kỳ ý tưởng sáng tạo nào dù có vẻ điên rồ hay vớ vẩn.
  • Nhận xét, đánh giá làm sáng rõ Ưu và Khuyết điểm của nội dung được thêm bởi thành viên khác một cách tự do.
  • Trình bày ý kiến của bạn về những gì bạn quan sát được trên toàn hệ thống, bao gồm quan sát các thành viên khác, trong đó có rối.

Các kinh nghiệm có thể từ kinh nghiệm hoạt động cá nhân hoặc từ việc quan sát cách thành viên khác hoạt động, hiểu hoạt động của họ.

Các trao đổi, phản biện vui lòng vào trang Thảo luận. Trang này chủ yếu bày trí các ý kiến và các đánh giá ngắn, nên vào trang thảo luận để tránh làm loãng nội dung.

Phần I. Phát triển sửa

Danh sách kinh nghiệm các cá nhân sửa

Chiến lược Đề bạt sửa

Có lẽ được sáng tạo bởi Mintu Martin, nhằm chọn và giới thiệu các bài viết của thành viên khác, những bài viết có nội dung thỏa mãn một bài thuộc nhóm chất lượng: BVT, BVCL, DSCL,...mục đích làm gia tăng thành tựu nội dung các bài chất lượng trên wikipedia. Nhưng Mục đích chính là nhằm lôi kéo các thành viên tham gia hoạt động Viết bài và Ứng cử bài viết chất lượng. Khi các thành viên có thành tựu tích lũy họ sẽ tham gia chủ động để mục hoạt động chất lượng nhộn nhịp.

Quan sát: không hiệu quả lắm. Hầu như các thành viên được đề bạt các bài viết, ứng cử thành công họ vẫn không tham gia, vài người tham gia được 1 vài bài thì "biến mất tăm".  M  04:01, ngày 6 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Chiến thuật Đăng nhờ sửa

Cách thức này có thể do Mintu Martin sáng tạo đầu tiên, do mỗi thành viên chỉ có thể đăng tối đa 2 ứng cử, có thể nhờ lượt ứng cử được phép mà một thành viên không dùng đến để sử dụng. Ngoài ra, đăng giúp cũng có tác động tâm lý vì tránh cảm giác nhàm chán khi vào trang ứng cử của một tên thành viên ứng cử quen thuộc. Đồng thời, cũng là cách lôi kéo thêm thành viên tham gia mục bài viết chất lượng.

Chiến thuật Đính kèm sửa

Mô tả một cách thức phổ biến của rất nhiều thành viên wiki trong việc tích lũy thành tựu của mình. Các bài viết BVT, BVCL,... bên cạnh việc ứng cử cũng được tận dụng đưa lên mục Bạn có biết?

Chiến thuật Chắp ghép sửa

Là sự kết hợp 2 hay nhiều hơn 2 bài viết đề cử mục Bạn có biết trong cùng một nội dung đăng.

  • Chắp đôi: ví dụ, một đề cử của Tuần 20 năm 2019 đã gồm 2 bài viết trong cùng một nội dung:
    • …trận chung kết UEFA Champions LeagueEuropa League năm nay là lần đầu tiên một quốc gia có cả 4 đội bóng lọt vào hai trận chung kết trên?
  • Chắp ba: ví dụ, một đề cử của Tuần 8 năm 2019 gồm 3 bài viết trong cùng một nội dung đăng:

Trọng tâm chiến thuật này là các bài viết không có ý BCB nào hay nhưng vẫn được đăng ké.

Chiến thuật này sẽ giúp gia tăng nhanh chóng tích lũy số lượng thành tựu trên mục Bạn có biết của một thành viên.

Chiến thuật Đu đưa sửa

Khi không thể tìm được ý tưởng viết bài cho mục Bạn có biết? hãy xem một đề cử bất kỳ trên mục này, viết một bài có nội dung "ăn theo" đề cử của thành viên khác. Ví dụ: một đề cử Tuần 43 năm 2019 có nội dung:

Thành viên đã đề cử bài pháo đài Julien vậy bạn có thể tạo hoặc mở rộng phiến đá Rosetta. Dù bài viết có thể không có ý đặc biệt nào nhưng nó đu đưa theo bài viết có nội dung đặc biệt của thành viên khác đang đề cử, bài của bạn có thể sẽ được chấp nhận.

