Chặn thiết bị sửa

Mình có 1 suy nghĩ, wiki chống phá hoại chỉ tập trung vào chặn đường mạng, tức là chặn IP, tại sao không phát triển công cụ chặn thiết bị. Đối với việc đăng ký sử dụng dịch vụ mạng do 1 nhà mạng cung cấp, chủ đăng ký có thể vào tài khoản của họ để thường xuyên theo dõi thiết bị nào (máy tính, smartphone) dùng đường mạng của họ, và có thể nhận dạng tên thiết bị lạ, đặt nó vào chế độ chặn. Cá nhân mình cũng đã từng làm điều này khi quản lý mạng tại 1 khu nhà trọ, để tránh mấy đại ca chia sẻ pass cho nhau rồi xúm vào xài wifi chùa mà không trả tiền. Nếu có thể chặn thiết bị thì việc reset sẽ trở nên vô ích, như vậy cũng là cách chống phá hoại tối ưu.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 04:48, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn nói hay đấy, nhưng phương thức nào để nhận diện 1 thiết bị? Đức Anh (thảo luận) 05:02, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng cho phép chủ đăng ký khả năng nhận diện thiết bị, nên mình chỉ liên tưởng về điều đó, đặt vấn đề ở đây liệu wiki có loại công cụ đó hay không, mà có lẽ là không, và chỉ muốn nói lên suy nghĩ thôi bạn à.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 05:09, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cũng giống như địa chỉ IP, để nhận diện chính chủ 1 thiết bị cần phải có 1 địa chỉ (địa chỉ MAC?) cố định. Nếu có thì vì vấn đề bảo mật nên ngoài chính phủ ra thì các tổ chức như Wikipedia không được các nhà mạng tiết lộ danh tính thiết bị thực sự đâu. Mà thực sự nếu làm được thì công cụ này đã có từ lâu lắm rồi chứ! Đức Anh (thảo luận) 05:15, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phương thức này hay, khá ưu việt khi kết hợp với việc chặn IP thông thường, vì khi đó kẻ phá hoại sẽ không thể dùng chính thiết bị đó lách sang 1 IP khác để tiếp tục phá rối được nữa. Hiện nay có 1 số tập đoàn sử dụng công cụ này, tỉ dụ như Google, Facebook... Tuy nhiên Wikipedia thì chưa biết ra sao. Không biết lộ trình tương lai có triển khai được không.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  05:17, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Quan điểm chủ thiết bị có thể thay đổi nên Tinh thần wiki không cấm cố định vĩnh viễn, vì họ có thể thay đổi, chỉ cấm mấy vị thuộc diện trường kỳ phá hoại, nên nếu có thể thì việc chặn thiết bị sẽ chỉ tập trung một cách hạn chế vào 1 số thiết bị, (ví dụ như của bác Ka, ha ha ha ).  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 05:26, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hiện tại không có cách nào để lấy được địa chỉ MAC trên trình duyệt web cả. Mà thực ra cũng không có bất cứ cách nào để website xác định chính xác bất cứ cái thiết bị nào truy cập đến nó cả. Cách duy nhất mà chính Google và Facebook họ đang làm đó là thu thập dữ liệu hành vi của người dùng, rồi họ phân cụm để khu biệt, tuy nhiên chỉ để phân tích hành vi và xu hướng xã hội (khu biệt được các cá thể sử dụng dịch vụ nhưng lại không biết chính xác những cá thể đó là ai, chủ yếu để bán kiếm tiền) chứ không dùng để chống phá hoại được. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:43, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cuộc gặp ĐSQ Ba Lan lần 2 - báo cáo sửa

Cuộc gặp ngày 26 tháng 9 năm 2020

Vào khoảng 17h ngày 26 tháng 9 năm 2020 (giờ địa phương), 3 thành viên tttrung, Bluetpp, DangTungDuong, nhận nhiệm vụ "đại diện" cộng đồng Wikipedia tiếng Việt gặp gỡ trao đổi cùng 2 đại diện Đại sứ quán Ba Lan, để thảo luận về giải pháp giúp Wikipedia giảm tình trạng bài chất lượng kém do cuộc thi yeubalan.com phát động.

Nội dung cuộc họp gồm các phần:

1. ĐSQ Ba Lan trình bày lịch sử cuộc thi, và nguyện vọng (từng muốn) hợp tác với Wikipedia

2. 2 bên nêu ra các vấn đề và giải pháp.

3. Kết luận thống nhất giải pháp và hành động.

Phần 1.

Lịch sử của cuộc thi, theo trình bày từ phía ĐSQ Ba Lan:

1. Năm 2019, ý tưởng về cuộc thi này nảy sinh ở ĐSQ Ba Lan, và ĐSQ Ba Lan đã email liên hệ Wikipedia và một số platform truyền thông khác. Ai đó ở Wikipedia, đã nhận email và phản hồi rằng nghi ngờ về tính hiệu quả của cuộc thi, không kỳ vọng sẽ có người hưởng ứng, đồng thời cũng từ chối nhận trách nhiệm "đại diện" Wikipedia để phối hợp, nói rằng ở Wikipedia không có ai đại diện, mỗi người chỉ tham gia với tư cách cá nhân. Dường như sau email này thì ĐSQ Ba Lan hơi nhụt chí 1 chút, và cũng không dám email thêm nữa, dù ban đầu rất muốn cộng tác cùng Wikipedia. Sau khi chần chừ thì họ vẫn quyết định tổ chức cuộc thi lần thứ nhất vào năm 2019 và thành công vượt mong đợi : có 40 thí sinh tham gia, 2000 bài viết (trên Wikipedia và các platform truyền thông khác, ở trên Wikipedia cũng có số lượng lớn, có thể trên 1000 bài - DangTungDuong và Bluetpp thể hiện sự bất ngờ với con số này) những người đoạt giải được thưởng chuyến đi du lịch sang Ba Lan, và theo ban tổ chức thì họ đều là những con người đáng trân trọng, cuộc thi cũng không gây ra sự phản đối tiêu cực từ Wikipedia. Chủ đề viết bài về Địa lý và Du lịch Ba Lan.

2. Năm 2020, ĐSQ Ba Lan muốn lặp lại thành công của cuộc thi lần 1. Họ không liên lạc với Wikipedia, vì (theo giải thích của họ) lần liên lạc ở cuộc thi trước đã nhận được phản hồi không lạc quan (ngược với thực tế đã chứng minh ở cuộc thi lần đầu là thành công hơn kỳ vọng) và "không có ai đại diện Wikipedia" cả. Do Covid, nên giải thưởng du lịch Ba Lan không khả thi, họ quy đổi giải thưởng ra tiền. Luật thi công bố ở trang yeubalan.com ( thông tin ứng với truy cập ngày hôm nay :D ) . Chủ đề lần này là văn hóa Ba Lan (nhưng cho đến giờ thì các bài viết bị lệch về phía danh nhân Ba Lan). Lần này chỉ thi trên Wikipedia, không thi trên platform khác. Ủy Ban Chấm thi là 3 người ở ĐSQ, 1 người ở Unesco, 5 người ở Ba Lan thuộc hội Tình bạn Ba Lan - Việt Nam . Đến nay có 100 thí sinh, trên 1000 bài viết, nhưng lần này vấp phải phản ứng về chất lượng của Wikipedia (như các bạn đã biết). Sau khi có phàn nàn từ Wikipedia , ĐSQ đã có thông báo tới các thí sinh nhắc lại yêu cầu của cuộc thi, trong đó có nhấn mạnh yêu cầu cấm dịch máy, và bố trí gặp Wikipedia (để có cuộc gặp hôm nay).

Phần 2.

1. 2 bên nhận thức rõ ràng, và cùng bày tỏ sự không ủng hộ với bài viết chất lượng kém được sinh ra bởi cuộc thi.

2. Nhiều giải pháp đã được đưa ra thảo luận, bao gồm các giải pháp mà cộng đồng đã nêu:

2.a Nhóm các giải pháp liên quan đến thay đổi luật chơi cuộc thi hiện hành, hoặc thời hạn cuộc thi (hiện nay đang kéo dài đến 31 tháng 10, có đề xuất cắt ngắn lại, kết thúc sớm): không khả thi , vì luật chơi đã công bố, người chơi đang thực hiện theo luật đã công bố, việc thay đổi luật chơi giữa chừng, theo cách hiểu của Tttrung, ảnh hưởng danh dự ĐSQ (và đất nước Ba Lan :D ), việc thay đổi thời hạn cũng không khả thi (do đã hẹn lịch ban giám khảo và lên chương trình trao giải , khó bố trí lại lịch, cũng như, theo cách hiểu của Tttrung, là sự thay đổi này cũng ảnh hưởng danh dự ) - dù rằng Quy chế cuộc thi đã cẩn thận có Điều 1 Phần 9 (Quyết định cuối cùng) dành cho trường hợp thay đổi này.

2.b Nhóm giải pháp tận dụng các điều luật đang có cuộc thi: khả thi với việc tập trung vào Điều 7 Phần 4 (Nguyên tắc cuộc thi) và Điều 6 Phần 5 (Ủy Ban Chấm thi) của Quy chế cuộc thi.

2.c Nhóm giải pháp cho các cuộc thi tương lai nếu có: khả thi với nhiều tiềm năng thú vị (Xem Kết luận)

Phần 3. Kết luận

1. Với cuộc thi hiện hành: 2 bên thống nhất vận dụng tối đa Điều 7 đã công bố của luật chơi:

1a. Cộng đồng Wikipedia toàn quyền chỉ ra bất cứ thành viên nào chỉ cần có 1 bài dịch máy (bất kể chất lượng ra sao, bất kể đã bị cấm ở Wikipedia hay chưa, miễn là chứng minh là dịch máy, ví dụ copy bài gốc tiếng Anh vào Google dịch, so kết quả dịch ra với bài), thì ban tổ chức cuộc thi sẽ cấm thí sinh này (Theo Điều 7 phần 4 Quy chế cuộc thi), thông báo cho thí sinh đó biết, để họ không còn động lực viết bài.

1b. Với bài viết không chứng minh được là dịch máy, không thể cấm thí sinh theo điều 7, nếu ai đó ở cộng đồng chỉ ra chất lượng kém (treo biển) Ủy Ban chấm thi có cơ sở cho 0 điểm (Theo điều 6 phần 5 Quy chế cuộc thi). ĐSQ cũng sẽ thông báo (cảnh báo) ngay thông tin này cho các thí sinh biết để họ nhận thức.

2. Với cuộc thi lần thứ 3 vào đầu năm 2021 (dự kiến) - Cộng đồng Wikipedia được quyền tham gia vào từ đầu:

2.a Đưa ra hướng dẫn viết bài, yêu cầu chất lượng bài viết (nếu cộng đồng Wikipedia muốn)

2.b Được ĐSQ hỗ trợ toàn bộ kinh phí tổ chức buổi training offline cho các thí sinh để họ biết cách viết bài chất lượng cao (nếu cộng đồng Wikipedia muốn)

2.c Xây dựng tiêu chí chấm điểm, luật chơi, để đảm bảo việc thí sinh tạo bài chất lượng cao, ngăn cản việc sinh ra bài chất lượng thấp ( bao gồm dịch máy chất lượng thấp )

Và có thể tham gia thêm các việc khác mà cộng đồng Wikipedia mong muốn. Dự kiến 2021 cuộc thi lại quay về chủ đề Du lịch và du lịch ở 4 nước Nhóm Visegrád (Ba Lan , Séc, Hungary, Slovakia) và có sự tham gia của 4 ĐSQ Ba Lan , Séc, Hungary, Slovakia.

Các trao đổi trong vòng 1 tuần sau đó

Tối ngày 26 tháng 9, tttrung viết bản báo cáo này, và nhận được góp ý của 2 thành viên còn lại, và gửi cho ĐSQ Ba Lan xác nhận, trước khi công bố cho cộng đồng; tuy nhiên hôm nay vẫn chưa nhận được xác nhận từ ĐSQ Ba Lan, hơi muộn rồi nên cứ công bố.

Trong tuần tiếp theo, tttrung đã email cho 1 đại diện ĐSQ đã gặp hôm 26 tháng 9, để xin lại email mà ĐSQ Ba Lan đã trao đổi năm 2019, để kiểm chứng những gì mà đại diện ĐSQ đã nói. Và nhận được:

1. Email thứ nhất giới thiệu ĐSQ Ba Lan liên hệ User Group (nguyên văn bên dưới)

2. Nhóm các email thứ 2 trình bày các ý kiến của một người nhận là đại diện User Group (nguyên văn bên dưới của một email chứa nội dung chính ở trao đổi). Sau đó ĐSQ Ba Lan có hẹn gặp mặt 1 thành viên ở Hà Nội nhưng không có thông tin tiếp theo báo lại từ User Group xem thành viên nào gặp được.

tttrung cũng muốn ĐSQ xác nhận lại là ĐSQ sẽ thông báo (cảnh báo) ngay thông tin kết luận của cuộc gặp mặt ngày 26 tháng 9 cho các thí sinh biết để họ nhận thức và điều chỉnh, nâng chất lượng bài viết, tuy nhiên đến nay chưa nhận được xác nhận, với lý do 1 đại diện của ĐSQ Ba Lan bị ốm.

Báo cáo hết.

CẬP NHẬT: Ngày 5 tháng 10 , ĐSQ Ba Lan đã xác nhận nội dung báo cáo ở trên. -Trần Thế Trungthảo luận 10:40, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xin làm rõ rằng lá thư thứ nhất là do tôi phản hồi đại sứ quán Ba Lan để hướng dẫn họ liên lạc với Nhóm người dùng Wikimedia Việt Nam (do họ gửi thư đến info-vi wikimedia.org, là địa chỉ do tôi phụ trách), hy vọng không có lời lẽ nào khiến họ "nhụt chí", vì thực tế là Wikipedia tiếng Việt không có ban đại diện nào tại Việt Nam :D --minhhuy (thảo luận) 11:26, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xin thay mặt cộng đồng cảm ơn 3 bạn đã bỏ thời gian quý báu để đi gặp ĐSQ Ba Lan và tìm phương án giải quyết tình trạng dịch máy clk tràn lan này. Đây có lẽ là một tín hiệu tốt. Tôi kỳ vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho cả hai bên, Wikipedia và các cuộc thi Ba Lan trong tương lai.
Trần Thế Trung Cộng đồng Wikipedia toàn quyền chỉ ra bất cứ thành viên nào chỉ cần có 1 bài dịch máy thì ban tổ chức cuộc thi sẽ cấm thí sinh này - tiện thể cho tôi hỏi luôn là nếu muốn tố cáo thí sinh dịch máy thô thì tố cáo bằng cách nào? Bằng email ĐSQ Ba Lan hay cách nào? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 11:30, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có 1 email của 1 đại diện ĐSQ mà Alphama đã công bố ở bên trên, có thể email đến, thường nhận được reply trong ngày làm việc trong tuần ; nếu bạn không tiện email thì nhắn các thành viên khác giúp. -Trần Thế Trungthảo luận 12:20, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nên nhắc nhở trước. Nếu chỉ có 1 bài dịch máy mà cấm luôn thì hơi nặng tay. Hơn nữa còn những bài dịch máy nhưng chất lượng vẫn tốt thì sao? B nhắn gửi 17:14, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nặng tay như vậy tôi thấy còn tốt hơn nhẹ tay. Hậu quả nghiêm trọng của việc nhẹ tay như thế nào thì suốt mấy tháng nay các bạn đã thấy rõ. Tất cả các sân chơi điều có luật chơi riêng, nếu bạn biết luật chơi mà không tuân thủ thì khi bị cấm chơi thì có quyền gì mà kêu la? Chả có bài dịch máy thô nào mà chất lượng tốt được cả trừ những bài 2-3 câu (ngắn quá thì khỏi dịch máy đi, lạm dụng quá làm cái gì? Đã lười mà cứ thích ôm giải này giải nọ?). Dịch máy thô có rất nhiều vấn đề như dịch sai nghĩa, lủng củng, nghe không thuần Việt, có những cấu trúc câu không thuần Việt vân vân. Nếu dịch máy mà đúng được 100% thì tôi e các anh chị làm nghề thông dịch viên chắc thất nghiệp hết rồi. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 07:49, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chào bạn B, mình là một thành viên có đăng ký tham gia giải thưởng này. Cho mình hỏi mình dùng công cụ Bản dịch để viết bài, mặc dù mình chỉnh sửa khá kỹ càng, có bài được đưa lên bạn có biết (như bài Bánh sừng bò Thánh Máctinô do mình và một số thành viên khác bổ sung nội dung), thì có tính là dịch máy? Hay chỉ những bài như một vài thành viên mình có theo dõi dịch ẩu rõ ràng, có thông báo màu đỏ mới tính là dịch máy? Le-cerveau-gelé (thảo luận) 17:40, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Le-cerveau-gelé Mình không rõ bạn ạ. Cái này hiện tại chỉ do một số thành viên tự xác định bằng cách đặt biển chất lượng kém (chắc thông báo màu đỏ bạn nói là cái biển chất lượng kém đó). Bản thân mình thì dựa vào chất lượng của bài viết để đánh giá chứ không so sánh với bản dịch bởi google, nên nhiều trường hợp không đánh giá được. So sánh với bản dịch của google thì sẽ đơn giản hơn, nhưng như mình nói ở trên, có nhiều đoạn google dịch rất tốt. B nhắn gửi 17:49, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Le-cerveau-gelé dịch máy bị lên án ở đây là dịch máy không có bắt cứ chỉnh sửa nào hết hoặc chỉnh sửa rất ít (sai nhiều). Còn dịch máy có biên tập kỹ càng thì dĩ nhiên là điều tốt và được hoan nghênh. Nói chung "dịch máy chất lượng kém" và "dịch máy có biên tập kỹ càng" là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. 1 cái bị lên án, còn cái kia thì không bị. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 07:42, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn các bạn ở Hà Nội đã giúp đỡ, hi vọng chúng ta sẽ có nhiều kết nối với ĐSQ Ba Lan trong tương lai.  A l p h a m a  Talk 16:31, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đưa ra Tin nhắn BQV là xong. Cuối cuộc thi BQV sẽ tổng hợp danh sách dịch máy gửi cho sứ quán. Sangkienwiki (thảo luận) 11:50, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy không có cơ sở gì mà thành viên của wiki đi gặp đsq Ba Lan cả. Họ tổ chức cuộc thi. Nên cần thận trọng hơn, nhất là đối với ngoại quốc, đừng để người ta cười mình. Danh dự là quan trọng. 1. Là các ô là gì, tư cách gì mà đi gặp ĐSQ ? 2. Là họ tổ chức cuộc thi, các thành viên dù họ làm gì thì cũng là viết bài, ngay cả dịch bằng máy, cũng đáng quí, chứ có gì mà làm rộn ràng lên thế ? dân gian họ dùng từ bình dân hơn là LĂNG XĂNG.

vài lời góp ý với các bạn, GÓP Ý TRÊN TINH THẦN XÂY DỰNG, chứ ko phải phá đám. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:24, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Xoviet nghetinh123: Nếu mà không gặp ĐSQ, kiểu gì cũng sẽ có cả ngàn bài dịch máy chất lượng kém. Mà khi người dùng đọc mấy bài đó, thì chính "mình" (Wikipedia) mới bị người dùng "cười" đó. Chịu thua bạn. – OneOtherLight  See that light💡  15:02, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

BQ heo hút, không ai quan tâm và bị lãng quên!! sửa

Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết mời các bạn dành ít thời gian khoảng 5-10 phút để đọc và tham gia BQ quy định. Đây là những quy định có ảnh hưởng lâu dài tới dự án của chúng ta trong tương lai nhưng lại chả thấy nhiều người quan tâm. Với tình trạng này thì khả năng cao BQ này sẽ không có được kết quả do không đủ số lượng người tham gia tối thiểu. Tôi cẩn mong cộng đồng dành chút thời gian quý báu để cùng xây dựng các quy định có ảnh hưởng lâu dài tới dự án chúng ta. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 08:24, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đã tham gia bỏ phiếu đề mục I và II. ✠ Tân-Vương  14:59, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

16:24, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)

Thống nhất thuật ngữ "By Nationality" trong phân loại thể loại sửa

Xin chào, qua việc tạo mới thể loại thì tôi thấy là cụm từ "by nationality" trong phân loại thể loại hiện nay còn loạn, chưa được thống nhất. Hiện có hai cách dịch: (xem Thể loại:Nhà khoa học theo lĩnh vực và quốc tịch)

  • Theo quốc gia
  • Theo quốc tịch

Tôi không biết vấn đề này đã được thống nhất trước đây chưa? Nếu chưa thì tôi nghĩ nên thống nhất. Tiểu Phương Bluetpp 01:44, ngày 6 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mình ủng hộ lựa chọn "quốc tịch", nếu chọn "quốc gia" thì sẽ vô cùng rắc rối vì con người có thể chuyển quốc tịch khác với quê quán, chúng ta không có thời gian đâu mà truy nguyên, vả lại, với mình thì hiện thực đương thời của một con người nào đó thì chính đáng hơn là quê quán của họ. Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:54, ngày 6 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nếu có bài liệt kê chung về Nationality, thì có thể mở rộng mục con trong đó là liệt kê theo quê quán theo quốc gia. Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:59, ngày 6 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
"By Nationality" là theo quốc tịch mới đúng. Quốc gia người đó ở không có nghĩa là người đó mang quốc tịch đó. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 22:12, ngày 6 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Con người thì đi kèm "quốc tịch" nha bạn Bluetpp.  A l p h a m a  Talk 01:44, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Alphama hơ hơ, có phải tôi không lựa chọn vậy đâu. Tôi thấy chưa thống nhất nên đưa lên thôi, chỉ sợ tự tiện thay đổi một số lượng lớn thể loại lại bị nói. Vậy thống nhất sẽ đổi thành quốc tịch nha. Tiểu Phương Bluetpp 14:13, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xây dựng quy chuẩn giải quyết tranh chấp + hệ thống phân loại nguồn sửa

