Lưu 20 Lưu 25 Lưu 26 Lưu 27 Lưu 28 Lưu 29 Lưu 30

bài Thiên đàng

Theo tôi thì Thiên đàng là một khái niệm khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới. Bài Thiên đàng hiện nay chỉ nói về khái niệm của Cơ Đốc Giáo mà văn phong cũng khó hiểu nữa. Có ai ủng hộ viết lại bài này không? Kantcer (thảo luận) 09:09, ngày 3 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

"Thiên đàng" (hay "Thiên đường") không chỉ có trong quan niệm của Cơ đốc giáo. Quan niệm đó còn có ở đạo Tin lành, ở Thiên chúa giáo chính thống Nga, ở đạo Do Thái và cả ở Hồi Giáo nữa. Chỉ có Phật giáo là có quan niệm khác: "Cảnh giới" và "Niết bàn". Tôi ủng hộ việc viết lại bài này. --Двина-C75MT 10:25, ngày 3 tháng 8 năm 2013 (UTC)--[trả lời]

Cầu thủ bóng đá người Nhật

Thành viên Japan football đã mở một loạt bài về các cầu thủ bóng đá người Nhật. Không biết các thông tin này có đủ nổi bật không vì có cầu thủ nổi tiếng và cũng có những cầu thủ cần phải kiểm tra lại... Phần lớn bài là sơ khai và nhiều khi có báo lỗi thông tin. Mong mọi người cho biết ý kiến. DHD --thảo luận_ 05:11, ngày 5 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Mình đề nghị các bài có tính cách giải trí, mà lại quá sơ khai và nhiều lỗi thì nên xóa nhanh. Chỉ có những bào có tính cách kiến thức phổ thông thì mới cần xem xét. DanGong (thảo luận) 11:23, ngày 13 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thông tin tự xuất bản

Gần đây nở rộ "truyền hình thực tế" trên các đài truyền hình VN. Nhiều bài viết Wikipedia cứ thế ăn theo xuất hiện song không có bất cứ một cơ sở nào để kiểm chứng thông tin trong bài viết. Sự thực: thông tin đều là do họ tự xem chương trình, tự cho là đúng rồi thêm vào. Các thành viên mới thêm thông tin vô tội vạ. Cần lắm một sáng kiến nào đó để kiểm soát thông tin kiểu này chứ cứ tiếp diễn như vầy thì thực là những điểm đen về thông tin sai lệch, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Wikipedia nói chung không riêng gì bản Tiếng Việt. Tại English Wikipedia, rất đông thành viên uy tín kiểm soát nội dung nên bài viết về reality show có thể không có nhiều chú thích nhưng vẫn đáng tin ở một mức độ, trong khi bài tiếng Việt thì gần như bị bỏ ngỏ, ai cũng có thể tùy nghi sửa bất kỳ thứ gì theo ý muốn, tỉ dụ là các bài The Amazing Race, Vua đầu bếp, The Voice, Đường lên đỉnh Olympia (trò chơi truyền hình).

Wikivoyage tiếng Việt

Chúc mừng dự án "Cẩm nang du lịch mở phiên bản tiếng Việt - Wikivoyage tiếng Việt" được mở cửa.--Cheers! (thảo luận) 07:15, ngày 11 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chúc mừng! Chọn bữa khai trương đê! Thái Nhi (thảo luận) 08:52, ngày 11 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
 Y Chọn ngày tốt để nhậu đi :D Tuấn Út - Thảo luận 12:22, ngày 11 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Cuối tuần sau có thể tập họp ACE được.--Cheers! (thảo luận) 12:57, ngày 11 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Chúc mừng! :D Prenn + 06:35, ngày 12 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đã có Uy-ki-voi-già (Wikivoyage) tiếng Việt thật chưa vậy? Vào trang chủ của nó không thấy có. Donyesin (thảo luận) 11:31, ngày 13 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Mời bạn vào http://vi.wikivoyage.org.Tuấn Út - Thảo luận 11:37, ngày 13 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Mới mở hơn 1 tháng mà đã có hơn 1000 bài cong nhận mấy anh chị cũng chú tâm vô cái này ghê. Trần Nguyễn Minh Nhật (thảo luận) 07:19, 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)

"Dịch bài" khác "viết bài"?

Thành viên Jafeluv (BQV ở một Wiki ngôn ngữ khác) có sang Guestbook và đặt yêu cầu tại đây cách đây khá lâu. Thành viên này thắc mắc tại sao bài viết I Surrender Dear là bài dịch từ tiếng Anh sang mà không ghi chú là bài dịch ở phần Tóm lược sửa đổi hoặc trang Thảo luận của bài viết. Tôi đã thêm vào và báo cho họ biết. Theo quy định của dự án gốc là Wikipedia tiếng Anh tại đâytại đây nữa thì:

Because Wikipedia licensing requires attribution, the translation source must be credited to avoid copyright violation. Attribution in the edit summary and placing the template {{Translated page}} on the article talk page are the recommended ways to credit the source of the translation.

Translations of copyrighted text, even from other Wikimedia projects, are derivative works, and attribution must be given to satisfy licensing requirements. When translating material from a Wikimedia project licensed under CC-By-SA, a note identifying the Wikimedia source (such as an interlanguage link) should be made in an edit summary and a link left to the original at the article's talk page. The template {{Translated page}} is available for this purpose.

Như vậy, từ trước đến nay có vô số bài viết - kể cả bài chọn lọc như bài Trận Agincourt đang ở Trang chính - dịch (hay phần lớn nội dung là dịch) từ ngôn ngữ khác (chủ yếu tiếng Anh) nhưng không "attribution/ghi công" đúng quy định, chẳng hạn không có bản mẫu {{Bài dịch}} trong trang Thảo luận của bài hay không ghi chú trong thanh Tóm lược sửa đổi. Vậy nên, liệu có nên quy định cụ thể điều này ở Wikipedia tiếng Việt không? Chính tôi cũng tự thấy mình vẫn đang làm sai quy định nên sẽ soát lại bài nào dịch là chủ yếu rồi thêm bản mẫu vào. Gaconnhanhnhen (thảo luận) 04:19, ngày 18 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đúng là trước giờ không để ý chuyện này. Nhưng cũng có cái dở là thường bài viết sau khi dịch thì được biên tập rất nhiều. Có bài chỉ dịch một phần, có bài dịch toàn phần, có bài dịch mỗi phần từ các ngôn ngữ khác nhau, cũng có bài bài gốc thì ngắn, nhưng bài dịch thì được phát triển bành trướng (như bài Thiện nhượng ban đầu dịch 1 phần từ tiếng Trung, sau phát triển thêm bành trướng so với bài gốc). Không biết mọi người nghĩ sao? Thái Nhi (thảo luận) 05:07, ngày 18 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bản mẫu Bài dịch hiện tại nếu ghi đủ thông số thì người dùng sẽ biết phiên bản bài viết ngoại ngữ tương ứng vào ngày dịch bài. Tuy nhiên, bản mẫu còn thiếu thông tin về phiên bản bài viết tiếng Việt tương ứng. Chắc là bạn nào giỏi bản mẫu bổ sung thêm tính năng này (có thể lấy từ bản mẫu của tiếng Anh) là được (xem ví dụ về bản mẫu đầy đủ thông tin tại đây. Ngoài ra, theo thời gian, nếu bài viết được mở rộng khác hoàn toàn với bài ngoại ngữ về cách viết thì ta có thể xóa bản mẫu đó khỏi trang Thảo luận kèm lý do. Mục đích chính là tôn trọng việc ghi công mà thôi nên có thể linh hoạt xử lý. Từ giờ về sau chúng ta quy định rõ đối với bài dịch mới thôi, còn bài dịch cũ nếu làm được thì làm, còn khó khăn quá (trong việc truy về phiên bản dịch của bài tiếng Việt và bài ngoại ngữ tương ứng) thì chúng ta cũng có thể tạm bỏ qua và quay lại khi có thời gian. Trong các bài cũ thì bài viết chọn lọc, danh sách chọn lọc, bài viết tốt, bài viết cơ bản thì cần được xử lý trước. Gaconnhanhnhen (thảo luận) 23:23, ngày 18 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Trưng cầu ý kiến về việc dùng bắt buộc dùng bản mẫu Bài dịch