Chiến lược Tiếp cận sửa

Là hoạt động đề bạt bài viết của thành viên mới lên mục Bạn có biết, BVT, BVCL,... giao tiếp tại trang thảo luận thành viên của họ cho họ biết bài họ tạo đang được đề cử, động viên gia tăng sửa bài và phụ sửa.

  • Chọn lựa thành viên mục tiêu và hỗ trợ tối đa cho thành viên.
  • Đây là chiến lược truyền thống hiệu quả nhất để giải bài toán Nguồn nhân lực cho wikipedia.

Ưu đãi sửa

Ưu đãi hay Lợi thế đầu tiên mô tả tình huống một thành viên mới lần đầu ứng cử Bài viết Tốt, Bài viết Chọn lọc, Danh sách chọn lọc....vì là bài đầu tiên nên rất dễ dàng nhận được sự ưu ái các thành viên khác, dung lượng hay chất lượng có thể thiếu sót nhưng sẽ dễ dàng được bỏ qua, cũng như được sửa bài giúp. Điều mà một thành viên ứng cử lâu năm không bao giờ có được ngoài việc bị đánh giá gắt gao.

Ngoài ra, chọn lựa 1 bài ứng cử mà trong thể loại của nó chưa có bài chất lượng cao nào, nghĩa là đó sẽ là bài đầu tiên. Có thể nhận được ưu đãi.

Chiến lược Ưu tiên sửa

Làm dễ trước làm khó sau sửa

Thành viên mới và thành viên lần đầu ứng cử một bài biên dịch có thể chọn một bài viết nội dung không quá dài. Xem link bên dưới, xem ngược từ dưới lên, hãy đi từ ngắn tới dài, làm thử sức một bài dễ trước rồi về sau hãy ứng cử mức khó hơn với một bài dài hơn:

Nên ứng cử 1 bài Danh sách chọn lọc khi lần đầu tham gia, như vậy sẽ dễ hơn.

Chiến thuật Ngắn - Dài sửa

Cách thức này có thể được tạo từ Wiki thành viên Liên minh hội (WTL) như người đầu tiên, đăng cùng lúc 2 bài ứng cử, một ngắn và một dài. Do tình trạng không nhiều người tham gia hoạt động BVT, BVCL,...đây là cách tâm lý khiến thành viên đánh giá lười đọc bài dài sẽ chọn lựa đọc bài ngắn và dễ dàng bỏ phiếu. Điều này sẽ dẫn đến các cựu thành viên xuất hiện để can thiệp, và khi điều đó xảy ra, một câu hỏi đặt ra là thành viên đó sẽ bỏ thời giờ nhận xét bài dài hay không. Đây là cách đánh động tình trạng làm ngơ trên wiki.

Đánh giá: Chiến thuật này đã được quan sát rất rõ: bài viết ngắn HD 217107 c bị các cựu thành viên xuất hiện vào đánh giá, nhưng họ vẫn chẳng quan tâm bài viết dài.

Thành tựu tập trung sửa

Mô tả một thành viên chỉ hoạt động dồn vào một Mảng duy nhất: Bài viết Tốt, như trường hợp VMQ123; DSCL, như trường hợp Danh sách chọn lọc. Cũng như Mảng chủ đề, như trường hợp ThiênĐế98 với tiểu sử Công giáo, hoặc Mintu Martin với lĩnh vực âm nhạc, thành viên Dieu2005 với chủ đề hải quân. Điều này khiến thành tựu dễ đào sâu và tích lũy tốt hơn bởi hoạt động có tính tập trung.

Vì thế các thành viên cần chọn lựa rõ ràng trong Mảng chủ đề và Mảng hoạt động của riêng mình. Qua đó cũng thúc đẩy tích lũy thành tựu lên cao nhất.

