Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được

(Đổi hướng từ Wikipedia:Nguồn)

Wikipedia tiếng Việt là một bách khoa toàn thư mở hoạt động theo nguyên tắc "nói có sách, mách có chứng". Tại Wikipedia tiếng Việt, kiểm chứng được có nghĩa là ai cũng có thể kiểm tra xem thông tin có được lấy từ một nguồn tham khảo đáng tin cậy hay không. Nội dung của Wikipedia phản ánh đúng thông tin đã xuất bản thay vì suy nghĩ, kiến thức hay trải nghiệm cá nhân của người viết, cũng như những ý tưởng hay thông tin chưa được xuất bản. Dù bạn có chắc chắn một thông tin nào đó là đúng, thông tin này vẫn phải được xuất bản tại một nguồn tham khảo đáng tin cậy trước khi đưa vào bài.[a] Nếu các nguồn đáng tin cậy mâu thuẫn nhau, hãy duy trì thái độ trung lập và trình bày quan điểm của những nguồn đó với tỷ lệ tương ứng.

Tất cả nội dung trong không gian chính của Wikipedia, bao gồm mọi thứ trong bài viết, danh sách và chú thích, đều phải kiểm chứng được. Ngoài ra, bốn dạng thông tin sau đây phải được dẫn nguồn bằng chú thích trong hàng hỗ trợ trực tiếp[b] cho nội dung đó:

Nội dung nào cần nguồn để kiểm chứng nhưng lại không có nguồn thì có thể bị xóa. Xin hãy lập tức xóa bỏ nội dung gây tranh cãi về người đang sống (hoặc tổ chức đang hoạt động) không có nguồn hoặc dẫn nguồn yếu.

Đối với cách viết chú thích, xem chú thích nguồn gốc. Thông tin kiểm chứng được, không đăng nghiên cứu chưa được công bốthái độ trung lập là các quy định cốt lõi về nội dung của Wikipedia. Chúng liên kết với nhau để xác định nội dung nào được chấp nhận tại Wikipedia, nên các thành viên cần hiểu bản chất của cả ba. Bài viết cũng phải tuân thủ quy định về bản quyền.

Nghĩa vụ dẫn chứng

Nội dung trên Wikipedia phải có khả năng kiểm chứng được. Cung cấp dẫn chứng là nghĩa vụ của người muốn đưa nội dung đó vào bài hay khôi phục lại nội dung đã bị xóa. Bạn chỉ cần cung cấp một chú thích trong hàng dẫn đến một nguồn tham khảo đáng tin cậy mà có thể hỗ trợ trực tiếp[b] cho nội dung đó.[c]

Với tất cả trích dẫn nguyên văn cũng như những nội dung bị nghi ngờ hoặc dễ bị nghi ngờ, người soạn cần dẫn nguồn xuất bản đáng tin cậy và dùng các chú thích trong hàng. Nguồn của bạn phải hỗ trợ cho nội dung được trình bày trong bài một cách rõ ràng. Bạn hãy chú thích nguồn tham khảo một cách rõ ràng và đầy đủ, cung cấp các thông tin xuất bản nhiều nhất có thể, trong đó có số trang khi dẫn sách (dù đôi khi đề mục, chương, hoặc tương tự có thể hợp lệ; xem hướng dẫn tại Wikipedia:Chú thích nguồn gốc).

Những nội dung thiếu nguồn đáng tin cậy hỗ trợ trực tiếp đều có thể bị xóa và không khôi phục, trừ phi được dẫn từ một nguồn đáng tin cậy bằng chú thích trong hàng. Liệu có nên xóa các nội dung này hay không cũng như thời điểm xóa còn phụ thuộc vào việc đó là nội dung gì và trạng thái chung của bài viết. Trong vài trường hợp, người viết bài có thể phản đối nếu bạn xóa nội dung mà không cho họ đủ thời gian để cung cấp nguồn dẫn chứng; nếu vậy thì bạn hãy cân nhắc gắn bản mẫu {{cần chú thích}} vào cuối câu hay cuối vế câu đó.[d] Khi gắn bản mẫu hay xóa những nội dung thiếu nguồn, hãy giải thích rõ rằng bạn quan ngại là sẽ không thể tìm thấy nguồn đã xuất bản đáng tin cậy cho thông tin đó, tức thông tin đó sẽ không thể kiểm chứng được.[e] Nếu bạn nghĩ rằng thông tin đó có khả năng kiểm chứng được, chúng tôi khuyến khích bạn tự tìm nguồn tham khảo và chú thích nguồn rồi hẵng gắn bản mẫu hay xóa nó ra khỏi bài.