Ý kiến Uỷ ban hòa giải sửa

  •   Ý kiến Quy trình giải quyết tranh chấp mà các bạn đề xuất hy vọng sẽ không dung dưỡng cho đóng góp của nhóm tài khoản rối như Kayani/MiG29VN đã bị cấm chỉ, theo Wikipedia:Quy định cấm chỉ#Sửa đổi liên quan đến thành viên bị cấm chỉ, bởi chúng vốn không phải là "tranh chấp". --minhhuy (thảo luận) 13:38, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy:, tôi muốn suy rộng ra nhiều tranh chấp trong tuơng lai, "những thành viên bị quy là rối" thì nên xử lý theo quy định nếu có. Những trường hợp tranh chấp mới xảy ra trong tương lai sẽ xảy ra và chắc chắn xảy ra, nên bắt đầu xây dựng quy chuẩn dần là dự trù vững chắc, tránh những tranh chấp dở hơi xảy ra.--Nacdanh (thảo luận) 13:45, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bởi vì bạn đưa ra một ví dụ do chính tài khoản rối đề xuất nên tôi phải "đón đầu trước" cho an toàn. Còn việc có một ủy ban hòa giải tôi rất ủng hộ. Tiền thân của DRN chính là Ủy ban Hòa giải từng có thời điểm hoạt động rất hiệu quả. Nhưng vấn đề muôn thuở là chúng ta không đủ nhân lực, và nếu thành lập ra mà chỉ 1-2 người ngồi trong đó thì e là không có ý nghĩa thực tiễn. --minhhuy (thảo luận) 13:53, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy:, cảm ơn bạn đã ủng hộ, chúng ta cứ bắt đầu xây dựng móng, người thì cứ tuyển quân sẵn từ nhóm quản trị viên (BQV và ĐPV) và mở rộng thêm một số thành viên "dư thời gian hoặc có chuyên môn vấn đề đang tranh cãi". Nói chung nhiều điểm hay mà quy chuẩn đã có, chúng ta có không gian tập hợp các tranh cãi, giúp thời gian giải quyết rút ngắn và tập trung một không gian. :D, tránh "râu ông nọ cắm cằm bà kia" ra nhiều không gian mà không hiệu quả.--Nacdanh (thảo luận) 13:58, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tập trung các tranh cãi ở Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên vẫn được mà, có vấn đề gì? Nhóm quản trị viên (BQV và ĐPV) giờ còn bao nhiêu người hoạt động tích cực (không tính BQV/ĐPV chỉ viết bài)? Chuyện không đơn giản như bạn nghĩ. Với nhân lực hiện tại thì đề xuất của bạn là chuyện bất khả thi. Không có chuyện các BQV và ĐPV mặc định được vô "Ủy Ban". Phải bầu cử mỗi khi có ai muốn vô Ủy ban. Bây giờ, nhân lực làm BQV/ĐPV còn thiếu lên thiếu xuống thì lấy ai làm trong cái Ủy ban này? Các thành viên "dư thời gian" thì nhiều nhưng rất tiếc khả năng cao là cộng đồng sẽ không tin tưởng những thành viên "dư thời gian" này đủ để bầu họ vô Ủy ban. Còn các thành viên "dư thời gian" + "điềm tĩnh" + "dày dặn kinh nghiệm" = ở đâu ra? Những người như vậy bây giờ chúng ta chỉ còn vài người lẻ tẻ mà họ cũng bận lắm rồi (làm công tác BQV/ĐPV thôi là hết thời gian rồi). Nói chung vấn đề nhân lực là vấn đề nghiêm trọng nhất cản trở sự ra đời của Ủy ban này. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:22, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu:, cảm ơn ý kiến của bạn. Không rõ về phân loại nguồn tiếng Việt thì ý kiến bạn ra sao? Không cần tuyển người mà chỉ đơn thuần thống kê danh sách nguồn để tránh tranh cãi uy tín nguồn (như tôi đã trả lời bạn ở ý kiến bên dưới).--Nacdanh (thảo luận) 16:32, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Xem Wikipedia:Biểu quyết/Các Quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn. Quy tắc này đã được cộng đồng thông qua từ rất lâu rồi (2013) với sự đồng thuận rất cao. Tuy nhiên các quy tắc này hiện nay đã bị bỏ xó và không ai làm theo nữa. Một phần là do các thành viên thời nay tham gia "sau khi" quy tắc này được thông qua nên có lẽ không biết đến sự tồn tại của nó. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 15:49, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Hiện tại tôi thấy Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên là đủ để giải quyết các tranh chấp. Bạn nên nhớ Wikipedia en họ có nhân lực gấp 100 lần hoặc nhiều hơn so với chúng ta. Chúng ta có thể tạo ra các cơ chế và không gian giải hòa các tranh chấp tương tự như bên en nhưng tiếc rằng ai sẽ là người đứng ra làm trọng tài? Vấn đề chọn ai là trọng tài thôi nhiều khi đã sinh ra tranh chấp rồi. Với nhân lực quá heo hút như tình hình hiện tại, việc bắt chước bên en là chuyện bất khả thi. Đa số các thành viên bên vi đều chỉ viết bài chứ tham gia thảo luận thì hình như không có. Ngay cả các cuộc BQ thay đổi quy định (có tầm ảnh hưởng quan trọng và lâu dài) còn chưa chắc gì có đủ người tham gia. Việc kỳ vọng vào một cơ cấu tương tự bên en quả thật là điều quá xa xỉ với tình trạng thật tế của dự án chúng ta. Còn các "tranh chấp dở hơi" thì ngay cả bên en vẫn có; "Dispute resolution noticeboard" đâu có ngăn ngừa được các tranh chấp dở hơi? Nó chỉ giải hòa "sau khi" các tranh chấp dở hơi đã xảy ra (bên ta các tranh chấp dở hơi cuối cùng cũng được giải hòa thôi chứ có khác gì?). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:04, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu:, cảm ơn ý kiến của bạn. Không rõ Wikipedia:Biểu quyết/Các Quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn đã được thiết chế luật tại trang quy định chính thức nào và có thể cho tôi xem qua quy định đó (không phải cuộc biểu quyết này). Về "tranh chấp dở hơi", nhiều trường hợp vẫn chưa giải quyết triệt để, nhiều khi cũng hiếm có nhân vật thứ ba đến hòa giải. Ngoài ra, về vấn đề nguồn tiếng Việt, tôi đã nếu ra hai ví dụ (Zing News, GameK) mà nhiều người thừa nhận và nhiều người phản đối. Suy rộng ra, có nhiều nguồn tương tự sẽ như vậy và tranh cãi tiếp tục nổ ra. Một tham khảo (ví dụ en:Wikipedia:WikiProject Anime and manga/Online reliable sources) giống như một minh họa, không rõ bạn có nhận xét gì về vấn đề này và có muốn xây dựng giống như vậy?--Nacdanh (thảo luận) 16:20, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Giải quyết bất đồng khi biên tập. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:36, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn về quy định, không rõ về vấn đề nguồn tiếng Việt thì sẽ ra sao, không thể nguồn nào cũng đợi một tuần rồi biểu quyết, trong khi nhiều người không đồng nhất về chúng, nếu biểu quyết về nguồn thì hơi khó hiểu vì chúng ta còn không biết về "nguồn tiếng Việt được phân loại như thế nào"--Nacdanh (thảo luận) 16:50, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Do không dùng nguồn tiếng Việt nên tôi nghĩ tôi sẽ nhường chỗ cho các bạn khác am hiểu hơn tôi về vấn đề này đưa ra ý kiến. Dĩ nhiên nên xây dựng theo mô hình en:Wikipedia:WikiProject Anime and manga/Online reliable sources vì nếu mỗi nguồn đều phải BQ thì sẽ rất mất công. Có thể tạo danh sách nguồn uy tín trong lĩnh vực nào đó (mỗi lĩnh vực đều có những tiêu chí khác nhau) khởi điểm qua BQ. Sau này nếu có ai muốn thêm nguồn khác vô danh sách nguồn uy tín. Nếu không có ai phản đối thì khỏi BQ; còn nếu có người phản đối thì phải tìm đồng thuận qua việc BQ. Dĩ nhiên nếu nguồn quá yếu thì 1 BQV nào đó có thể xác nhận là nguồn yếu dựa trên quy định hiện hành mà không cần phải BQ. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:13, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Hình như bạn đang nhầm giữa Ủy ban Hòa giải và Ủy ban Trọng tài. Hòa giải là những vấn đề chưa đến mức nghiêm trọng hay chưa đến mức không thể giải quyết theo cách hòa giải thông thường và phải có tiếng nói quyết định mang tính cưỡng chế của trọng tài viên. Hòa giải viên góp nhặt những ý tưởng từ quan điểm của cả hai bên tranh chấp để đúc kết thành một hướng giải quyết khả dĩ nhất và có lợi cho Wikipedia nhất. Đúng là theo mô hình của Wikipedia tiếng Anh thì Ủy ban Hòa giải phải qua bầu cử nội bộ, nhưng trong trường hợp cộng đồng lập ủy ban này ở đây thì cũng không nhất thiết phải áp dụng bầu bán, có thể biến thành một phân ban bán tự nguyện cũng được. Nhưng tất nhiên như tôi cũng lo ngại, ủy ban lập ra mà viễn cảnh chỉ có 1-2 người tự nguyện thì cũng không để làm gì. --minhhuy (thảo luận) 17:08, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Dù là Ủy ban gì đi nữa thì vấn đề thiếu nhân lực vẫn luôn tồn tại cho nên tôi nghĩ đây là đều bất khả thi với tình hình hiện tại. Không áp dụng bầu bán thì chắc chắn sẽ gây ra tranh cãi, ai được quyền tham gia Ủy ban Hòa giải? Khi có tranh cãi thì khả năng cao lại phải BQ (bầu bán). Mà bầu bán chỉ là vấn đề phụ; vấn đề chính và nghiêm trọng nhất là chúng ta không hề có đủ nhân lực. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:17, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nếu vậy sao cộng đồng không mở một biểu quyết để cho phép tất cả bảo quản viên đều là Hòa giải viên cho nhanh gọn, và sau đó thì Hòa giải viên mới vào phải qua bầu cử nội bộ của Ủy ban Hòa giải đã có? Dù gì chẳng phải bây giờ mỗi cá nhân bảo quản viên của dự án này vẫn đang 1/3 làm trọng tài, 1/3 làm người hòa giải, 1/3 làm "công cụ thuần túy" đấy thôi? --minhhuy (thảo luận) 17:21, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nhìn chung ý kiến của bạn vẫn chưa giải quyết được vấn đề nhân lực. Nếu một thành viên nào đó đủ uy tín để cộng đồng tin tưởng bầu vô Ủy ban Hòa giải này thì người đó theo tôi cũng đủ uy tín để làm BQV. Vậy thì thành viên đó nên làm BQV luôn đi cho rồi, đề ra thêm chức vụ mới làm gì khi bản chất BQV cũng là những người hòa giải? Cộng đồng cứ thích tách chức vụ ra thành những chức vụ con. ĐPV thật ra là chức vụ con của BQV. Bên en và nhiều phiên bản khác không có ĐPV. Họ chỉ có BQV. Chúng ta lấy quyền BQV và xóa một vài quyền = quyền ĐPV. Tạo ra nhiều chức vụ khác nhau không thay đổi được vấn đề gốc rễ là nhân lực không có. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:32, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu:, nhiều người có kiến thức tốt nhưng họ lại không khoái đi bảo trì bản mẫu, hoặc có một số chủ đề mà một thành viên nào đó có kiến thức và sẽ cho một ý kiến xác đáng giải quyết mâu thuẫn. Chúng ta đang bàn "bán tự nguyện". Họ không có công cụ gì cả, chỉ giải quyết tranh cãi bằng kiến thức và kinh nghiệm, BQV có thể thực hiện sau hòa giải dựa theo kết quả thảo luận. Lưu ý đây là nhóm hòa giải mở rộng => tăng nhân lực hòa giải (BQV + ĐPV và thành viên có kiến thức về vấn đề).--Nacdanh (thảo luận) 17:37, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "chỉ giải quyết tranh cãi bằng kiến thức và kinh nghiệm" -> vậy họ có thể hòa giải với tư cách thành viên thường được rồi (đây là cách chúng ta vẫn hay làm từ đó tới giờ). Bạn gắn thêm cái mác Ủy ban thì cũng đâu có thay đổi được bản chất là thành viên thường hoàn toàn có thể tham gia hòa giải bằng kiến thức và kinh nghiệm (và vấn đề thiếu nhân lực vẫn ở đó!). Cộng với tự nhiên thêm bầu bán chi cho rắc rối? Không bầu bán thì chắc chắn sẽ có tranh cãi, ai có quyền tham gia Ủy ban Hòa giải? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:45, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Chưa hẳn, một người dùng làm hòa giải viên không nhất thiết cũng đáp ứng nhu cầu làm bảo quản viên, vì bảo quản viên còn hướng tới phòng chống phá hoại và dọn rác, một việc chẳng liên quan gì đến hòa giải viên. Hòa giải viên tất nhiên được tin cậy, nhưng là tin cậy trong việc giải quyết mâu thuẫn biên tập, không phải tin cậy để cầm chổi, và có thể hòa giải viên đó cũng không có nhu cầu cầm chổi. Điều tương tự với những người làm bảo quản viên nhưng không có xu hướng thích tham gia vào quy trình giải quyết mâu thuẫn (điều này rất bình thường tại en.wp, nhưng tại vi.wp thì bảo quản viên đang phải gánh thêm vai trò của cả trọng tài lẫn hòa giải ở dạng "luật bất thành văn"). Về điều phối viên thì eliminator là một nhóm khá phổ biến ở các dự án wiki khác, nhưng họ chỉ có quyền "xóa" chứ không có quyền "khóa", đơn thuần là một người mang rác đi đổ, chỉ có ở dự án này mới "đặc biệt" như vậy. --minhhuy (thảo luận) 17:42, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Do dự án Vi của chúng ta rất đặc biệt. Phòng chống phá hoại (tuy nhiên vấn đề rối thì phức tạp hơn) và dọn rác là chuyện nhỏ. Hòa giải từ đó đến giờ luôn là công việc nặng nhọc nhất mà ít BQV dám xung phong nhận. Ở dự án Vi, chuyện 1 thành viên được bầu làm hòa giải viên nhưng lại thất cử BQV là chuyện không thể xảy ra (một người hay đi hòa giải chắc chắn sẽ phải va chạm và gây ra không ít kẻ thù ghét mình). Tôi bảo lưu quan điểm là nếu muốn làm hòa giải viên (và không muốn dọn rác) thì nên ứng cử làm BQV luôn đi. Cũng giống như một số BQV chỉ lo dọn rác chứ không bao giờ tham gia hòa giải suốt nhiều năm đương nhiệm. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:54, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Tôi hiểu quan điểm của bạn, nhưng nếu vậy thì phải có một cơ chế hòa giải cái đã, như vậy thì tiếng nói của bảo quản viên trong các vấn đề hòa giải mới được xem là của một hòa giải viên. Luật bất thành văn như hiện nay khiến bảo quản viên gặp trở ngại không nhỏ khi giải quyết mâu thuẫn, và tôi tin là ý của Nacdanh cũng thiên về "cơ chế" hơn là "con người". Việc có Ủy ban Hòa giải đơn giản là vì nó có một cơ chế rõ ràng trong việc giải quyết mâu thuẫn và đưa vấn đề đi đến một kết thúc khả dĩ, chứ không phải tranh cãi liên miên. Vậy nên tôi mới đề xuất là nếu có lập ra ủy ban này thì bảo quản viên mặc định là hòa giải viên trong thời gian đầu để tránh gặp phải vấn đề "thiếu nhân lực" như bạn và tôi cùng lo ngại, còn không thì hãy tạo một cơ chế hòa giải và trao nó cho bảo quản viên. --minhhuy (thảo luận) 18:04, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cơ chế thì đã có: Giải quyết bất đồng khi biên tập. "Luật bất thành văn" như hiện này tôi thấy có vấn đề gì đâu? Các BQV vẫn đóng vai các người hòa giải suốt 15 năm nay đó thôi, mọi thứ vẫn ổn. Tôi bảo lưu quan điểm là cộng đồng mình cần phải lớn mạnh hơn rất nhiều trước khi chúng ta có thể lập Ủy ban này nọ thành công. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:12, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "chứ không phải tranh cãi liên miên" -> Dù bên en có cả hai Ủy ban nhưng vẫn có những vụ tranh cãi kéo dài suốt nhiều năm. 2 phe tranh chấp đều có nhiều BQV hậu thuẫn. Quan trọng là cách giải quyết vấn đề thôi. Có gắn mác Ủy ban này nọ mà giải quyết dở cũng vậy à. BQV Vi là kiêm luôn hòa giải viên và trọng tài. Đây là đều cần thiết trong bối cảnh nhân lực không có. Cộng với hiện tại thành viên thường cũng có thể làm hòa giải viên "tự phong" nếu họ muốn (đây là đều tốt). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:21, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cơ chế hiện tại còn lỏng và chỉ là cơ chế "chung chung", chả rõ ai sẽ tham gia vào. Tôi thấy ngôn từ chung chung mà không có không gian cụ thể. Và với cơ chế hiện tại, BQV hay ĐPV cũng chỉ là hòa giải viên "tự phong". Thân mến. Có lẽ tôi chỉ nói vậy, vì chúng ta khác quan điểm.--Nacdanh (thảo luận) 19:25, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Chuyện cơ chế bị bỏ xó lại là vấn đề có phạm trù riêng, không liên quan tới vấn đề hiện tại (riêng tôi thì thấy cơ chế nó rất cụ thể chứ không phải chung chung). Tạo ra cơ chế mới chắc gì mọi người đã theo? Lỡ bỏ xó như cái cũ thì sao? Bạn cứ chạy theo ba cái hình thức trong khi vấn đề gốc rễ thì bạn vẫn chưa xử lý được. Cơ chế hiện tại thì tất cả các thành viên đều có thể là hòa giải viên "tự phong" nếu họ muốn (đó là điều tốt). Còn chuyện bạn muốn lập ra một không gian riêng biệt khác với không gian "tin nhắn BQV" -> cái này tôi không phản đối. Còn chuyện lập ra Ủy ban gì đó thì tôi cũng chả phản đối nếu bạn thật sự muốn lập. Nhưng theo quan điểm của tôi thì ủy ban này cũng sẽ chết yểu do thiếu nhân lực. Thay vì tạo ra cái Ủy ban phù du này, bạn xung phong làm hòa giải viên và giải quyết các tranh chấp từ giờ trở đi tôi thấy như vậy còn có ích hơn (dĩ nhiên đó là quyền quyết định của bạn; tôi chỉ góp ý). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 20:11, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Tôi cũng nghĩ như Minh Huy, một ủy ban hòa giải "bán tự nguyện". Hiện tại, wikipedia tiếng Việt chỉ có Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên, xét nhiều lúc giải quyết thì mỗi cá nhân BQV lại giải quyết theo quan điểm cá nhân hoặc chỉ có độc lập một người giải quyết => nhiều khi không thấu đáo. Trong khi nếu chỉ tranh luận giữa hai bên tranh chấp cũng thật không hay, "Tin nhắn cho bảo quản viên" thì chỉ BQV biết với nhau. Một không gian hòa giải với nhiều thành viên "bán tự nguyện" sẽ có nhiều người hơn là "một BQV" (trong nhiều trường hợp). Bản chất là nâng số thành viên bán tự nguyên hòa giải tranh chấp nhiều hơn là một hai BQV đi giải quyết tranh chấp, giúp nhiều người cho ý kiến thấu đáo hơn là "chỉ BQV biết với nhau hoặc hai bên tranh chấp biết với nhau, nhiều khi to chuyện hơn lúc đầu". Về hệ thông phân định nguồn tiếng Việt mong các bạn thảo luận thêm, hình như các thành viên đã quên mất "ý này".--Nacdanh (thảo luận) 17:22, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cần gì cái Ủy ban đó? Hiện tại theo tôi quan sát thì các thành viên bình thường hoàn toàn có thể tham gia tranh luận (hòa giải hoặc thổi lửa) các tranh chấp nếu họ muốn; đây là đều vẫn hay xảy ra trước khi 1 BQV nào đó nhảy vào. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:37, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu:, bạn có thấy nếu một không gian biệt lập chỉ một nhóm biết (hai bên tranh chấp, BQV ĐPV, Mộ vài thành viên biết) trong một bài/một khôn gian so với một không gian nổi bật ai ai cũng biết thì vấn đề sẽ thấu đáo với đông đảo thành viên hơn phải không?--Nacdanh (thảo luận) 17:44, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ai ai cũng có quyền tham gia Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên. Không gian của bạn có gì đặc biệt hơn Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:47, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu:, Bạn có thể xem cách giải quyết bất nhất giữa các BQV của bạn tại Mintu Martin (thảo luận · đóng góp). Alphama còn nói thế này, đại loại "Tin nhắn cho bảo quản viên" là nơi BQV quyết, thành viên thường chỉ ý kiến. Tôi thấy không gian đó không phù hợp để giải quyết mâu thuẫn. Kết hợp lại ý bên đên tôi đã nói: Bản chất là nâng số thành viên bán tự nguyên hòa giải tranh chấp nhiều hơn là một hai BQV đi giải quyết tranh chấp, giúp nhiều người cho ý kiến thấu đáo hơn là "chỉ BQV biết với nhau hoặc hai bên tranh chấp biết với nhau, nhiều khi to chuyện hơn lúc đầu".--Nacdanh (thảo luận) 17:59, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "nâng số thành viên bán tự nguyên hòa giải tranh chấp nhiều hơn là một hai BQV đi giải quyết tranh chấp" -> tạo ra cái Ủy ban này không thay đổi được tình trạng thực tế là thiếu nhân lực. Thành viên thường hoàn toàn có thể tham gia hòa giải tranh chấp mà không cần sự tồn tại của cái Ủy ban này. Đâu phải tự nhiên tạo ra cái Ủy ban này là ở trên trời lại rơi xuống thêm các hòa giải viên?
    Có một số tranh chấp đã được hòa giải thành công thì đâu có nhất thiết gì phải đưa vô "Tin nhắn cho bảo quản viên"? Và đó chỉ là quan điểm riêng của Alphama. Quan điểm của tôi là "Tin nhắn cho bảo quản viên" là nơi để hòa giải tranh chấp nếu như 2 bên không thể tự hòa giải.
    Tôi sẽ dừng thảo luận với bạn vì nãy giờ tôi thấy tôi với bạn nói lòng vòng nhưng hình như không ai thuyết phục được ai. Vậy thì chúng ta hãy cùng bảo lưu quan điểm và "agree to disagree". Và đợi cộng đồng ý kiến thêm. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:07, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nacdanh Vấn đề mà bạn nêu ra lại thuộc về trách nhiệm của Ủy ban Trọng tài chứ không còn là Ủy ban Hòa giải nữa, xin tránh lầm lẫn chức năng của hai ủy ban này. --minhhuy (thảo luận) 18:07, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ủy ban gì thì chúng ta cũng đều không đủ nhân lực hết bạn à. Thì BQV vừa đóng vai hòa giải viên và trọng tài ở trang "Tin nhắn cho bảo quản viên", không phải à? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:14, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Nhất trí với Minh Huy về việc có một Ủy ban hòa giải. Và, dĩ nhiên sẽ tốt nếu ủy ban này quy tụ được những người có sự chuẩn mực, thấu triệt, bám đích và đủ tinh tế uyển chuyển. Kinh nghiệm là thứ "nghiệm mà kinh", và cùng với quan điểm, cái tôi tạo nên vô vàn bất ổn cả trong đời thật và trên ko gian mạng này. Việt Hà (thảo luận) 18:52, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Tôi đánh giá cao phương án thành lập cái gọi là "ủy ban hòa giải" này. Một số tiền lệ tôi trông thấy ở các biểu quyết vài viết chất lượng vừa qua cho thấy việc các thành viên đơn phương giải quyết vấn đề với nhau không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích tốt đẹp. Tiếng nói của nhiều thành viên, dựa trên những đánh giá đủ sức nặng, đủ tính thuyết phục sẽ giúp các thành viên tránh được việc áp dụng máy móc các quy định vào để tạo áp lực hoặc một bên sử dụng công cụ để tạo áp lực, những thành viên tranh chấp có cơ hội được lắng nghe những ý kiến khách quan, từ đó không còn cảm thấy cô độc và sẵn sàng đi đến thỏa hiệp trên tinh thần vì lợi ích chung. Nhìn rộng hơn, không phải lúc nào sự can dự của một bảo quản viên cũng mang lại hiệu ứng tích cực vì tiếng nói của họ cũng chỉ là một tiếng nói độc lập, bình đẳng với mọi thành viên khác. Một ủy ban hòa giải gồm nhiều thành viên, bất kể có công cụ hay không có công cụ sẽ làm lu mờ đi tính "quyền lực" trong cuộc hòa giải, giúp cuộc thảo luận trở nên cởi mở, hòa nhã và bớt căng thẳng hơn, thúc đẩy tranh luận học thuật, hợp tác. Dĩ nhiên việc "hòa giải" này có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, nhưng tạo dựng một tính "chính danh" cho nó có thể đem lại sức nặng và tính khả thi, hiệu quả hơn mỗi khi nhóm người này tham gia giải quyết tranh chấp. Tinh thần hòa giải vẫn quan trọng hơn "cưỡng chế", và theo quan điểm của tôi, miễn quan điểm các thành viên vẫn chưa bất đối xứng đến mức không thể giải quyết được thì một "ủy ban hòa giải" chính danh, hợp pháp sẽ là cơ quan mà các thành viên trên toàn dự án có thể trông cậy và trao gửi niềm tin. Thân mến.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:48, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Theo đại ý từ đề xuất trên của Nguyenhai314 thì có vẻ "DRN" (Bàn giải quyết mâu thuẫn) với sự tham gia chung trong công việc từ nhiều người dùng khác nhau mới là cái đang được ủng hộ, chứ không phải Ủy ban Hòa giải vốn giải quyết theo hướng khuyến nghị cao của các ủy viên là hòa giải viên. --minhhuy (thảo luận) 04:48, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ngắn gọn thì là như vậy. Tôi cần một cơ quan "chính danh" hơn so với việc hòa giải thông thường giữa các thành viên. Nếu xét đến vấn đề hòa giải viên, ta cần đến các thành viên "có kinh nghiệm cao" trong việc hòa giải hơn là đủ loại thành phần. Công bằng mà nói, số lượng "hòa giải viên" đủ tiềm năng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trước mắt cứ đi từ thấp lên cao đã. Tạo lập cơ quan giải quyết mâu thuẫn để các thành viên cùng tham gia một cách "chính danh". Từ cơ quan này, tuyển lựa những cá nhân có phẩm chất "ưu tú" để "thăng cấp" lên "hòa giải viên". Điều này cần một quá trình quan sát lâu dài (thông qua các vụ hòa giải) mới có thể xác định được.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  01:03, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tổng kết bằng một tranh cãi thực tế sửa