  • Mảng chủ đề: Âm nhạc, Điện ảnh, Lịch sử,...
  • Mảng hoạt động: Bài viết tốt, Bài viết chọn lọc, Danh sách chọn lọc, Bạn có biết?, Tin tức,...

Chiến lược Tập trung sửa

Là cách thức hoạt động được ghi rõ hướng đến Chủ điểm chọn lọcChủ điểm tốt với lộ trình viết các nhóm bài BVT, BVCL,...hướng đến một mục tiêu rõ ràng là tích lũy một chủ điểm. Hoạt động này cũng mô tả thành tựu tích lũy đang được phát triển cho các chủ điểm chất lượng về Lady Gaga của Mintu Martin và VMQ123.

Một cách dễ hiểu, việc viết bài BVT, BVCL đều phải có nội dung liên quan và xoay quanh một chủ điểm, và hướng đến việc đạt được nó.

Chính sách Cộng tác sửa

Chính sách Cộng tác hay Hợp tác: là việc hợp tác 2 hay nhiều thành viên cho hoạt động Nội dung chất lượng, bao gồm hùn sức cho một bài viết tốt hoặc một bài viết chọn lọc,...

Việc hợp tác sẽ khiến công việc được thúc đẩy và lợi thế về phiếu vì không có điều lệ ngăn cấm hai thành viên cùng viết bài lại cùng bỏ phiếu.

Ví dụ: Mintu Martin, Thusinhviet và NXL1997 cùng hợp tác xây dựng bài Harry Potter và Hòn đá Phù thủy thành BVCL. Definitely Maybe  Nhắn cho tôi 12:35, ngày 11 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Ý tưởng đề xuất sửa

Tuần lễ Dự án sửa

Là Phong trào đề xuất vẫn chưa được thảo luận và áp dụng trên wiki, mô tả việc phát động phong trào và lôi kéo thành viên tham gia một dự án trong một tuần lễ giành cho dự án đó, gia tăng động lực và hoạt động của thành viên nhằm tích lũy các thành tựu cho một Dự án gần như "chết" trong thời gian ngắn hạn là một tuần lễ.

Liệt kê các Dự án chết hoặc gần như chết, khuyến khích nhiều thành viên cùng tham gia.

Xem thêm: Wikipedia:Dự án (không còn hoạt động)

Ý tưởng này vẫn còn đang đề xuất.

Tháng viết bài thuần Việt sửa

Là phong trào viết bài trong 1 tháng với trọng tâm viết bài tự viết chứ không biên dịch. Thuần Việt nghĩa là không dựa vào các wiki khác.

Ý tưởng này vẫn còn đang đề xuất.

Tháng dọn dẹp sửa

...do Tuanminh01 đề xuất. Thienhau2003 triển khai.

Chưa triển khai

Chính sách ưu tiên Bài tự viết sửa

Cần tổ chức thảo luận và biểu quyết thông qua các điều khoản ưu tiên cho "bài tự viết" của nhóm ứng cử BVT, BVCL,....Liên quan số phiếu, tiêu chuẩn bài viết có tính ưu tiên.

Động viên bài tự viết, thoát khỏi phụ thuộc vào thói quen biên dịch. Cũng là khuyến khích hoạt động của thành viên.

Ý tưởng này vẫn còn đang đề xuất.

Wikipedia:Dự án/Xuất khẩu bài viết sửa

Hoạt động xuất khẩu bài viết sang các wiki khác sẽ tổ chức quy mô lớn thành một dự án, và tập hợp thành viên tham gia.

Ý tưởng này vẫn còn đang đề xuất.

Wikipedia:Dự án/Phát triển nội dung chất lượng cao sửa

Theo đề xuất của bạn DoraMoon, sau đó là Mintu Martin.

Tên gọi ban đầu:

Đã lập: =>

Đánh giá: đến cuối tháng 9/2020 vẫn chưa thật sự hoạt động.

