3 quán quân của cuộc thi Ba Lan và bài học sửa

Rất cảm ơn ĐSQ Ba Lan đã 3 năm liền tổ chức cuộc thi mang lại "rác nhiều hơn bài viết chất lượng". Nhìn 3 quán quân (giải nhất = 46 triệu) qua 3 năm liền là đủ hiểu cách ĐSQ chọn "nhân tài" là như thế nào rồi và cũng đủ hiểu cách chấm thi "tệ hại" của họ.

  • Quán quân năm 1: thành viên:Vokaanhduy (trùm dịch máy clk)
  • Quán quân năm 2: Thành viên:Nguyetnguyen1122 (dịch máy clk mấy trăm bài và có hối cải sau khi bị tôi bắt quả tang)
  • Quán quân năm 3: Thành viên:Nguyeminhhoang120196 (bị cấm 2 lần do dịch máy clk; năm ngoái 1 lần, năm nay 1 lần; dịch tạm ổn nhưng có ăn gian chạy nước rút vào ngày cuối nên đã bị tôi cấm lần 2)
  • Quán quân năm thứ n: 1 thành viên dịch máy clk nào đó trong tương lai.
  • Xin lỗi các bạn chứ ngoài đời khi đi thi đại học mà chỉ cần bị bắt "ăn gian" 1 lần thôi là bị 0 điểm rồi chứ đừng nói. Ăn gian mà vẫn được 46 triệu? ĐSQ Ba Lan đang khuyến khích một xã hội với tinh thần "ăn gian" bằng chứng qua 3 quán quân của họ??? Sống thì phải ăn gian mới chiến thắng được -> đây là bài học họ đang dạy xã hội Việt Nam???