Vừa hay có ví dụ luôn, xin phép gắn tên các thành viên từng tham gia cho ý kiến về mục này. Xin mời @Trần Nguyễn Minh Huy:, @Nguyentrongphu:, @Viethavvh: cho ý kiến về trường hợp tên bài Thảo luận:Các tên gọi của nước Việt Nam#_Tên bài và một số vấn đề liên quan. Lúc này để có những người có kinh nghiệm hòa giải và đi đến "tôn trọng tự do học thuật" thì nên đưa ra không gian nào? Vì hiện tại, không gian bài viết có quá ít người quan tâm (chỉ có các bên tranh cãi là biết). Nên đưa ra không gian nào: Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên? Wikipedia:Thảo luận? Cùng lúc đưa ra hai nơi có loãng không? Có cần thiết có một không gian mới để nhiều người cùng biết "à! có một vấn đề, tôi có kiến thức về vấn đề này và tôi sẽ giải đáp giúp các bạn"? Hay sẽ đưa ra bảo quản viên và một số BQV sẽ ngại và ít BQV tham gia vì họ không rõ chủ đề, nơi này (Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên) thì "thành viên thường" nhiều khi cũng không ngó ngàng ngoài BQV? Xin mời các bạn bắt đầu xây dựng với trường hợp này để đi tới kết luận cho mục này. Tất cả cơ chế hiện có, xin mời được áp dụng để xem "cơ chế hiện tại hoạt động ra sao". Có nên có một không gian mới cho các mâu thuẫn này. Cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 11:02, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy vấn đề trong ví dụ của bạn chưa đến mức phải đưa ra DRN (nếu có) chứ chưa nói đến Ủy ban Hòa giải, vì cuộc tranh cãi chỉ mới ở giai đoạn đầu và rất có thể sẽ tìm được đồng thuận sớm. Nhưng nếu bạn đang giả sử cuộc tranh cãi sẽ leo thang và không ai chịu nhường ai thì việc có một không gian riêng để các người dùng có kỹ năng thảo luận chuyên nghiệp hơn vào hỗ trợ và phân xử cũng là ý hay. --minhhuy (thảo luận) 11:15, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến phân định nguồn tiếng Việt sửa

  •   Ý kiến tôi muốn tổng hợp nguồn tiếng Việt như mô hình này en:Wikipedia:WikiProject Anime and manga/Online reliable sources. Tôi đã nêu ra hai ví dụ (Zing News, GameK) mà nhiều người thừa nhận và nhiều người phản đối. Đồng thời muốn quản trị viên hoặc một thành viên cập nhật Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy.--Nacdanh (thảo luận) 17:27, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Về điểm nay thì dĩ nhiên tôi rất ủng hộ, đơn giản vì tôi cũng đang làm một danh sách tương tự cho Dự án AM tiếng Việt với việc bổ sung thêm các nguồn từ báo tiếng Việt (ở dạng đề xuất). Vấn đề ở chỗ: các nguồn trong trang bạn dẫn đều đã được sự chấp thuận của đa số trong nội bộ dự án, mà nội bộ dự án thì nguồn có thể hợp quy với phạm vi dự án này (hay chủ đề này), nhưng không phù hợp với dự án khác. Tôi lấy ví dụ bài Ishihara Shintarō từng vấp phải phản đối của DHN khi dùng nguồn từ Anime News Network, bởi nguồn này trong bối cảnh các bài về chủ đề của nó thì phù hợp, nhưng khi đưa vào chủ đề khác như chính trị thì không. Nên nhận định nguồn yếu hay mạnh cũng phải tùy vào phạm vi bao chứa của nó. Ví dụ khác "sỗ sàng" hơn: không thể xem nguồn từ một tạp chí khiêu dâm là mạnh ở bài về bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng đủ mạnh ở bài về các diễn viên phim khiêu dâm. Thế nên việc xây dựng danh sách chung e khá khó khả thi, mà chỉ nên được thực hiện cho từng dự án riêng lẽ với sự đồng thuận của chính thành viên dự án đó. --minhhuy (thảo luận) 17:35, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Đồng ý với Minh Huy, các quy chuẩn phân định nguồn nên xem xét nguồn tiếng Viẹt bất kỳ nên dùng trong lĩnh vực nào? Tôi đã nêu ra hai ví dụ (Zing News, GameK) mà nhiều người thừa nhận và nhiều người phản đối. Zing News, GameK được đánh giá "tin cậy" khi cung cấp thông tin ở lĩnh vực nào. Tương tự các nguồn khác.--Nacdanh (thảo luận) 18:19, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Dĩ nhiên nên xây dựng theo mô hình en:Wikipedia:WikiProject Anime and manga/Online reliable sources vì nếu mỗi nguồn đều phải BQ thì sẽ rất mất công. Có thể tạo danh sách nguồn uy tín trong lĩnh vực nào đó (mỗi lĩnh vực đều có những tiêu chí khác nhau) khởi điểm qua BQ. Sau này nếu có ai muốn thêm nguồn khác vô danh sách nguồn uy tín. Nếu không có ai phản đối thì khỏi BQ; còn nếu có người phản đối thì phải tìm đồng thuận qua việc BQ. Dĩ nhiên nếu nguồn quá yếu thì 1 BQV nào đó có thể xác nhận là nguồn yếu dựa trên quy định hiện hành mà không cần phải BQ. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:58, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Đồng ý Tôi rất ủng hộ ý tưởng này của Nacdanh. Bạn Minh Huy đã rất đúng khi cho rằng không thể có một danh sách chung bao gồm nguồn không đáng tin cậy cho tất cả chủ đề. Tuy nhiên, nên có một danh sách những nguồn hoặc/và nhóm nguồn không thể dùng được. Lấy thí dụ, bài VinFast lấy rất nhiều nguồn từ Facebook đến Youtube, khiến mình thậm chí không muốn đọc chứ chưa nói gì đến bình luận thêm. Một điểm hạn chế nữa của việc lập danh sách nguồn tiếng Việt là vì nền báo chí Việt bị kiểm soát chặt chẽ, rất ít báo chí có quan điểm trái chiều hoặc trung lập (như sự kiện báo Phụ Nữ TPHCM bị đình bản online vì loạt bài về Sun Group). Nên việc lập danh sách chắc sẽ cần thảo luận nguồn nào đáng tin cậy, nguồn nào không? LTN.Canada (thảo luận) 18:01, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
      Ý kiến Nếu được, mình kiến nghị sử dụng nguồn "Thời báo Kinh tế Sài Gòn" (Saigon Times) – theo mình, là nguồn trung lập nhất và có chuyên môn cao trong các chủ đề kinh tế–xã hội hiện nay. Và những tờ báo thuộc cơ quan đảng, đoàn như Sài Gòn Giải Phóng không nên sử dụng, tương tự Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc. LTN.Canada (thảo luận) 18:06, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Mấy báo Đảng Cộng sản Việt Nam không rõ khi nói về chính sách của Việt Nam có nên lấy làm nguồn không? Khi Đảng đang nắm quyền toàn bộ các nhánh, cần xây dựng quy chuẩn khi nào thì lấy nguồn và khi nào không. Cái chính là bắt đầu xây dựng hệ thống phân định như Minh Huy đã nói ở ý đầu tiên. Càng để lâu càng tranh cãi, và "người viết" một chủ đề bất kỳ không cong đắn đo chọn nguồn trong các chủ đề khác nhau.--Nacdanh (thảo luận) 19:12, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nacdanh: Chào bạn. Mình nghĩ các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể sử dụng được khi nói về chính sách hoặc quan điểm của họ, như một dạng trích dẫn. Nhưng sẽ tùy vào nội dung cụ thể. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 02:18, ngày 8 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Có vẻ các thành viên Wiki dạo này yêu quý dự án mà chưa ngủ. Nhân tiện, bàn về nguồn uy tín, trước đây tôi đã làm tiêu chí này cho các nguồn Công giáo, mời xem Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 1, Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 2. Việc này giúp chấm dứt sự tranh cãi về độ nổi bật các bài Công giáo lúc đó. Ở dự án này, cần lắm các bạn mở rộng Wikipedia:Nguồn tin tức.  A l p h a m a  Talk 18:36, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Dạo này Wikipedia Vi nhiều drama thế nhỉ? Chắc drama nhiều quá nên mọi người trằn trọc không ngủ được haha. Drama và những thay đổi lớn và cấp tiến xảy ra trong một thời gian quá ngắn. Đây là đều có tốt hoặc hại tùy theo cách người lãnh đạo lèo lái tình hình. Tôi mới trở lại sau một đợt Wikibreak khá dài, chưa gì đã đụng nhiều drama, haizz. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:44, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Hy vọng bạn cập nhật nguồn Công giáo và đưa vào dựa án đó để "độc giả bình thường" có thể biết. Ví dụ như Biểu tình Thái Bình 1997, một số nguồn lúc đầu ôi rất lưỡng lự vì không rõ "có uy tín không" (tiếng Việt + hải ngoại), may vào dự án đọc mục "nguồn phát triển dự án Công giáo" thì mới dám đem vào bài đó viết. Việc xây dựng như này đáng ra cần được xúc tiến từ lâu.--Nacdanh (thảo luận) 19:08, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Hi vọng các bạn chung tay đóng góp thêm chứ mình tôi làm không nổi. Thân mến.  A l p h a m a  Talk 21:33, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

======>>>Tổng kết: Các dự án còn hoạt động, sẽ có một danh sách nguồn "đáng tin cậy" đã được xây dựng hoặc dang dở. Chúng ta sẽ cập nhật một mục tại Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy và có các liên kết đến "nguồn tin cậy" của các dự án này. Các chủ đề khác chưa có danh sách nên cập nhật dần, tôi nghĩ một không gian riêng bàn luận về nguồn là hợp lý, nếu có tranh cãi về nguồn sẽ tập trung tại không gian chỉ giải quyết nguồn, đỡ loãng.--Nacdanh (thảo luận) 09:40, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Góp ý nhỏ với bạn thôi, bạn nếu mở biểu quyết thì khi kết thúc nên làm 1 cái gì đó, dù nhỏ thôi cũng được. Bạn mở liên tục thảo luận xong khi kết thúc chỉ mang tính kết thúc, những vấn đề này Wiki đã có từ lâu lắm rồi. Cần xắn tay vào làm thì tốt hơn, nếu bạn vin vào BQV cần làm việc này thì vừa đúng vừa sai, BQV không phải lúc nào cũng phải làm đâu. Cho nên đề xuất cái gì thì xắn tay làm cái đó, dù làm ít ít cũng được đỡ hơn nói cho hay, rồi lại mất thời gian vào cái Wikipedia:Tranh chấp dở hơi này.  A l p h a m a  Talk 19:35, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nhất chí, tôi sẽ cố thử tạo một biểu quyết. Do không có nhiều kinh nghiệm, hy vọng khi có biếu quyết thì mong bạn đáo qua góp ý. @Alphama:, tôi muốn hỏi qua bạn đôi chút, nếu thảo luận đạt đồng thuận từ các thành viên tham gia thảo luận, không rõ có cần mang ra bảo quyết hay thực thi luôn. Tôi hơi mông lung, không rõ có cần phân định đồng thuận thiểu số hay đồng thuận số đông? Có cần thiết phải có một biểu quyết nếu không có mâu thuẫn trong thảo luận này (tất cả đều đồng tình)?--Nacdanh (thảo luận) 21:14, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Call for feedback about Wikimedia Foundation Bylaws changes and Board candidate rubric sửa

Xin chào. Apologies if you are not reading this message in your native language. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn.

Today the Wikimedia Foundation Board of Trustees starts two calls for feedback. One is about changes to the Bylaws mainly to increase the Board size from 10 to 16 members. The other one is about a trustee candidate rubric to introduce new, more effective ways to evaluate new Board candidates. The Board welcomes your comments through 26 October. For more details, check the full announcement.

Cảm ơn! Qgil-WMF (talk) 17:18, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Have I recorded vietnamese names of schools properly? sửa

Dear VIwiki users:

On Commons:Category_talk:Alief_Independent_School_District_schools I am de te rmining Vietnamese tra nslations from the en:Alief Independent School District (which has a large Vietnamese population) from https://www.aliefisd.net//cms/lib/TX01917308/Centricity/Domain/1971/DistrictMapWithTranslationsJuly2018.pdf

However I'm not certain if I got the tone marks down properly on the commons page

Based on the document how would I translate the following:

  • Youens Elementary School
  • Budewig Intermediate School
  • O'Donnell Middle School
  • Elsik High School

?

Also on the commons category Commons:Category:Alief_Independent_School_District_schools do I need to add "Cac truong" at the beginning? (for example Commons:Category:Elementary schools in Houston only says "Tiểu Học của Houston" without the "Cac truong")

Thank you, WhisperToMe (thảo luận) 16:04, ngày 8 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xin chào mọi người. Hiện tôi đã viết và kích hoạt bộ lọc 35 và 38. Chi tiết về 2 bộ lọc này:

  • Bộ lọc 35 giúp chặn người dùng mới tạo trang con trong không gian người dùng cụ thể. Ví dụ, IP hoặc thành viên mới tạo tài khoản sẽ không thể tạo được trang "Thành viên:P.T.Đ/Hello" hay "Thảo luận Thành viên:P.T.Đ/Hello" chẳng hạn, vì chuỗi "Thành viên:P.T.Đ/" đang nằm trong danh sách chặn.
  • Bộ lọc 38 giúp chặn người dùng mới xóa phần lớn nội dung trang thành viên hoặc trang thảo luận thành viên của người dùng cụ thể. Ví dụ, IP hoặc thành viên mới tạo tài khoản sẽ không thể xóa phần lớn nội dung trang "Thành viên:P.T.Đ", "Thảo luận Thành viên:P.T.Đ", "Thành viên:P.T.Đ/Nháp", vì chuỗi "Thành viên:P.T.Đ" đang nằm trong danh sách chặn.

Đây là 2 bộ lọc giúp các thành viên hạn chế sự quấy rối có chủ đích từ người phá hoại. Các bạn nếu có nhu cầu thì có thể liên hệ Dịch vụ đăng ký Bộ lọc 35 và 38. Thân mến! P.T.Đ (thảo luận) 09:27, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thế thành viên tạo không gian "Thảo luận Thành viên:P.T.Đ/Nháp" trang cá nhân của họ cũng không được à?  A l p h a m a  Talk 13:26, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không rõ ý của Alphama lắm? Bộ lọc này tùy nhu cầu của thành viên, ưu tiên chống quấy rối, nếu thành viên khác muốn nháp thì sao phải vào tận trang người khác mở trang con? Còn thành viên muốn tạo trang con trên trang của họ thì thoải mái, chỉ cần số sửa đổi > 15 (tức là bộ lọc này chỉ chống hành vi thành viên rất mới đến quấy rối, ví dụ). P.T.Đ (thảo luận) 16:23, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

[THÔNG BÁO] Kích hoạt Giới hạn của công cụ Biên dịch Nội dung sửa

Từ cuộc Biểu quyết tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation, cộng đồng Wikipedia đã thống nhất áp dụng giới hạn cho công cụ Biên dịch nội dung (Content Translation) là 95% / 5%, tức là:

Tỉ lệ 95/5 tính như sau: 95% là nội dung dịch máy ban đầu, tự động do công cụ làm5% nội dung người dùng chỉnh sửa dựa trên nội dung dịch máy ban đầu.

Bên nhóm Wikimedia phụ trách công cụ Biên dịch Nội dung đã chính thức triển khai giới hạn 95/5 tại Wikipedia tiếng Việt, tức là từ nay các bài dịch sử dụng công cụ Biên dịch Nội dung có nội dung chỉnh sửa thấp hơn 5% sẽ không thể đăng bài. Tôi đã thử nghiệm và xác nhận là tính năng này đã thật sự được triển khai. Mời mọi người cùng thử nghiệm, trong quá trình sử dụng có bất cứ phản hồi nào xin hãy đăng vào bài thảo luận này, tôi sẽ phản hồi trực tiếp lại với nhóm phụ trách. Xin lưu ý là giới hạn này không phải là vĩnh viễn, nếu sau quá trình sử dụng cộng đồng nhận thấy giới hạn này không phù hợp xin hãy nêu ra và chúng ta sẽ xem xét điều chỉnh. Xin cảm ơn. Tiểu Phương Bluetpp 15:43, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ok bạn nhé, sau từ 3 đến 6 tháng chúng ta có thể mang ra thảo luận và điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết.  A l p h a m a  Talk 06:35, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Số lượng ứng cử/đề cử điều hành viên đồng thời sửa

Hiện tại đang có 3 ứng cử/đề cử. Lại mới thêm một đề cử nữa là 4. Liệu rằng có quy chế hạn chế số đề cử đồng thời không, hay muốn bao nhiêu cũng được? Hiện tại tôi thấy số điều hành viên hoạt động không phải thiếu thốn, mà đề cử liên miên thế này (vừa đóng hai đề cử thất bại, thêm bốn đề cử là sáu trong thời gian ngắn, lại thêm hai biểu quyết bãi miễn) e rằng các thành viên cảm thấy ngán và không tham gia tích cực vào các biểu quyết chọn điều hành viên nữa. Với khoảng 10 BQV và 5 ĐPV hoạt động thường xuyên trong thời gian gần đây, cá nhân tôi giờ thấy chưa cần thêm điều hành viên mới. Caruri (thảo luận) 22:40, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

"10 BQV và 5 ĐPV hoạt động thường xuyên" -> chỉ viết bài thôi thì tôi không tính (dù hiện tại có đủ nhân lực quản lý nhưng được bao lâu trước khi họ lại wikibreak tiếp?). Wikipedia luôn bị thiếu nhân lực suốt 10 năm qua, đó là điều không thể chối cãi. Ai cũng than là thiếu, còn dư thì chưa thấy ai nói.
Riêng tôi thì chưa bao giờ thấy "đề cử" nào bị ế cả (đề cử nào cũng sôi nổi; chỉ có đề cử nào khi tỉ lệ thất bại cao quá nên người ta ngại không bỏ phiếu nữa chứ không phải là bị ế), chỉ thấy các BQ quy định bị ế (không ai tham gia thôi). Mới có 4 đề cử mà bạn đã than nhiều? Wikipedia en hồi xưa có cả trăm đề cử cùng một lúc. Tôi thấy chả có lý do gì phải giới hạn số lượng. Phải để cộng đồng phát triển theo cách tự nhiên. Lỡ tương lai Wikipedia Vi có đông thành viên bằng en nhưng vẫn phải có giới hạn? Còn chuyện đề cử thất bại hay thành công là do cộng đồng quyết định.
Chuyện có đề cử nhân sự tấp nập là điều đáng mừng chứ nhỉ? Tôi nhớ vài năm trước có năm, nguyên cả năm chả có 1 đề cử. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 23:16, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hạn chế ở quy mô chung thì khó, nhưng tôi cho rằng nên giới hạn số đề cử 1 người có thể đưa ra để tránh lạm dụng gây mất thời gian không cần thiết cho cộng đồng. Nhưng tôi không đồng tình với quan điểm rằng số lượng BQV và ĐPV hiện tại vẫn đủ, mà lúc nào cũng thấy thiếu người trầm trọng, chỉ là không tìm được nhân lực phù hợp để đề cử, số phù hợp thì lại từ chối ra làm. Cái này nếu muốn thảo luận tiếp thì nên đưa ra bàn thảo luận. ~ Violet (talk) ~ 01:10, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Việc đề cử các thành viên không phải chỉ dựa vào ý chí cá nhân của mỗi thành viên đó, mà còn phụ thuộc rất lớn (tối quan trọng) vào sự chấp thuận của người được đề cử. "Mất thời gian không cần thiết cho cộng đồng" e là một câu nói hơi quá lố, khi các thành viên hoàn toàn có thể dựa vào quan điểm cá nhân/nhìn nhận chủ quan để đánh giá một ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn nắm công cụ hay không và ý kiến của cộng đồng sau cuộc biểu quyết có thể "phần nào" đại diện cho ý kiến chung của các thành viên, hơn là đánh giá phủ đầu rằng cuộc biểu quyết đó "mất thời gian" theo chính kiến riêng. Ngoài ra, quy chế biểu quyết hiện hành vẫn có điều khoản: Ở cùng một thể loại biểu quyết chung, một thành viên không được mở quá 5 cuộc biểu quyết trong vòng một tuần. Tôi nghĩ con số này là đủ để hạn chế đến mức tối thiểu việc tràn lan các biểu quyết, gây khó khăn cho công tác "thẩm định", "đánh giá" một cách chính xác của các thành viên. Quy định hiện hành vẫn còn phù hợp với bối cảnh thực tế, do đó tôi cho rằng chưa nên có sự thay đởi vào lúc này.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:00, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Độ nổi bật của người ngang hàm Thứ trưởng tại Việt Nam sửa

Hiện tại, tôi phát hiện có một tranh cãi về độ nổi bật của nhân vật họat động về chính trị tại Việt Nam Lê Quốc Minh. Ông này đang là "phó giám đốc Thông tấn xã, hàm ngang thứ trưởng".