Dự án liên quan khác

Một số đường hướng phát triển trích dẫn bởi Mintu Martin:

Mục tiêu sửa

Đối với các bài biên dịch từ ngôn ngữ khác sửa

  • Công cụ Google Dịch thường được các thành viên có vốn tiếng Anh kém/lười dịch sử dụng để biên dịch các bài viết từ ngôn ngữ khác, chủ yếu là từ wikipedia tiếng Anh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các đoạn văn dịch ra tiếng Việt bởi công cụ này thường rất lủng củng, hay thậm chí là sai hẳn về mặt câu từ, ngữ nghĩa hay ngữ pháp tiếng Việt, vì thế việc sử dụng google dịch để biên dịch bài viết là điều không nên và không được khuyến khích.
VD: Điển hình là hàng loạt các bài viết từ Wikipedia:Tháng viết bài khoa học có chất lượng dịch thuật vô cùng cẩu thả với số lượng không thể đong đếm được, đến nỗi Bảo quản viên (BQV) Thiên Đế phải mở một biểu quyết tham khảo cộng đồng để cho ra đời trang Wikipedia:Biểu quyết đánh giá bài viết dịch thuật.
  • Với những người mới chưa biết gì về việc dịch bài trên wiki, hãy đọc kĩ trang Wikipedia:Biên dịch (và có thể mở rộng trang này nếu muốn, bằng chính việc biên dịch từ bài viết bên wiki tiếng Anh), rồi bắt đầu tiến hành những bài dịch đầu tiên. Nếu chưa tự tin về khả năng dịch thuật của mình hoặc gặp vấn đề trong việc viết/biên dịch bài, đừng ngại mà hãy nhờ một số thành viên thân quen trên wiki, các Điều phối viên hoặc BQV giúp đỡ hoặc tư vấn cho mình.
  • Sau khi cảm thấy tự tin và chắc chắc hơn về khả năng dịch bài của mình, hãy thử sức với việc đem đề cử các bài viết cho trang Wikipedia:Bạn có biết (BCB). Tuy các tiêu chí viết bài ở trang này không quá khắt khe như trang Wikipedia:Bài viết tốt (BVT) hay Wikipedia:Bài viết chọn lọc (BVCL), nhưng các giám khảo ở đây thường đọc lướt qua các bài viết được tiến cử và sẽ nhận biết ngay những bài viết dịch máy cẩu thả. Vì thế hãy chuyên viết bài đóng góp cho mục BCB để nâng cao kĩ năng và tay nghề dịch thuật của mình, đồng thời tiếp nhận những đánh giá từ giám khảo để tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.
  • Sau khi chắc tay viết những bài lên bản tin BCB, hãy tiến đến trang BVT để bắt tay vào việc dịch các bài chất lượng cao dịch từ các phiên bản ngôn ngữ khác, trong đó phổ biến nhất là wiki tiếng Anh (Good Article, viết tắt là GA). Các bài GA bên wiki tiếng Anh thường có biểu tượng dấu cộng màu xanh lá cây nhỏ ở rìa góc phải trên cùng của bài viết (xem chi tiết các bài GA tại trang này).

Mục Bạn có biết ? (BCB) sửa

Thay đổi yêu cầu đề cử BCB sửa

Yêu cầu: giảm Quy định tăng gấp đôi (100%) nội dung thì bài mới được chọn BCB xuống chừng mức 50%, đồng thời ưu tiên bài chưa đăng mục BCB nhưng cải thiện chất lượng dịch, gỡ bảng dịch máy, bảng clk hay các bảng treo khác thì sẽ được đăng BCB.

Trọng tâm: gia tăng chất lượng bài viết và sự khuyến khích hoạt động thành viên đặt lên hàng đầu.

Tăng 8 bài đăng/tuần lên 10 bài đăng/tuần.

Đề xuất: Đông Minh

Đề mục Bài Thỉnh cầu trên BCB sửa

Thêm 1 đề mục nhỏ thỉnh cầu BCB, chọn sẵn bài cho các thành viên chỉ cần lựa và dịch bài yêu thích, có thể phát triển thành 1 dự án.

Giới thiệu việc viết bài cho Người mới đến.

Đề xuất: Đông Minh
Đánh giá: đã có nhiều thành viên viết bài.