Nhìn chung, cả 3 quán quân có một điểm chung là ít nhiều đều bị dính phốt "lạm dụng" dịch máy clk. Không những không bị loại mà còn được trao giải nhất trong khi quy chế cuộc thi có ghi rõ là phải loại những thí sinh ăn gian lạm dụng dịch máy??? Bởi, thành viên dịch chân chính thì làm sao đua lại với những thí sinh "ăn gian" trong một cuộc thi với tiêu chí hàng đầu là "số lượng"? Rõ ràng là ĐSQ Ba Lan đã không giữ lời hứa trong quy chế cuộc thi. Năm sau, tôi sẽ cấm thật mạnh vào bất cứ thí sinh (tham gia cuộc thi Ba Lan lần 4) nào dịch máy clk để họ không thể tiếp tục ăn gian lấy giải được nữa và để giảm lượng rác. Đừng trông mong gì vào cái tổ chức nghiệp dư kém cỏi này nữa. Họ có 3 năm để chứng minh năng lực và trách nhiệm. Sau 3 năm thì thất bại toàn tập vẫn thất bại toàn tập. Chúng ta (cộng đồng Wikipedia Vi) cần phải tự cứu lấy chính mình chứ chả có ai khác cứu chúng ta cả! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:47, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Nguyentrongphu:
Để tôi nói anh nghe: Bài Bảo tàng John Paul II và Linh trưởng Wyszyński là do chính tay vị "quán quân" này dịch, à, chép vào Google Dịch mới đúng.
1100 bài cũ còn tồn đọng bên trên coi như kẹt luôn ở đó, khỏi kiểm duyệt, khỏi tuần tra, nhưng ít nhất thì tôi cũng tìm được 9 bài chất lượng kém của thành viên này trong số 50 bài đầu (xem Thành viên:P.T.Đ/Nháp 15). Xin hỏi anh, tôi cần tìm thêm bao nhiêu nữa để đủ bằng chứng cấm vô hạn?
Ngoài lề, theo nguồn, có "1.500 bài dự thi từ 140 thí sinh". Danh sách thí sinh chỉ vỏn vẹn 15 người, nhưng thông tin trên báo thì gấp 10, tức là có thêm 125 cái xác sống tìm được cách để thông qua hơn 350 bài dự thi, mà không ai trên Wikipedia tiếng Việt này đủ thông minh để nhận biết?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:22, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
125 thí sinh đó chắc mỗi người chỉ tạo 2-3 bài nên không bị phát hiện. Tạo 2-3 bài thì không thể thắng giải được và cũng không cần phải lo lắng. Cấm vô hạn thì mạnh tay quá. Cuộc thi Ba Lan lần 4 tôi phải cấm mạnh tay hơn. Mà cấm vô hạn bây giờ thì được cái gì khi thành viên đó đã ôm 46 triệu và chắc chắn sẽ bỏ Wikipedia vĩnh viễn? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:41, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu:
Cấm muộn cũng có lợi ích riêng: Cảnh cáo, răn đe những thí sinh sau.
Ngoài ra, nếu được, tôi nghĩ có thể đồng thuận cấm chỉ toàn bộ những người có trên 10 bài dịch máy trong cuộc thi vừa qua (sửa đổi đóng góp hay phá hoại đều không được chấp nhận), để xóa một lần gọn nhẹ mọi bài viết.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:46, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không thể cấm vô hạn vì như vậy là quá mạnh tay. Có gì chính tôi sẽ là người bị trả giá bằng 1 cái BTN. Tiền thưởng lớn nên răn đe vô ích. Phải bị cấm mới sợ chứ người khác bị cấm mình chưa bị cấm thì chả ai sợ đâu. Bằng chứng là 3 năm rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:55, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu Mặc dù khá mạnh tay nhưng tôi kiến nghị thực hiện combo cấm + xóa tất cả các bài dự thi của thành viên nếu xuất hiện hành vi dịch máy clk. Chứ nếu chỉ cấm không thôi thì rất có khả năng thành viên vẫn sẽ giật giải như thường. Tôi nghĩ nên mở đồng thuận cộng đồng càng sớm càng tốt, áp dụng cho cuộc thi Ba Lan và các cuộc thi khác tương tự nếu xuất hiện trong tương lai. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 09:44, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có vẻ chúng ta giống nhau hơn ai đó nghĩ. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:51, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cách của các bạn quá cực đoạn (dù tôi cũng muốn thế), nhưng thực tế là cộng đồng này không cực đoan như vậy nên sẽ không thông qua đâu. Giả sử 1 thí sinh có 50 bài dịch máy clk và 50 bài dịch ok thì sao xóa hết được? Đó là chưa kể phải đợi 7 ngày mới xóa được (biển clk) chứ không xóa nhanh được.
Mai mốt, tôi cấm 2 tháng là xong. Hết hạn cấm cũng đồng nghĩa với hết hạn cuộc thi nên sẽ không kịp đăng bài để được chấm điểm = khỏi mơ lấy giải. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:01, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu:
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:14, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cứ cấm 2 tháng, còn nếu họ lập tài khoản mới thì kiểm định hết mấy người khai tên của họ trùng với tên của tài khoản bị cấm là xong. – BadBlueB Yo 11:04, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@BadBlueB:
Chúng ta không thể kiểm định, vì vài lý do:
  • DHN sẽ từ chối kiểm định nếu không có bằng chứng rõ ràng.
  • Các thí sinh không có nghĩa vụ khai báo tên thật trên đây.
  • Thao tác kiểm định có giới hạn thời gian 3 tháng.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:12, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không có rắc rối như vậy. Mỗi thí sinh khi đăng ký chỉ đăng ký được 1 tk (đi kèm với tên thật). Đăng ký nhiều tk thì ĐSQ Ba Lan không cho phép. Bị cấm acc coi như là xong (khỏi đăng bài). Tạo tk khác vô ích khi tên thật thì không thể thay đổi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:35, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu:
Đó là chuyện của năm sau, tức là khi tôi có thể đã đắc cử điều phối viên và hỗ trợ xoá bài.
Anh định giải quyết vấn đề quan trọng hơn - đống rác "linh trưởng" của năm nay - như thế nào?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:37, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Treo biển clk và xóa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:07, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu:
...nhưng chúng ta lại không có nhân lực để đánh giá chất lượng.
Nếu không thể cấm chỉ, các bài tốt và tệ sẽ lẫn vào nhau, rồi cứ kẹt ở đấy đến khi máy chủ sập.
Chỉ có hai cách xử lý triệt để:
  • Đồng thuận cấm chỉ toàn bộ thí sinh dịch chất lượng kém nhiều hơn 10 bài, rồi xoá sạch số bài họ tạo, giết nhầm còn hơn bỏ sót.
  • Mặc kệ và không bao giờ nhắc đến số bài đó, coi như cuộc thi chưa từng diễn ra.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:26, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Rồi lỡ có người dịch máy clk 10 bài nhưng dịch tốt 90 bài rồi sao. Tỉ lệ giết nhầm tới 90% à? Tôi bảo đảm 0 người ủng hộ. Cộng đồng này bảo thủ chứ không phải "cấp tiến" như bạn nghĩ đâu. Tệ nạn dịch máy clk lộng hành suốt bao nhiêu năm mới bắt đầu chịu cấm. Trước đó, dịch máy clk hàng ngàn bài vẫn never bị cấm. Tôi đây cũng khá "cực đoạn", nhưng tôi cũng rất thực tế. Tôi hiểu rõ sự bảo thủ của cộng đồng này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:44, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trong trường hợp này cấp tiến quá cũng không tốt đâu. Dù có bị cho là bảo thủ thì dĩ nhiên tôi cũng không đồng tình với phương án "giết nhầm còn hơn bỏ sót". Trường hợp thành viên dịch bài chất lượng kém nhiều, có thể cấm thành viên rồi xóa những bài clk đó. Cách làm này dĩ nhiên rất mệt. Điều hơi may mắn (hơi thôi chứ tất nhiên không vì thế mà mặc kệ) là những bài clk Ba Lan nói riêng và clk nói chung theo tôi quan sát đa phần lượt xem cực kỳ ít, chủ yếu nhiều (mà cũng không nhiều lắm) vào thời kỳ cuộc thi đang diễn ra. Hết thi thì mỗi ngày chỉ lưa thưa vài mống, có ngày không ai thèm xem. Tôi biết điều này nên tôi thường chăm lo mấy bài nhiều người đọc (tầm hơn 100 người 1 ngày là xách bút được rồi) hoặc quan trọng là chủ yếu, có thể tùy vào độ quan trọng, nổi tiếng của bài (đề cập đến sự kiện lớn hoặc quá nhiều người quan tâm) mà quyết định hình phạt. – Nguyễn Huda Phải tôi tôi đấm cho mấy nhát 04:34, ngày 2 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hầu như tất cả những bài trên đã được đánh giá rồi. Bài nào dịch máy clk đã được treo biển (mấy trăm bài đã bị xóa suốt hơn 2 tháng). 1 ngàn mấy bài đó được tạo trong hơn 2 tháng chứ không phải được tạo trong 1 ngày. Dĩ nhiên, sẽ có một số ít bài lọt lưới. Đỡ hơn rất nhiều so với cuộc thi lần 1 & 2 khi hàng ngàn bài dịch máy clk lọt lưới. Đống rác 5k bài của Tuanminh, đống rác cuộc thi lần 1 & 2 và đống rác của rất nhiều thành viên khác vẫn chưa được giải quyết. Cách giải quyết là gắn biển clk và xóa nhưng nhân lực không có (vấn đề muôn thuở). Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng chuyện chúng ta có thể làm là không để lịch sử lặp lại. Ví dụ, ở ngoài đời nhiều người bị thảm sát đâu thể sống lại, nhưng chúng ta có thể ra luật siết chặt sử dụng súng vân vân để bảo đảm lịch sử không lặp lại. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:38, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trong cuộc thi này mình thấy thành viên Julybae dịch bài có chất lượng tốt nhất, cơ mà lại không thắng nên hơi tiếc. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 08:26, ngày 2 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu ĐSQ Ba Lan hoặc ĐSQ nào khác mà "rảnh", đi tổ chức cuộc thi tại Wikibooks, thì các thí sinh tham gia theo chủ nghĩa translate thì chỉ có khóc thét. Đức Anh (thảo luận) 10:52, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cấm như thế này: Vi phạm lần 1 (1 tuần), lần 2 (1 tháng), lần 3 (2 tháng). Bất kỳ 1 bài nào có dấu hiệu dịch máy thì coi như vi phạm. P.T.Đ (thảo luận) 12:04, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Duyệt, cứ dịch máy clk 3 bài là ăn 2 tháng cấm ở ngay lần cấm đầu tiên. Chả thể mong chờ gì vào ĐSQ Ba Lan khi họ liên tục trao giải nhất cho các thành viên dịch máy clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:09, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Những cuộc thi kiểu này dù ai tổ chức đi nữa thì Wikipedia sẽ không có quyền can thiệp vào quá trình tổ chức, chỉ có thể can thiệp nội dung gì được viết vào đây. Hơn nữa, hình thức cuộc thi là chạy đua, tức ai nhiều bài, viết nhiều thì thắng, vì vậy về cơ bản kiểu gì cũng có dịch máy, không thể tránh khỏi. Trừ khi nào, cuộc thi loại những thí sinh vi phạm dịch máy thì mới được nhưng như đã nói Wikipedia không có quyền can thiệp bên ngoài. Giải pháp khác tốt hơn là đặt hạn mức phù hợp như số bài, dung lượng bài tối đa/tối thiểu... và phải là người của Wikipedia là chủ xị cuộc thi mới giải quyết triệt để.  A l p h a m a  Talk 10:30, ngày 3 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chủ yếu là các em, các cháu dự thi, thái độ cần phải phù hợp. Một số ông tôi đang thấy không khác gì bà cô wikipedia rồi đấy. Tôi ở miền Trung, tôi thấy mấy ô phía trong tính rất bà cô kiểu này.

2001:EE0:51D1:5B60:65AC:C0A9:5B70:99C2 (thảo luận) 03:39, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC) Các cháu, các em nó tham gia viết bài, kiếm được chút tiền thưởng, mà bàn năm này qua năm khác, bàn lên bàn xuống.[trả lời]

Thái độ quá nhỏ nhen. Ngao ngán. Tôi thật. Viết bài, dù chưa chuẩn, chưa hay, thì cũng tốt chứ sao, cả btc, và thí sinh tham gia, biết thêm không ít thì nhiều kiến thức mới.