===>>> Theo giải trình của người viết:

"Cần thảo luận thống nhất nhanh chóng vấn đề này:
(1). Nhân vật này không chỉ là Phó Tổng giám đốc, mà còn là Bí thư Đảng bộ Thông tấn xã, tức là lãnh đạo tổ chức Đảng toàn diện của Thông tấn xã Việt Nam.
(2). Nhân vật này có thành tích trong sự nghiệp, đơn cử VietnamPlus.
(3). Chức vụ Thứ trưởng đã có đủ độ nổi bật để công bố. Có thể lấy ví dụ hàng chục ngàn bài viết về Thứ trưởng khắp thế giới. Đơn cử các bài viết về bốn :Thứ trưởng Bộ Công thương, ba Thứ trưởng Bộ Kế hoạch, chín Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chín Thứ trưởng Bộ Công an; đại đa số gần như toàn bộ Thứ trưởng Hoa Kỳ, Thứ trưởng Anh, Phó Bộ trưởng, Cấp phó bộ Trung Quốc đều được đưa vào Wiki. Chưa kể Wiki tiếng nước khác. Theo tôi, chỉ cần có một trong ba ý này đều có thể, ảnh hưởng quá lớn. Đây là lời cuối cùng của tôi ở phần này, không phản hồi nữa. Nếu bạn không đồng ý, hãy mời thêm các thành viên khác để thảo luận. Cảm ơn.
Nhân vật này đã có sự nghiệp sâu rộng, lãnh đạo VietnamPlus 10 năm (2008 – 2018) phát triển mọi mặt từ sản phẩm cho để độ phổ biến, từ trong nước cho đến quốc tế của tòa soạn này, đưa báo điện tử có vị trí quan trọng trong báo chí Việt Nam. Nhân vật đưa ra phương án sáng tạo cho hãng thông tấn, các ứng dụng công nghệ, sản phẩm liên hệ quốc tế (nêu trong bài, đọc VietnamPlus để biết thêm), có ảnh hưởng với báo chí thế giới.The Earth Nguyen"

===>>> Theo phản biện của người phản đối:

"Về vị trí thứ trưởng có thể đưa ra thảo luận chung. Về 1 và 3, trong Wikipedia:Độ nổi bật (người) không hề nhắc tới vị trí của ông này (tức bí thư đảng ở cơ quan ngang bộ và thứ trưởng). Còn 2, việc là tổng biên tập một tờ báo điện tử không phải là một điều gì thật sự nổi trội với rất nhiều tổng biên tập báo giấy/ báo điện tử khác. Én bạc (thảo luận) 08:13, ngày 8 tháng 9 năm 2020 (UTC). Thứ trưởng Quốc phòng và Công an đều là tướng nên đủ chuẩn theo hàm tướng, còn thứ trưởng Công thương với Kế hoạch thì tôi sẽ đặt biển độ nổi bật nếu xét thấy không có thành tích gì ngoài chức vụ thứ trưởng. Én bạc (thảo luận) 17:04, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)
VietnamPlus tra rank Alexa hôm nay chỉ khoảng 20K, là thấp so với VnExpress (top 500), Vietnamnet (2500), Tuổi trẻ (2500), Thanh niên (3800). Giám đốc có phương án này nọ mà công ty lẹt đẹt thì cũng khó thể gọi là nổi bật. Thôi bạn cứ khăng khăng vậy thì tôi cũng mặc vậy, dành thời gian làm việc khác chứ sa đà tranh luận thế này không đi đến kết quả gì.Én bạc (thảo luận) 10:00, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)"

Câu hỏi: Có quy định đặc trưng nào tại Wikipedia:Độ nổi bật (người) dành cho nhân vật chính trị đặc thù tại Việt Nam không? Mong cộng đồng giải thích về trường hợp này. Cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 19:15, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn nào chưa ghé thì ghé cho ý kiến để có thể kết thúc cuộc biểu quyết này, hạn còn 2 ngày. Cảm ơn.  A l p h a m a  Talk 21:21, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vấn đề bỏ phiếu quyết ngay sát giờ đóng biểu quyết sửa

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Thời gian tham vấn kết thúc. Mở biểu quyết.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  07:39, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn. Thời gian vừa qua, khi xem xét việc bỏ phiếu của một số thành viên tại mục bài viết chất lượng (BVCL, BVT, DSCL), tôi nảy sinh sự lo lắng về việc các thành viên có thể bỏ phiếu chống vào sát giờ đóng biểu quyết, hoặc trước khi biểu quyết kết thúc 3 đến 4 ngày. Trên lý thuyết, trước khi biểu quyết kết thúc dù là 1 phút, mọi thành viên đủ điều kiện vẫn có thể bỏ phiếu. Điều này rất có thể dẫn đến lạm dụng, tư thù cá nhân hoặc cố tình với mục đích triệt hạ đối phương. Trước khi vào nội dung chính, tôi muốn các bạn ghé qua một số thảo luận sau:

Trước tình hình cộng đồng thông qua việc hủy bỏ toàn bộ thời gian gia hạn của tất cả các biểu quyết, nhóm bài viết chất lượng bỗng nhiên lộ ra một kẽ hở rộng ngoác, nơi những thành viên "cơ hội" có thể lợi dụng điều này phục vụ cho ý định cá nhân của họ. Do đó, tôi mở thảo luận trình cộng đồng dự thảo cho cuộc biểu quyết sắp tới nhằm vá lỗ hổng (theo tôi là vô cùng nguy hiểm) này.

Dự thảo biểu quyết

Thời gian tối đa trước khi cuộc biểu quyết kết thúc

Đây là thời gian tối đa (tính bằng ngày) mà một thành viên có thể yêu cầu gia hạn. Tính từ thời điểm còn lại đến khi biểu quyết kết thúc.

  1. M1: 1 ngày
  2. M2: 2 ngày
  3. M3: 3 ngày
  4. M4: 4 ngày
  5. M5: 5 ngày
  6. M6: 6 ngày
  7. M7: 7 ngày

Thời gian tối đa có thể gia hạn

Đây là thời gian tối đa người yêu cầu được phép gia hạn để chỉnh sửa bài viết nhằm đáp ứng nhu cầu đề ra của phiếu chống.

  1. M1: 1 ngày
  2. M2: 2 ngày
  3. M3: 3 ngày
  4. M4: 4 ngày
  5. M5: 5 ngày
  6. M6: 6 ngày
  7. M7: 7 ngày

Thành viên có quyền gia hạn

  1. Mọi thành viên
  2. Mọi thành viên (nếu có chấp sự chấp thuận của người đề cử hoặc người viết chính)
  3. Chỉ người đề cử hoặc viết chính

Bỏ phiếu trong thời gian gia hạn

Một thành viên khác có quyền bỏ phiếu (chống hoặc thuận) vào biểu quyết trong thời gian biểu quyết đó đang được gia hạn hay không?

  1. Có (như các cuộc biểu quyết bình thường)
  2. Không (nhằm hạn chế việc tái diễn hành vi bỏ phiếu chống muộn vào sát giờ đóng biểu quyết (trong thời gian đang gia hạn))

Số lần được phép gia hạn trên 1 biểu quyết

  1. Một (cá nhân tôi thấy là quá đủ)
  2. Hai, ba, bốn...

Phần dành cho các thành viên thảo luận

Thời gian thảo luận là 7–10 ngày. Trân trọng kính mời các bạn đến xem dự thảo và cho ý kiến thêm, tránh trường hợp đến lúc biểu quyết lại nhốn nháo, khó xử.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:10, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Wiki đã loại bỏ thời gian gia hạn vì vậy không có lý nào lại thêm thời gian để cách tính rối rem thêm. Thành viên bỏ thiếu thuận lẫn chống phải bỏ trước 3 ngày kết thúc, vậy là ổn. Như ví dụ NXL bỏ trước 5 ngày vẫn là thời gian vừa đủ cho thành viên nâng cấp bài.  A l p h a m a  Talk 13:13, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nên nhớ, kết quả một cuộc biểu quyết vẫn có thể bị thay đổi bằng kết quả của một cuộc biếu quyết khác. Ngoài ra, dự thảo quy định mới chỉ áp dụng riêng cho mục bài viết chất lượng (BVCL, BVT, DSCL). Tôi đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của người đề cử trong trường hợp việc bỏ phiếu chống "muộn" thực sự diễn ra. Bạn nên đọc hết toàn bộ dự thảo trước khi có ý kiến thêm. Tôi sẽ ghi nhận ý kiến của bạn và coi đó là một quan điểm (mặc dù nó không mang tính xây dựng cho lắm) :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:18, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có thể bạn cho rằng 3 ngày là đủ, người khác lại cho rằng 5 ngày, người kia 7 ngày. Một cuộc biểu quyết dựa trên sự tổng hợp kết quả của các quan điểm là hoàn toàn phù hợp và đảm bảo tính tự do, công bằng cho tất cả thành viên. :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:20, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hãy làm một cuộc cách mạng: dẹp bỏ thời gian tối đa, chỉ giữ thời gian tối thiểu với các biểu quyết đánh giá bài viết. Sau một thời gian tối thiểu, nếu không còn ý kiến phản đối thì xem như bài được đồng thuận gắn sao, còn nếu vẫn còn phản đối thì cứ để nó nằm đó cho đến khi bài đã thực sự hoàn thiện và giải quyết hết các điểm gây phản đối. Hãy biến các cuộc biểu quyết này chỉ đơn giản là thành một quy trình đánh giá bài viết dựa trên đồng thuận bằng cách thảo luận thông thường. --minhhuy (thảo luận) 13:23, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thời gian tối đa = Thời gian tối thiểu thì nó bằng đúng thời biểu quyết rồi còn gì, 2 khái niệm này có gì khác đâu mà dẹp bỏ?  A l p h a m a  Talk 13:25, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Sao lại không? Hiện tại một biểu quyết có thời hạn tối đa 30 ngày, sau 30 ngày sẽ buộc đưa ra kết quả cuối cùng là được sao hay không được sao. Đề xuất của tôi là: sau 30 ngày mà vẫn còn ý kiến bất đồng thì thảo luận vẫn diễn ra như thường, giải quyết xong thì mới có kết quả (nhưng trước 30 ngày thì không thể có kết luận nào, ý của tôi khi dùng từ "tối thiểu" là vậy). --minhhuy (thảo luận) 13:27, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ôi lâu lắm Minh Huy hơi, còn rườm rà phức tạp và tranh cãi nữa. Đã kết thúc thì kết thúc luôn, 1 biểu quyết đề cử mấy chục lần chả được. Thất bại lần này thì lần khác có gì đâu?  A l p h a m a  Talk 13:29, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy chúng ta đâu phải vội vàng gì, mà cốt là để cho bài viết được hoàn thiện nhất có thể, cũng không gây cảm giác ức chế hơn thua, hay như tình huống mà người đề xuất đang đặt ra ở việc bỏ phiếu sát giờ, vô tình biến quy trình này trở thành một cuộc thi thố (để mà phải có thời gian về đích). Chỉ cần sau 30 ngày mà không còn điểm nào tranh chấp thì bài nghiễm nhiên được chọn, còn nếu không thì quy trình đánh giá vẫn tiếp tục diễn ra. Một lý do chính để tôi đề xuất như vậy là muốn hạn chế bớt tính "biểu quyết" đi mà chú trọng nhiều hơn vào các thảo luận đồng thuận trong một khía cạnh mà vốn dĩ không nên nặng tính "biểu quyết". --minhhuy (thảo luận) 13:33, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thì tôi mới nói là bỏ phiếu chống thì bỏ trước 1 khoảng thời gian (bao nhiêu tùy cộng đồng) quyết định. Tôi nghĩ Én bạc chỉ nói vậy thôi chứ chẳng ai vô duyên làm vậy cả. Nếu bạn quan tâm xem Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu, một số điểm có vẻ khá "độc đoán".  A l p h a m a  Talk 13:35, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi rất thích quan điểm "cách mạng" của Minh Huy. Cộng đồng chúng ta thực sự cần một cuộc cách mạng. Trong khi dự án Wikipedia tiếng Anh đã tiến xa hơn rất nhiều thì dự án chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ ở mấy cái mớ bòng bong biểu quyết BVCL, BVT này. Thay vì mở biểu quyết 30 ngày rồi các thành viên vào đó cãi nhau inh ỏi, chạy đua với thời gian, tăng tốc "cho kịp phiếu chống" thì nên làm hẳn một cuộc thảo luận để từ đó các thành viên cùng nhau góp ý để bài viết đi đến chất lượng tốt nhất. Mục tiêu cốt lõi vẫn là tăng chất lượng bài chứ không phải "nộp bài đúng hạn". Mặc dù vậy, khi cộng đồng vẫn còn quá quen với cơ chế/quy trình gắn sao ở nhóm bài viết chất lượng thì việc "thay áo" vẫn là một bài toán nan giải. Tranh luận muôn đời giữa nhóm "cách tân" và phe "bảo thủ" lúc nào cũng phức tạp và khốc liệt. Ý tưởng của Minh Huy không quá xa và hoàn toàn nằm trong tầm với. Tuy nhiên, trước khi "cách mạng" diễn ra, chúng ta vẫn nên tập trung vào việc vá các lỗ hổng trước.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:36, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@AlphamaNguyenhai314: Tôi thấy không nên có quy định nào về việc bỏ phiếu trước hạn chót bao lâu, vì nó ảnh hưởng đến quyền của người bỏ phiếu (tôi thì chú trọng cả người đề cử/xây dựng bài lẫn người bỏ phiếu) và nảy sinh tệ nạn quan liêu. Lấy ví dụ thế này: tôi rất bận rộn với cuộc sống thực, tình cờ vào Wikipedia thấy có cuộc đề cử bài viết chất lượng cao, nhưng đọc bài thì phát hiện hàng tá lỗi còn đó, cảm thấy không nên để bài thế này mà lên Trang Chính hay được xem là tiêu biểu "làm gương" của dự án, ngặt nỗi ngày mai là hạn chót biểu quyết. Tình huống như vậy tôi biết làm thế nào? Nhắm mắt cho qua để bài được chọn bất chấp còn nhiều lỗi? (vì dù gì tôi có bỏ phiếu cũng không được công nhận với thời hạn sát nút). Không thể trách tôi bỏ phiếu sát giờ vì việc tham gia Wikipedia của tôi là tình nguyện, và việc chỉ ra sai sót của bài cũng là một việc tình nguyện, tôi không được gì lại còn mang tiếng? Vậy nên tôi vẫn cho rằng việc bỏ thời gian tối đa của biểu quyết đi để bài nếu còn lỗi thì tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi hết lỗi và gắn sao, việc này có lợi cho bài viết, có lợi cho người đề cử/xây dựng bài (không chịu áp lực thời gian) mà có lợi cho cả người tham gia cho ý kiến (không bị mang tiếng là gây áp lực thời gian). --minhhuy (thảo luận) 13:59, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không. Biểu quyết mà tôi dự định không hướng vào việc buộc người bỏ phiếu phải bỏ trước hạn bao lâu. Biểu quyết này hướng về đối tượng là người đề cử/viết bài. Tôi tạo cơ hội cho phép họ có quyền gia hạn biểu quyết trong trường hợp phiếu chống được bỏ quá sát nút hoặc cận kề thời gian. Về cơ bản, anh bỏ phiếu vẫn có quyền bỏ sát nút, nhưng anh đề cử thì có quyền gia hạn. Lúc đó, anh yêu cầu gia hạn có quyền sử dụng quyền chính đáng của mình hoặc im lặng để biểu quyết kết thúc. Ý tưởng này có lợi cho người bỏ phiếu, cũng có lợi cho người đề cử/viết bài. Về cơ bản, nó tương đồng phần nào với đề xuất của bạn, điểm khác biệt lớn nhất là "giới hạn về mặt thời gian giới hạn về số lần gia hạn".  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  14:09, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Trần Nguyễn Minh Huy: Tôi hiểu ý của bạn, hiện thời là ổn nhất, không thì ngó xem Đức Anh đề cập kìa, nhìn cậu ta vạch ra còn dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, vế sau bạn lại có thể bị lạm dụng, bạn bảo giải quyết hết vấn đề tranh chấp sau đó thì có vẻ ổn, nhưng lỡ như mọi bên không chịu giải quyết hoặc "nhây" ra đó thì bao giờ mới kết thúc được việc giải quyết, 1 tuần, 1 tháng hay 1 năm? Việc này còn làm người đề cử mệt mỏi hơn, tinh thần của bạn thì tốt, nhưng đâu phải ai cũng có thiện chí? Khi người ta đã cố ý thì quy định nào cũng có khe hở hết, 1 ngày tôi đưa 1 lý do tranh chấp (ai thắc mắc bảo bận mai đưa tiếp), 20 lý do thì 20 ngày, bạn "nhây" được không? Thời gian đã kết thúc thì kết thúc cho gọn nhẹ hơn, mà bạn chỉ cho tôi biểu quyết nào của tiếng Anh mà cần phải giải quyết tranh chấp khi đóng? Nếu nói dự án tiếng Anh đi trước thì cần bằng chứng mắt thấy tai nghe?  A l p h a m a  Talk 15:22, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Đó là đề xuất của riêng tôi nghĩ ra chứ không liên quan gì đến "dự án tiếng Anh" nào cả, có lẽ bạn nhầm tôi với Nguyenhai314. --minhhuy (thảo luận) 16:42, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi xin mạn phép đưa ra 3 phương án sau:

  • Vẫn để quy định là 30 ngày, không gia hạn, những phiếu chống chỉ có hiệu lực từ ngày 1 đến ngày 27.
  • Vẫn để quy định là 30 ngày, được phép gia hạn tối đa là 3 ngày kể từ ngày đóng biểu quyết, những phiếu chống có hiệu lực từ ngày 1 đến ngày 30.
  • Vẫn để quy định là 30 ngày, được phép gia hạn tối đa là 3 ngày kể từ ngày đưa ra lá phiếu cuối cùng, những phiếu chống có hiệu lực từ ngày 1 đến ngày 30.