HTTPS cho mọi người dùng có tài khoản

Xin chào, bắt đầu từ ngày 21 tháng 8 (ngày mai), tất cả mọi người dùng đăng nhập sẽ tự động truy cập các trang Wikimedia qua HTTPS. HTTPS an toàn hơn và bảo vệ quyền riêng tư của bạn chắc chắn hơn. Hãy đọc thêm chi tiết tại m:HTTPS.

Nếu bạn gặp trở ngại vì HTTPS, xin báo cho chúng tôi tại Bugzilla, IRC (trong phòng #wikimedia-operations), hoặc Meta. Nếu bạn không thể liên lạc với chúng tôi qua những phương tiện này, bạn cũng có thể gửi thư điện tử cho https@wikimedia.org.

Greg Grossmeier (qua hệ thống Gửi thông điệp toàn cục). 19:50, ngày 20 tháng 8 năm 2013 (UTC) (wrong page? You can fix it.)[trả lời]

Một hướng phát triển mới

Chúng ta cùng nhau hoàn thành các bài viết Wikipedia:Danh sách bài cơ bản nên có/Mở rộng mà Wikipedia Việt còn thiếu, đây là các bài viết cơ bản, rất quan trọng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.Value (thảo luận) 21:26, ngày 31 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Maria Ozawa & Co.

Mình thấy trong Wiki tiếng Việt có những trang như Maria Ozawa. Đây là một tài tử đóng phim Porno, không phải các phim khiêu dâm có tính cách nghệ thuật. Lại đăng cả danh sách các phim Porno của cô ta thì thật là quá lố. Đừng quên là Wiki không chỉ dành riêng cho những người trên 18 tuổi. Không phải Wiki tiếng Anh hay các wiki khác làm thì ta được quyền bắt chước theo. Mình đề nghị ban BQV mang vấn đề này ra biểu quyết xem có nên xóa các trang loại này không? DanGong (thảo luận) 08:42, ngày 2 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi thì không tán đồng tiêu chí "diễn viên phim khiêu dâm" là đương nhiên nổi bật, vì vậy, lấy ý kiến bỏ tiêu chí này ra thì hợp lý. Trường hợp dạng như Maria Ozawa theo tôi chỉ xét theo các tiêu chí bổ sung là được. Thái Nhi (thảo luận) 08:51, ngày 2 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Một người muốn tìm hiểu về Maria Ozawa tất nhiên muốn biết về những phim tài tử phim này đã từng đóng, đây dĩ nhiên là thông tin bách khoa. Wikipedia không kiểm duyệt nội dung; ta lấy tư cách gì mà định đoạt nội dung độc giả có thể coi được hay không? Nếu hôm nay ta xóa thông tin này với lý do vớ vẩn này, ngày mai sẽ có người đòi xóa thông tin khác vì cho rằng nó là nội dung phản động/khủng bố/tội phạm, v.v. NHD (thảo luận) 09:39, ngày 2 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đây là đoạn bạn NHD đâ viết trong trang thảo luận của mình, bên dưới là câu trả lời. Mình ghi vào đây để các phần thảo luận không bị tản mác. Tự do ngôn luận thì tốt nhưng đâu là giới hạn. Chúng ta có nên tự đặt giới hạn cho mình hay không trong tư cách một bách khoa mở? DanGong (thảo luận) 10:55, ngày 2 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Thật ra thì tài liệu "pháp luật" để nương theo đã có sẵn rồi, xem này en:Wikipedia:Offensive material:

Đến đây chắc khóa sổ được rồi ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:30, ngày 2 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Kiểm duyệt (NHD)

Tôi thật sự không hiểu được tâm lý của những người một tay thì hô hào đòi "tự do ngôn luận" trong khi tay kia thì đòi cấm đoán, xóa bỏ những thông tin mà họ không thích. NHD (thảo luận) 09:43, ngày 2 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Porno (DanGong)

Sao bạn biết mình không thích. Nếu không thích, không xem thì làm sao biết MO là một diễn viên hardcore porno. Vấn đề ở đây không phải là có thích hay không. Đó là chuyện riêng tư của những người trên 18 tuổi. Vấn đề ở đây là tư cách của Wiki tiếng Việt là một bách khoa tự điển. Ý mình là Wiki tiếng Việt nên chỉ đề cập những vấn đề kiến thức phổ thông, kể cả vui chơi, giải trí. Nhưng có nên giới hạn không? Theo ý mình thì có. Giả sử, cả gia đình muốn xem một phim thì nên lựa chọn phim cho thích hợp. Còn nếu bạn muốn xem porno, thì phải đợi tới tối khuya khi trẻ em đi ngủ. Nếu vợ chồng không muốn xem thì bạn phải xem một mình. Ý tôi là thế. Vì Wiki tiếng Việt nên là bách khoa tự điển cho cả gia đình, nên mình mới đề nghị xóa các bài này. DanGong (thảo luận) 10:55, ngày 2 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

DanGong thật vô lý. Các Wiki khác không xóa mắc mớ gì ta xóa. Jimmy Wales đã tuyên bố rõ ràng Wikipedia không chấp nhận kiểm duyệt. Cậu đừng cố tạo tiền lệ đối với các bài về diễn viên hardcore porno ở đây. Nhiều thành viên và người đọc Wiki là fan của thánh nữ Maria. Wiki ta mà xóa thì chỉ mất uy tín với người đọc và các Wiki khác. Trẻ em đọc các bài đó thì sao ? Đó là bài bách khoa chứ có phải fim đâu mà lo.Bolocom (thảo luận) 13:47, ngày 2 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Báo cáo là tôi không phải là người hâm mộ và tôi chẳng thấy cô này có gì là "thánh" cả. Nhưng lấy lý do "thuần phong mỹ tục" để đòi xóa thông tin phục vụ cho việc tra cứu và mở mang kiến thức là điều không hợp lý. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:54, ngày 3 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
  Ý kiến Xét riêng tiêu chí quan trọng nhất để 1 nhân vật có mặt trên WP là độ nổi bật thì cô này đủ tiêu chuẩn do thu hút nhiều phương tiện truyền thông trong và ngoài nước. Tôi thấy yêu cầu biểu quyết xoá bài này là vô lý. Dù là diễn viên gì nhưng đã gọi là diễn viên, đã có bài viết thì mục sự nghiệp có danh sách phim cũng là thông tin bách khoa thôi. "WP không bị kiểm duyệt" nên không cần thiết phải giới hạn nội dung nào phù hợp với độ tuổi nào. ~ Violet (talk) ~ 18:06, ngày 2 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Dấu phân cách phần ngàn và thập phân