Nguồn đáng tin cậy

 

Những gì được coi là một nguồn đáng tin cậy

Khi dẫn nguồn trên Wikipedia, từ "nguồn" có ba nghĩa:

Yếu tố nào ở trên cũng có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của nguồn.

Khi viết bài bách khoa, người soạn cần dựa vào các nguồn đáng tin cậy, độc lập, đã xuất bản, có uy tín trong việc xác minh dữ kiện và xác minh độ chính xác của thông tin. Nội dung trong nguồn phải được xuất bản rồi, tức là "đã được cung cấp cho công chúng bằng một hình thức nào đó".[f] Nội dung chưa được xuất bản thì không được coi là đáng tin cậy. Các nguồn cần trực tiếp hỗ trợ thông tin như cách nó được trình bày trong bài và cần tương ứng với các khẳng định được đưa ra trong bài. Mức độ phù hợp của nguồn phụ thuộc vào ngữ cảnh. Các nguồn tốt nhất đều có một cơ chế chuyên nghiệp để kiểm tra hoặc phân tích thông tin, dữ kiện, vấn đề pháp lý, đánh giá chứng cứ cũng như các lập luận. Càng có nhiều người tham gia vào các công tác trên thì nguồn đó càng đáng tin cậy. Hãy đặc biệt cẩn thận khi cung cấp nguồn dẫn chứng cho các nội dung liên quan đến người đang sống hoặc lĩnh vực y học.

Các ấn phẩm hàn lâm đã qua bình duyệt là nguồn đáng tin cậy nhất trong các lĩnh vực chuyên môn như lịch sử, y học và khoa học. Ngoài ra, những nguồn không sau đây tuy không phải hàn lâm nhưng cũng đáng tin cậy, đặc biệt là nếu nó hiện diện trong các ấn phẩm chính thống có thẩm quyền:

  • Giáo trình đại học
  • Sách của các nhà xuất bản có thẩm quyền
  • Tạp chí
  • Tạp chí học thuật
  • Báo chính thống

Trang Wikipedia:Search engine test (tiếng Anh) hướng dẫn bạn cách dùng các bộ máy tìm kiếm để tìm nguồn trực tuyến cho các bài viết Wikipedia.

Blog báo và tạp chí

Một số tờ báo, tạp chí và các cơ quan thông tấn báo chí khác mở các chuyên mục tương tác mà họ gọi là blog. Các bài này có thể được chấp nhận làm nguồn nếu tác giả là nhà báo/nhà văn chuyên nghiệp, nhưng bạn cần thận trọng vì có thể blog không phải tuân theo quy trình xác minh dữ kiện thông thường như các cơ quan thông tấn báo chí.[g] Nếu đó là một bài đăng về quan điểm của một chuyên gia trong blog của một cơ quan báo chí, hãy đề tên tác giả bài đăng đó ngay trong câu văn trong bài bách khoa, ví dụ: "[nhà báo] Nguyễn Văn A viết rằng ..."

Đừng bao giờ sử dụng bình luận của độc giả trong blog làm nguồn cho bài viết bách khoa. Khác với blog báo chí, blog cá nhân hoặc nhóm không phải là nguồn đáng tin cậy và sẽ được giải thích trong quy định về nguồn tự xuất bản bên dưới.