Xin mọi người cho ý kiến. Đức Anh (thảo luận) 13:34, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  Ý kiến Tôi đã có dự tính chặn sự việc này từ lần thông qua quy chế, gia hạn thời gian cho các thành viên có thời gian sửa bài, thành viên chống thì được phép cản bài viết kể cả ở phút 90. Ý tưởng gia hạn cho mọi người cơ hội viết bài/cản bài có chất lượng tồi. Tuy vậy, biểu quyết đi trước đã "đạp đổ" hoàn toàn ý định này. Hiện lại có đề nghị "xây lại" bức tường. Đây là bài học quý cho việc cần suy tính kỹ trước khi đồng thuận, tránh "đập đi xây lại", tốn thời gian, thêm tranh cãi. ✠ Tân-Vương  17:21, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  Ý kiến Phức tạp hóa thêm quy định chỉ vì một số trường hợp riêng lẻ theo tôi là điều không nên. Những thành viên có hành vi bỏ phiếu vào phút chót lặp đi lặp lại nhiều lần có thể bị xử lý theo quy định về Thái độ văn minh, nên trong trường hợp này việc thay đổi quy định có vẻ còn không cần thiết. B nhắn gửi 23:13, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Viiệc xử lý theo thái độ văn minh theo tôi là không cần thiết và ngăn trở sự tự do của người bỏ phiếu. Trong một vài trường hợp, người bỏ phiếu lâu ngày không xuất hiện, đến cuối biểu quyết lại "thò đầu ra". Nếu bài viết quá tệ, chẳng lẽ họ lại màng đến "thái độ văn minh" mà để bài viết được gắn sao. Một vấn đề khác, bao nhiêu "lần" thì được coi là vi phạm "thái độ văn minh"? Và tại sao bỏ phiếu "trong thời gian biểu quyết còn hiệu lực" lại vi phạm "thái độ văn minh"? Ngoài ra, thực tế đã chỉ ra rằng, nếu con người gặp phải sự ức chế sẽ tác động rất lớn đến tâm lý. Người ứng cử gặp phiếu chống ngay sát giờ biểu quyết liệu có dũng cảm để ứng cử lần tiếp theo? Dự thảo này xây dựng dựa trên sự "dung hòa" giữa nhóm "bỏ phiếu" và "đề cử", cho phép người bỏ phiếu có thể bỏ phiếu vào bất kỳ thời gian nào họ muốn và cho phép người đề cử tự do hơn về mặt thời gian. Nếu xem hành vi "bỏ phiếu chống muộn" là một dạng "vi phạm thái độ văn minh" thì cũng nên xem xét hành vi rút biểu quyết giữa chừng khi có hàng chục người đang tham gia thảo luận? Vấn đề không phải hành vi người đó ra sao, mà là điều đó "hợp quy" hay không. Miễn là hợp quy, hãy giả sử hành động của họ là thiện ý.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  23:30, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tuyệt vời! Nếu đã giả sử hành động của họ là thiện ý, thì lại càng không có lý do gì để thay đổi quy định cả. Trong số rất nhiều biểu quyết nội dung tốt và nội dung chọn lọc đã và đang diễn ra, bạn đếm được bao nhiêu biểu quyết mà việc thay đổi quy định như bạn đề ra sẽ giải quyết được một vấn đề gì đó? Cái ý chính mà tôi muốn nói là tôi chưa thấy sự cần thiết của việc thay đổi quy định này, mà ý kiến của tôi cũng chỉ là một ý kiến chủ quan thôi, có gì đâu. :). B nhắn gửi 23:35, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Không cần thiết. Chỉ cần "common sense", hở ra cái gì cũng phải đặt ra quy định hết thì chắc phải bầu bán liên tục và cả đời. Chúng ta đã có những quy định như Wikipedia:Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống để tránh các trường hợp quy định bị lạm dụng.
    Còn riêng về vụ BVCL/BVT, nếu thất cử có thể đề cử lại lần 2, lần 3 vân vân mà lo gì? Có bài đề cử lần thứ 4 mới thành công. Còn riêng tôi thì thật sự mà nói tôi không quan trọng cho lắm. Sao vàng, sao bạc chỉ là cái mác dù có hay không nó cũng không làm thay đổi được chất lượng thật sự của bài viết. Bài viết chất lượng là được, tất cả những thứ còn lại chỉ là phụ (có cũng được; không có cũng chả sao). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 14:48, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Rạp chiếu phim Uciecha và loạt bài tương tự sửa

Theo cuộc thi yêu Ba Lan mà những bài viết về những địa điểm này đang tăng lên nhanh chóng. Đặt ở wiki của nước bản địa, những bài này hoàn toàn không có vấn đề. Nhưng ở wiki tiếng Việt thì rõ ràng những bài này không đủ độ nổi bật. Mình đã đặt một biển đề nghị xóa trong bài này nhưng vẫn muốn nghe ý kiến của mọi người về những bài tương tự. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 14:27, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ôi thế thì có nhiều bài ở ngay enwiki cũng không mang tính đại chúng lắm. Meigyoku Thmn (💬🧩) 15:08, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tại sao cứ phải lấy enwiki làm chuẩn cho tất cả tiêu chuẩn? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 15:14, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không có chuyện "Wiki của nước bản địa", Wikipedia là của ông Wales ở bên Mỹ. Rất nhiều bài viết trên wiki ở mọi ngôn ngữ đều không mang tính đại chúng (ví dụ cứ lấy mấy bài liên quan đến Nhật Bản là ra cả rổ mà người Việt còn chẳng biết mấy đâu), nhưng vẫn đảm bảo nổi bật, vì tài liệu về nó nhiều và mang tính hệ thống cao, chỉ cần thế là đủ. Meigyoku Thmn (💬🧩) 03:55, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412 Tôi nghĩ đơn giản nhất bạn hãy cứ đặt bản mẫu độ nổi bật ở những bài viết bạn thấy lấn cấn, chứ việc này mình không thể xét đại trà được mà phải xét vào từng bài một. Tiểu Phương Bluetpp 04:12, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Không đồng ý lắm. Nên nhớ đây là wikipedia tiếng Việt chứ không phải wikipedia Việt Nam, nên không có khái niệm "bản địa"? B nhắn gửi 22:56, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nhờ cộng đồng cho ý kiến về biểu quyết mới Wikipedia:Biểu quyết/Cơ chế hòa giải và định danh nguồn tiếng Việt. Trước đó vấn đề đã thảo luận tại Xây dựng quy chuẩn giải quyết tranh chấp + hệ thống phân loại nguồn.--Nacdanh (thảo luận) 14:36, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Về vấn đề ăn cắp bản nháp sửa

Việc một thành viên ăn cắp bản nháp của thành viên khác rồi tạo bài (mà không có sự cho phép) thì nó có thuộc dạng "Vi phạm bản quyền" không? Và liệu bài đó có nên xoá đi? Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 09:47, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Theo tinh thần của Wikipedia thì việc này có vẻ không vi phạm bản quyền nhưng vi phạm thái độ văn minh. Đức Anh (thảo luận) 09:49, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Sao lại không? Việc một người chôm ý tưởng của người khác mà không xin chép thì đúng là vi phạm bản quyền rồi Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 09:52, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn phải hiểu là đăng ở đâu, ví dụ báo chí này nọ có tuyên bố bản quyền. Chứ bài nháp trên wikipedia làm gì có khái niệm "bản quyền". Tôi cũng từng có những bài đang nháp dở đã được/bị thành viên khác đem tạo bài mới, nhưng thôi kệ đi. Caruri (thảo luận) 09:54, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn bị như vậy là bạn buộc người khác phải chịu như bạn? Chưa kể bạn còn bê bài đó vào không gian tên thành viên khác. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 09:59, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Baoothersks: Theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên di chuyển trang bị ăn cắp đến trang nào đó (sai tên), rồi đặt biển xóa nhanh. Tiếp đó, bạn di chuyển trang nháp của bạn vào tên trang bị ăn cắp đó. Mình từng thấy 1 vụ tương tự, không biết nhớ có đúng không nữa. – OneOtherLight  See that light💡  10:00, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Sai tên thì bảo quản viên họ chuyển lại đúng tên, họ ngu đâu mà đi xóa như cái máy những bài đặt biển Chờ xóa. Caruri (thảo luận) 10:03, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Kiểu du di một tí, chứ ăn cắp thế này làm sao được :< – OneOtherLight  See that light💡  10:07, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cái này là ứng xử giữa các thành viên với nhau thôi, chứ làm gì có quy định xử phạt kẻ đi ăn cắp "nháp" của người khác. Một bài của tôi đang dịch một bảo quản viên cũng hấp tấp đăng lên khi tôi đang viết dở đấy, nhưng kệ đi, sau đó tôi chán không dịch tiếp bài đó nữa, giờ hiện trạng nó là cụt thun lủn sau khi bị xóa đi phần dịch dở. Caruri (thảo luận) 10:03, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chuyện nào ra chuyện nấy, không chuyện nọ xọ chuyện kia. Đây rõ ràng là bản nháp của người khác, nhưng bạn lại tự nhận "Bài do bạn dịch" và bạn CẤM người khác xóa hay sửa đổi? Đây là thái độ tham gia Wiki của bạn? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:05, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn bị sao mà tự dưng vu khống tôi thế hả? Caruri (thảo luận) 10:07, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Căn cứ theo thời gian xuất hiện của các bản nháp, rõ ràng tác giả là bạn @Baoothersks, tất cả những gì tôi nói đều căn cứ theo những tóm lược sửa đổi mà bạn viết. Mời bạn đưa ra chứng cứ phản biện. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:11, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn nhìn lại tên đi và nên xin lỗi tôi vì tôi chẳng liên quan gì đến cái bài bạn đang nhắc đến cả. Caruri (thảo luận) 10:12, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thật lòng xin lỗi bạn. Vì tôi hay có thói quen đọc lướt nhanh chữ cái đầu nên nhầm lẫn. Xin lỗi bạn một lần nữa! ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:14, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tại Wikipedia, "nội dung được phát hành theo CC BY-SA 3.0, ngoại trừ khi có ghi chú khác" tức là làm gì đi nữa cũng phải ghi công người viết. Tương tự như việc dịch bài từ ngôn ngữ khác cũng phải ghi chú trong trang thảo luận là bài dịch và phải liên kết đến bài gốc. Tuy chưa có quy định chính thức nhưng cứ áp dụng cái giấy phép của Wiki thì rõ ràng việc lấy bản nháp của người khác để tạo bài mà không xin phép cũng như chẳng hề ghi rõ là người này người nọ viết tức là ăn cắp.-- 10:08, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Rõ ràng không chỉ căn cứ theo quy định của Wiki mà còn là căn cứ theo ứng xử văn minh giữa người với người thì việc dùng bản nháp của người khác và tự nhận là bản dịch của mình rõ ràng là hành vi ăn cắp rồi. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:13, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
"Ăn cắp" chỉ xảy ra khi cái đó thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc của một ai đó. Tuy nhiên trong Wiki lại không có việc một người được phép sở hữu bài viết. (Mặc dù không có chuyện được sở hữu tuy nhiên những đóng góp của bạn sẽ được "ghi công"). Đức Anh (thảo luận) 10:17, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vấn đề là thành viên này "chôm" bản nháp để tạo bài mới mà không "ghi công" người viết.-- 10:19, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
"Ghi công" bởi Wikipedia! Đức Anh (thảo luận) 10:22, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Giấy phép bản quyền đã nêu rõ việc sử dụng phải ghi công. Nhưng đằng này không những @Cagiany không ghi công mà còn tự nhận là mình dịch thì tính chất không khác gì vi phạm bản quyền và ăn cắp rồi. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:23, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@A: Thế theo bạn "ghi công" thế nào? Wikipedia không thể ghi credits vào bài viết, chẳng lẽ viết mấy dòng ở thảo luận: 90% bản đầu tiên do X dịch đấy, tôi dịch 10% còn lại? Caruri (thảo luận) 10:24, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nếu thành viên đó tạo bài một cách thiện ý thì tôi còn chấp nhận, chứ bạn ấy cứ nói rằng bài đó là do bạn ấy tự dịch thì ai mà chấp nhận được. Tuy tôi không muốn nói, nhưng hành vi này đúng với câu "vừa ăn cắp vừa la làng" đấy. Đã vậy, những phần tôi chưa dịch thì bạn ấy lại copy từ GG rồi paste vô bài, hòng phản biện lại tôi. Thật là trắng trợn Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 10:25, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Kinh nghiệm rút ra: lần sau viết gì thì "đặt gạch" quả sơ khai một hai câu thôi, không nên đợi viết hết mới ộp cả bài. Caruri (thảo luận) 10:30, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vì chưa có tiền lệ, vậy các BQV sẽ xử lý trường hợp này như thế nào?

  • Để nguyên, người bị "trộm trứng" sẽ ấm ức
  • Xóa bài hiện tại đi, trả lại "trứng" cho người bị "mất trộm", cảnh cáo "kẻ trộm". Tuy nhiên "kẻ trộm" hoàn toàn có thể đặt quả trứng khác của mình vào ổ, nhỏ thôi, có nghĩa dịch vài ba câu sơ khai, thế là được credit "người tạo bài"

Caruri (thảo luận) 10:30, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vấn đề bản quyền thực sự là một vấn đề vì Wikipedia giống như một "công xã nguyên thủy" vậy! Mọi người không thể sở hữu các bài viết trên Wikipedia (vì nó là của chung), do vậy không bao giờ có thể bị ăn cắp. Wikipedia vẫn "ghi công" cho những người đóng góp. Tuy nhiên, khác với các bạn nói, ghi công của Wikipedia ở đây có lẽ chỉ dừng lại ở việc hiện lịch sử trang. Dấu tích của các sửa đổi hiện lên tại trang lịch sử chính là sự ghi công. Chứ "ghi công" không phải là: "À! Tôi sửa đổi trang này! Nếu bạn copy trang của tôi thì bạn phải ghi rõ tôi là người sỡ hữu!". Đức Anh (thảo luận) 10:30, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy đồng ý với ý kiến này. Khó thể định nghĩa "ăn cắp" ở đây. Đó là ứng xử giữa các thành viên với nhau thôi. Tất nhiên ông nào đi ăn trộm nhiều, gây ức chế cho các thành viên thì chắc cũng sẽ bị xử (vì vi phạm "thái độ văn minh" chăng?). Caruri (thảo luận) 10:32, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi không đồng ý 100% quan điểm này. Nếu sự việc chỉ dừng lại ở việc "sử dụng" bản nháp của người khác khi chưa có sự cho phép, tôi cũng sẽ không quy chụp nó là "ăn cắp". Tuy nhiên người "trộm trứng" ở đây lại tự nhận đây là trứng của họ và tỏ thái độ đe dọa với người "mất trộm", sự việc đã đi theo một hướng khác rồi. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:35, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thật sự quy định của Wikipedia vẫn còn nhiều lỗ hổng cần vá. – OneOtherLight  See that light💡  10:36, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Giờ có lẽ nên yêu cầu thành viên đó ngừng sửa đổi, để nguyên trang đó đi. Để khi nào tôi dịch hết rồi sẽ paste qua trang đó Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 10:42, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không liên quan nhưng mô tả với "xã hội cộng sản" thì hơi khập khiễng, vì chủ nghĩa cộng sản là nói về sở hữu chung tư liệu sản xuất, chứ không phải là sở hữu nói chung. Meigyoku Thmn (💬🧩) 10:43, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tóm lại, nếu xét ra có thể xử vụ "trộm trứng" này vi phạm ở mục Wikipedia:Thái độ văn minh với lý do "Dối trá" (nhận bản dịch của người khác là của mình) không nhỉ? Caruri (thảo luận) 10:56, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy lý do này khá khiên cưỡng, gượng ép. "Dối trá" là một cụm từ mang tính chủ quan, thiên kiến cá nhân. Khi nào thì một người "dối trá"? Ngoài ra, trong quy định thì cụm từ này lại còn được sử dụng một cách quá chung chung. Nếu đem lý sự này để "trảm" thành viên rất dễ gây ra một vụ lùm xùm lớn hơn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:20, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  Ý kiến Tôi không muốn bàn về vấn đề bản quyền vì đây là một đề tài phức tạp, nhiều tranh cãi. Tôi đặc biệt quan tâm sự thiếu vắng cơ chế bảo vệ thành viên, dẫn đến những mâu thuẫn tương tự có thể diễn ra trong tương lai. Tiền lệ đã có rất nhiều vụ "chôm bản nháp" diễn ra công khai và kết quả lúc nào người viết bài cũng chịu bất lợi, trong khi những thành viên khác lắc đầu ngán ngẩm hoặc im lặng làm ngơ. Người viết bài lúc nào cũng được "khuyến khích" viết ở trang nháp nhưng khi bản nháp bị "chôm" thì những "vị ưa khuyến khích" lại biến đâu mất. Trường hợp người viết bài đăng thẳng vào trang chính thì lại bị gán cho những bản mẫu đại loại như "chất lượng kém", "cần biên tập", "cần chú thích" hoặc khi đang cặm cụi viết thì bị anh nào vào sửa một cái... đùng. Mất hết. Do đó, trang nháp là nơi các thành viên sử dụng để chỉnh sửa bài viết lâu dài, mang lại chất lượng "tốt nhất" để cộng đồng có tài liệu khảo cứu, nhưng sự bất nhất giữa "trang nháp" và "trang chính của chung" vô tình đẩy chính những tình nguyện viên của dự án vào thế thấp thỏm, sẵn sàng "giữ của". Điều này rõ ràng làm giảm chất lượng dự án, gây ra sự bức xúc không đáng có.

Từ vụ Okokokokokkkk1 chôm bài viết của thành viên Truy Mộng đến vụ việc lần này, tôi có lý do để quan ngại về tính hiệu quả của quy định hiện hành trong việc bảo vệ các thành viên của dự án, dẫn đến hiểu lầm, bức xúc và mâu thuẫn giữa các thành viên, ngăn trở các thành viên xây dựng từ điển bách khoa một cách lành mạnh. Do đó, tôi sẽ sớm đưa vấn đề này ra thảo luận và mở biểu quyết nhằm chấm dứt vấn nạn nhức nhối trên.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:11, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  Ý kiến Mặc dù từ sau vụ bài nháp của tôi bị trộm như Nguyenhai314 đã nói thì tôi cũng có phương án là viết nháp trên trực quan, xong chuyển sang chế độ mã nguồn copy và paste toàn bộ mã nguồn đó vào trang Microsoft Word, rồi save file mã nguồn đó vào máy tính. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp cấp thời, tôi nghĩ nếu thành viên sợ bài nháp của mình bị chôm chỉa thì mong rằng BQV... cho phép khóa trang nháp đặc biệt của thành viên lại, và có quy chế xử phạt những hành vi trộm bản nháp, có thể xem là cư xử kém văn minh thế này. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 11:22, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Khóa vẫn xem được mã nguồn mà bạn Truy Mộng. – OneOtherLight  See that light💡  11:24, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
À nhầm, xin lỗi bạn. ^^ Khóa thì cũng chả chặn được copy paste. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 11:26, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Việc khóa trang nháp hoàn toàn không có hiệu quả. Thành viên có thể nhấn nút "xem mã nguồn" và sao chép toàn bộ nội dung trong đó. Quan trọng chúng ta không có quy chế nào cho hành vi này. Hai lý lẽ có sức thuyết phục nhất là "thái độ văn minh" và "vi phạm bản quyền" phần nào đều khá khiên cưỡng và không đủ sức thuyết phục. Xây dựng một quy định mới trám vào lỗ hổng này là một việc cần thiết, hợp lẽ, nhằm triệt tiêu hoàn toàn dạng thức mà theo tôi là "phá hoại mới" này.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:27, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  Đồng ý Hoàn toàn đồng ý với bạn Nguyenhai314, rõ ràng nếu quy định có lỗ hổng thì phải vá lại, nếu không sẽ có hậu quả dài lâu về sau. – OneOtherLight  See that light💡  11:29, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Theo như thảo luận thì ta cần làm rõ thêm vấn đề. Tôi sẽ đưa chủ đề sang Wikipedia:Thảo luận để bàn luận tiếp.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:32, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ngoài lề: các thành viên hạn chế dùng sai từ "quan ngại" giùm, từ bộ Ngoại giao Việt Nam truyền bá đến các BQV ở đây như Thiên Đế, Alphama, Violet, A... rồi giờ đến cả thành viên. Nghĩa gốc từ Hán Việt đó không phải là "quan tâm" + "lo ngại" đâu. Ở đây có chút giải nghĩa về "hàng thật" và "hàng nhái". Muốn nói ý "lo ngại" thì dùng thẳng từ đó ra. Caruri (thảo luận) 11:33, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hóa ra từ trước đến nay dùng sai từ ngữ. Tôi sẽ điều chỉnh lại "cách dùng từ" của mình cho đúng chuẩn :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:41, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nếu người Nhật có thể viết tắt "kinh bang tế thế" thành "kinh tế", thì tại sao người Việt không thể viết tắt "quan tâm lo ngại" thành "quan ngại"? Mời xem tất cả các nghĩa của "kinh tế" ở hvdic. Meigyoku Thmn (💬🧩) 13:52, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@MeigyokuThmn: vì wikipedia không sáng tạo ra cái mới. Từ việc dùng từ sai của bộ Ngoại giao ("quan ngại sâu sắc" bla bla) mà phổ biến cho toàn dân dùng sai. Nếu chục năm nữa từ này đi vào từ điển thì OK, vì ngôn ngữ nó không nằm yên mà luôn thay đổi, còn giờ chưa có trong từ điển thì không nên dùng (một vài từ điển online tự đưa vào, tất nhiên là không khả tín). Ngay trong trang bạn dẫn ra thì quan ngại hoàn toàn không có nghĩa quan tâm + lo ngại. Ngày mai tôi dùng "quan lắng" với nghĩa "quan tâm + lo lắng" liệu có ổn? StorKnows mà biết sẽ thắc mắc tại sao tôi dùng "được" thay "bị" mà tôi lại "được" cấm? Caruri (thảo luận) 19:12, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mạn phép tham gia thảo luận. @MeigyokuThmn: "Kinh tế" là ghép từ 2 chữ Hán-Việt. Còn cặp từ ghép: tuy "quan tâm" là Hán-Việt nhưng "lo ngại" không phải. Nên ghép lại thành "quan ngại" theo nghĩa đó là không đúng. Quan ngại nếu hợp thành từ ghép là từ 2 chữ Hán-Việt ghép lại, giống ví dụ "kinh tế" bạn đã dẫn. LTN.Canada (thảo luận) 20:37, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cái này là "từ hỗn chủng", thậm chí còn có cả từ hỗn chủng mà không phải là từ ghép đẳng lập nữa cơ, một điều không hiếm lắm trong Tiếng Việt, không có bất cứ sự cản trở nào cho sự lai ghép này, lý lẽ duy nhất để phản đối cách dùng từ này thì chỉ còn là do vấn đề đồng âm dị nghĩa thôi. Còn hvdic, nó là tổng hợp của những từ điển rất cũ và không phản ánh từ Hán Việt trong Tiếng Việt hiện đại, mình đưa nó ra là để chứng minh từ "kinh tế" từng được sử dụng để viết tắt đến 2 cụm từ khác nhau, được sử dụng với những ý nghĩa khác nhau và không liên quan lắm đến khái niệm "Economy" ngày nay. Meigyoku Thmn (💬🧩) 11:40, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xem en:Wikipedia:Copying within Wikipedia. Không cần đặt ra quy định mới, chỉ cần dịch cho đầy đủ quy định đang thiếu là ổn thỏa. --minhhuy (thảo luận) 11:49, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thế thì tuyệt quá. Nên triển khai ngay lập tức. Do quy định/hướng dẫn du nhập về nên tôi muốn xin ý kiến về việc đồng thuận.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:52, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Theo tiền lệ xưa nay trong quá trình cập nhật quy định/hướng dẫn thì chỉ khi nào quy định mới gây ra tranh cãi (như vụ về Trang thành viên gần đây) mới cần phải thảo luận để đồng thuận, bởi cộng đồng này không có đủ người để mỗi lần cập nhật quy định lại phải lôi ra xin ý kiến rộng rãi. Tôi nghĩ riêng vấn đề này do đã có tranh cãi nên tốt nhất là thảo luận đồng thuận như bạn đề xuất, nhưng sẽ không tính đây là một tiền lệ cho mỗi lần cập nhật quy định theo en.wp tiếp theo. --minhhuy (thảo luận) 12:18, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Như ý kiến Minh Huy. Tôi sẽ mở tiểu mục để các thành viên cho ý kiến ở dưới. Trong trường hợp tiếp tục không tìm được đồng thuận, chúng ta có lẽ phải cần đến biểu quyết.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:20, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến từ người trong cuộc sửa

Tại sao các bạn lại ghép tôi tội 'trộm trứng'. Tôi chỉ mượn của bạn Legolas, và khi đó bạn Legolas không phản đối rõ ràng, chỉ có trên 1 dòng miêu tả sửa đổi thôi. Sau đó Legolas cũng không hề để ý đến chuyện đó - bằng chứng là Legolas không thảo luận về việc tôi mượn bài bạn ấy. Hôm nay tôi dịch thêm hơn 22.000 bytes - tự dịch thì bạn Legolas cùng một số bạn khác cùng nhảy vô lùi sửa như thật mặc dù đó là phần tôi tự dịch. Không dừng lại ở đó, bạn Legolas còn vu khống tôi vừa ăn cướp vừa la làng, vi phạm Wikipedia: Thái độ văn minh. Hơn nữa, hoàn toàn chưa có quy định về việc mượn bài của người khác trên Wikipedia tiếng Việt. Cho nên, mong các ADMIN hãy giải quyết trường hợp này công bằng và khách quan nhất có thể. Xin hết. Cagiany (thảo luận) 12:03, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Biện hộ làm gì, ai cũng biết là bạn làm sai rồi, sửa sai thì ko sửa cứ la làng chống đối -.- Mekotsu (thảo luận) 12:06, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã giải quyết "công bằng và khách quan nhất có thể" tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Bút chiến tại bài Cowboy Bebop: The Movie. --minhhuy (thảo luận) 12:09, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi cảm thấy có chút "bất ngờ" khi một thành viên "mới" lại rành rọt mã wiki và hiểu biết các "quy định" đủ để cáo buộc người khác là vi phạm Wikipedia:Thái độ văn minh. Tất nhiên điều gì cũng có thể xảy ra. Xin lỗi nếu có vô tình "xúc phạm" đến ai đó :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:09, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thành viên "mới" còn biết đến trùm rối Kayani mới ghê chứ :> – OneOtherLight  See that light💡  12:11, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có lẽ hơi muộn nhưng xin nhắn với bạn 1 điều, mượn khi chưa được sự đồng ý của người khác chính là ăn cắp. Không thân! ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 14:15, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thảo luận sửa

Mời các thành viên cho ý kiến liệu chúng ta có nên du nhập en:Wikipedia:Copying within Wikipedia về dự án Wikipedia tiếng Việt hay không?