2001:EE0:51D1:5B60:65AC:C0A9:5B70:99C2 (thảo luận) 03:50, ngày 10 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@2001:EE0:51D1:5B60:65AC:C0A9:5B70:99C2:
Cuộc thi giới hạn độ tuổi tối thiểu là 18, và dịch máy là hành vi không thể chấp nhận, theo đồng thuận cộng đồng.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 06:04, ngày 10 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  Đã chuyển sang Thảo luận:Baidu Baike

Mời các bạn cho thêm ý kiến về độ nổi bật của bài này.  A l p h a m a  Talk 14:01, ngày 3 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cá nhân tôi thì thấy bài này nổi bật, vì có trung bình 3-3.5 triệu lượt xem mỗi tập trên nền tảng Youtube(chưa tính các nền tảng khác), thường xuyên xuất hiện trên top trending. Với mức độ đầu tư gần 2000 diễn viên, 200 bối cảnh cùng với những kỉ lục phim truyền hình Việt Nam như vậy thì chắc chắn đã rất nổi bật trong năm 2021 này. Ngoài ra bộ phim còn được những trang báo nổi tiếng nhắc đến thường xuyên. @Nguyenmy2302: bạn là một trong những người đầu tiên chỉnh bài viết này và bạn đã ghi bộ phim có đủ độ nổi bật và xóa nhãn không nổi bật đi, bạn có ý kiến gì không? (Nếu bài này được sự đồng thuận nổi bật của nhiều người thì tôi sẽ giữ bài, còn không thì sẽ xóa nó đi nếu có giải thưởng lớn rồi đăng cũng không muộn!) HoangDuc (Thảo luận) 02:29, ngày 4 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Như đã nêu ý kiến tại mô tả sửa đổi, bài này đủ, thậm chí là thừa độ nổi bật, xin hết. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:06, ngày 4 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phim mới ra mắt mà được nhiều người xem, nhiều tờ báo uy tín đánh giá khá cao, đạt thành tích như vậy đối với một bộ phim mới tôi nghĩ cũng đủ nổi bật. Biheo2812 (thảo luận) 07:01, ngày 4 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hợp nhất bài sửa

Mời mọi người cho ý kiến tại Thảo luận:Sailor Moon (manga)#Đề xuất hợp nhất bài.DoraMoon (thảo luận) 15:50, ngày 3 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thêm thanh cuộn lên đầu/xuống cuối sửa

Không biết hệ thống Wikipedia tiếng Việt mình có thể nào thêm thanh cuộn lên đầu trang/cuối trang vào toàn bộ các trang được không. Vì mỗi lần đọc xong muốn kéo lên đọc lại hoặc kéo xuống cuối đều rất mệt, mấy bài dài vài ngàn ký tự còn có thể kéo nỗi chứ vài trăm ngàn hoặc triệu ký tự thì sao nổi.DoraMoon (thảo luận) 15:59, ngày 3 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@DoraMoon:
Bạn chép đoạn mã sau vào trang này nhé:
mw.loader.load('//en.wikipedia.org/w/index.php?title=User:Danski454/goToTop.js&action=raw&ctype=text/javascript');
mw.loader.load('//en.wikipedia.org/w/index.php?title=User:BrandonXLF/ToBottom.js&action=raw&ctype=text/javascript');
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:15, ngày 3 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chắc chắn có tác dụng trên PC, còn ứng dụng thì không rõ lắm. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:16, ngày 3 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
cảm ơn nhiều nha.DoraMoon (thảo luận) 03:39, ngày 4 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

17:33, ngày 5 tháng 7 năm 2021 (UTC)

Mời mọi người góp ý cho quy định này ở Thảo luận Wikipedia:Liên kết đỏ. Quy định này được dịch từ tiếng Anh, điều chỉnh một ít để phù hợp cho Wikipedia tiếng Việt. Quy định này không quá quan trọng, nhưng lại là chủ đề lâu lâu lại có người thắc mắc. Mọi người được khuyến khích chỉnh sửa nội dung, tạo liên kết trong bài cho phù hợp. Sau đó, chúng ta sẽ đồng thuận về quy định này.  A l p h a m a  Talk 04:26, ngày 6 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Y Đã 11 ngày không ai có ý kiến gì về quy định này, vì vậy tôi sẽ áp dụng quy định này vào Wikipedia, nếu ai có ý kiến thay đổi, hãy mạnh dạn thảo luận và tìm đồng thuận ở Thảo luận Wikipedia:Liên kết đỏ.  A l p h a m a  Talk 14:59, ngày 17 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đặt ra khuôn khổ cho các bài viết về trò chơi điện tử sửa

Tôi thấy đã đến lúc chúng ta phải đặt ra khuôn khổ cho các bài viết về trò chơi điện tử. Các thành viên từ trước đến nay luôn nói rằng Wikipedia này không phải là cẩm nang hướng dẫn trò chơi, nhưng lại chẳng có lấy một một chỉ dẫn cụ thể nào thể hiện tinh thần đó.

Một vài vấn đề các bài viết về trò chơi điện tử:

  • Nội dung viết theo kinh nghiệm của mình, theo "tổ tiên mách bảo", phần lớn là viết trong mục "cách chơi"
  • Một vài bài viết trình bày dài nhưng rất cẩu thả, tác nhân lớn nhất là mục "cách chơi". Ví dụ bài Garena Free FireLiên Quân.
  • Thường xuyên bị bút chiến giữa 2 phe: phe chủ trương xóa (thường là các thành viên Wikipedia) và phe chủ trương thêm (thường là giới "game thủ")
  • Một lượng không nhỏ các bài trình bày rất ngắn, hoặc bố cục thiếu logic, nguyên nhân là do không có chỉ dẫn viết những gì.
 

Việc đặt ra một khuôn khổ chung sẽ:

  • Gọt tỉa các bài viết dài dòng lan man, viết hướng dẫn chơi
  • Định hướng biên soạn cho các bài sơ khai
  • Làm cơ sở chấm dứt các bút chiến
  • Phân định rõ ràng nội dung hướng dẫn chơi, đâu nằm trên Wikipedia, đâu chuyển xuống Wikibooks.