Hướng dẫn về nguồn đáng tin cậy

Hãy xem trang Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy để đọc các hướng dẫn về độ tin cậy của các loại nguồn khác nhau. Ngoài ra Wikipedia tiếng Việt cũng tổng hợp một danh sách nguồn tiếng Việt đáng tin cậy tại Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt (lưu ý rằng đây không phải là một danh sách đầy đủ). Do các quy định có hiệu lực cao hơn hướng dẫn, nên nếu chẳng may quy định này mâu thuẫn với hướng dẫn Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy hay bất kỳ hướng dẫn nào khác về nguồn tham khảo, thì quy định này sẽ được ưu tiên.

Nguồn thường không đáng tin cậy

Nguồn đáng nghi

Nguồn đáng nghi là những nguồn có tiếng xấu trong việc xác minh dữ kiện, không có ban biên tập hay có xung đột lợi ích rõ ràng. Đó thường là các trang web hoặc ấn phẩm được nhiều nguồn khác nhận định là cực đoan, mang tính quảng cáo, tuyên truyền, hoặc dựa dẫm nhiều vào tin đồn, tin giả vô căn cứ và quan điểm cá nhân. Chỉ dùng loại này làm nguồn để kiểm chứng cho các thông tin về chính nó, chẳng hạn như trong các bài bách khoa viết về chính các nguồn này. Không dẫn loại nguồn này cho các tuyên bố gây tranh cãi về các bên thứ ba.

Các "tập san dỏm" (predatory journal) cũng là nguồn đáng nghi. Loại tập san này có đặc điểm là không trải qua quy trình bình duyệt nào hoặc rất sơ sài, chỉ cần tác giả trả tiền là bài sẽ được đăng trên tập san.

Nguồn tự xuất bản

Bất cứ ai cũng có thể tự tạo một trang web cá nhân, tự xuất bản một cuốn sách hoặc tự nhận là một chuyên gia. Đó là lý do tại sao Wikipedia không chấp nhận phần lớn các nội dung tự xuất bản như sách, bằng sáng chế, bản tin, trang web cá nhân, wiki mở, blog cá nhân hoặc blog nhóm (hoàn toàn khác với blog báo chí ở trên), trại nội dung, các bài đăng trên diễn đàn Internet cũng như trên mạng xã hội. Các nguồn tự xuất bản của chuyên gia có thể được coi là đáng tin cậy nếu nó thuộc về một chuyên gia có thẩm quyền trong lĩnh vực đó, tức là các tác phẩm trong lĩnh vực đó của chuyên gia này từng được các nhà xuất bản độc lập, đáng tin cậy xuất bản.[g] Hãy thận trọng khi sử dụng các nguồn này: nếu thông tin trong nguồn thật sự phù hợp để đưa vào bài, có thể nó đã được xuất bản trong các nguồn độc lập đáng tin cậy rồi.[1] Đừng bao giờ dùng nguồn độc lập tự xuất bản để viết về người đang sống, ngay cả khi tác giả là một chuyên gia, nhà nghiên cứu chuyên nghiệp hoặc nhà văn có tiếng.

Bạn có thể xem danh sách các công ty cung cấp dịch vụ tự xuất bản tại Wikipedia:List of self-publishing companies (tiếng Anh), cũng như đọc hướng dẫn về cách xác định và sử dụng nguồn tự xuất bản tại Wikipedia:Identifying and using self-published works (tiếng Anh).

Khi nói về chính mình

Có thể dùng các nguồn tự xuất bản và đáng nghi làm nguồn khi viết về chính chủ thể của nguồn (chẳng hạn như trong các bài viết về chính các nguồn này hoặc các hoạt động, công việc của nó). Họ không cần là chuyên gia trong lĩnh vực đó, miễn là:

  1. Nội dung đó không tư lợi mà cũng không phải là một tuyên bố đặc biệt.
  2. Không chứa tuyên bố về các bên thứ ba.
  3. Không chứa tuyên bố về các sự kiện mà không trực tiếp liên quan đến chủ thể.
  4. Không cần phải nghi ngờ về tính xác thực của nó.
  5. Đó không phải là nguồn chủ đạo của bài viết.

Quy định này cũng áp dụng cho nội dung được xuất bản trên các trang web mạng xã hội như Twitter, Tumblr, Reddit, và Facebook.