Dự trữ BCB sửa

Nhà sáng tạo: Wiki thành viên Liên minh hội (WTL)
Hiện trạng: đã áp dụng
Đánh giá: chưa có nhiều thành viên tham gia.

Thay đổi số tần suất sửa

Tăng số lần đăng BCB từ 1-2/tuần lên 7 lần/tuần.

Xem: Thảo luận Thay đổi số tần suất
Đề xuất: Nguyenhai314
Hiện trạng: đã áp dụng

Thay đổi cơ cấu sửa

Đề xuất: DHN

Hoạt động vinh danh sửa

Cần có các đánh giá thường kỳ hoặc thường niên để vinh danh các thành viên có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển.

Đề bạt cuối năm 2019 bao gồm: Thienhau2003, Mongrangvebet, Thanhdmh,...

Văn hóa Cảm ơn sửa

Khuyến khích thói quen này trong cộng đồng như một phong trào. Một biện pháp gắn kết thành viên và động viên tinh thần.

 Thành viên này tham gia thúc đẩy Văn hóa Cảm ơn trên wikipedia


Nhóm thành viên Không bỏ phiếu sửa

Nhà sáng tạo: Thành viên Nội dung chọn lọc

Danh sách tốt sửa

Đã có BVCL và BVT, có DSCL vậy cũng cần phải có DST.
Ý tưởng và đề xuất: [ W T L ] thảo luận 07:43, ngày 18 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Sao Đồng sửa

Sao Đồng là xếp sau Sao Bạc (Bài viết tốt) và Sao Vàng (Bài viết chọn lọc).
Ý tưởng và đề xuất: [ Lãnh chúa Wikipedia tiếng Việt ] thảo luận 11:16, ngày 13 tháng 3 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đăng Bài viết tốt lên Trang Chính sửa

Tại sao trang chính chỉ đăng Bài viết chọn lọc mà không đăng Bài viết tốt.
Ý tưởng và đề xuất: [ Lãnh chúa Wikipedia tiếng Việt ] thảo luận 11:16, ngày 13 tháng 3 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đăng Danh sách chọn lọc lên Trang Chính sửa

Trang Chính có BVCL, HACL, sao không thêm DSCL luôn cho đủ? Wiki tiếng Việt cũng có khoảng 100 DSCL rồi, thay đổi mỗi tuần cũng đủ 2 năm.
Ý tưởng và đề xuất: Q.Khải

Đề cử Tin tức sửa

Tạo trang đề cử cho mục Tin tức để việc đăng bài mang tính hệ thống hơn và tránh được tranh cãi.
Ý tưởng và đề xuất: Q.Khải

Quản trị viên học việc sửa

Ý tưởng và đề xuất: Đông Minh

Phong trào thi đua sửa

Cuộc chạy đua Best Leader of DYK sửa

Nhà sáng tạo: Q.Khải

Xét tuyển Wikipedia emperor of the year sửa

Nhà sáng tạo: [ Chủ tịch Hiệp hội Wikipedia ] thảo luận 12:40, ngày 9 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Giải thưởng Siêu chất lượng sửa

Ý tưởng về cấp bài viết chất lượng cao hơn cả bài viết chất lượng hiện tại. Biểu tượng Siêu tốt   và Siêu chọn lọc  .

Dung lượng đề xuất từ 250.000 bytes trở lên. Hiện có 67 trang trên mức này.

Yêu cầu phải thông qua ứng cử và phải ứng cử thành công.

Nhà sáng tạo: Đông Minh

Giải thưởng Phao cứu sinh sửa

Nhà sáng tạo: Wiki thành viên Liên minh hội (WTL)

Phong trào thi đua dựa trên mô hình sẵn sửa

Thi tuyển Cúp Wiki tiếng Việt sửa

Nhà thiết kế: Mintu Martin

Nội dung khác sửa

Thay đổi hiển thị sửa

Gia tăng sử dụng ảnh động và video ngắn trên wikipedia để thu hút hơn.