Một số bài có thể tham quan để thảo luận:

Xin mời các bạn thảo luận. Gợi ý thảo luận: bỏ phần nào, thêm phần nào, lược bớt phần nào, cấm viết phần gì, cần viết đề mục nào, bài viết nào đã ổn rồi, bài viết nào không ổn,... – Đức Anh (thảo luận) 12:00, ngày 6 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi làm cái này vì mục đích phân định ranh giới rõ ràng giữa Wikibooks và Wikipedia trong lĩnh vực trò chơi điện tử. – Đức Anh (thảo luận) 14:49, ngày 6 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chú @Đức Anh: đâu rồi, có ý kiến gì mới hơn không? – Q 10:57, ngày 10 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hai nội dung là Lối chơi và Hướng dẫn chơi, cái Lối chơi thì để lại, còn cái Hướng dẫn chơi thì thẳng tay xóa bỏ, đổi hướng sang dự án Wikibooks. – Đức Anh User:Đức Anh(thảo luận) 11:03, ngày 10 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vấn đề thuật ngữ sửa

@Đức Anh @Ihsikuyr Tôi đồng ý cải tổ lại toàn bộ khuôn khổ cho những bài viết về trò chơi điện tử, nếu cách viết không thống nhất sẽ gây khó cho những người muốn mở rộng mục này. Phải có tính nhất quán về Gameplay là "Lối chơi" hay "Cách chơi", Plot là "Cốt truyện" hay "Sơ lược", Critical respond thì dịch là "Đánh giá phê bình" hay là "Phản hồi quan trọng"? Còn thêm các từ đặc biệt như "console", "handheld", "game arcade"... nên giữ nguyên hay dịch như thế nào? Tôi chỉ nói mảng game offline, vì tôi vốn không thích mảng online, nên sẽ tránh xa nhất có thể.
Ngoài ra thì các bài cơ bản về những thuật ngữ trong video game đuợc viết rất sơ sài, điển hình như game arcade, gây hiểu lầm rất nhiều. Tôi đồng ý là chỉ dùng nguồn từ các bài báo nước ngoài, hoặc tốt nhất là nguyên bản enwiki, cực kỳ hạn chế bất cứ bài nào lấy nguồn từ báo trong nước, vì rất hay phóng tác, và những bài dịch từ báo mạng trong nước thường không để nguồn dịch từ đâu nên không xác minh được. – Kame-hino (thảo luận) 11:25, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Kame-hino: "Console" thì tôi không chắc, chỉ biết là video game console là nói đến máy chơi game dùng thiết bị kết nối nói chung, còn "handheld game console" dịch là "máy chơi game cầm tay" là đúng, không nhất thiết phải dịch hết từ "console". "Arcade" giữ nguyên không dịch. "Plot" thì là "cốt truyện", "gameplay" là "lối chơi" hay "cách chơi" đều được, "overview" là "tổng quan", "setting" là "thiết lập", "reception" là "đón nhận", "critical review" là "đánh giá chuyên môn", "critical respond" thì tùy ngữ cảnh chứ không nên cứng quá. "Trò chơi nhận được phản hồi tích cực từ giới phê bình" hay "Trò chơi được giới phê bình đánh giá cao" đều hợp lý cả. – Từ lúc lập acc Wiki đến giờ Không biết có bao nhiêu chữ ký rồi nhỉ? 12:05, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra còn có một số thuật ngữ trong game phổ biến nữa: "dungeon" giữ nguyên không dịch thành "hầm ngục" hay "ngục tối", "item" thì có thể dịch thành "món đồ", "exp" là "kinh nghiệm", "level" là "cấp độ" nhưng trong một số game có thể là "màn chơi" cần phải qua, "level up" là "lên cấp" hoặc "thăng cấp", "spell" là "thần chú", "magic" là "phép thuật" hoặc "ma thuật", "ability power" là "sát thương phép", "physical damage" là "sát thương vật lý", "heal" thì là "hồi máu", "character class" là "lớp nhân vật", bản đồ "overworld" không dịch nhé, "witch" là "phù thủy nữ" (gọi tắt là "phù thủy" cũng được), "mage" là "pháp sư", "wizard" là "thuật sĩ" thì phải, "summon" là "triệu hồi", "conjure" hoặc "call" là "gọi" nhưng nghĩa cũng không khác "summon" là mấy. Tạm liệt kê chứ thật ra vẫn còn nhiều lắm. – Từ lúc lập acc Wiki đến giờ Không biết có bao nhiêu chữ ký rồi nhỉ? 12:20, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Ihsikuyr Đa phần những từ bạn cung cấp là tôi cũng ghi gần giống vậy và cũng bị sửa lên xuống nên có cảm giác không thống nhất. Từ "console" vốn là từ chỉ chung tất cả máy chơi game, như hiện tại Nintendo Switch là một dạng máy chơi trò chơi điện tử mới cũng gọi là hybrid console. "Từ "item" dịch là "món đồ" tôi thấy không thông dụng bằng từ "vật phẩm". – Kame-hino (thảo luận) 16:38, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
"Món đồ" chính xác hơn. Hồi đầu tôi cũng nhầm là vật phẩm, nhưng vật phẩm chỉ là đề cập đến đồ bán trong cửa hàng. Còn "item" là đồ rơi rớt khắp nơi trong thế giới (rương, map overworld, dungeon) nên vẫn ưu tiên là dịch "món đồ" . Còn phần không thống nhất thì đó là chuyện xảy ra thường xuyên rồi, nhưng ở đây là tôi nói là cách dịch chính xác (tại sao chính xác thì tôi phải đọc tài liệu văn học, tôn giáo, thần bí mới dám đưa ra quyết định như thế). Nếu muốn bài viết lên tốt hay chọn lọc thì bạn phải đảm bảo chính xác. Còn nếu viết cho độc giả đọc hiểu, đọc cho vui như báo mạng viết là được thì thiếu chính xác cũng không sao. – Q 02:07, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người ghé qua thảo luận về vài vấn đề pháp lý và tranh chấp. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:04, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

NÓNG: KHAI TRƯƠNG Trung tâm xây dựng Thienhau2003 tại Wikipedia tiếng Việt sửa

Thienhau2003 xin được phép KHAI TRƯƠNG Trung tâm xây dựng Thienhau2003 tại Wikipedia tiếng Việt nhầm giúp thực hiện mục tiêu làm mới Wikipedia. Mời các bạn vào để mở hàng.

Trung tâm xây dựng Thienhau2003 tại Wikipedia tiếng Việt

Trung tâm xây dựng Thienhau2003 (Xây dựng Thienhau2003) là trung tâm nội dung đồ họa với mục đích bảo trì và thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng quy trình Wikipedia và các trang Wikipedia. Xây dựng quy trình, thi công hạ tầng Wikipedia.

  • THI CÔNG VÀ XÂY DỰNG CÁC QUY TRÌNH VÀ TRANG WIKIPEDIA: Thi công hạ tầng, sửa chữa cải tạo, cung cấp các giải pháp xử lý kỹ thuật các phát sinh trong quá trình xây dựng, giám sát thi công xây dựng các quy trình Wikipedia và các trang Wikipedia
  • THIẾT KẾ KIẾN TRÚC SÁNG TẠO: Chuyên Tư vấn thiết kế quy trình Wikipedia và các trang Wikipedia.
  • XÂY DỰNG BẢN MẪU NỘI DUNG: Chuyên Tư vấn thiết kế và xây dựng các loại bản mẫu nội dung, bảo trì Wikipedia hiện đại. Cung cấp các giải pháp cho các bản mẫu từ đơn giản đến phức tạp nhầm phục vụ quy trình Wikipedia và các trang Wikipedia.
  • PHÁ DỠ VÀ GIẢI PHÓNG NỘI DUNG CHUYÊN NGHIỆP: Chuyên phá dỡ để Giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, giám sát quy trình thực hiện phá dỡ đồng thời cung cấp các giải pháp phá dỡ hiện đại để xây dựng giao diện và trang Wikipedia chuyên nghiệp.
VÀO Thành viên:Thienhau2003/Xây dựng Thienhau2003 ĐỂ ĐẶT HÀNG GIAO DIỆN NGAY!

--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 12:11, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hello Hậu, mừng bạn đã trở lại. Tôi có ngay một công việc cho bạn đây, đó là "hô biến" các cổng thông tin trên Wikipedia trở nên thân thiện hơn với người dùng di động. Ví dụ, bạn có thể viết code cho các cổng thông tin chọn lọc sao cho nó hiển thị trên di động đẹp như Cổng thông tin:Đức.  Băng Tỏa  12:45, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hay bạn có thể thiết kế bot chống phá hoại không hả Hậu? Dự án đang cần gấp một con bot lùi sửa và một con bot đi phân phát bản mẫu Thông báo BCB cũng như đi đính bản mẫu Thảo luận BCB.  Băng Tỏa  12:48, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Băng Tỏa:
Yêu cầu đã có nơi đặt hàng riêng, còn điều phối viên của chúng ta thì chắc cần phải nghỉ trước.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:51, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đang tính nhờ thiết kế mấy trang cổng thông tin. Có thể một lúc nào đó sẽ nhờ công ty xây dựng này. – Từ lúc lập acc Wiki đến giờ Không biết có bao nhiêu chữ ký rồi nhỉ? 12:57, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Ihsikuyr: Thường thì đó giờ cổng thông tin ở viwiki được thiết kế bằng cách... chép dán mã nguồn từ bên en qua. Nhưng kể từ khi Lệ Xuân nâng cấp Cổng thông tin:Đức thì tôi như được "rửa mắt" — thiết kế mới này vừa đẹp hơn bên en (gu thẩm mỹ bên en rất chán) vừa hiển thị tốt trên di động. Hay Cổng thông tin:Nghệ thuật mà hồi đó Hakutora thiết kế cũng đẹp nè — sáng sủa, dễ nhìn, không ngộp chữ.  Băng Tỏa  13:03, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chép dán mã nguồn thì cũng tốt, nhưng tôi muốn cổng thông tin cũng như trang dự án ở vi wiki phải có chút gì đó khác biệt. – Từ lúc lập acc Wiki đến giờ Không biết có bao nhiêu chữ ký rồi nhỉ? 13:07, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Làm một cổng thông tin vừa đẹp vừa thân thiện với di động không có gì khó nếu bạn Băng Tỏa chịu đi khám phá, thay vì cứ ngồi mãi ở Wikipedia này. – Đức Anh User:Đức Anh(thảo luận) 13:23, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh:
Tôi đồng ý, nhưng chỉ khi Băng không quá bận học và đủ thứ chuyện đời thật nữa thôi.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:38, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Đức Anh: Tôi không biết code và cũng không có ý định học code hay các kiến thức về lập trình web vì nó không cần thiết cho ngành tôi đang học và sẽ đi làm sau này. Vì quỹ thời gian là có hạn, nên tôi chỉ muốn dành thời gian để học những thứ phục vụ cho ngành của mình (để sau này có thể dùng nó để kiếm tiền luôn), mà ngành đó thì không liên quan gì đến lập trình cả. Dành thời gian để học lập trình là không cần thiết nếu tôi không thể kiếm tiền từ nó.  Băng Tỏa  13:42, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có lẽ bạn Băng Tỏa đã nhầm, tôi không bảo bạn phải đi học code một cách nghiêm chỉnh và quy củ gì cả. Tôi chỉ bảo bạn đi khám phá thôi, và mục đích của việc khám đó là để xây dựng Wikipedia, chứ không liên quan gì tới công việc tương lai của bạn. Đức Anh User:Đức Anh(thảo luận) 13:54, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy đâu có dễ, làm chuẩn thì khó lắm đấy, biết bao nhiêu công đoạn, quy trình, thủ tục. Vọc chơi thì thú, chứ làm nghiêm túc thì cái gì cũng khó. P.T.Đ (thảo luận) 14:36, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ:
...và vì lý do trên, tôi tự hỏi trong đầu anh có gì.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:40, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Tôi không hiểu lắm, dạo này bạn nói chuyện khó hiểu vậy. Đầu tôi hiện tại không có gì (trống rỗng), nhưng bụng tôi vừa có tô bún bò. P.T.Đ (thảo luận) 14:47, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi từng nghe là ông này muốn giải phẫu não một số thành viên để xem họ có gì? (tất nhiên đó chỉ là tưởng tượng) – Q 16:00, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Ihsikuyr:
Tôi dùng theo nghĩa Einstein, và không, không hẳn là tưởng tượng đâu.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:05, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Thường thì những người theo nghành tâm lý hoặc đào sâu vào nội tâm con người (ví dụ như screenwriter phim chính kịch) thường có cách nói chuyện khá khó hiểu đối với người khác Martin L. KingI have a dream 11:25, ngày 10 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Baoothersks:
Ngược lại mới đúng. Những người có chuyên môn cao về tâm lý luôn biết cách nói sao cho dễ hiểu.
Tôi nói khó hiểu chỉ đơn giản vì tôi thích vậy thôi.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:47, ngày 11 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Thienhau2003 đã nỗ lực vì cộng đồng. Tôi hiện tại chưa có hứng thú với mấy chuyện giao diện nên cũng không có đề xuất gì. Tôi nhìn thấy vấn đề là các wikipage không thể cứ mãi dùng thẻ table để dàn trang (một kỹ thuật đã lỗi thời 10 năm nay, không thân thiện với màn hình nhỏ hay máy đọc hỗ trợ người khiếm thị). Tôi sẽ tìm hướng đi riêng, như tạo một framework và các mẫu ví dụ, viết tài liệu hướng dẫn và các bạn sẽ tự thiết kế dựa trên đó. P.T.Đ (thảo luận) 14:47, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Gửi lời cảm ơn đến Hậu Martin L. KingI have a dream 11:25, ngày 10 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có nơi nào dùng "ramen ăn liền" để chỉ mì ăn liền nói chung hay không? sửa

Theo như nội dung hiện tại của bài Mì ăn liền thì "ramen ăn liền" là một tên gọi khác đồng nghĩa với "mì ăn liền" nhưng tôi chỉ thấy "ramen ăn liền" được dùng để chỉ mì ăn liền kiểu Nhật, không phải là mì ăn liền nói chung. Không biết có nơi nào mà "ramen ăn liền" hoàn toàn đồng nghĩa với "mì ăn liền" hay không hay "ramen ăn liền" ở trong bài chỉ là bản dich sao phỏng của "instant ramen" trong bài Instant noodle trên Wikipedia tiếng Anh? – Judspug (thảo luận) 16:38, ngày 8 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có thành viên nằng nặc đòi sửa định dạng các bài viết ở [6], bạn nào quan tâm chủ đề bóng đá có thể cho ý kiến.  A l p h a m a  Talk 17:02, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Alphama Bạn nên cấm lẹ mấy con rối này hơn là tốn thời gian với nó. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 20:11, ngày 9 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cấm thì dễ nhưng mà lại kích động phá hoại. Dù hơi mất công, nhưng đối thoại để cho đối phương hiểu sẽ tốt hơn. Nếu bạn có ý kiến cứ ghi vào thảo luận đó.  A l p h a m a  Talk 01:59, ngày 10 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Mình đã cảnh cáo rồi nhưng bạn vẫn không hiểu vấn đề. Bạn không hề phản hồi câu hỏi mình nêu ở trên, nhưng mà cấm thì rất nhanh. Thứ 1, bạn đã từ chối thảo luận về đề tài này, thế nên bạn không có quyền móc ngoáy những sửa đổi của mình nữa. Thứ 2, với việc bạn từ chối thảo luận, cộng thêm việc hiện chưa có thêm ai tham gia thảo luận về đề tài và phản đối sửa đổi của mình, thế nên thực chất sửa đổi của mình vẫn ở dạng cho phép được thực hiện. Thứ 3 và cuối cùng, mình không phải là "con rối" và bạn đừng vu khống vớ vẩn, vô căn cứ, vịn cớ để cấm cửa người khác.

Khoá cả trang thảo luận của mình để người khác không nêu được ý kiến. Trịch thượng vậy mà cũng giữ quyền hành. Bingrob05 (thảo luận) 09:07, ngày 10 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Bingrob05 Xóa nội dung không thông qua thảo luận là phá hoại, phá hoại diễn ra nhiều lần thì ăn cấm, con rối thì ăn cấm vĩnh viễn. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:18, ngày 10 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

   Đã xác định là tài khoản rối ở Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/Bingrojb, có lẽ tôi quá thiện chí nên mới thảo luận lâu như vậy.  A l p h a m a  Talk 14:57, ngày 10 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người am hiểu về truyền hình sửa đổi, đóng góp về bài mới: Truyền hình tại Việt Nam sửa

Mình mời mọi người, các bác có am hiểu về truyền hình, cùng sửa đổi, trao đổi, đóng góp.... về bài viết Truyền hình tại Việt Nam ạ, xin cảm ơn.

@Chuatay: mời bác cùng đóng góp và sửa bài ạ. T L T H V N (Tlth200), 17:51, 11 tháng 7 năm 2021 (GMT+7)

Mời các bạn tham gia và cho ý kiến ở biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Bán khóa vô hạn bài bị phá hoại dai dẳng.  A l p h a m a  Talk 04:29, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đây là một trang biểu quyết, được nhúng vào khu Thảo luận chung để dễ theo dõi. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 08:00, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã xóa bản mẫu nhúng. Tôi thấy việc nhúng vào thảo luận chung là không cần thiết. Bạn cứ yên tâm là mấy cái biểu quyết này cực kỳ nổi bật và kêu gọi được rất nhiều người đọc vì nó chình ình ở trên banner, không muốn nhìn thấy cũng không được. Nhúng vào bàn thảo luận vừa thừa thãi mà vừa khiến mọi người phân tâm, không muốn đọc các thảo luận khác, trong khi có một số thảo luận cũng quan trọng không kém.  Băng Tỏa  11:29, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt (lần 2) sửa

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Cộng đồng đồng thuận nhập quyền Giám sát viên (Oversight). Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:32, ngày 30 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Cách đây hơn một năm, đã từng có thành viên mở thảo luận để tìm đồng thuận về việc áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt. Sau đó, một người khác chuyển thảo luận này sang biểu quyết sau khi nhận được 3 phiếu thuận. Tuy có tổng cộng 10 phiếu thuận và 1 phiếu chống, nhưng thảo luận/biểu quyết vẫn bị đóng lại với lý do: "Mục đích ban đầu của phần này là để thăm dò, tuy nhiên sau đó lại bị đẩy thành biểu quyết vội vã khi đã có 3 phiếu đồng ý. Tôi cho rằng nghĩ quy định này cần có thời gian xem xét cẩn trọng hơn. Vì vậy, mời các bạn thảo luận thêm tìm đồng thuận ở ngoài khung này để làm rõ vấn đề."
Chắc nhiều người trong số chúng ta cũng đã biết, trong khoảng hai tháng qua, kiểm định viên DHN đã phải thực hiện 11 vụ kiểm định (xem ở kho lưu). Trong số các chủ rối, có người lâu năm, có người ít, có người từng giúp xây dựng, có người lại là phá hoại kinh niên. Đặc biệt, hầu hết những người này đều có hiểu biết rất sâu rộng về Wikipedia, dễ đánh lừa những thành viên ít kinh nghiệm xử lý rối, đồng thời có những phương pháp rất tinh vi như giả danh, mạo nguồn, sửa đổi số liệu kiểu "trên đúng, dưới sai"... Nhiều khi, họ còn lợi dụng mác "người mới" giả để làm phiền các thành viên, hay spam nội dung nhằm tấn công một cá nhân cụ thể. Hiển nhiên, những phiên bản của rối bị cấm chỉ cần phải bị huỷ hoàn toàn, dù là thông tin giả hay lời lẽ thô bỉ.
Các bảo quản viên và điều phối viên cũng có thể thực hiện việc trên, nhưng có hai vấn đề:

  • Hiện số bảo quản viên và điều phối viên hoạt động thường xuyên chỉ còn 10 người, tính cả tân điều phối viên Băng Tỏa: Mạnh An, NhacNy2412, Thienhau2003, Q.Khải, Băng Tỏa, Alphama, P.T.Đ, Thái Nhi, Bluetpp và DHN. Số khác, như Conbo, TuanUt, Ngomanh123... gần đây có thỉnh thoảng vào xử lý nội dung trong thể loại Chờ xoá, nhưng gần như không còn hoạt động gì liên quan đến vấn đề rối nói trên. Những thành viên có nhiều kinh nghiệm chống rối là Trần Nguyễn Minh Huy, ThiênĐế98, Nguyentrongphu lại đang Wikibreak. Tôi cũng đã thử đề nghị vài người ra ứng cử điều phối viên, nhưng, không bất ngờ lắm, hầu hết đều từ chối.
  • Bản thân họ vẫn có thể nhìn thấy những phiên bản đó, dù không cần thiết và không mong muốn. Ngoài ra, những dạng thông tin như thông tin cá nhân không công khai, hay những tên người dùng mang tính công kích trắng trợn có thể gây ảnh hưởng về tinh thần cần phải bị ẩn vĩnh viễn để không ai tìm lại được.


Vậy, sau một năm, khi tình hình rối ngày một nghiêm trọng, tôi muốn mở lại thảo luận này, với cùng nội dung: "Cộng đồng có đồng thuận áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt hay không?"
Lưu ý: Quyền giám sát viên hiện nay có đôi chút khác biệt so với trước đây. Theo m:Special:ListGroupRights#oversight, các giám sát viên sẽ có các quyền sau:

Các quyền của giám sát viên ("oversighter")
  • Block a username, hiding it from the public (hideuser)
  • Delete and undelete specific log entries (deletelogentry)
  • Delete and undelete specific revisions of pages (deleterevision)
  • Enable two-factor authentication (oathauth-enable)
  • Hide entries in the abuse log (abusefilter-hide-log)
  • View hidden abuse log entries (abusefilter-hidden-log)
  • View private logs (suppressionlog)
  • View revisions hidden from any user (viewsuppressed)
  • View, hide and unhide specific revisions of pages from any user (suppressrevision)
  • Chặn và ẩn một tên người dùng (hideuser)
  • Xoá và phục hồi các mục nhật trình nhất định (deletelogentry)
  • Xoá và phục hồi các phiên bản nhất định của trang (deleterevision)
  • Kích hoạt xác thực hai yếu tố (oathauth-enable)
  • Ẩn các mục trong nhật trình sai phạm (abusefilter-hide-log)
  • Xem các mục nhật trình sai phạm bị ẩn (abusefilter-hidden-log)
  • Xem các nhật trình riêng tư (suppressionlog)
  • Xem các phiên bản bị ẩn khỏi mọi người dùng khác (viewsuppressed)
  • Xem, ẩn và bỏ ẩn các phiên bản nhất định của trang khỏi tất cả thành viên không có quyền này (suppressrevision)

Nếu thảo luận này được thông qua, tôi sẽ dịch lại quy định về giám sát viên và quyền huỷ sửa đổi ("suppression") từ Wikipedia tiếng Anh.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:02, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi đã dịch hoàn thiện nội dung chính quy định Giám sát viên từ tiếng Anh. Xem ở đây (trang gốc) hoặc đây (nháp, nếu chưa hợp nhất).
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 23:37, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến sửa

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.


Không cần email vẫn tạo được tài khoản??? sửa

Lâu quá tôi không có để ý vụ này, Wikipedia bây giờ cho phép tính năng này luôn, vậy thì đối phó với rối càng thêm mệt.  A l p h a m a  Talk 09:45, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cải thiện phiên bản máy tính sửa

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

 

Xin chào,

Bạn có muốn xem xét đổi mới giao diện cho Wikipedia tiếng Việt để phục vụ nhu cầu của người dùng?
Nhấp vào để xem thông báo
Mục tiêu của chúng ta là gì?

Đã 10 năm kể từ khi Wikipedia triển khai giao diện mặc định hiện tại (gọi là Vector). Giờ đây chúng ta cần đổi mới một chút. Người đọc, người mới đến và cả những biên tập viên có kinh nghiệm đều đồng ý rằng giao diện có thể trở nên dễ sử dụng hơn, nhanh hơn, cởi mở và trực quan hơn. Vì vậy, nhiều tình nguyện viên đã viết những tiện ích và đoạn mã mới rồi triển khai chúng ở các wiki độc lập. Dự định của chúng tôi là ứng dụng và mặc định hoá chúng ở nhiều wiki hơn nữa. Wikipedia tiếng Việt có thể nằm trong nhóm triển khai sớm và sẽ định hình những cải thiện này ngay từ những ngày đầu tiên.

Thay đổi sẽ ra sao?
  • Nếu bạn đồng ý, tất cả người dùng đều sẽ có thể tiếp cận với mọi tính năng mới.
  • Thay đổi sẽ diễn ra từ từ (càng xa "mọi thứ cùng lúc" càng tốt); từng bước chỉnh sửa sẽ được thảo luận, phát triển và triển khai tách biệt với nhau.
  • Đây là những thay đổi chỉ dành riêng cho giao diện Vector (giao diện mặc định), tức là những người sử dụng Monobook hoặc các giao diện khác sẽ không chịu ảnh hưởng.
  • Mọi người vẫn có thể tiếp tục dùng giao diện Vector cũ nếu muốn: giao diện mới sẽ có tên Vector, còn giao diện cũ là Legacy Vector (Vector cũ).
  • Chúng tôi sẽ không thay đổi bất kỳ nội dung nào trong bài viết (như trong ảnh bên), và cũng không bỏ đi bất cứ tính năng nào (chỉ sắp xếp lại và cải tiến chúng).
Sẽ có những thay đổi nào?

Đây mới đều là những khái niệm và chúng tôi cần đánh giá của bạn để tiếp tục phát triển chúng. Những thay đổi đầu tiên sẽ là:

Nếu muốn tìm hiểu thêm về những thay đổi khả quan khác, xin xem trên MediaWiki.

Bạn sẽ tham gia thế nào?
  • [Cộng đồng]: Các bạn có đồng ý áp dụng thay đổi ngay từ tháng này không?
  • [Bất kỳ thành viên nào]: Gửi đánh giá! Bạn thích gì? Bạn muốn thấy thay đổi gì? Một số mong muốn đã được gửi tới chúng tôi rồi, vì những thay đổi này dựa trên các dữ liệu: nghiên cứu (báo cáo) và đánh giá từ cộng đồng (báo cáo). Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều cần đổi mới!
  • [Dân kỹ thuật]: Đọc và làm theo hướng dẫn cập nhật tiện ích và mã để duy trì tương thích.

Dự án tôi trình bày phía trên đây được gọi là Cải thiện phiên bản Máy tính, do đội ngũ nhóm Web của WMF phát triển. Tên tôi là Szymon. Phương hiện đang giúp tôi thu thập ý kiến và chuyển lại cho nhóm Web. Nếu bạn thấy hứng thú, hoặc muốn hỏi gì thêm, xin hỏi ngay phía dưới, hoặc nhắn tin cho tôi và Phương. Cảm ơn! SGrabarczuk (WMF) (thảo luận) 09:45, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến sửa

NguoiDungKhongDinhDanh:
Chắc là do bật chế độ Vector mới. ChemistryExperttrao 10:22, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Ccv2020:
Tôi đổi qua Vector mới xem thử rồi, nhưng thanh thể loại chẳng đi đâu cả.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:24, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NguoiDungKhongDinhDanh: Hay do tôi thử nhầm chỗ? ChemistryExperttrao 10:54, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Ccv2020:
Bạn vào trang này, bỏ chọn ô Chế độ Vectơ cũ, rồi nhấp Lưu tùy chọn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:00, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Khôi phục lá phiếu chọn lọc như cũ sửa