Vấn đề dấu phân cách phần ngàn và thập phân đã được đưa ra đây nhiều lần nhưng vẫn chưa có cách giải quyết dứt điểm. Một phần nó liên quan đến vấn đề kỹ thuật nhưng phần quan trọng hơn là phải sửa ở rất nhiều bài của wiki tiếng Việt này. Nhưng nếu hôm nay chúng ta không làm thì về sau này sẽ còn rối hơn. Hôm nay tôi sửa một bài ở đây, công thức chuyển đổi có 2 giá trị dùng dấu phân cách thập phân mà để nó hiển thị đúng lại phải nhập kiểu 73,3 x 93.3 (bản mẫu convert) còn nhập 73,3 và 93,3 thì lại hiển thị sai. Tôi cho rằng, chúng ta thống nhất cách nhập tham số vào như thế nào thì hiển thị đúng như vậy cho tất cả các công thức chuyển đổi. Những chỗ nào bị nhúng vào mà sai cứ để cộng đồng sửa dần.--Cheers! (thảo luận) 06:02, ngày 10 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Gaconnhanhnhen (thảo luận) 18:09, ngày 11 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Theo tôi, mã nguồn của các bài nên sử dụng dạng số tiếng Việt (dấu phẩy là dấu thập phân), và các bản mẫu phải chấp nhận số tiếng Việt và cho ra số tiếng Việt. Ngôn ngữ của các bản mẫu và mô đun bắt nguồn từ tiếng Anh, nhưng ngôn ngữ của các bài viết đáng lẽ phải là tiếng Việt hoàn toàn. Một lý do nữa là trình soạn thảo trực quan cho phép sử dụng bản mẫu bằng cách điền biểu mẫu; vì các hướng dẫn được hiển thị trong tiếng Việt, dĩ nhiên người ta sẽ nhập số tiếng Việt vào biểu mẫu. Chúng ta có thể giám sát vấn đề sao chép số tiếng Anh tại Thể loại:Bài có giá trị chuyển đổi không chính xác. Khi nào Tildebot được cấp cờ bot, tôi có thể sử dụng nó để sửa những loạt bài được nhập từ Wikipedia tiếng Anh mà chưa được chuyển đổi. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 08:34, ngày 12 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Mình thống nhất rằng phải nhập vào mã kiểu tiếng Việt, nếu không phải mã TV thì cho nó vào thể loại có giá trị chuyển đổi không chính xác.--Cheers! (thảo luận) 05:40, ngày 13 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cảm tính

Một số bản mẫu như "Thông tin bài hát Việt", "Thông tin nhạc sĩ" có tham số "Ca sĩ", dịch ra là "Ca sĩ trình bày thành công". Trong rất nhiều bài viết đều không thấy trích dẫn nguồn nào cho mục này mà chỉ là đánh giá cá nhân của người viết, mang tính chủ quan, không thích hợp với Wikipedia. Gaconnhanhnhen (thảo luận) 18:09, ngày 11 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Quảng cáo

Sao dạo này, nhiều thành viên quảng cáo cho mytour vậy ta Thành viên mới nhất chèn link quảng cáo nè

Laptv.vcu

Liftold (thảo luận) 05:11, ngày 18 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Wiki luôn là một trong những đích ngắm đầu tiên của quảng cáo vì lượng truy cập và liên kết kinh khủng của nó. Thái Nhi (thảo luận) 17:27, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chủ nghĩa nhân văn & Chủ nghĩa nhân bản

Theo các bác 2 từ này có phải là một không? Có phải từ Chủ nghĩa nhân bản là từ được dùng ở miền Nam trước đây, còn Chủ nghĩa nhân văn là từ dùng ở miền Bắc, và bây giờ được dùng cho cả nước? DanGong (thảo luận) 09:26, ngày 26 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ dùng từ nhân bản hay hơn. Nhân bản là bản chất con người nghĩa là mang tính người. Bolocom (thảo luận) 09:31, ngày 26 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đã trả lời ở đây. Thái Nhi (thảo luận) 09:58, ngày 26 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Theo tôi 2 từ này khác nhau trong triết học, chủ nghĩa nhân văn là humanism, còn chủ nghĩa nhân bản là anthropocentrism. majjhimā paṭipadā Diskussion 21:44, ngày 26 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

https://en.wikipedia.org/wiki/Anthropocentrism Bolocom (thảo luận) 05:05, ngày 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi chỉ tạo Chủ nghĩa nhân bảnChủ nghĩa Nhân bản đã đổi hướng đến Chủ nghĩa nhân văn. Tôi đã sửa hai trang đổi hướng này. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 09:01, ngày 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]