Ý tưởng và đề xuất: Đông Minh

Biểu tượng cá nhân wikipedia sửa

Thúc đẩy nhận dạng bản thân, tăng ý thức và trách nhiệm cộng đồng.

Ý tưởng và đề xuất: Đông Minh

Bôi đen sửa

Lời khiếm nhã

Ý tưởng: Nguyenhai314

Giám định chất lượng thành viên sửa

[chưa rõ cụ thể]

Ý tưởng và đề xuất: Đông Minh

Ủy ban review sửa đổi sửa

Ý tưởng và đề xuất: Sangkienwiki

Ủy ban hòa giải sửa

Xây dựng: Buiquangtu

Chống dịch máy sửa

Ý tưởng đã hủy sửa

Cuộc chạy đua King of DYK sửa

Sáng tạo: [ Chủ tịch Hiệp hội Wikipedia ] thảo luận 12:40, ngày 9 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Cuộc chạy đua King of News sửa

Sáng tạo: Wiki thành viên Liên minh hội (WTL)

Thêm tin tức VN vô mục tin tức sửa

Đề xuất: WTL [ W T L ] thảo luận 07:42, ngày 18 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã hủy: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn_B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Tin_t%E1%BB%A9c#Tin_Vi%E1%BB%87t_Nam

Phần II. Phá hoại và chống phá hoại sửa

Cách phá hoại phổ biến sửa

(phần này chưa được viết)

Đề xuất các biện pháp chống phá hoại sửa

  •   Loại khóa mới
    • Đề xuất Loại khóa mới: Bán khóa hẳn, Khóa tuần tra
    • Xem ở đây: Đề xuất
    • Ý tưởng và đề xuất: Q.Khải
  •   Chiến lược 3 Chặn
    • Mục đích: chống phá hoại
    • Nội dung:
      • -Một là, triệt vấn đề từ gốc, từ ngay lúc tạo tài khoản. Khi tạo tài khoản sẽ có một số từ bị từ chối, chúng ta nên đệ trình meta bằng cách nào đó tạo ra danh sách đen các từ tục tĩu tiếng Việt (họ không biết tiếng Việt nên không hiểu ta sẽ soạn cho họ) như các từ: chó, heo,...mở rộng danh sách đó, để cấm người tạo tài khoản ngay từ đầu, khiến họ chỉ có thể tạo tài khoản với cái tên nghiêm túc, và để khi các tài khoản mới dù cho họ có hoạt động phá hoại wiki, chí ít tên tài khoản vẫn là tên đàng hoàng.
      • -Hai là, việc tạo trang mới hay thêm nội dung vào trang bài nào đó cũng theo cách như vậy, sẽ không thể tạo hay lưu lại được vì từ ngữ "đen" sẽ chặn.
    • Ý tưởng và đề xuất: Đông Minh
  •   Chặn thiết bị
    • Wiki chống phá hoại chỉ tập trung vào chặn đường mạng, tức là chặn IP, tại sao không phát triển công cụ chặn thiết bị. Đối với việc đăng ký sử dụng dịch vụ mạng do 1 nhà mạng cung cấp, chủ đăng ký có thể vào tài khoản của họ để thường xuyên theo dõi thiết bị nào (máy tính, smartphone) dùng đường mạng của họ, và có thể nhận dạng tên thiết bị lạ, đặt nó vào chế độ chặn. Nếu có thể chặn thiết bị thì việc reset sẽ trở nên vô ích, như vậy cũng là cách chống phá hoại tối ưu.
    • Ý tưởng và đề xuất: Đông Minh
  Ý kiến Tuy ý tưởng này rất hay nhưng vấn đề là chúng ta cần phải tôn trọng quyền riêng tư của chủ thiết bị. Mekotsu (thảo luận) 05:41, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Tăng tiêu chí thành viên tự xác nhận
    • Hiện tại tiêu chí 4 ngày và 10 sửa đổi sẽ trở thành thành viên xác nhận, cần tăng lên 10 ngày và 30 sửa đổi, điều này giúp một chút hiệu quả trong chống phá hoại.
    • Ý tưởng và đề xuất: Đông Minh

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa