Wikipedia:Thảo luận/Dự thảo quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt
Mọi người vui lòng đóng góp ý kiến tại trang Thảo luận của Bản dự thảo này.
- Lưu ý: Đây chỉ là dự thảo về một quy chế, quy định chính thức của Wikipedia tiếng Việt. Nó có thể bao hàm cả tính hài hước, và có thể có những điểm còn thiếu sót hay sai sót thì các thành viên có thể chỉnh sửa cho thật hợp lý. :)
- Tập hợp các ý kiến đóng góp bổ ích của các thành viên sau: A l p h a m a , Che Guevara, Thánh - Đế , Én bạc, DanGong, Messi-Suarez , Việt Hà, dự thảo này có những quy định sau, các thành viên nếu thấy không hợp lý ở chỗ nào có thể góp ý cho chỗ ấy ở Wikipedia:Thảo luận. Sau khi tổng hợp, cho ý kiến, chỉnh sửa và góp ý, bản dự thảo được góp ý lần cuối cùng sẽ được đem ra biểu quyết để thông qua.
- Dự thảo này không phải của một thành viên nào đề xuất, nó là những ý kiến đóng góp bổ ích của tất cả các thành viên. Nó phải đạt được sự đồng thuận cao của các thành viên mới có thể áp dụng chính thức. Khi biểu quyết hoặc nêu ý kiến sửa đổi, các thành viên nên nêu rõ chính kiến của mình để có thể có những góp ý đúng đắn nhất, khách quan nhất cho dự thảo.
- TOÀN BỘ DỰ THẢO QUY CHẾ NHƯ SAU
Phần I. Những quy định chung
sửa- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Quy chế này là một quy định chung cho các cuộc biểu quyết ở Wikipedia tiếng Việt, bao gồm quy định về thành viên, trách nhiệm của thành viên, các loại biểu quyết và hình thức xử lý trong các cuộc biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
- Quy chế này áp dụng cho tất cả các thành viên đã đăng ký tài khoản, các IP ẩn danh trên Wikipedia tiếng Việt.
- Điều 2. Mục đích
- Nhằm làm trong sạch hơn các cuộc biểu quyết, giúp hạn chế tình trạng lập (nhiều) tài khoản đủ tiêu chuẩn bỏ phiếu để biểu quyết và tham gia biểu quyết.
- Tăng tính công bằng, khách quan và đạt đồng thuận cho các cuộc biểu quyết.
Phần II. Các quy định chi tiết
sửaChương I. Các loại biểu quyết
sửa- Điều 3. Các loại biểu quyết
Các cuộc biểu quyết chính thức trên Wikipedia tiếng Việt như sau:
- Biểu quyết về các vấn đề đã thảo luận thấu đáo nhưng không đạt đồng thuận.
- Biểu quyết về các quy định chính thức, sửa đổi quy định, quy chế chính thức.
- Biểu quyết xóa bài/tập tin, phục hồi bài/tập tin và đánh giá bài viết dịch thuật.
- Biểu quyết chọn bảo quản viên, điều phối viên, kiểm định viên và hành chính viên, gọi chung là biểu quyết phong cấp.
- Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên, điều phối viên, kiểm định viên và hành chính viên.
- Biểu quyết chọn bài viết chọn lọc, bài viết tốt (kể từ đây lần lượt viết tắt là BVCL, BVT) và các hạng mục liên quan (Danh sách chọn lọc, Chủ đề chọn lọc, Chủ điểm chọn lọc, Chủ điểm tốt; từ đây viết tắt lần lượt là DSCL, CĐCL, ChĐCL, ChĐT).
- Biểu quyết rút sao BVCL, BVT và các hạng mục liên quan.
- Biểu quyết giáng sao từ BVCL xuống BVT.
- Điều 4. Biểu quyết về các vấn đề đã thảo luận thấu đáo nhưng không đạt đồng thuận
- Đây là những cuộc biểu quyết về các vấn đề nóng, những việc được đem bàn thảo tại trang thảo luận nhưng không đi đến thống nhất.
- Những cuộc biểu quyết dạng này cần được viết trong trang với cái tên Wikipedia:Biểu quyết/tên vấn đề cần biểu quyết .
- Tùy theo sự đồng thuận của các thành viên, có thể đem ra biểu quyết luôn tại trang Wikipedia:Thảo luận thay cho trang đã đề cập trên.
- Điều 5. Biểu quyết về các quy định chính thức, sửa đổi quy định, quy chế chính thức
- Đây là những cuộc biểu quyết về các quy định, quy chế và sửa đổi chúng, do một hay một nhóm thành viên đề xuất.
- Những cuộc biểu quyết dạng này cần được đem ra trang Wikipedia:Thảo luận để thảo luận trong thời gian từ 7 - 10 ngày trước khi đem ra biểu quyết.
- Trang biểu quyết của các cuộc biểu quyết dạng này là trang Wikipedia:Biểu quyết/tên quy định, quy chế cần biểu quyết.
- Điều 6. Biểu quyết xóa bài/tập tin, phục hồi bài/tập tin và đánh giá bài viết dịch thuật
- Là các đề nghị xóa bài hay phục hồi bài viết/tập tin, bài viết dịch thuật từ ngôn ngữ khác do một thành viên đưa ra.
- Trang chính thức của Biểu quyết xóa bài là Wikipedia:Biểu quyết xóa bài, Biểu quyết xóa tập tin là Wikipedia:Biểu quyết xóa tập tin, của Biểu quyết phục hồi bài là Wikipedia:Biểu quyết phục hồi bài, Biểu quyết phục hồi tập tin là Wikipedia:Biểu quyết phục hồi tập tin và của biểu quyết đánh giá bài viết dịch thuật là Wikipedia:Biểu quyết đánh giá bài viết dịch thuật
- Quy định chi tiết về biểu quyết xóa hoặc phục hồi bài/tập tin được ghi rõ tại trang Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Quy định và Wikipedia:Biểu quyết đánh giá bài viết dịch thuật/Quy định.
- Điều 7. Biểu quyết chọn bảo quản viên, điều phối viên, kiểm định viên và hành chính viên.
- Đây là các cuộc biểu quyết nhằm bầu chọn những thành viên tích cực và mong muốn đảm trách việc xây dựng và bảo vệ Wikipedia tiếng Việt, nhằm trao cho họ những công cụ bảo quản thích hợp, với bốn loại công cụ với các tên gọi mà cộng đồng đã thông qua trong quá khứ.
- Các cuộc biểu quyết dạng này phải được đưa ra ở các trang sau:
- a) Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên - đối với những đề nghị cho vị trí Điều phối viên.
- b) Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên - đối với những đề nghị cho vị trí Bảo quản viên.
- c) Wikipedia:Biểu quyết chọn hành chính viên - đối với những đề nghị cho vị trí Hành chính viên.
- d) Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên - đối với những đề nghị cho vị trí Kiểm định viên.
- Quy định chi tiết của các cuộc biểu quyết chọn Điều phối viên: Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Điều lệ và cùa Bảo quản viên và Hành chính viên là Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ[1]
- Điều 8. Biểu quyết bất tín nhiệm các chức danh ở điều 7
- Là các cuộc biểu quyết để cộng đồng nhằm lấy lại những công cụ đã trao cho các thành viê khi bầu chọn các vị trí bảo quản ở điều 7.
- Các trang biểu quyết phải được đưa ra ở các trang sau:
- a) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên - đối với những đề nghị cho vị trí Bảo quản viên.
- b) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm điều phối viên - đối với những đề nghị cho vị trí Điều phối viên.
- c) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm hành chính viên - đối với những đề nghị cho vị trí Hành chính viên.
- d) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm kiểm định viên - đối với những đề nghị cho vị trí Kiểm định viên.
- Với những bảo trì viên (hành chính viên, bảo quản viên, kiểm định viên, điều phối viên và các công cụ bầu chọn thành viên trong tương lai) nằm trong khoản quy định đã thông qua: Wikipedia:Quy định gỡ công cụ bảo quản viên vắng mặt, không cần phải đưa ra bất tín nhiệm.
- Điều 9. Biểu quyết chọn BVCL, BVT và các hạng mục liên quan (DSCL, CĐCL, ChĐCL, ChĐT)
- Là các biểu quyết nhằm mục đích đề cử các bài viết, danh sách, nhóm bài viết, chủ đề chất lượng tốt có chất lượng cao vào các tiêu chuẩn tương ứng, thúc đầy và khuyến khích các thành viên viết và chỉnh sửa bài viết đạt chất lượng cao.
- Để ứng cử bài viết chọn lọc, ta ứng cử ở trang Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc; để ứng cử bài viết tốt ta ứng cử ở Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt. Đối với các hạng mục liên quan, cú pháp chung cho các trang ứng cử có dạng Wikipedia:Ứng cử viên + tên hạng mục.
- Tiêu chí chi tiết để đạt BVCL, BVT ta xem ở Wikipedia:Tiêu chuẩn bài viết tốt và Wikipedia:Tiêu chuẩn bài viết chọn lọc. Với các hạng mục liên quan, cú pháp chung là Wikipedia:Tiêu chuẩn + tên hạng mục. Không có bất kỳ yêu cầu ngoại lệ nào ngoài các tiêu chí đã thông qua trên.
- Điều 10. Biểu quyết rút sao BVCL, BVT và các hạng mục liên quan
- Là các cuộc biểu quyết nhằm mục đích rút sao của các BVCL, BVT và các hạng mục liên quan do nhiều lý do, trong đó có thể kể đến các lý do không còn đảm bảo chất lượng bài viết: bài viết/danh sách/chủ đề/chủ điểm bị lỗi thời, thậm chí bị phá hoại sai lệch tính trung lập, mặc dù đã được tham gia sửa chữa nhưng không thể thay thế phần lớn nguồn dẫn hư hỏng (tuy rất hiếm).
- Trang đề nghị rút sao BVCL là Wikipedia:Đề nghị rút sao bài viết chọn lọc, đối với bài viết tốt là Wikipedia:Đề nghị rút sao bài viết tốt.[2] Với các hạng mục liên quan, cú pháp chung là Wikipedia:Đề nghị rút sao + tên hạng mục.
- Quy trình đề nghị rút sao được xem tại các trang tương ứng.
- Điều 11. Biểu quyết giáng sao từ BVCL xuống BVT
- Là các cuộc biểu quyết nhằm lọc ra những bài không còn phù hợp với tiêu chuẩn BVCL nhưng vẫn còn phù hợp với tiêu chuẩn bài viết tốt.
- Trang đề nghị biểu quyết giáng sao là Wikipedia:Đề nghị giáng sao bài viết chọn lọc.
Chương II. Quy định chung về các hạng mục trong biểu quyết
sửa- Điều 12. Thời gian biểu quyết
- Quy định về thời gian biểu quyết cụ thể như sau:
- a) Các biểu quyết ở điều 3 khoản 1, 2, 3, 7, 8 có thời hạn tối thiểu là 14 ngày và tối đa là 30 ngày.
- b) Với biểu quyết đánh giá bài dịch thuật, thời hạn tối thiểu là 02 ngày và tối đa là 07 ngày.
- c) Đối với biểu quyết phong cấp, bất tín nhiệm và bầu chọn BVT và BVCL thì thời hạn là đúng 30 ngày.
- Thời hạn bỏ phiếu tối đa là 30 ngày, riêng biểu quyết đánh giá bài dịch thuật tối đa 07 ngày. Các lá phiếu ngoài thời hạn này (tính theo thời gian phút) sẽ bị gạch bỏ vì quá thời hạn biểu quyết.[3]
- Điều 13. Số lượng biểu quyết trong một tháng
- Ở cùng một thể loại biểu quyết chung, một thành viên không được mở quá 5 cuộc biểu quyết trong vòng một tuần.[4]
- Đối với trường hợp các biểu quyết ở điều 9 đã có biểu quyết do cộng đồng thông qua: Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết, qua đó cộng đồng chỉ cho phép một thành viên đề cử 2 BVT và 2 BVCL trong cùng một tháng (dương lịch).
- Thời gian giãn cách giữa hai lần biểu quyết của cùng một vấn đề tối thiểu phải là 30 ngày (trong trường hợp biểu quyết trước đó thất bại).
- Điều 14. Phiếu biểu quyết
- Đối với cuộc biểu quyết ở điều 6, lá phiếu hợp lệ là các phiếu Xóa , Giữ .[5]
- Đối với cuộc biểu quyết ở các điều còn lại, lá phiếu hợp lệ là các phiếu Đồng ý, Chưa đồng ý (hoặc Phản đối).[5]
- Một thành viên có thể nêu ra ý kiến của mình về vấn đề biểu quyết bằng tiêu bản Ý kiến ; các Ý kiến không có giá trị trong việc kết luận kết quả biểu quyết.
Chương III. Thành viên tham gia biểu quyết
sửa- Điều 15. Thành viên tham gia biểu quyết
- Là tất cả các thành viên tự xác nhận (có tài khoản) trên Wikipedia và có đủ tiêu chuẩn quy định của từng loại biểu quyết để tham gia biểu quyết.
- Các IP không được biểu quyết, và chỉ được tham gia biểu quyết bằng cách nêu ý kiến.
- Điều 16. Quy định về thành viên biểu quyết
- Thành viên mở và tham gia biểu quyết cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- a) Cần mở tài khoản ít nhất 30 ngày[6] và có ít nhất 300 sửa đổi trước khi cuộc biểu quyết bắt đầu.
- b) Riêng biểu quyết bầu chọn bài viết, mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết nhưng chỉ có thành viên đảm bảo các yêu cầu sau mới có quyền bỏ phiếu:
- - Mở tài khoản ít nhất 60 ngày và ít nhất 200 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu (với các hạng mục chọn lọc).
- - Mở tài khoản ít nhất 30 ngày và ít nhất 100 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu (với các hạng mục tốt).
- c) Riêng biểu quyết đánh giá dịch thuật, mọi thành viên đều có quyền mở biểu quyết nhưng chỉ các thành viên có 500 sửa đổi và đã mở tài khoản tối thiểu 90 ngày có quyền biểu quyết.
- Các thành viên có từ 3000 sửa đổi trở lên và tài khoản đã mở 3 tháng có quyền mở biểu quyết và bỏ phiếu mọi nơi, mọi lúc mà không gặp phải bất cứ cản trở nào, trừ những cản trở theo luật định.
- Với các thành viên thỏa mãn quy định ở khoản 1 nhưng không thỏa mãn quy định ở khoản 2 thì thành viên đó phải có ít nhất 50 sửa đổi trong thời gian 30 ngày trước khi cuộc biểu quyết bắt đầu thì mới được mở biểu quyết và bỏ phiếu.[7]
- Riêng với biểu quyết xóa bài, thành viên đã đăng ký và là người khởi tạo bài có quyền bỏ phiếu trực tiếp mà không bị gò bó bởi các điều kiện trên. Đối với biểu quyết đánh giá bài dịch thuật, ngoại trừ người khởi tạo bài, chỉ các thành viên trong Hội đồng hỗ trợ kiểm tra dịch thuật mới có quyền bỏ phiếu, bất kỳ ai cũng có thể mới Biểu quyết đánh giá bài dịch.
- Điều 17. Trách nhiệm của thành viên tham gia bỏ phiếu
- Bỏ phiếu và cho ý kiến đúng nơi, đúng chỗ trong một cuộc biểu quyết. Đối với các thành viên không thỏa mãn điều 16 của quy chế này thì chỉ được nêu ý kiến, không được bỏ phiếu.
- Khi mở biểu quyết, cần xem nó thuộc dạng nào mà đặt nó vào đúng không gian chung phù hợp để các thành viên bỏ phiếu.
- Nếu cảm thấy rằng vấn đề mình đem ra biểu quyết còn nhiều sai sót hay rút lui, thành viên mở nó có thể đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.
- Về số lượng biểu quyết mà thành viên đưa ra, quy định tương tự như điều 13 Quy chế này.
- Không nêu ra những lý do bỏ phiếu ngoài quy định (đối với biểu quyết bầu chọn bài viết).[8], lá phiếu không nội dung, lý do chung chung, mang các nội dung kém văn minh trong câu từ (từ ngữ tục tĩu,..)
- Không tranh luận bằng những ngôn từ thiếu văn minh trong các cuộc biểu quyết. Nếu thấy các tranh chấp hay các cuộc cãi nhau hoặc thấy có thành viên sử dụng ngôn từ thiếu văn minh, thành viên có thể xóa nội dung này hoặc báo cho bảo quản viên biết để xử lý.
- Không bỏ phiếu quá thời hạn quy định cho từng loại biểu quyết.
- Điều 18. Lá phiếu của thành viên
- Phiếu hợp lệ là phiếu của thành viên thỏa mãn quy định tại điều 15 và 16 Quy chế này; đồng thời dạng phiếu cũng phải thỏa mãn điều 14. Mỗi thành viên chỉ được bỏ duy nhất 01 lá phiếu trong 01 cuộc biểu quyết (nếu thay đổi ý kiến, quan điểm thì có thể gạch lá phiếu đã bỏ và có thể bỏ phiếu có nội dung trái với lá phiếu đã bỏ).
- Nội dung trên phiếu phải ghi rõ ràng, đầy đủ, không thuộc các trường hợp ở khoản 5 điều 17 quy chế này.
- Lá phiếu cần phải bỏ đúng thời hạn quy định cho từng loại biểu quyết, quy định tại điều 12 Quy chế này.
- Điều 19. Lá phiếu không hợp lệ và vô hiệu hóa phiếu
- Lá phiếu không hợp lệ là các lá phiếu không thỏa mãn quy định tại điều 17 và 18.
- Với những lá phiếu không hợp lệ, một thành viên quản trị có thể xem xét và tự động gạch lá phiếu đó và không cần ý kiến gì thêm.
Chương IV. Kết quả biểu quyết
sửa- Điều 20. Kết quả biểu quyết
- Công thức tính số phiếu để một biểu quyết thành công là Số phiếu thuận⁄Tổng số phiếu thuận + chống (trừ biểu quyết bầu chọn bài viết)
- a) Nếu tổng số phiếu thuận chiếm từ 1/2 trở lên trong tổng số phiếu thì biểu quyết được xem như là thành công. Đối với biểu quyết chọn thành viên quản trị, số phiếu thuận phải chiếm 2/3 tổng số phiếu (ĐPV, BQV, HCV), 4/5 tổng số phiếu (KĐV).
- b) Nếu tổng số phiếu thuận không vượt quá mốc trên, biểu quyết không có kết quả và Cộng đồng không đi đến thống nhất.
- c) Tùy từng loại biểu quyết, tổng số phiếu trong tất cả các loại biểu quyết cần có tối thiếu là 15 phiếu, trừ các biểu quyết ở điều 9, 10, 11 chỉ cần tối thiểu 3 phiếu và ở điều 6 chỉ cần tối thiểu 5 phiếu.[9] Riêng bầu chọn kiểm định viên phải có tối thiểu 20 phiếu.
- d) Các biểu quyết ở điều 3 khoản 1, 2, 4, 5 bắt buộc phải mời tay số lượng lớn các thành viên tích cực (50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất) hoặc chạy bot gửi thư mời thông báo đến cộng đồng. Sau nửa thời gian biểu quyết nhưng chưa hội đủ số phiếu, được quyền chạy thư mời thêm một lần nữa đối với các thành viên có hoạt động nhưng chưa tham gia cho ý kiến. Việc này cũng có thể được thực hiện một lần nữa 5 ngày trước khi biểu quyết kết thúc.
- Đối với các cuộc biểu quyết ở điều 9 phải không có một phiếu chống nào thì mới được tính là thành công.
- Điều 21. Xử lý kết quả biểu quyết
- Với các cuộc biểu quyết ở điều 4, 5, 7 và 8; nếu hết thời gian biểu quyết thì một bảo quản viên hoặc hành chính viên sẽ ra kết luận, chốt kết quả và đóng biểu quyết.
- Với các cuộc biểu quyết còn lại, mọi thành viên đều có quyền đóng biểu quyết và chốt kết quả biểu quyết.
- Đối với các trường hợp phát hiện rối tham gia biểu quyết sau khi biểu quyết kết thúc, cần đếm lại tổng số phiếu tham gia của cuộc biểu quyết và kết luận lại các biểu quyết trên. Biểu quyết không đủ số phiếu sẽ bị tuyên bố không có giá trị, trừ các biểu quyết phong cấp vì liên quan đến vấn đề nhân sự.[10]
- Điều 22. Hiệu lực của biểu quyết
- Một biểu quyết thành công ở các điều từ điều 6 đến điều 11 sẽ có hiệu lực lập tức sau khi cuộc biểu quyết vừa kết thúc.
- Với các biểu quyết ở điều 4 và điều 5, tùy theo sự đồng thuận của các thành viên, thời gian mà vấn đề đó có hiệu lực có thể không ngay sau khi đóng biểu quyết.[11]
Chương V. Hình thức xử lý
sửa- Điều 23. Các hành vi xấu bị xử lý khi tham gia biểu quyết
- Bao gồm các hành vi sau:
- Biến cuộc biểu quyết thành diễn đàn
- Có hành vi xúc phạm đến một thành viên khác khi tham gia biểu quyết
- Xóa lượng lớn nội dung cuộc biểu quyết
- Tự động xóa phiếu người khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 19
- Giả mạo thành viên khác để tham gia biểu quyết[12]
- Dùng rối tham gia biểu quyết, tạo đồng thuận giả tạo khi tham gia biểu quyết.[13]
- Vi phạm quy định tại Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu và các quy định riêng của từng loại biểu quyết.
- Vận động bỏ phiếu với mục đích muốn mọi thành viên ủng hộ quan điểm của mình.[14]
- Điều 24. Hình thức xử lý vi phạm
- Nếu trường hợp vi phạm được quy định tại khoản 1, 3, 4 điều 23, mọi thành viên khác đều có quyền xử lý thành viên đã vi phạm bằng cách xóa thảo luận mang tính diễn đàn (đối với điều 1) hoặc lùi sửa (đối với điều 4). Thành viên mà vi phạm 3 lần hồi sửa thì sẽ bị bảo quản viên tạm khóa tài khoản, tùy mức độ.
- Với trường hợp quy định tại khoản 2, 5, 7 và 8 của điều 23, một bảo quản viên sẽ nhắc nhở thành viên vi phạm (đối với lần đầu tiên) và từ lần thứ 2 trở đi nếu vi phạm thì tiến hành tạm khóa tài khoản, tùy mức độ.
- Trường hợp tại khoản 6 điều 23, nếu có dấu hiệu nghi ngờ sẽ tiến hành kiểm định tài khoản, trường hợp được xác định là rối sẽ hủy toàn bộ các lá phiếu rối và cấm vô hạn tất cả các tài khoản rối có liên quan.
Chương VI. Điều khoản thi hành
sửa- Điều 25. Điều khoản thi hành
- Văn bản này được thông qua ngày ... tháng ... năm ... và có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm ....
- Với những quy định chi tiết trong quy chế này đã được thông qua thì tất cả những chi tiết và nội dung của các quy định khác nếu có sự khác biệt cần phải chỉnh lý cho đúng nội dung và phù hợp với quy chế mới này.
- Với những nội dung được cộng đồng bổ sung và chỉnh lý là một phần hay thay thế toàn bộ nội dung quy chế này thì một quản trị viên cần bổ sung và chỉnh lý theo đúng ý kiến cộng đồng.
Ghi chú
sửa- ^ Ghi chú 1: Đối với các biểu quyết chọn Kiểm định viên (CheckUser) thì cần với mức độ cao hơn, xem thêm Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên.
- ^ Ghi chú 2: Thay cho các trang Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao và Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Đề nghị rút sao do không gian không còn phù hợp nữa, làm cho tên cú pháp ngắn gọn hơn.
- ^ Tránh trường hợp tranh cãi vì bỏ phiếu trễ vài phút, như trường hợp của BQV Việt Hà tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên cũng như một số BQ trước đây (Chủ yếu ở BQXB).
- ^ Ghi chú 4: Tránh trường hợp Thành viên:ThiênĐế98 đưa một lúc đến 45 cuộc biểu quyết rút sao BVCL trong cùng một tuần mà tổng số phiếu trong cả 45 cuộc lại... ít hơn so với số cuộc biểu quyết (ko tính phiếu Beyond234 đã bị gạch) thì cũng không phải là quá nhiều và làm mất thời gian cộng đồng.
- ^ a b Ghi chú 4:Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Quy định#Bản mẫu phiếu trắng mới, bản ngày 3 tháng 7, 2015; phiếu trắng bị loại bỏ từ tháng 04/2016.
- ^ Tính theo tháng tương đối khó vì tháng 28, 29, 30, 31 ngày và làm như thế để siết chặt quy định thời gian.
- ^ Ghi chú 6: Theo ý kiến DanGong và Alphama, nhằm hạn chế tình trạng sửa cho đủ số sửa đổi để mang bài ra biểu quyết cũng như bỏ phiếu.
- ^ Quy định tại Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu
- ^ Trường hợp này cần thảo luận kỹ hơn vì vấn đề phát sinh tại các biểu quyết dạng này là phiếu phản tác dụng'
- ^ Theo đồng thuận tại Wikipedia:Thảo luận/Thảo luận về xử lý gian lận biểu quyết và bổ sung thêm ý về nhân sự.
- ^ Nguyên nhân là còn phải chỉnh sửa, hiệu chỉnh các quy định liên quan thì mới có thể áp dụng toàn cục, tránh gây chồng chéo.
- ^ Ghi chú 8: Đề phòng trường hợp Thành viên Nariko92 giả mạo Nguyentrongphu và Minh Nhật giả tạo biểu quyết Nguyễn Tấn Dũng thành BVCL cũng như BVT.
- ^ Tránh trường hợp Con Trâu Mộng To từ năm 2010-2013; vụ việc Lion tiger leopard 2016
- ^ Tránh trường hợp của Mintu Martin từng bị cấm về việc này.