Wikipedia và nguồn dùng Wikipedia

Đừng sử dụng các bài viết của Wikipedia làm nguồn, cho dù là của Wikipedia ngôn ngữ nào đi chăng nữa. Cũng đừng sử dụng các trang web chép lại nội dung hay những ấn phẩm đã dùng Wikipedia làm nguồn. Nội dung trong một bài viết Wikipedia không được coi là đáng tin cậy trừ khi có các nguồn đáng tin cậy hỗ trợ cho nội dung đó. Bạn hãy xem coi mình đang cần viết về nội dung gì, hiện đang có những nguồn nào hỗ trợ cho nội dung này trong bài viết Wikipedia rồi sử dụng thẳng các nguồn đó.[2]

Ngoại lệ duy nhất là khi bài viết đó bàn luận về Wikipedia. Khi đó thì bạn có thể dùng một bài viết, hướng dẫn, thảo luận, thống kê hoặc nội dung khác từ Wikipedia (hoặc một dự án chị em) để làm nguồn hỗ trợ cho một khẳng định về Wikipedia theo quy định dành cho nguồn sơ cấp. Khi đó cần tránh việc phát sinh ra nghiên cứu chưa công bố (chẳng hạn như suy luận hay diễn giải cá nhân), hay nhấn mạnh quá mức vào vai trò hoặc quan điểm của Wikipedia. Nên ghi rõ là nội dung đó được lấy nguồn từ Wikipedia để người đọc nhận thức được sự thiên vị nào nếu có.

Khả năng tiếp cận

Tiếp cận nguồn

Đừng phủ nhận các nguồn đáng tin cậy chỉ vì khó tiếp cận hay tốn kém. Một số loại nguồn có độ khả tín cao nhưng lại không dễ truy cập là các tài liệu giấy, sách giấy chỉ có sẵn ở thư viện hay các nguồn trực tuyến đòi trả phí. Nếu bạn gặp khó khăn tiếp cận một nguồn nào đó, hãy hỏi xem liệu những người khác có thể thực hiện giúp bạn.

Nguồn không phải tiếng Việt

Chú thích

Wikipedia tiếng Việt cho phép dẫn các nguồn đáng tin cậy không phải ngôn ngữ tiếng Việt vào bài viết. Nhưng nếu như có sẵn nguồn tiếng Việt với chất lượng và mức độ phù hợp tương đương thì người viết bài nên ưu tiên sử dụng các nguồn tài liệu tiếng Việt hơn các nguồn ngôn ngữ khác, để người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng các tài liệu đó. Cũng như các nguồn bằng tiếng Việt, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến nguồn, người viết cần trích dẫn nguyên văn đoạn văn bản gốc, có thể là dưới dạng văn bản thuần, ghi chú hay đăng bên trang thảo luận bài viết, để những người khác có thể kiểm tra xem nội dung đó có thống nhất với nội dung trong bài hay không.

Trích dẫn

Khi trích dẫn nguyên văn văn bản của một nguồn đáng tin cậy không phải tiếng Việt (ngay trong nội dung bài viết hay tại cước chú), người soạn cần kèm theo một bản dịch sang tiếng Việt. Tuy các bản dịch tiếng Việt do các nguồn đáng tin cậy xuất bản được ưu tiên hơn bản dịch của thành viên Wikipedia, nhưng các bản dịch của các thành viên vẫn được ưu tiên hơn các bản dịch máy. Khi sử dụng bản dịch máy làm nội dung nguồn, bạn phải chắc chắn rằng bản dịch đó chính xác và đó là một nguồn phù hợp. Không nên dựa vào bản dịch máy của các nguồn không phải tiếng Việt trong các bài viết gây tranh cãi về người đang sống cũng như tiểu sử người đang sống. Nếu cần, hãy hỏi xem liệu các thành viên khác có thể dịch giúp bạn.

Trong các bài viết, bản gốc nguyên văn thường đi kèm bản dịch khi được dịch bởi các thành viên và không ghi công người biên dịch. Khi trích dẫn bất kỳ nội dung bằng tiếng Việt hoặc hay ngôn ngữ nào, hãy cẩn thận để không vi phạm bản quyền, bạn có thể xem thêm tại hướng dẫn sử dụng hợp lý.

