Wikipedia:Nội dung phản cảm
![]() | Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
![]() | Tóm tắt trang này: Mặc dù Wikipedia không bị kiểm duyệt, nhưng việc sử dụng từ ngữ và hình ảnh phản cảm trong bài bách khoa chỉ nên được thực hiện khi có lý do chính đáng. Không cần phải thêm cảnh báo cho các bài đó. |
Hướng dẫn Wikipedia | |||
---|---|---|---|
Ứng xử | |||
|
|||
Nội dung | |||
Biên tập | |||
|
|||
Văn phong | |||
Xóa | |||
Nội dung dự án | |||
Khác | |||
Wikipedia có nhiệm vụ cung cấp tri thức bách khoa, kể cả những nội dung có thể khiến một số người cảm thấy khó chịu và phản cảm. Tuy Wikipedia không kiểm duyệt nội dung, nhưng không có nghĩa là các từ ngữ và hình ảnh thô tục, phản cảm (theo quan điểm của đại đa số độc giả) có thể được đưa vào bài bất chấp. Nội dung phản cảm chỉ được phép xuất hiện trong bài khi:
- Nếu không có nội dung đó, bài viết sẽ thiếu chính xác do thiếu đi thông tin quan trọng có thể làm rõ hoặc minh họa chính xác hơn về chủ đề bài viết. Và ta không còn sự lựa chọn nào khác.
- Được trình bày một cách nghiêm túc, khách quan, có giá trị học thuật, nhằm cung cấp tri thức, phù hợp với tinh thần bách khoa toàn thư. Dĩ nhiên, nếu có lựa chọn tốt hơn thì cần ưu tiên các lựa chọn đó.
Cách xử lý
sửaNhững nội dung phản cảm trong bài bách khoa cần được hiển thị đầy đủ hoặc bỏ hẳn, không che đi bằng ký hiệu, chẳng hạn như thay bằng dấu gạch ngang, dấu hoa thị hoặc các ký hiệu khác. Ví dụ, tên cuốn tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là Làm đĩ, không phải Làm đ*. Khi trích dẫn nguyên văn nội dung thô tục từ nguồn, hãy giữ nguyên và đặt trong dấu ngoặc kép. Nếu nội dung gốc có lỗi sai (chẳng hạn như lỗi chính tả, đánh máy) hoặc cách viết khác thường (ví dụ, Đường Kách Mệnh), cũng hãy đặt trong dấu ngoặc kép.
Không cần thêm cảnh báo (disclaimer) vào các bài này (mức độ phản cảm có thể nhiều hay ít, tùy vào cách nhìn nhận), bởi vì tất cả các bài viết trên Wikipedia đều phải tuân theo năm trang tuyên bố từ chối trách nhiệm chính thức.
Khi thảo luận
sửaCác cuộc thảo luận về nội dung nhạy cảm (hình ảnh hay từ ngữ) thường dễ gây tranh cãi và căng thẳng. Khi thảo luận, mọi người cần giữ bình tĩnh, tôn trọng nhau và tin rằng người kia làm vậy âu cũng là vì muốn tốt cho bài viết. Khi tranh luận, tránh dùng những từ mang tính chất cáo buộc như "khiêu dâm", "kiểm duyệt", chỉ làm tăng sự căng thẳng và chia rẽ. Hãy sử dụng ngôn ngữ khách quan để thảo luận một cách hiệu quả. Mục đích hướng đến là hai bên hiểu ý nhau và giải quyết vấn đề một cách xây dựng.
Tiêu chuẩn đưa vào
sửaMột nguyên tắc cốt lõi của Wikipedia là không bị kiểm duyệt, chúng ta không xóa nội dung chỉ vì một số người thấy nội dung đó phản cảm, nhưng cũng không phải cứ phản cảm là có thể đưa vào bài bất chấp. Những nội dung này vẫn phải tuân theo các tiêu chuẩn chung của Wikipedia. Nếu bị đa số độc giả xem là tục tĩu, khiêu dâm, phản cảm, thì nội dung đó sẽ chỉ được giữ lại khi:
- Nếu không có nội dung đó, bài viết sẽ thiếu chính xác do thiếu đi thông tin quan trọng giúp làm rõ hoặc minh họa chính xác hơn về chủ đề bài viết. Và ta không có sự lựa chọn nào tốt hơn.
- Được trình bày một cách nghiêm túc, khách quan, có giá trị học thuật, nhằm cung cấp tri thức, không phải để giật gân, gây sốc.
Hình ảnh
sửaKhi chọn hình để đưa vào bài, người viết cần tránh sử dụng hình phản cảm vì những lý do không chính đáng như thu hút sự chú ý, gây sốc, tăng lượt xem, tăng tương tác, thể hiện phong cách cá nhân của người viết, thử nghiệm hệ thống… Nếu có nhiều lựa chọn minh họa cùng một nội dung, hãy ưu tiên phương án ít gây tranh cãi nhất.
Wikipedia không ủng hộ việc đưa vào các hình ảnh phản cảm vào bài chỉ để chứng minh rằng Wikipedia không kiểm duyệt. Việc chọn hình phải dựa trên các quy định về nội dung. Những hình ảnh phản cảm không có giá trị cho tri thức của người đọc, không phù hợp với thông điệp mà bài viết muốn truyền tải, lạc đề, không cần thiết, không có lý do chính đáng để xuất hiện sẽ không được ưu tiên hơn các hình ảnh khác. Theo quy định, hình ảnh chỉ nên được đưa vào bài với mục đích duy nhất là "giúp người đọc hiểu rõ hơn về chủ đề bài viết". Hình nào không đáp ứng mục đích này hoặc vi phạm các quy định khác (như đưa ra quan điểm thiên vị hoặc sai lệch) sẽ không được chấp nhận.
Hình ảnh trong bài cần phải phản ánh đúng kỳ vọng của người đọc về chủ đề đó, đồng thời không làm giảm chất lượng bài viết. Ví dụ, khi chọn hình minh họa cho bài Cơ thể người, hãy ưu tiên những hình ở tư thế giải phẫu tiêu chuẩn, không mang tính gợi dục, phù hợp với tinh thần bách khoa toàn thư. Không ưu tiên các hình mang tính khiêu dâm hơn hình ảnh thường. Tương tự, trong bài viết về Ô tô, không sử dụng hình ảnh xe hơi có phụ nữ khỏa thân tạo dáng bên cạnh (dù có thể có nhiều hình như vậy bên Commons và "Wikipedia không bị kiểm duyệt") vì những hình ảnh này không phù hợp với thông điệp mà bài viết muốn truyền tải. Đúng là Wikipedia không bị kiểm duyệt, nhưng Wikipedia cũng không thiên vị hình ảnh phản cảm hơn các hình ảnh còn lại.
Xem thêm
sửaChính sách chính thức của Wikipedia
sửa- Wikipedia:Tên người dùng không phù hợp
- Wikipedia:Bảo vệ trẻ em
- Wikipedia:Wikipedia không bị kiểm duyệt
Các trang liên quan
sửa- Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Hình ảnh#Hình ảnh gây xúc phạm
- Wikipedia:Phủ nhận về nội dung
- Wikipedia:Không tuyên bố miễn trừ trách nhiệm trong các bài viết
- wmf:Nghị quyết:Nội dung gây tranh cãi
- Wikipedia có nên sử dụng ngôn từ tục tĩu không?(bằng tiếng Anh)
- Thể loại:Trang Wikipedia có chứa nội dung khiếm nhã