Ý kiến khác sửa

  •   Ý kiến Mời các thành viên góp mặt trong cuộc thảo luận này: @Baoothersks, Đức Anh, Caruri, NhacNy2412, A, OneOtherLight, MeigyokuThmn, Truy Mộng, Trần Nguyễn Minh Huy, Cagiany, và Mekotsu: đến cho ý kiến. Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng ta một quy định/hướng dẫn mới buộc một thành viên khi lấy nội dung từ bản nháp của thành viên khác khi đăng lên không gian chính phải ghi công tác giả.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:32, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ là trước hết cần dịch cho xong cuốn luật chống vi phạm bản quyền ngay chính không gian Wikipedia này trước đã rồi xem còn lổ hỗng chỗ nào thêm vào chỗ đó, hoặc sau một thời gian vẫn có thành viên cố lách luật thì trám tiếp. Tôi chưa nghĩ xa hơn được. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 12:54, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Quy định đề xuất chỉ đặt ra một giới hạn tối thiểu phải có cho việc sao chép nội dung bên trong Wikipedia một cách thiện ý, nó không thay đổi một nguyên tắc về hành vi mà cộng đồng có toàn quyền thảo luận và đúc kết ra với những trường hợp thiếu thiện ý. Việc lạm dụng quy định theo cách thiếu thiện ý (như liên tiếp sao chép nội dung của người khác với dụng ý chọc tức đối phương) vẫn có thể bị xử lý theo quyết định của cộng đồng, bởi chúng ta xây dựng một cộng đồng biên tập văn minh chứ không phải những cỗ máy viết bài. --minhhuy (thảo luận) 12:56, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Nội dung đoạn đầu chỉ nhắc người "chôm" nội dung ghi tên nguồn sao chép ở đâu vậy là xong. Vì vậy, vụ này coi như người "chôm" chỉ cần ghi chỗ chôm và tên người bị chôm ở tóm tắt hay trang thảo luận bài là được. Có vẻ chưa diễn tả được sự búc xúc của "người bị chôm" và chế tài cần có để xử người đi chôm. Do đó, tất nhiên nạn đi chôm vẫn sẽ tiếp diễn, miễn ghi công là được, chôm chôm.  A l p h a m a  Talk 21:18, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Trước mắt thông qua hướng dẫn này làm nền cho những trường hợp "thiện ý" đã. Với những trường hợp "thiếu thiện ý" sẽ bổ sung sau.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  23:15, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Thành viên:Nguyenhai314 cái quy định Wikipedia:Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống này là đủ để phòng tránh những trường hợp thiếu thiện ý. Các quy định nên có độ linh hoạt nhất định. Bạn không thể nào liệt kê ra "tất cả" các thứ có thể diễn ra trong tất cả các trường hợp trên đời này. Dù bạn có viết một cái luật dài 100 trang đi nữa nhưng nếu họ muốn thì họ vẫn có thể LUÔN LUÔN tìm ra cách để lách luật. Thế giới này nó thiên biến vạn hóa lắm, không ai có thể nghĩ ra tất cả các trường hợp vì đơn giản nó là vô tận.
    Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ vỏn vẹn có 4 trang giấy mà nó đứng vẫn suốt gần 250 năm tới tận bây giờ (là hiến pháp có tuổi thọ lâu nhất tới bây giờ vẫn còn được áp dụng). Hiến pháp này đã làm nền tảng cho Hoa Kỳ vươn lên vị trí cường quốc số 1 thế giới. Sự thành công của nó đã chứng tỏ làm luật thì nên súc tích và cần có độ linh hoạt. Nó ngắn gọn, linh hoạt, và đặc biệt là dùng "common sense". Hiến pháp mấy nước khác thì có cái dài mấy chục trang hoặc nhiều khi cả trăm trang, bị sửa liên tục và nhiều khi phải xóa hết để viết lại từ đầu. Bạn nghĩ đặt luật 100 trang thì sẽ tốt hơn luật 1 trang trong 1 vấn đề nào đó? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 13:04, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

15:24, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)

Giải nhiệt, stress sửa

Với nhiều vụ lùm xùm suốt mấy tháng qua (cãi nhau, bị cấm do rối, nhiều vụ bãi nhiệm, cách mạng quy định vân vân), chắc hẳn cộng đồng ta cần phải giải nhiệt. Tấu hài để giải nhiệt thì bị một số thành viên phản đối. Vậy theo tôi, cách giải nhiệt mới và vô hại và chắc chắn sẽ không ai phản đối là hãy "gửi những lời cảm ơn" tình thương mến thương cho nhau. Mỗi ngày hãy gửi 5 lời cảm ơn cho 5 thành viên khác nhau (tối thiểu; có thể gửi 100 nếu muốn) nếu thấy họ có những sửa đổi bổ ích như sửa bài, góp ý tốt vân vân.

Hiện Wikipedia chưa cho phép đếm tổng số cảm ơn mình đã nhận được (hiện chỉ có thể thấy tổng số cảm ơn mình đã gửi). Tuy nhiên tôi mới tìm ra được cách mới. Vô nhật trình cảm ơn của bạn (ví dụ nhật trình cảm ơn của tôi) rồi chỉnh limit lên 5000 (tối đa). Sau đó vô browser console (lên google để xem cách mở browser console; mỗi trình duyệt đều có cách mở khác nhau) rồi đánh cái code $('.mw-logline-thanks') này vô là bạn sẽ thấy được tổng số lời cảm ơn mà bạn đã nhận được suốt bao nhiêu năm. Lưu ý: ai có trên 5000 lời cảm ơn thì cần phải đếm tiếp ở trang sau và cộng lại để có con số tổng. Hy vọng tinh thần cộng đồng và hoài bão lớn về một Wikipedia vĩ đại chứa tất cả kiến thức của nhân loại sẽ mạnh mẽ hơn các tư thù cá nhân và mâu thuẫn. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:03, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  1. Một trò khá là hay ho, có khả năng tạo động lực tốt. Cảm ơn bạn nhiều ヾ(^▽^*))) ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 16:10, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2. Tôi 475 trái tim. <3  A l p h a m a  Talk 20:53, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3. Tôi có 61 thôi, nên đếm bằng tay cũng được à, khỏi cần công cụ. B nhắn gửi 02:29, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4. Tôi có dưới 100 nhưng cũng lười đếm nên dùng máy đếm cho nhanh. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:42, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5. Em có 50 tim (@Mintu Martin là người tặng nhiều tim nhất), mong rằng sẽ có nhiều tim hơn nữa :3  Doku tám 10:44, ngày 15 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Làm cách nào để gỡ được logo cũ của page Sakurazaka46AKB48 Team TP ? sửa

Mình đã chỉnh sửa trang của Sakurazaka46 vì nhóm đã đổi tên, nhưng logo cũ Keyakizaka46 vẫn không tài nào xóa được ?

 Y Đã sửa bạn nhé! Đức Anh (thảo luận) 02:53, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vậy bạn sửa hộ dùm mình cho trang AKB48 Team TP được không ạ ? Chuyện cũng tuơng tự như Sakurazaka46 ấy. Kannweame7961 (thảo luận) 02:57, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã gắn lại logo đúng  Y. Đức Anh (thảo luận) 03:01, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Lỗi giao diện di động của wiki sửa

Xin chào mọi người. Khoảng 1 - 2 ngày nay, tôi có duyệt Thay đổi gần đây ở giao diện di động thì thấy nút [khác] để xem khác biệt giữa 2 phiên bản không trỏ đến trang xem khác biệt mà trỏ đến chính bài viết. Hiện lỗi này cũng xuất hiện ở enwiki. Hy vọng lỗi sẽ được khắc phục sớm. P.T.Đ (thảo luận) 17:03, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi tuần tra cũng gặp lỗi này, khó chịu thật Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 10:59, ngày 15 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hỏi sửa

Tại sao các bạn thường xóa hoặc không chấp nhận đổi hướng từ trang tên phức tạp đến trang tên đơn giản? Giả định ví dụ " tạo trang Abe Cede (tổng thống Hoa Kỳ) để đổi hướng đến trang Abe Cede". (Đây không phải là một câu hỏi vu vơ là một câu nghiêm túc thu thập ý kiến của các thành viên) Đức Anh (thảo luận) 05:36, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vì không cần thiết và sẽ không ai sử dụng. Người dùng sẽ chỉ gõ những tên ngắn để được gợi ý những tên dài hơn đã có sẵn bài viết. Chẳng ai lại để gõ một cái tên rõ dài chỉ để mong gợi ý đến một tên ngắn cả. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:48, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  Bình luận:: Thí chủ nào ghé quá xin để lại   Ý kiến với ạ. Đức Anh (thảo luận) 09:59, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Wikipedia Asian Month 2020 sửa

 
Wikipedia Asian Month 2020

Hi WAM organizers and participants!

Hope you are all doing well! Now is the time to sign up for Wikipedia Asian Month 2020, which will take place in this November.

For organizers:

Here are the basic guidance and regulations for organizers. Please remember to:

  1. use Fountain tool (you can find the usage guidance easily on meta page), or else you and your participants’ will not be able to receive the prize from WAM team.
  2. Add your language projects and organizer list to the meta page before October 29th, 2020.
  3. Inform your community members WAM 2020 is coming soon!!!
  4. If you want WAM team to share your event information on Facebook / twitter, or you want to share your WAM experience/ achievements on our blog, feel free to send an email to info@asianmonth.wiki or PM us via facebook.

If you want to hold a thematic event that is related to WAM, a.k.a. WAM sub-contest. The process is the same as the language one.

For participants:

Here are the event regulations and Q&A information. Just join us! Let’s edit articles and win the prizes!

Here are some updates from WAM team:

  1. Due to the COVID-19 pandemic, this year we hope all the Edit-a-thons are online not physical ones.
  2. The international postal systems are not stable enough at the moment, WAM team have decided to send all the qualified participants/ organizers extra digital postcards/ certifications. (You will still get the paper ones!)
  3. Our team has created a meta page so that everyone tracking the progress and the delivery status.

If you have any suggestions or thoughts, feel free to reach out the WAM team via emailing info@asianmonth.wiki or discuss on the meta talk page. If it’s urgent, please contact the leader directly (jamie@asianmonth.wiki).

Hope you all have fun in Wikipedia Asian Month 2020

Sincerely yours,

Wikipedia Asian Month International Team 2020.10

Vu khống bỉ ổi và hèn hạ sửa

Thành viên Mintu Martin vừa mới quay lại wiki đã có hành động vu khống bỉ ổi và hèn hạ tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Ted Bundy phiếu số 7. Tôi được bạn Violetbonmua cấp quyền auto và đã cam kết ko tấn công wiki nữa, nhưng cái tên WTL hình như có thù với bạn. Bạn xung đột với rất nhiều người sao lại nghĩ là tôi, bạn làm như trên wiki này bạn xung đột với 1 mình tôi chắc, tôi tấn công ai luôn có lý do. Bạn biết khôn thì xóa cái lá phiếu bố láo vu khống đó mau bằng không tôi tuyên chiến với bạn và bạn ko có ngày bình yên trên wiki - Ngài LLTD (thảo luận) 13:45, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ơ không không, bạn hiểu nhầm rồi. Tôi cứ tưởng bạn là WTL thật cơ, chứ không phải vu khống gì cả. Cá nhân tôi có rất quý mến WTL và nghĩ bạn chính là WTL, tôi mừng còn chưa hết nữa là. Nếu chuyện này là nhầm lẫn thì tôi xin rút phiếu, việc gì phải làm căng vậy.  Jimmy Blues  13:48, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chắc Mintu nhầm lẫn thôi, mong 2 bạn không quá căng thẳng. Chỉ là hiểu lầm nhau, hãy bỏ qua.  A l p h a m a  Talk 13:50, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tàn Kiếm là người khác, WTL thì kiểu như là tiền bối của LLTD. Bạn Mintu chắc mới ping 999+ ấy mà =]], không cần phải căng đâu. – OneOtherLight  ☀️See that light☀️  13:53, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

16:31, ngày 19 tháng 10 năm 2020 (UTC)

Chúc mừng 20/10 sửa

 
Wikipedia tiếng Việt, nhưng mình vẫn cứ chúc mừng nhiều chị em phụ nữ trong cộng đồng của mình nhân ngày Phụ nữ Việt Nam nha :D -Trần Thế Trungthảo luận 02:26, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

So sweet!  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 12:28, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Không biết có nhân tài nào (hoặc tập thể) có thể giúp đưa bài này thành bài viết tốt thậm chí bài viết chọn lọc không, tôi sẵn lòng vote.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 12:26, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi xin xung phong làm nhiệm vụ up hình lên infobox :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  16:21, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thế là đủ rồi. Ko có gì phải đề cao quá, cô ấy chỉ là 1 nhà từ thiện, lấy tiền người khác đi phát, từ từ xem đã. Có phải anh hùng xả thân cứu nước hay gì đâu. 1 công việc bình thường. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:18, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết sửa

Mời các thành viên đến cho ý kiến tại Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL). Ý kiến của các bạn rất quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển quy định này.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:30, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Important: maintenance operation on October 27 sửa

-- Trizek (WMF) (talk) 17:11, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Gộp bài sửa

Tôi thấy bên enwiki đang biểu quyết xóa bài Doraemon in Vietnam & Doraemon in India với lý do đây không phải chương trình gốc của quốc gia & các phần trong bài như lịch sử phát hành manga, anime, tiếp nhận, ảnh hưởng nên chuyển sang bài chính để thông tin đa chiều, dễ tra cứu. Nó không đủ nội bật để tách thành từng bài riêng cho từng quốc gia. Mọi người nghĩ sao??? Viwiki có nên làm tương tự (vì tôi thấy các bài chính về Doraemon viwiki nội dung cũng bị thiếu về phần phát hành trong tiếng Việt). Còn về tôi, tôi nghĩ nên gộp hai bài DoraemonDoraemon (anime) lại làm một rồi đưa phần phát hành trong tiếng Việt vào để nội dung được đa dạng & chất lượng như itwiki. DoraMoon (thảo luận) 02:57, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hỏi sửa

Tuy hỏi ở trang này hơi "không liên quan" và "lạc đề" nhưng chúng ta đang thừa nhân lực hay thiếu nhân lực trầm trọng? Đức Anh (thảo luận) 11:31, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thiếu thành viên đóng góp nhưng thừa tài khoản rối :)) — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 14:19, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thừa rối tấu hài, nhiều rối nghiêm túc chưa dẹp được. :D 2001:EE0:4BD7:9CF0:2447:8A51:8E3:A1E6 (thảo luận) 14:27, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tâm sự sửa

Trời ơi, wiki đã xảy ra những chuyện gì vậy?!? Keo010122Talk to me 14:33, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bước sang tháng 10 năm 2020, Wikipedia xảy ra sự kiện Đại thanh trừng. Trong đó hàng loạt quan chức và thành viên cấp cao đều bị xử phạt. ĐẤNG TỐI CAO TOÀN VŨ TRỤ (Trò chuyện với Ngài) 14:39, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đầu tiên thì 2 BQV đã tuyên bố nghỉ hưu bao gồm Minh Huy và P.T.Đ, do vụ kiểm định của P.T.Đ về các BQV với một thế lực nào đó chưa rõ (vụ kiểm định đi đến ngõ cụt). Tiếp đó là thế lực vừa nói trên đã hoàn toàn hủy diệt A bằng một vụ kiểm đinh, kết quả A và JohnsonLee01 bị cấm vô hạn. Cũng trong tháng này, hàng loạt thành viên tích cực Wikibreak vì một vài lý do nào đó. Bên cạnh đó, các tài khoản rối nhảm nhí của AFKHaiDang và Autumn VN cũng bị cấm vô hạn, cả 2 tài khoản này đều bị cấm 3-4 tháng không thương tiếc. Đó là một số sự việc gần đây, bạn có thể xem ở Tin tức Wikipedia Tiếng Việt. 2001:EE0:4BD7:9CF0:2447:8A51:8E3:A1E6 (thảo luận) 14:45, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Có thể nói tính từ lúc khai sinh Wikipedia tiếng Việt tới bây giờ thì năm 2020 là năm bất ổn nhất. Nạn dịch máy clk tràn lan, nạn rối hoành hành, BQ bất tín nhiệm xảy ra liên tục, đấu tố liên tiếp dẫn đến nhiều thành viên bị cấm + BQV kỳ cựu phải nghỉ off dài hạn do stress, BQ thay đổi quy định liên tục. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:17, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Quả thật trong suốt năm 2020, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối năm 2020 xảy ra quá nhiều vụ việc lùm xùm, làm cho cộng đồng này thất điên bát đảo. Đến tôi nhiều khi cũng chẳng hiểu mình đang "lạc trôi" ở đâu nữa! Phải chăng có mối liên hệ bí ẩn nào đó giữa thế giới đời thực đang kiệt quệ vì COVID-19 và những bất ổn của dự án suốt năm 2020 không nhỉ bạn Nguyentrongphu?  Jimmy Blues  03:11, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Khả năng cao là có "correlation" nhưng các nhà khoa học cần phải nghiên cứu kỹ để chứng minh sự liên hệ này. Ví dụ vụ Black Lives Matter ở Hoa Kỳ cũng một phần lớn là do dư chấn covid-19 gây ra. Thái Lan đang có biểu tình lớn và nhiều nước khác đang rất bất ổn hoặc biểu tình (do dư chấn covid-19). Wikipedia trên thực tế là một xã hội thu nhỏ nên cũng khó thoát khỏi dư chấn này. Tuy nhiên, covid-19 chỉ là một phần lý do. Không ngoại trừ khả năng năm 2020 có một nhóm rối nào đó đã rất thành công trong việc thao túng Wikipedia để đạt được mục đích riêng (nếu đây là thật thì năm 2020 là năm thành công nhất của đám rối). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:08, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Agnieszka Radwańska là ai? sửa

Agnieszka Radwańska, một tay vợt người Ba Lan, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1989. Cô này nổi bật và đáng quan tâm tới mức nào mà Wiki để xuất hiện hẳn 2 bài Agnieszka Radwańska mùa giải 2015Agnieszka Radwańska mùa giải 2018 để nói về sự nghiệp qua từng mùa giải của cô ấy? Hơn nữa thành viên tạo bài này là NguyenThuNgan269 liên tục bị cấm vì dịch máy, hai bài này văn phong cũng không khá hơn, biển treo trên đầu cũng đã quan một thời gian. Tôi không biết đặt biển gì thêm cho hợp lý, mời mọi người thảo luận và mời các BQV nhận xét 2 bài này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:25, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể đặt biển nổi bật, vì đây là các bài nói về kết quả thi đấu của Agnieszka mỗi năm chứ không phải là bài nói về Agnieszka. B nhắn gửi 08:29, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi đặt biển nổi bật về những bài "Ba Lan" bao nhiêu lần thì phần lớn là gỡ biển hoặc bị bỏ qua nên tôi muốn đưa hẳn ra đây một trưởng hợp mà tôi thắc mắc nhất ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:31, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể đưa ra Wikipedia:Biểu quyết xoá bài để BQ xóa. Hoặc treo bảng xóa nhanh nếu như bài đó rõ ràng không nổi bật hoặc có thể hợp nhất với bài chính khác hoặc bài có hiện tượng dịch máy không biên tập. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:11, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Giới hạn tại phòng kiểm định sửa

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Hết thời gian tham vấn. Sẽ có biểu quyết sau.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:50, ngày 5 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn, vụ việc Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/AWikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/Nhóm Bảo quản viên giao diện đang là hai chủ đề "nóng" tại cộng đồng chúng ta thời gian qua. Nhóm tài khoản mang danh nghĩa "người mới" đã thực hiện một loạt các hành động mà theo một số người là "ném đá giấu tay hèn hạ". Trước tình thế thay đổi đòi hỏi có một quy định mới nhằm ngăn chặn việc kiểm định tràn lan, vô tội vạ và khuyến khích mọi người dùng danh tính thật hơn là đeo "mặt nạ", tôi trình cộng đồng một số điểm dự định sẽ đưa ra bỏ phiếu trong cuộc biểu quyết sắp tới. Vì đây là một cuộc biểu quyết thay đổi quy định chính thức nên theo quy chế hiện hành, thời gian thảo luận sẽ kéo dài từ 7-10 ngày. Mọi người thoải mái đưa ra ý kiến. Tôi sẽ tổng hợp lại sau đó đưa ra cuộc biểu quyết sau.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:45, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Dự luật

Điều 1: Quy định thành viên có quyền mở cuộc kiểm định

  • Là thành viên tự xác nhận
  • Đã mở tài khoản ít nhất 30/60/90 ngày.
  • Số sửa đổi cần có: 500 sửa đổi, 1000 sửa đổi, 2000 sửa đổi, 3000 sửa đổi hoặc cao hơn.