Vấn đề khác

Điều kiện để đưa vào bài

Đúng là thông tin phải được kiểm chứng thì mới được đưa vào bài, nhưng không có nghĩa là tất cả thông tin thỏa mãn tiêu chí kiểm chứng thì có thể được đưa vào bài viết. Nguyên tắc về đồng thuận của Wikipedia có thể quyết định rằng một số thông tin nhất định không giúp nâng cao chất lượng bài viết, do đó nó cần được lược bỏ hoặc đưa qua bài khác. Nghĩa vụ phải đạt được đồng thuận thuộc về những người muốn đưa nội dung tranh chấp đó vào bài.

Gắn bản mẫu

Để yêu cầu dẫn nguồn cho một khẳng định thiếu nguồn, bạn có thể đặt bản mẫu {{cần chú thích}} vào cuối câu hoặc cuối vế câu đó. Bạn cũng có thể ghi chú tại trang thảo luận bài viết để yêu cầu nguồn dẫn, hoặc dời nội dung thiếu nguồn đó qua trang thảo luận để yêu cầu nguồn.

Để yêu cầu kiểm chứng rằng nguồn có chứng minh cho nội dung đó hay không, hãy dùng bản mẫu {{verify source}}. Các nội dung không đạt có thể bị gắn bản mẫu {{failed verification}} (nội dung không khớp với nguồn) hoặc bị xóa. Khi dùng các bản mẫu đánh dấu nội dung, sẽ hữu ích cho các biên tập viên khác nếu bạn giải thích lý do của bạn trong bản mẫu, tại tóm lược sửa đổi hoặc tại trang thảo luận.

Liên quan đến người đang sống

Hãy đặc biệt cẩn trọng với các nội dung gây tranh cãi về người đang sống, người vừa qua đời, cũng như các tổ chức, hội nhóm đang hoạt động. Nội dung gây tranh cãi mà không nguồn hoặc dẫn nguồn không đạt chuẩn, đặc biệt là nội dung mang tính tiêu cực, xúc phạm hay có khả năng gây tổn hại đến danh tiếng của người đó, cần được xóa ngay lập tức. Không cần phải gắn bản mẫu hay dời sang trang thảo luận.

"Tôi KHÔNG BIẾT nhấn mạnh sao cho đủ. Một số thành viên có một khuynh hướng đáng sợ rằng với các thông tin ngụy tạo đoán chừng kiểu 'tôi nghe được ở đâu đó rằng' thì chỉ cần gắn thẻ 'cần dẫn nguồn'. Sai hoàn toàn. Nếu không được dẫn nguồn thì cần phải thẳng tay xóa các thông tin đó đi. Điều này đúng với mọi thông tin, nhưng càng đặc biệt đúng với thông tin tiêu cực về những người đang sống."[3]

Jimmy Wales

Khẳng định đặc biệt cần nguồn đặc biệt

Khẳng định đặc biệt nào cũng cần nhiều nguồn uy tín chất lượng cao.[4] Các dấu hiệu để nhận biết "khẳng định đặc biệt" là:

  • Các khẳng định đáng ngạc nhiên hoặc quan trọng nhưng không được các nguồn chính thống nói đến
  • Khẳng định đáng nghi chỉ được hỗ trợ bởi các nguồn sơ cấp hoặc nguồn tự xuất bản hoặc nguồn có xung đột lợi ích rõ ràng
  • Tin tức rằng ai khẳng định điều gì mà không phù hợp với tính cách của người đó, hoặc đi ngược lại lợi ích mà họ từng bảo vệ
  • Khẳng định mâu thuẫn với quan điểm phổ biến trong cộng đồng của lĩnh vực đó hoặc có thể làm thay đổi đáng kể các quan niệm chính thống, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học, y học, lịch sử, chính trị và tiểu sử người đang sống. Và đặc biệt đúng khi người đề xuất nghĩ rằng ở đây có âm mưu nhằm bịt miệng họ.

Kiểm chứng và các nguyên tắc khác

Bản quyền và đạo văn

Đừng đạo văn hay vi phạm bản quyền khi sử dụng các nguồn tham khảo. Bạn hãy tự tóm tắt lại nội dung trong nguồn bằng lời văn của mình càng nhiều càng tốt. Khi trích dẫn nguyên văn hoặc diễn giải sát sao một nguồn, bạn hãy dùng các chú thích trong hàng và đề tên nguồn/tác giả ngay trong câu văn.

Theo quy định của Wikipedia về quyền và nghĩa vụ của người đóng góp, đừng dẫn liên kết tới những nguồn vi phạm bản quyền của người khác. Bạn có thể liên kết đến các trang web đã được cấp phép để dùng tác phẩm có bản quyền đó, hoặc bạn có thể sử dụng tác phẩm đó theo quy định về sử dụng hợp lý. Cố ý hướng người khác đến nội dung vi phạm bản quyền có thể bị coi là vi phạm bản quyền. Nếu có lý do để cho rằng một nguồn nào đó vi phạm bản quyền thì đừng sử dụng nó. Điều này đặc biệt quan trọng khi liên kết đến các trang web như Scribd hoặc YouTube, bạn cần thận trọng để tránh liên kết đến nội dung vi phạm bản quyền.

Tính trung lập

Ngay cả khi thông tin trong bài đều được dẫn từ các nguồn đáng tin cậy, bạn phải trình bày nó với thái độ trung lập (TDTL). Bạn hãy viết bài sau khi đã nghiên cứu các nguồn kỹ lưỡng. Tất cả bài viết phải tuân thủ TDTL, trình bày tất cả quan điểm đa số và thiểu số được các nguồn đáng tin cậy công bố một cách công bằng, tương ứng với mức độ nổi bật của từng quan điểm trong lĩnh vực đó. Không cần phải thêm các quan điểm thiểu số vào bài bách khoa, ngoại trừ trong các bài viết dành cho chính các quan điểm đó. Nếu các nguồn mâu thuẫn nhau, hãy lập luận phân bổ trong văn bản: "Nguyễn Văn A lập luận X, trong khi Phan Văn B duy trì quan điểm Y" kèm theo các chú thích trong hàng. Bản thân các nguồn không cần phải có thái độ trung lập, và thật sự là luôn có những nguồn tuy khả tín nhưng lại không đứng ở vị trí trung lập. Công việc của người viết bách khoa chỉ đơn giản là tóm tắt lại những gì các nguồn đáng tin cậy nói.

Nổi bật

Nếu không thể tìm ra các nguồn độc lập, đáng tin cậy thì Wikipedia không cần có bài viết về chủ đề đó; hay nói cách khác, chủ đề đó hoàn toàn không nổi bật.

Nghiên cứu chưa công bố

Quy định về không đăng nghiên cứu chưa công bố (NCCCB) liên quan chặt chẽ đến quy định kiểm chứng, trong đó yêu cầu rằng:

  1. Tất cả nội dung trong các bài viết Wikipedia đều phải xuất phát từ một nguồn xuất bản đáng tin cậy, tức là phải có một nguồn đã xuất bản đáng tin cậy cho nội dung đó, cho dù nguồn có được cung cấp trong bài hay không.
  2. Các nguồn phải hỗ trợ nội dung một cách rõ ràng và trực tiếp: quy định về NCCCB nghiêm cấm việc suy luận từ nhiều nguồn để đưa ra các kết luận mới, cách hiểu mới chưa hề tồn tại.
  3. Bạn hãy viết bài bách khoa dựa trên phần lớn là các nguồn thứ cấp đáng tin cậy. Nguồn sơ cấp chỉ phù hợp trong một số trường hợp. Để biết thêm thông tin, hãy đọc phần Nguồn sơ cấp, nguồn thứ cấp, và nguồn hạng ba của quy định NCCCB và đoạn văn về Tránh lạm dụng các nguồn sơ cấp của quy định TSNDS.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Nguyên tắc này từng nằm trong quy định này dưới dạng "để được đưa vào Wikipedia thì thông tin đó phải có khả năng kiểm chứng được, chứ không nhất thiết phải đúng". Xem bài luận Wikipedia:Kiểm chứng được, không nhất thiết phải đúng.
  2. ^ a b "Hỗ trợ trực tiếp" tức là thông tin đó phải trực tiếp hiện diện trong nguồn, vì Wikipedia chỉ là nơi tổng hợp nội dung từ nguồn và không chứa chấp các thông tin chưa công bố. Việc nguồn có hỗ trợ trực tiếp nội dung hay không không liên quan đến vị trị của các chú thích cũng như việc chú thích có tồn tại trong bài hay không.
  3. ^ Nếu người viết bài đã cung cấp nguồn rồi và nghĩ rằng như vậy là đủ, một cách có thiện chí, thì sau này ai muốn xóa nội dung đó bắt buộc phải giải trình với lý do chính đáng (ví dụ, tại sao nguồn đó không đáng tin cậy; nguồn không hỗ trợ cho bài viết; bài đang bị nhấn mạnh quá mức, nội dung không bách khoa; v.v.). Nếu cần thiết, tất cả thành viên cần góp sức để giúp đạt được đồng thuận, và khắc phục các vấn đề về cách hành văn hay nguồn rồi mới thêm lại nội dung đó.
  4. ^ Nếu bài chứa quá ít nguồn tham khảo, bạn có thể xem xét việc gắn bản mẫu {{Đoạn thiếu nguồn gốc}} tại đầu đề mục đó, {{Thiếu nguồn gốc}} hoặc {{Chú thích trong bài}} tại đầu bài viết đó. Đối với một thể loại đang bị tranh chấp hay trên một trang định hướng, bạn có thể yêu cầu nguồn tham khảo tại trang thảo luận.
  5. ^ Khi gắn bản mẫu hay xóa nội dung, người soạn cần lưu ý rằng việc đó sẽ dễ bị hiểu nhầm. Một số người có thể phản đối việc những người khác thường xuyên xóa thông tin không có nội dung và tại nhiều bài viết khác nhau, đặc biệt là khi người xóa cũng không làm gì để giúp cải thiện nội dung. Đừng chỉ xoáy vào những nội dung của một bên quan điểm vì như vậy là trái với Wikipedia:Thái độ trung lập. Hãy kiểm tra xem biết đâu nguồn tham khảo cho nội dung đó đang nằm ở vị trí khác trong bài. Do đó, bạn cần nói rõ rằng bạn có lý do chính đáng để tin rằng một nội dung nào đó là không thể kiểm chứng được.
  6. ^ Bao gồm cả những tư liệu, tài liệu thuộc văn thư công cộng cũng như các nội dung được khắc trên đá/tượng, chẳng hạn như bia mộ.
  7. ^ a b Xin lưu ý rằng khẳng định đặc biệt nào cũng luôn cần những nguồn đặc biệt.