Điều 2: Giới hạn số lần kiểm định trên 1 thành viên

Một thành viên mở kiểm định quá nhiều lần trên một đơn vị thời gian có được xem là lạm dụng và cần thiết giới hạn hay không?

  • Đề xuất: một thành viên không được mở quá 3/4/5 cuộc kiểm định trên 1/2/3 tháng.

Phần dành cho các thành viên thảo luận

  •   Ý kiến Ngay cả trang Tin nhắn cho BQV là nơi chuyên giải quyết đấu tố hàng ngày (và dù các BQV rất mong muốn hạn chế được điều này) thì một tài khoản mới mở 4 ngày là đủ điều kiện đưa ra yêu cầu rồi. Tôi cho rằng trang kiểm định chỉ cần dừng ở mức thành viên tự xác nhận tương tự Tin nhắn BQV là đủ (chức năng gần tương tự). Mở thêm quy định chặt chẽ làm gì trong khi ngay cả điều kiện mở BQ BTN chặt như vậy nhưng nếu không đủ điều kiện thì vẫn có thể nhờ người khác thay mặt mở. Thậm chí dùng IP đăng lên, ai thấy hợp lý và đồng tình thì có thể mở giùm, làm sao cản được? DHN cũng từng nói tại trang kiểm định rằng "không muốn tạo ra một hiệu ứng cản trở khiến những thành viên có nghi ngờ chính đáng không dám trình bày quan điểm của mình" và tôi đồng tình với quan điểm này vì bản chất Wikipedia vốn là tính mở. Việc giới hạn số lần đưa ra kiểm định cũng không cần thiết vì nếu yêu cầu vô lý, bằng chứng không đủ mạnh thì sẽ bị bác bỏ ngay lập tức. ~ Violet (talk) ~ 03:15, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Vậy tức là bạn đồng tình với hành vi của nhóm tài khoản Minh Châu Trần, Người bí ẩn và Ngọn đèn trong đêm?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:18, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi không đồng tình, nhưng tôi không ủng hộ vì một trường hợp như vậy mà siết quá chặt tính mở vốn có suốt 10 năm nay của phòng Kiểm định. ~ Violet (talk) ~ 03:23, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Violet một trường hợp đã quá là nghiêm trọng rồi, khiến cho 3 thành quản trị viên off dài hạn (A, PTD, Minh Huy). Số lượng BQV có tham gia giải quyết tranh chấp bây giờ chỉ còn vài người (các BQV còn lại đã rất nhiều năm chưa tham gia giải quyết bất cứ tranh chấp nào hết). Chỉ cần thêm 2 vụ tương tự như vụ này thì coi như cộng đồng này sẽ đổ vỡ. Lúc đó chả còn BQV nào đủ năng lực và sự điềm tĩnh để khống chế bọn rối chính trị tuyên truyền (vì họ đã bỏ đi hết rồi).
    Tôi là thành viên có thâm niên lâu năm và uy tín nên bạn B mới mở dùm. Làm gì có IP nào yêu cầu mở BTN mà có người mở dùm? Chả ai đồng tình với cuộc kiểm định do "người bí ẩn" này tạo ra cả do bằng chứng toàn là "rởm". Chỉ đến khi Thiên Đế đưa ra bằng chứng cứng thì DHN mới bắt đầu kiểm định. Nếu "người bí ẩn" nhờ người mở dùm thì cũng chả ai mở dùm đâu. Người nhờ mở dùm phải có uy tín gì đó thì mới có người mở dùm chứ làm gì có chuyện gặp ai cũng mở dùm?
    Những thành viên có nghi ngờ chính đáng thì chắc chắn chả phải thành viên mới. Vậy thì cứ lấy tài khoản chính yêu cầu kiểm định. Dùng IP và tài khoản ảo để làm gì? "Ném đá giấu mặt để làm gì"? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:16, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Đồng ý với dự luật 1. 2001:EE0:4FCB:8B00:C193:A463:6A58:8918 (thảo luận) 03:29, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Hiện nay chưa có quy định về việc một số thành viên/cá nhân yêu cầu thực hiện kiểm định qua đường khác (email). Tôi thì luôn khuyên những thành viên muốn thực hiện yêu cầu cần phải đưa ra công khai, trừ khi có lý do chính đáng để không công khai việc này (thông tin cá nhân). Nếu quy định này được thông qua thì các KĐV xét những yêu cầu kiểm định kín như thế nào? NHD (thảo luận) 03:33, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    NHD chưa có quy định đồng nghĩa với việc chuyện đó không bị cấm. DHN có thể dùng khả năng đánh giá của bạn để quyết định có kiểm định yêu cầu kín hay không (qua email). Yêu cầu kín còn đỡ hơn cho phép IP và rối yêu cầu tùm lum gây mất trật tự, sân si, nghi ngờ lẫn nhau, và đố kị. Sự nghi ngờ lẫn nhau này đã dẫn tới 3 quản trị viên về hưu một thời gian dài (A, PTD, Minh Huy). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:27, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Tôi không muốn tính mở công khai của Wikipedia bị mất. Tôi chỉ thấy người bí ẩn (Minh Châu Trần) đã thực sự tinh ranh và lọc lõi với hệ thống, nắm rõ lỗ hổng hệ thống để lách vụ dùng rối của anh chị ta. Nói chung, đây là bậc thầy dùng rối cao tay và sói đột lốt cừu đích thực. Tôi chỉ biết khen nhân vật này vì sự lọc lõi thông hiểu hệ thống và không để lại dấu vết nhằm trong sạch không bẩn tay. :^) Một huyền thoại sống đang hoạt động cùng chúng ta.--Nacdanh (thảo luận) 03:57, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Một đống người ở trên cứ nhai đi nhai lại sự "lọc lõi" của "người bí ẩn" gì gì đó, mà không thèm nghĩ cho cảm nhận của những người thực sự vô tội bị kéo vào vụ này (tất cả những người là BQV giao diện) hay không thèm đoái hoài đến tình huống gắp lửa bỏ tay người của chính "người bí ẩn" hướng vào BQV giao diện. Tôi mà làm BQV giao diện phải nghe những lời dè bỉu này mỗi ngày thì dù có trong sạch cũng thôi từ bỏ bà nó cái cộng đồng phụ nghĩa bạc tình chỉ giỏi nói xấu sau lưng này đi cho xong, như một người chịu không được tự bỏ rồi đấy. Cứ nhai đi nhai lại trong khi bằng chứng không có thì làm tổn thương cho bao nhiêu người chỉ để sướng mồm? A bị hại đúng là oan ức (dù cũng không oan mấy vụ chia sẻ tài khoản mà không khai báo thành thật ngay từ đầu), còn BQV giao diện bị hại hay vô tình bị dính vô chắc họ không cảm thấy oan? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 04:18, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn cứ log acc vào rồi nói chuyện, không cần phải che giấu như thế. Ở đây chúng ta luôn hoan nghênh và chào đón nhau. ;)  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  04:20, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    IP cũng là con người bạn à, cái kiểu rào trước đón sau của bạn chẳng hay ho gì đâu. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 04:24, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    ít nhất, tại cộng đồng này, tôi chưa dùng con rối bao giờ. Tôi khen "người dùng rối" tố cáo người khác vi phạm. Tại sao anh chị ta không dám ra mặt, nghĩ thôi đã thấy việc xét nét của anh chị ta đã không đẹp. Tất nhiên, tôi chỉ biết rõ anh chị ta có liên hệ với công cụ theo một cách nào đó, còn lại tôi không khẳng định điều gì. Bạn lưu ý: tôi đang khen Minh Châu Trần, không khen ai khác, bất kỳ ai lèo lái vấn đề là người đó cố tình xúc phạm người khác, và nên tự rút lui để không mất mặt.--Nacdanh (thảo luận) 04:32, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Câu nào của tôi nói bạn dùng rối? Không khẳng định điều gì nhưng vẫn nói bóng nói gió với mục đích gì? Để bỉ mặt những người vô tội bị kéo vào hay để "người bí ẩn" thấy nhột mà tự ra mặt? Nếu là vế hai thì cái hại trước mặt gây tâm lý bài xích nhiều hơn cái lợi chưa thấy đâu, còn cố nói để làm gì? "Khen" với chả chê, ý định của bạn nó sờ sờ ra đó là bêu rêu kẻ mà bạn không biết là ai nhưng mỗi câu nói ra là một lần vơ đũa cả nắm nhiều người một lúc, bao gồm cả những người ít hoạt động từ lâu như Prenn hay Nguyễn Xuân Minh, đẹp đẽ lắm sao? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 04:44, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nếu đó là quan điểm của bạn thì tôi tôn trọng bạn, và tôi cho rằng bạn không hiểu quan điểm của tôi, và tôi không có nghĩa vụ phải giải thích câu nói của tôi cho người khác. Câu chuyện đã kết thúc. Quan điểm của chúng ta là khác biệt, lệch sóng là tốn thời gian. Vậy ha. Tạm biệt.--Nacdanh (thảo luận) 04:47, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi chẳng khiến bạn tiếp chuyện, tôi thấy chướng mắt thì nói toẹt ra, tiếp thu hay không là chuyện của bạn. Nếu bạn biết nghĩ đến cảm nhận của những người trong sạch nhưng có thể chịu tổn thương bởi lời nói bóng gió của bạn thì bạn tự tiết chế lại (và những người khác đang bóng gió bêu rếu như bạn cũng vậy). Giận người thì biết rõ người nào làm hẵng giận, còn nếu không rõ giận ai thì tự nuốt lấy cái giận đó mà sống để không giận lây sang người không đáng bị giận. Thế thôi, tạm biệt. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 04:52, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi chả có gì để nói với bạn, người trong sạch tự trọng sạch, kẻ dối gian tự dối gian, cây ngay không sợk chết đứng. Ở đời sống đúng thì không sợ. Tôi cam đoan với bạn rằng chính những người [mà bạn cho là liên quan] cũng đồng tình với tôi. Cây ngay không sợi chết đứng. Tôi đã nói rồi, quan điểm khác biệt là nên nghỉ đối thoại. Bạn nói nữa là kệ bạn tự kỷ nhé. Tôi nghỉ đây. Bye.--Nacdanh (thảo luận) 04:58, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi lặp lại, tôi chẳng khiến bạn tiếp chuyện, mà chính bạn đang tiếp chuyện với tôi trong phần ý kiến của tôi (nhìn lại thứ tự phiếu đi), đừng ra giọng phủi bụi như thể tôi là con kiến không đáng để bạn bận tâm. Tôi không tự cho mình là thiên sứ nói thay lòng ai, tôi chỉ nói lên điều mà tôi cũng "cam đoan" với bạn rằng có những người đồng tình với tôi, còn liên quan hay không thì tôi không đủ cơ sở để "cam đoan" như bạn vì có vẻ bạn đã trực tiếp tâm sự với những người đó rồi nên mới dám "cam đoan" như vậy. Cây ngay không sợ chết đứng là nhân phẩm tốt của họ, nhưng kẻ cố ý chặt rễ cây dù cây vốn rất "ngay" thì e là có nhân phẩm không tốt bằng. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 05:06, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ok, :^), tôi dùng từ tiếng Việt còn kém là câu trả lời của bạn cần. Và tiếng Việt của bạn giỏi hơn tôi là luận điểm thứ hai. Tôi ghi nhận đã xâm phạm không gian ý kiến của bạn, xin lỗi đã xâm phạm không gian ý kiến của bạn. Chào bạn. Tôi xin phép đi ra ngoài đón gió. Mong bạn thứ lỗi. Hãy coi như mọi luận điểm của bạn là chính xác, và bạn nên giữ đúng quan điểm của mình. Vậy là bạn cho rằng quan điểm của bạn đúng, tôi không ý kiến. Xin thứ lỗi, tôi e mình tiếng Việt khá kém cỏi, bạn cứ thư thả, chào bạn.--Nacdanh (thảo luận) 05:16, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tất nhiên khi tôi nói ra quan điểm của mình thì tôi đang cho quan điểm của mình là đúng đắn mới nói, bao gồm việc chỉ trích quan điểm mà bạn cho là đúng nhưng tôi cho là sai. Bạn vặn vẹo con chữ với tôi làm gì? Không thích nói chuyện với tôi thì cứ tự dừng lại, còn tôi thì luôn rất sẵn sàng phản hồi bạn hay ai khác để làm rõ quan điểm của mình. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 05:24, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nacdanh thân mến, biết rõ câu phê bình bạn vừa thêm trong trang cá nhân là dành cho tôi (bạn muốn chối cũng được), nên tôi mạo muội nói nốt để đáp lễ: người biết đồng cảm thì sống tốt hơn người vô cảm bạn à. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 06:00, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    ====>>>>> Kết luận cuối cùng của tôi: Âỳ ra, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Đúng là lỗi của tôi khi viết bình luận của mình vào ý kiến của bạn, lỗi lầm này thật đau lòng. Tôi đính chính lại "đầu tiên là tôi chưa bao giờ thừa nhận quan điểm của tôi là sai, tiếp theo là tôi chỉ khen Minh Châu Trần và hết". Tôi tôn trọng ý kiến của bạn, cũng như thán phục óc suy luận của bạn. Nhưng nói thật với tôi chỉ là "một mới suy diễn hoa văn màu mè hoa lá do bạn tự suy", tôi chả có một dẫn chứng nào nói hay nhấn mạnh BQV giao diện (bạn lưu ý). Khi tôi nhắc đến nhóm BQV giao diện đều kèm theo câu chốt cẩn thận "[mà bạn cho là liên quan]" khi diễn giải theo quan điểm của bạn (bạn lưu ý). Tất nhiên, bạn có thể dẫn dắt dông dài vài thành viên gà mờ, nhưng với tôi là vô vị. Chấm hết. Không cần nhắn lại, có nhắn lại tôi cũng không đọc nên tùy bạn. Bye.--Nacdanh (thảo luận) 08:56, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Hiển nhiên tôi nên nhắn lại, để cho mọi người thấy rõ quan điểm của tôi khi phản biện bạn, chứ không nhắn người ta lại tưởng tôi đuối lý thì chết dở, bạn có đọc hay không tôi chả quan tâm vì tôi biết có người vẫn sẽ đọc. Thứ nhất là bạn không cần thiết phải tỏ vẻ nhún nhường giả tạo, tôi nghe mà nổi hết cả da gà, có bực bội tôi thì cứ xả ra cho thoải mái, miễn không công kích cá nhân là được (vì nó vi phạm quy định, chứ tôi cũng chẳng ngán gì việc bị công kích). Thứ hai, tôi không quan tâm nếu bạn suy diễn màu mè hoa lá hay cáo buộc rằng người khác suy diễn màu mè hoa lá, những gì tôi nói là cảm nhận từ một người ngoài cảm thấy các bạn đang đi quá lố và, bằng một cách vô tình hay cố tình, gây ảnh hưởng đến những người vô can nhưng bị "giá họa" dính líu vào vụ việc. Nếu bạn còn trân trọng mối quan hệ của mình với những người trong nhóm BQV giao diện đang bị vơ đũa cả nắm là "kẻ bí ẩn hèn hạ", thì nên tự tiết chế lại, đừng bóng gió úp mở để rồi gây tổn thương lẫn nhau, dù có những người hoàn toàn không đáng phải chịu tổn thương. Đó là lời khuyên chân thành của tôi, bạn có tiếp thu hay không tôi chẳng thể quản, chỉ hy vọng về sau bạn sẽ không thấy tiếc nuối trước những lời lẽ thiếu thấu đáo của mình ở hiện tại. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 09:10, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi đầu hàng và thán phục óc suy luận của bạn, tôi chả có gì để cố gắng nói thêm. Tự người đọc hiểu "vơ đũa hay không"! Tôi nói đến ai, cá nhân nào, câu từ chuẩn chỉ ra sao. Thân mến. Suy diễn chỉ là bể khổ.--Nacdanh (thảo luận) 09:39, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi đồng tình với Nacdanh về chuyện "người trong sạch tự trọng sạch, kẻ dối gian tự dối gian". Hy vọng một số thành viên ý thức được điều này để hành xử cho xứng đáng với lương tâm của mình. Cá nhân tôi khâm phục tài trí và mưu lược của người bí ẩn trước, trong và có thể là sau vụ kiểm định. Để phòng ngừa điều này tái diễn, một cuộc biểu quyết tham khảo ý kiến cộng đồng có lẽ là một sự lựa chọn đúng đắn. Bạn IP có thể tham gia nếu muốn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  05:09, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đạo lý "người trong sạch tự trọng sạch, kẻ dối gian tự dối gian" là hướng vào chính đối tượng trong sạch và kẻ dối gian, ở đây tôi đang chỉ trích những nỗ lực của những phần tử đang ra sức hô biến những người vốn trong sạch phải bất đắc dĩ mang cái danh là những kẻ dối gian, hai bạn nghe thủng chưa hay cố tình không hiểu? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 05:14, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Sẵn tiện không biết các bạn có tự thấy mâu thuẫn không khi "khâm phục tài trí mưu lược" của người bí ẩn, nhưng chuyện để lộ các đường link đặc thù (trang phục hồi) hay text đặc thù ("đổi mức khả kiến") nó sờ sờ ra đó? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 05:18, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 bạn Nacdanh nói mà bạn không hiểu à, bạn Nacdanh đâu có nói về A với bạn mà đang nói kẻ chủ mưu của tất cả mọi việc - Ngài LLTD (thảo luận) 06:20, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Làm lại từ đầu như những ngày xưa yêu dấu Tôi thấy chính bạn mới là người không hiểu. Bạn có thể đọc phần nội dung có chữ in đậm ngay bên trên để biết tôi đang nói về đối tượng nào. Tôi chẳng hề đả động đến A khi cuộc thảo luận tiếp diễn, bạn lôi A vào làm gì? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 06:28, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn nói về A câu bên trên ấy. đánh nhau mà không biết phe nào địch phe nào ta phe nào trung lập nữa. ko nói với bạn nữa - Ngài LLTD (thảo luận) 06:35, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Câu bên trên là câu nào? Còn tôi chẳng chia phe phái gì ở đây cả (dù tôi biết có người đang âm thầm chia bè kết phái để thao túng dự án), tôi đang đứng ở lập trường là một người ngoài nghe các bạn bàn luận miết về cái gọi là "người bí ẩn hèn hạ" hay "kẻ chủ mưu" (từ của bạn), trong khi không thể chỉ đích danh nó là ai, vô tình (hay cố ý) mang dụng ý nhắm vào một loạt thành viên có quyền BQV giao diện, bức xúc nên lên tiếng. Các bạn nói không biết mệt chứ tôi và một số người khác nghe mệt, và ái ngại thay cho những người vốn dĩ vô tội bị các bạn nói thành ra có tội cả lũ. Bạn hiểu ý tôi chưa? Các bạn muốn chỉ trích ai tôi chẳng can thiệp được, nhưng chửi ai thì chửi thẳng mặt kẻ mà các bạn nghĩ đến (chứng cứ hay không cũng được, ít ra thì nó là suy nghĩ thực của các bạn), đừng có úp úp mở mở nói xấu sau lưng mà hóa ra chửi luôn một tập thể người mà có khi đến giờ này còn chẳng hay biết về vụ kiểm định. Bạn hiểu ý tôi chưa? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 06:38, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ý mình là phe trong mục nói chuyện này chứ không phải phe cánh bè phái gì hết. Nacdanh, Nguyenhai314 vậy là 2 vụ này không có ai làm bậy hết, tự dưng mà nhiều người bị oan chứ không có ai xấu hết, ý chắc vậy đó, ủng hộ bạn IP, ko có ai hại bạn hết, tại tự dưng ngẫu nhiên mọi việc như vậy - Ngài LLTD (thảo luận) 06:49, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi không hoàn toàn cho rằng họ làm bậy, vốn dĩ bậy nhất vụ này là "kẻ chủ mưu" như các bạn nói, nhưng cái tôi đang lên án ở đây là: một khi chưa biết rõ "kẻ chủ mưu" là ai thì đừng có mà đi rêu rao xỉa xói các nơi, tuôn ra lời lẽ với dụng ý dao găm, vì các bạn thừa hiểu có một tập thể người nằm trong diện bị các bạn rêu rao, và trong tập thể đó có những con người hoàn toàn trong sạch, không hay biết gì về vụ này, giờ bị các bạn (vô tình hay cố ý) lôi vào vụ này rồi dán cho cái mác tội lỗi mà họ chẳng cách nào minh oan cho mình được. Cực chẳng đã tôi mới nói muốn chửi ai thì đi mà chửi thẳng mặt kẻ đó, ít ra là khoanh vùng một người thôi, còn những khác thì vô can, hơn là cái kiểu vơ đũa cả nắm hết sức mất văn minh, mất văn hóa như hiện giờ. Hành vi này tôi nhận định là chẳng có gì tốt đẹp hơn "kẻ chủ mưu" bao nhiêu đâu, vì đều là "ném đá giấu tay" cả. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 06:55, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ồ, tôi nhầm bạn là Johnson, hóa ra bạn ko phải Johnson, thôi bạn muốn nói gì thì cứ nói, bạn có quyền nói, các bạn khác cũng có quyền nói, thế - Ngài LLTD (thảo luận) 07:01, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Johnson còn đang bận đi chửi tục để trả đũa BQV kia kìa :D 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 07:04, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ê bạn, Tài khoản wiki của bạn tên là gì vậy, có thể cho mình biết được không, cho coi mặt cái coi - Ngài LLTD (thảo luận) 07:07, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nếu tôi muốn để bạn biết tôi dùng tài khoản nào thì cần gì phải trả lời bằng IP cho các bạn rào trước đón sau và xem thường như hiện tại :D Nói vui vậy thôi, tài khoản chính của tôi đã dừng hoạt động cách đây vài tháng, từ đó đến nay tôi chỉ đóng góp bằng IP. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 07:10, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đi, cho biết tên tài khoản đi, có gì mà phải sợ xanh mặt vậy, đâu có ai làm gì đâu, cho coi mặt cái coi, tên tài khoản là gì đi, nhe - Ngài LLTD (thảo luận) 07:14, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nếu bạn không thích thảo luận nghiêm túc thì mời đi sang chỗ khác. Chẳng có quy định nào bắt buộc tôi phải dùng tài khoản đã đăng nhập để thảo luận thông thường. Bạn làm ba cái trò mèo này để khiêu khích tôi thì xin lỗi rằng, da mặt tôi dày lắm, hãy dành thời gian viết câu đó mà để tâm một chút đến việc người khác nhìn vào đánh giá thái độ và nhân cách của bạn ra sao thôi. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 07:19, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Người ta đánh giá thái độ và nhân cách kẻ ném đá cũng dấu mặt, nói chuyện cũng dấu mặt, công kích người khác cũng dấu mặt bạn à . xin chào - Ngài LLTD (thảo luận) 07:29, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Phê phán những điều chướng tai gai mắt chưa bao giờ cần thiết phải lộ mặt, muốn chỉ trích ngược lại tôi "giấu" mặt thì hãy đập tan sự phê phán của tôi bằng những lý luận đủ sức thuyết phục, đừng ngụy biện vòng vo để làm xao lãng trọng tâm vấn đề để đạt được mục đích riêng. Tôi tự hào rằng tài khoản chính của tôi không vi phạm điều gì và tôi có quyền biểu đạt những vấn đề mình muốn một cách ẩn danh. Còn về việc "đánh giá", tôi không muốn lôi những chuyện không liên quan vào nhưng nếu bạn đã tỏ ý công kích thì tôi cũng không ngán: hành vi trả đũa bằng cách nói tục chửi bậy của Johnson bây giờ chẳng khác nào chính bạn cách đây vài tháng đâu, ngài WTL ạ, không rõ điều đó đã đủ để đánh giá chưa? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 07:39, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    OK bạn ko nói thì thôi ko ép, nhưng mà có thể cho mình biết 1 chữ cái đầu thôi cũng được, xong rồi mình ko nói gì nữa, chỉ 1 chữ cái đầu thôi nhe. Chúc bạn nhiều sức khỏe - Ngài LLTD (thảo luận) 08:07, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi không muốn nói ra những lời lẽ mơ hồ có thể khiến bạn nghĩ tôi sang một ai khác vô can. Việc đó có khác chi những gì các bạn đang làm ở đây khi chỉ mặt đặt tên người mà các bạn không biết là ai rồi khiến những người không liên quan chịu ảnh hưởng? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 08:12, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Hiện tại mình là phóng viên của tờ Tin tức Wikipedia tiếng Việt xin phép phỏng vấn bạn: "Theo bạn bạn có đồng tình với hành vi của nhóm tài khoản Minh Châu Trần, Người bí ẩn và Ngọn đèn trong đêm hay không, và vì sao?" Trân trọng - Ngài LLTD (thảo luận) 08:21, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi không đồng tình vì cả ba tài khoản là một người đang ra sức tạo đồng thuận ảo để gây áp lực lên quyết định của cộng đồng. Tôi không có ý kiến gì nếu một ai đó không dùng tài khoản chính nhưng là tài khoản ẩn danh (và chỉ 1 mà thôi) mở yêu cầu kiểm định với các bằng chứng xác đáng, đó là quyền của người đó và nó không vi phạm nguyên tắc nào, kể cả nếu tài khoản chính của người đó là bảo quản viên giao diện hay thậm chí là Jimmy Wales đi nữa, vì họ có quyền làm vậy để tránh sự xích mích cá nhân ngoài đời thực hay các mối lo ngại chủ quan khác (chính vì vậy mới có chuyện cho kiểm định qua thư riêng như Dụng nêu ở trên). 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 08:28, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Vâng, xin cảm ơn sự chia sẻ của bạn, chúc bạn nhiều sức khỏe - Ngài LLTD (thảo luận) 08:35, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nhận định này nghe quen quen. Tôi đã từng nghe ai nói rồi thì phải. Xin lỗi nếu có nhầm lẫn gì nhé :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  05:43, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Quen hay lạ gì thì nói toẹt ra đi bạn :D Cứ cố ra vẻ ngây thơ mà tâm ý thì thủ sẵn dao găm làm gì, chính cách hành xử này của các bạn đang tạo sự bài xích trong cộng đồng. Còn giả dụ có ý định làm cho ra lẽ về nhận định của tôi một cách đường hoàng thì mời đi thẳng vào vấn đề, đừng vòng vo. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 05:50, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.
~ Violet (talk) ~ 07:52, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Mặc dù khá bực bội với việc Người bí ẩn, nhưng thực tế thì luật càng chi tiết, càng dễ lách luật. Như Violet nói, ngay cả BTN cũng có thể là IP nhờ người khác mở thay thì có cần phải thêm cái quy định này không? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:21, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ làm gì có IP nào nhờ người khác mở BTN? Tôi là người nhờ bạn Buiquangtu mở BTN Tuanminh đây vì tôi không tự mở được (do cái quy định lỗi thời trên 10 năm trước). Nếu IP có nhờ thì tôi không nghĩ bạn B sẽ mở dùm. Sao không dùng tài khoản chính mà phải dùng IP hoặc tài khoản mới tạo? Có gì mờ ám? Tôi không thích cái kiểu "ném đá giấu mặt" thế này. Đó là chưa nói tới bằng chứng của "người bí ẩn" là bằng chứng "rởm". DHN chỉ bắt đầu kiểm định khi Thiên Đế đưa ra được bằng chứng thuyết phục hơn. Vụ này còn làm cho BQV PTD nghỉ dài hạn và BQV Minh Huy mén từ chức. Để cho IP và thành viên rối kiểm định linh tinh gây ra quá nhiều sự nghi kị, sân si ở trong cộng đồng Wikipedia vốn đã quá căng thẳng. "Ném đá giấu mặt" giống như đổ dầu vô ngọn lửa nghi kị (mặc dù dùng bằng chứng rởm), làm cho chúng ta nghi ngờ lẫn nhau và làm cộng đồng căng thẳng hơn. Nếu như dùng tài khoản chính để yêu cầu kiểm định thì sự nghi ngờ lẫn nhau sẽ không xảy ra, người đưa ra yêu cầu có thể phải chịu trách nhiệm về sự vu khống, và phải dùng bằng chứng thuyết phục hơn (nếu dùng bằng chứng "rởm" thì sẽ bị mất uy tín). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:48, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nói hay lắm bạn Nguyentrongphu Phải chi mà bạn xuất hiện sớm thì đại ca IP bên trên tắt đài rồi, thiệt xui - Ngài LLTD (thảo luận) 16:03, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "Tắt đài" kiểu gì khi bạn Phú đang nói đến việc mở kiểm định ẩn danh còn tôi thì thảo luận ẩn danh? :D Bạn có vẻ nắm bắt vấn đề theo kiểu câu được câu mất. Ngoài ra đó vẫn là quan điểm riêng của bạn Phú, tôi, bạn NhacNy2412 và Dụng cũng có quan điểm riêng (rằng chúng ta vẫn cho phép kiểm định riêng tư như enwiki thì đẻ ra luật này để bức tử quy trình kín à?), tội vạ gì tôi phải "tắt đài" vì cái quan điểm riêng của người khác :D 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 17:17, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn thảo luận ẩn danh thì biết rồi, IP rành rành rồi giới thiệu làm gì Cứ ở đó mà thảo luận ẩn danh một mình đi nhé - Ngài LLTD (thảo luận) 17:27, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Sure, tôi rất biết khi nào thì nên thảo luận ẩn danh, khi nào thì không nên, tôi ở wiki này lâu hơn bạn dễ phải chục năm chứ chẳng xa lạ gì nên không cần bạn dạy tôi luật hay cách đối nhân xử thế :D Tôi vốn dĩ vẫn đang làm những gì mình muốn, thấy bạn tự nhiên đâm thọt một câu liên quan tới tôi ở một mục chẳng liên quan gì nên vào tiếp chuyện cho bạn vui thôi :D 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 17:30, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Mình cũng vậy. mình ở wiki này cũng gần 20 năm rồi, từ thuở khai thiên lập địa wiki. Nay cũng 67 tuổi rồi. Bẹt. Mình cũng vậy, mình muốn làm gì mình muốn, muốn nói gì nói hà, bẹt - Ngài LLTD (thảo luận) 17:36, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn viết cả một đoạn dài như muốn nói cái gì? Muốn chứng minh cái gì? Tôi chả nói gì tới vấn đề kiểm định, uy tín người kiểm định hay nói tới vấn đề thay mặt mở BQ, bạn tự giật mình à? Tôi chỉ đơn giản nói vấn đề, luật càng chi tiết càng dễ lách luật, luật BQ rõ ràng vậy thì còn thay mặt được thì dăm ba cái kiểm định cũng vậy thôi :)) ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:15, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ bạn đọc nguyên một đoạn dài mà vẫn không hiểu tôi muốn chứng minh cái gì? Quan điểm của bạn là quy định này không cần thiết nên tôi muốn chứng minh cái quy định này là cần thiết để chuyện vừa rồi không xảy ra nữa. Chúng ta đã mất đi 3 quản trị viên tài năng (PTD, Minh Huy, A).
    Chưa có cái BTN nào do IP nhờ mà có người mở dùm cả. Tôi có làm gì sai trái mà giật mình?
    "Luật càng chi tiết, càng dễ lách luật" -> câu tuyên bố của bạn là sai rồi. Luật càng chi tiết thì càng khó lách luật NHƯNG nếu muốn thì người ta vẫn luôn luôn tìm cách lách luật được (câu này đúng hơn). Trên tinh thần là vẫn có thể lách luật được nhưng quy định này tạo ra rào cản đủ khó để cản trở bọn rối gây rối làm náo loạn cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:32, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn lấy cái gì khẳng định trong bao nhiêu đấy BTN không có cái nào do IP nhờ? Không công khai không có nghĩa là không có. Bạn cũng tự biết luật kiểu gì thì cũng có cách lách luật hết cả thôi. Đây là một cộng đồng mở, không phải một xã hội "pháp trị" về mặt thực chất. Tôi nói thẳng là tôi thấy bạn có vẻ không hiểu vấn đề tôi muốn nói tới và cũng không hiểu tinh thần của wiki mà DHN đã nói trong phòng kiểm định nên tôi không bàn luận thêm với bạn làm gì. Tôi chỉ nói đơn giản, luật này chả cần thiết :)) Bạn không đủ tư cách mở BTN còn nhờ người khác mở được thì đám rối cũng thừa khả năng nhờ vả 1 tài khoản khác không phải chính chủ đẳng sau mở kiểm định, hoặc lại xuất hiện thêm tài khoản "chuyên mở kiểm định". ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:42, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "Không công khai không có nghĩa là không có", câu này sai hoàn toàn nhé. Chữ D viết ngược 💬Nói chuyện tí 14:02, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cần thiết hay không tôi vẫn mở biểu quyết. Bạn thấy không cần thiết. Tôi và vài người khác lại thấy cần thiết. Mọi chuyện sau cuộc biểu quyết sẽ rõ. :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  14:08, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:NhacNy2412 vậy bạn lấy bằng chứng đâu mà nói đã từng có IP nhờ mở BTN nhưng không công khai? Bạn chưa đưa ra được lý luận hợp lý, chỉ được câu lý luận cùn "Tôi chỉ nói đơn giản, luật này chả cần thiết :))". Tôi chưa thấy DHN có biểu hiện phản đối dư luật này. DHN chỉ nói là mong muốn các thành viên không phải e dè khi yêu cầu kiểm định (lưu ý DHN nói "thành viên" chứ không phải IP hoặc rối). Tôi tham gia Wikipedia được 12 năm rồi nên tôi nghĩ là tôi hiểu tình thần Wikipedia hơn bạn nhiều đấy. Khi tôi tạo ra các quy định trên Wikipedia được cộng đồng thông qua cách đây rất lâu thì lúc đó bạn chỉ đang là con nít thôi. Bạn nói tôi không hiểu có lẽ là "chụp mũ".
    "Bạn không đủ tư cách" -> bạn ăn nói cho cẩn thận, đây là một lời "tấn công cá nhân". Không đủ tư cách với không mở được nó khác nhau lắm nhé. Tôi không tự mở được là do tôi mới Wikibreak dài hạn (cộng với quy định lỗi thời không cho người Wikibreak dài hạn tự mở BTN được tạo ra cách đây 10 năm trước). Tôi là thành viên có thâm niên và uy tín nên tôi nhờ được. Tôi nhờ được không đồng nghĩa với việc tài khoản rối có thể nhờ được. Bạn suy luận kiểu gì vậy? Tài khoản chuyên "mở kiểm định" có thể bị cấm với lý do "tài khoản 1 mục đích" (xem củ cải tái xuất). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:16, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn không đủ tư cách mở biểu quyết tức là bạn không đủ tư cách mở biểu quyết phải nhờ người có tư cách mở đó bạn :) Tại sao không mở được? Vì không đáp ứng quy định về tư cách của người có thể mở BQ. Câu đầy đủ nó là "Bạn không có đủ tư cách mở biểu quyết" chứ không phải "Bạn không có tư cách". Chẳng có cái gì là tấn công cá nhân khi nó là sự thật cả. Johnson từng là một thành viên có uy tín, lấy cái uy tín đó mượn được cả tài khoản có quyền quản trị thì chẳng có gì khẳng định một tài khoản khác không thể cả. Bạn trao đổi việc mở biểu quyết bằng danh dự và độ uy tín, người khác có thể trao đổi bạn cả tỷ thứ khác trên đời. Việc mở BQ thậm chí có quy đinh chặt chẽ hơn. Việc kiểm định được đưa ra chỉ đơn giản là số ngày tham gia và số lượng chỉnh sửa. Tôi nói thật là con số này chẳng đáng kể gì với những con người có mục đích cả.
    Bạn có hiểu "tư cách" và "tiêu chí" nó khác nhau thế nào không vậy? Tôi không đủ tiêu chí để mở chứ không phải là không đủ "tư cách" để mở. Johnson uy tín hồi nào? Uy tín Johnson so với tôi thì thua xa lắm nên bạn đừng lấy ra so sánh. Do bạn A cả tin nên bây giờ mới ra hậu quả. Mà dù uy tín hay không mượn tài khoản cũng là sai quy định nên vấn đề này nó không liên quan tới vấn đề đang thảo luận. Cả tỷ thứ khác thì liên quan gì? Dùng cả tỷ thứ khác thì cũng chả có ai mở dùm cho đâu nhé. Độ uy tín của tôi không phải một sớm một chiều mà có được. Quy định này đáng kể vì rối hay bị kiểm định và cấm liên tục. Có nghĩa là mỗi lần bị cấm bọn rối lại phải mở 1 tài khoản khác và phải đợi 3 tháng và phải đóng góp 3k sửa đổi có ích (vì nếu sửa đổi phá hoại thì sẽ bị cấm trước khi kịp đi yêu cầu kiểm định). Đây là điều không dễ làm. Nếu bọn rối làm được thì cũng tốt thôi; chúng ta có thêm 3k sửa đổi có ích trên mỗi yêu cầu kiểm định. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:50, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Còn bạn @Nguyenhai314, bạn mở thảo luận tại đây, đòi mọi người có ý kiến, nhưng ý kiến trái ý bạn thì bạn tỏ vẻ "không mợ chợ vẫn đông" thì bạn cứ mở thẳng biểu quyết cho những người mà bạn đề cập đến trong "vài người khác" ấy. Bạn thậm chí có thể đề cử một người còn không đủ mốc 3000 sửa đổi bạn đưa ra lên vị trí người cầm chổi thì thành ra ĐPV không có tư cách mở điểm định à? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:28, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ok, quan điểm của bạn sẽ được tôn trọng (tôi với bạn bất đồng quan điểm cho nên tôi muốn thảo luận với bạn về vấn đề này một cách "văn minh" để chúng ta hiểu rõ quan điểm nhau hơn; nếu sau khi thảo luận mà vẫn bất đồng thì ok thôi, chúng ta vẫn nên tôn trọng quan điểm của nhau). Khi BQ này được mở ra trong tương lai, bạn có quyền bỏ phiếu phản đối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:54, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn NhacNy2412 dường như đang suy diễn quá xa rồi. Vì luật này có "cần thiết" hay không sau cuộc biểu quyết mới biết được. Tôi đưa dự luật này ra cộng đồng thảo luận không có nghĩa là tôi thấy bạn nói "không cần thiết" thì huỷ bỏ nó, vì vẫn có người trái quan điểm với bạn, không phải chỉ riêng tôi. Quan điểm của tôi là tổng hợp ý kiến của các bên để hoàn thiện sau đó trình luật chính thức để các bạn bỏ phiếu. Còn chuyện bạn lôi ĐPV 3000 sửa đổi ra so sánh thì tôi thấy nó xa vời quá. Dự luật đã ghi rõ số lần sửa đổi chênh lệch từ 500 sửa đổi, 1000 sửa đổi, 2000 sửa đổi, 3000 sửa đổi hoặc cao hơn. Mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn. Chúng ta hoạt động theo nguyên tắc cộng đồng.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  07:48, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Phản đối Việc kiểm định hiện nay chưa phải là "tràn lan, vô tội vạ" như bạn nói. Ai cũng có quyền yêu cầu kiểm định, miễn là đưa ra các nghi vấn chính đáng, hợp lý. Nhờ kiểm định vừa rồi nên mới phát hiện ra hành vi sai trái của Đpv A và những kẻ lợi dụng bạn ấy. Greenknight (thảo luận) 17:32, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đây chỉ là cuộc thảo luận (tương lai mới mở BQ sau). Cũng nhờ cuộc kiểm định vừa rồi mà chúng ta mất 3 quản trị viên tài năng (PTD + Minh Huy Wikibreak dài hạn và A bị cấm vô hạn). Những bằng chứng nhóm rối đưa ra toàn là những bằng chứng "tào lao"; DHN chỉ kiểm định khi Thiên Đế đưa ra bằng chứng thuyết phục hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:35, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  • Tôi đồng ý với việc yêu cầu thành viên mở kiểm định công khai phải thỏa một số tiêu chí nào đó để tránh chia rẽ cộng đồng. Tuy nhiên, quy định này không nên ám dụng cho yêu cầu kiểm định ngầm, vì 1/kiểm định ngầm thì chỉ có thành viên đó và KĐV biết, cho nên cộng đồng không bị chia rẽ, 2/có thể có lí do chính đáng mà thành viên muốn ẩn danh, để bảo vệ an toàn cho cá nhân chẳng hạn. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 09:05, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Tôi tham khảo ở WP TA thì thấy trang này bị bán khoá để tránh phá hoại nhưng IP vẫn có chỗ riêng để tạo yêu cầu. Về cơ chế mở tương tự như phòng kiểm định hiện tại của WP TV. Tôi đề nghị thêm 1 option theo en.wikipedia. ~ Violet (talk) ~ 03:32, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng suy nghĩ đến việc này. Nghĩa là vẫn cho phép yêu cầu kiểm định nặc danh nhưng buộc phải sử dụng IP. Còn việc kiểm định dùng tài khoản vẫn phải tuân theo số lượng sửa đổi nhất định.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:35, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Suy thoái sửa

Bước vào tháng 10, hàng loạt các thành viên tích cực bị cấm, các lao công thì wikibreak, các thành viên tích cực còn đi học thì tạm nghỉ cho việc thi cử. Chúng ta đang bước vào cuộc suy thoái nhân lực trầm trọng cuối năm? Đức Anh (thảo luận) 10:05, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thế đề xuất của bạn là gì? Chữ D viết ngược 💬Nói chuyện tí 13:57, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ừm cũng như bạn Đức Anh, tôi cũng rất là lo ngại đấy. Không biết có "thuật toán" gì cứu rỗi được tình hình không. --Tàn Kiếm (thảo luận) 13:45, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nhờ sửa hai bản mẫu sửa

Nhờ bạn nào có tâm sửa giúp hai bản mẫu này:

Bạn có thể copy trực tiếp từ tiếng Anh rồi chỉnh sửa, bạn xem Pie chart được chưa?  A l p h a m a  Talk 21:53, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xem được hết chưa bạn nhỉ. Cái bản mẫu chiến tranh bạn có thể sửa ở Mô đun:Infobox military conflict.  A l p h a m a  Talk 22:00, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn đã chỉnh. Pie chart đẹp rồi. Bản mẫu infobox bình thường mình còn mò được chút nhưng riêng cái này còn liên quan đến mô-đun nữa nên mình đành bó tay. Phiền bạn sửa nốt với. Phe Nghị viện chiến thắng mà bị sót mất thì hơi buồn. Greenknight (thảo luận) 22:16, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã sửa 4 phe rồi đó bạn, cái module không có gì, bạn cứ thấy có dòng #invoke:Infobox military conflict tức là nó gọi Mô đun:Infobox military conflict đó thôi. Các bản mẫu khác tương tự.  A l p h a m a  Talk 22:18, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Perfect. Cảm ơn bạn nhiều. Greenknight (thảo luận) 22:31, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Do không dùng được tham số tiếng Việt nên tôi tạm lùi bản cũ chỉ 3 phe, đang chờ hỏi bên Lua để tìm cách thêm tham số bằng tiếng Việt?  A l p h a m a  Talk 14:45, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ối làng nước ơi ra đây mà xem này! sửa

Cái tiêu đề hơi giật tóc móc mắt một tí :) Nhưng gần đây tôi có phát hiện ra cộng đồng chúng ta có 1 kênh youtube thì phải, xem tại [15]. Một điều thú vị khác là bạn JohnsonLee01 cũng có 1 kênh [16]. Ngoài ra thành viên Tttrung cũng có một kênh riêng [17]. Cộng đồng chúng ta có nên lấn sân sang Youtube không nhỉ. Tôi thấy nhiều thành viên ở Wikipedia phản đối vì cho rằng việc này quá màu mè. Đức Anh (thảo luận) 13:18, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chuyện từ đời nảo đời nào rồi, bạn hô hào mọi người lên làm gì?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:22, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thì ra bạn theo chủ nghĩa không màu mè! Tôi hô hào ai đó tạo ra cái kênh chuyên làm những clip hướng dẫn người mới,... Đức Anh (thảo luận) 13:33, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Người ta lớn rồi mà, đâu phải con nít nữa đâu? Mà làm mấy video kiểu đó thì chẳng có ma nào ngó đâu Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 13:36, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Chỗ anh em Wiki với nhau cả, anh khuyên thật: "Học ít thuật toán thôi em ạ". Anh là lo cho em lắm đấy. --Tàn Kiếm (thảo luận) 13:42, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Đề nghị bạn dừng ngay những bài đăng kiểu diễn đàn lại. Wikipedia không phải là nới để thử nghiệm về tình trạng vô chính phủ hay diễn đàn ngôn luận nha! Who’s gonna pull the trigger? A shot aiming for destiny - No more barriers! G.B.T.B 14:11, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

17:38, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)

Chà... thông tin này đúng là có lợi cho nhóm Minh Châu bí ẩn cầm đèn trong đêm, khi mà giờ đây họ có thể tiếp cận trực tiếp các bảo quản viên mà không cần mất thời gian dành cho các bảo quản viên giao diện. Đúng là một tính năng tuyệt vời, cần nhanh chóng triển khai để giảm tải gánh nặng cho các bảo quản viên giao diện. Tôi vô cùng ủng hộ đề xuất này. 45.90.46.57 (thảo luận) 23:23, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]