Tham khảo

  1. ^ Đặc điểm của nội dung tự xuất bản là thiếu người đánh giá độc lập (những người không có xung đột lợi ích với tác phẩm đó) có thể xác nhận độ khả tín của nội dung. Ví dụ về nguồn tự xuất bản bao gồm thông cáo báo chí, nội dung được đăng tải trên các trang web của công ty, chiến dịch quảng cáo, nội dung được xuất bản trên phương tiện truyền thông bởi chính chủ sở hữu / nhà xuất bản của nhóm truyền thông đó, album nhạc tự phát hành và bản tuyên ngôn bầu cử:
    • Thư viện Đại học California, Berkeley nói rằng: "Most pages found in general search engines for the web are self-published or published by businesses small and large with motives to get you to buy something or believe a point of view. Even within university and library web sites, there can be many pages that the institution does not try to oversee." [Đa số các trang mà bạn tìm được trên các công cụ tìm kiếm trên mạng đều là tự xuất bản hoặc do các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất bản để lôi kéo bạn mua hàng hoặc tin vào một điều gì đó. Ngay cả trong các trang web của trường đại học và thư viện cũng có thể tồn tại nhiều trang như vậy.]
    • Ấn phẩm Academic Integrity at Princeton (2011) của Đại học Princeton giải thích rằng: "Unlike most books and journal articles, which undergo strict editorial review before publication, much of the information on the Web is self-published. To be sure, there are many websites in which you can have confidence: mainstream newspapers, refereed electronic journals, and university, library, and government collections of data. But for vast amounts of Web-based information, no impartial reviewers have evaluated the accuracy or fairness of such material before it's made instantly available across the globe." [Không như sách và bài báo hàn lâm phải được bình duyệt và biên tập nghiêm ngặt trước khi xuất bản, nhiều thông tin trên mạng đều là tự xuất bản. Những trang web mà bạn có thể tin tưởng là: báo chí chính thống, bài báo hàn lâm điện tử đã được dùng làm nguồn, bộ sưu tập dữ liệu của trường đại học, thư viện, và chính phủ. Nhưng đa số thông tin trên mạng không có người để đánh giá độ chính xác của các thông tin đó ở vị trí khách quan trước khi nó được lan truyền đi khắp nơi trên thế giới.]
    • Cẩm nang biên soạn Chicago, ấn bản thứ 16 nói rằng, "any Internet site that does not have a specific publisher or sponsoring body should be treated as unpublished or self-published work."[Những trang web không có nhà xuất bản hay đơn vị quản lý cần được xem là nội dung chưa xuất bản hoặc tự xuất bản.]
  2. ^ Rekdal, Ole Bjørn (1 tháng 8 năm 2014). “Academic urban legends”. Social Studies of Science. 44 (4): 638–654. doi:10.1177/0306312714535679. ISSN 0306-3127. PMC 4232290.
  3. ^ Wales, Jimmy. "Zero information is preferred to misleading or false information", WikiEN-l, May 16, 2006: "I can NOT emphasize this enough. There seems to be a terrible bias among some editors that some sort of random speculative 'I heard it somewhere' pseudo information is to be tagged with a 'needs a cite' tag. Wrong. It should be removed, aggressively, unless it can be sourced. This is true of all information, but it is particularly true of negative information about living persons."
  4. ^ Trích dẫn từ tác phẩm An Enquiry concerning Human Understanding của triết gia David Hume, Forgotten Books, 1984, pp. 82, 86; xuất bản lần đầu năm 1748 với tiêu đề Philosophical enquiries concerning human Understanding, (cũng có thể tìm thấy trong ấn bản OL 7067396M năm 1894 của Oxford ở đoạn thứ 91) "A wise man ... proportions his belief to the evidence ... That no testimony is sufficient to establish a miracle, unless the testimony be of such a kind, that its falsehood would be more miraculous, than the fact, which it endeavours to establish; and even in that case there is a mutual destruction of arguments, and the superior only gives us an assurance suitable to that degree of force, which remains, after deducting the inferior." Thế kỷ thứ 18, Pierre-Simon Laplace tái cấu trúc lại ý tưởng này thành "The weight of evidence for an extraordinary claim must be proportioned to its strangeness." [Độ uy tín của bằng chứng cho một khẳng định đặc biệt phải tương ứng với mức độ khác thường của nó.] Năm 1978, Marcello Truzzi viết lại dưới dạng "An extraordinary claim requires extraordinary proof." [Một khẳng định đặc biệt cần bằng chứng đặc biệt.] Cuối cùng vào năm 1980, Carl Sagan đã phổ biến khái niệm này một cách rộng rãi trong series phim truyền hình Cosmos: A Personal Voyage, "Extraordinary claims require extraordinary evidence" [Những khẳng định đặc biệt cần bằng chứng đặc biệt]. Đây chính là câu nói gốc được dùng trên Wikipedia.
  • Wales, Jimmy. "Insist on sources", WikiEN-l, July 19, 2006: "I really want to encourage a much stronger culture which says: it is better to have no information, than to have information like this, with no sources."—referring to a rather unlikely statement about the founders of Google throwing pies at each other.

Sửa bằng trình soạn thảo trực quan