Tôi tình cờ thấy có bài viết trên nhóm Wikipedia tiếng Việt (facebook) nói về thực trạng biểu quyết chọn lọc trên Wikipedia tiếng Việt hiện giờ và đồng tình rằng chúng ta nên khôi phục lại tiêu chí phải có ít nhất 5 lá phiếu đồng ý mới được phong sao. Chứ không thể để tình trạng có những thành viên nhiều khi không am hiểu về chủ đề mà vẫn vào bình chọn một cách qua loa đại khái, chỉ cần đủ 3 dấu tick là dễ dàng lọt lượt lưới. Hơn nữa, Trước đây Wikipedia tiếng Việt vì lý do ít thành viên tham gia khu vực biểu quyết mới phải hạ tiêu chí nhưng giờ đây khi mọi thứ đã bình ổn thì cần phải trả về hiện trạng ban đầu.DoraMoon (thảo luận) 10:06, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ừm, hồi đó Tàn Kiếm cũng hay chơi trò bỏ phiếu thuận tình thương, Hải thì bỏ phiếu với lý do "không phản đối" (?!), Hongkytran cũng hay bỏ phiếu tình thương. Nói thật là tôi cũng từng nghĩ đến việc đề xuất nâng lên thành 5 phiếu nhưng xong thấy được những lúc khu đó vắng người cái lại thôi.  Băng Tỏa  13:11, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi vẫn chưa thấy bạn DoraMoon đưa ra bài viết nào kém chất lượng qua ải 3 phiếu? Tại sao không cần phải tăng 3 lên 5, vì nếu muốn đảm bảo chất lượng, thì 1 phiếu chống là đủ. Muốn 5 phiếu thì giờ bạn DoraMoon dạo qua các khu vực này xem, vắng như chùa bà đanh. P.T.Đ (thảo luận) 13:42, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Như Guy Fawkes tồn đọng các vấn đề về cách hành văn, thậm chí có chỗ đọc mà không hiểu câu đó nói gì.DoraMoon (thảo luận) 14:14, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DoraMoon: Vậy thì giải pháp đơn giản là bạn hãy mang nó ra Wikipedia:Đề nghị rút sao bài viết chọn lọc. Một quy định mới được ban hành khi chúng ta thật sự đang có 1 tệ nạn, với nhiều trường hợp xảy ra liên tục trong thời gian dài. Còn bạn đưa ra 1 trường hợp đơn lẻ cách đây gần 1 năm thì nói làm gì nữa. Nó không có tính đại diện và không chứng minh được do quy định 3 phiếu mà tạo ra xu hướng các bài viết bị kém chất lượng. Với tình hình vắng hoe như hiện tại, tăng lên 5 phiếu thì còn bài nào ứng cử nổi nữa? Cần phải cân bằng lợi ích. 3 phiếu nhưng bài viết vẫn chất lượng, cả năm sổng 1-2 bài là bình thường, không có gì phải lo lắng. Và như đã nói, bạn có quyền đề xuất rút sao. P.T.Đ (thảo luận) 14:32, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Em thấy 3 hay 5 nó không quan trọng, vì bản chất làm Wiki có lúc đông lúc vắng nên không thể bảo lúc 5 vì đông, lúc 3 vì ít. Quan trọng là người bỏ phiếu có bỏ phiếu đúng tránh nhiệm mình không.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 12:05, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    tôi thấy bên hệ thống enwiki bài viết tốt hình như thậm chí chẳng cần phải mang ra biểu quyết chọn gì cả mà chỉ cần một người bình duyệt là đủ nhưng người đó phải có chuyên môn hay sao đó.DoraMoon (thảo luận) 12:46, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cơ chế đó cũng vẫn phụ thuộc nhiều vào tinh thần tự giác thôi bạn. Gặp trúng reviewer dễ tính thì bài dễ đậu GA. Có điều nhân lực bên đó đông, nên mấy đứa có chuyên môn cũng nhiệt tình và chịu khó đi làm reviewer để giữ chất lượng cho Wikipedia.  Băng Tỏa  13:05, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thuyhung2112 có xây dựng một cơ chế tương tự ở Wikipedia:Bình duyệt, nhưng tôi không cho là chúng ta có đủ nhân lực chuyên môn.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 13:10, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Rồi nếu 5 phiếu không đủ phiếu chẳng lẽ lại dùng thời gian gia hạn bỏ phiếu? Một vòng lẩn quẩn? Có chăng sửa thì nên không cho người đề cử (viết chính) tham gia bỏ phiếu thì còn trung lập được chút.  A l p h a m a  Talk 12:50, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Tôi có một sáng kiến hay hơn đó là cứ giữ quy định 3 phiếu thuận như cũ, nhưng trước khi BVCL thì cần phải thông qua một cuộc bình duyệt, đại khái thì bình duyệt tức là ai đó đứng ra review cả bài từ đầu đến cuối (giống như tôi hay review bài cho Lệ Xuân), qua đó thúc đẩy nâng cao chất lượng bài viết. Như vậy sẽ tránh được trường hợp mang bài hoàn toàn không đủ chuẩn ra ứng cử chọn lọc (bài dịch máy, bài quá dài hay sa đà vào tiểu tiết, bài vẫn còn lỗi chú thích, bài vẫn còn vi phạm một vài quy định gì đó...). Gặp bài ổn rồi (vd được dịch từ FA, GA bên en sang) thì review ít cũng được (vd, chỉ cần góp ý sửa lỗi dịch). Tóm lại là cơ chế này chỉ đơn giản là khuyến khích việc review, đánh giá để nâng cao chất lượng bài được ứng cử BVCL. Nếu bài thật sự đủ chuẩn (vd bài Nguyễn Văn Thiệu) thì không việc gì phải sợ review thì auto sẽ qua.  Băng Tỏa  13:02, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có cảm giác bài Napoli cũng đâu đó phiếu vì công sức bỏ ra.  A l p h a m a  Talk 13:44, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Tôi nghĩ giữ nguyên như cũ là được rồi, chứ wiki mình ít người quá, năm phiếu thì hơi nhiều. Làm cái gì cũng cần đồng thuận chứ. Đại hùng miêu (thảo luận) 15:48, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Sinh tử hữu mệnh: Nếu giữ nguyên như cũ thì Tàn Kiếm cần dẹp ngay cái trò bỏ phiếu thuận bừa bãi, bỏ phiếu thuận tình thương, bỏ phiếu thuận mà không cần đọc bài, vân vân và vân mây. Bạn hiểu ý tôi chứ?  Băng Tỏa  15:53, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Băng Tỏa: Tôi hiểu nhưng mà nên giữ 3 phiếu thôi, nhiều bài chất lượng cũng khá đó mà không được gắn sao vì ít người đoái hoài quá, phiếu cũng không, góp ý cũng không. Bạn Tàn Kiếm kia làm bậy quá. Hỏng. Đại hùng miêu (thảo luận) 15:58, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Riêng Tàn Kiếm thì chỉ cần tập trung vào các bài về Trung Quốc và lịch sử Trung Quốc là đủ.
    Tôi tin phiếu của Tàn cho những bài như vậy không nóng cũng cay.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:02, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến @DoraMoon: Tôi cho rằng bạn đề xuất ý tưởng này âu vì cũng muốn tốt cho dự án. Tuy đề xuất này đang nhận nhiều ý kiến trái chiều, tôi mong rằng bạn sẽ không vì thế mà nản chí. Nếu bạn cần ý tưởng để nâng cao chất lượng khu biểu quyết BVT, BVCL, DSCL này, mạn phép gợi ý cho bạn 2 ý tưởng dễ được thông qua hơn:
    • Đề xuất thắt chặt nội dung lá phiếu đồng ý: cần phải giải trình lý do hợp lý khi bỏ phiếu thuận, nếu không sẽ không được tính.
    • Đề xuất rằng người ứng cử bài sẽ không được bỏ phiếu, qua đó sẽ khiến biểu quyết trung lập hơn.  Băng Tỏa  16:29, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      @Băng Tỏa: Ngoài ra, người ứng cử bài viết cũng nên là người đóng góp chính, hoặc là người có khả năng nâng cấp nội dung bài. Tránh trường hợp người không am hiểu đem đi đề cử rồi ai góp ý gì làm thế, không đắn đo, cân nhắc, hoặc không đủ sức giải quyết ý kiến. Đại hùng miêu (thảo luận) 16:36, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      @Sinh tử hữu mệnh: Cái đó thì không quản được và không có cách quản, vẫn phụ thuộc vào tinh thần tự giác là chính. Đúng là nên như bạn nói nhưng Wikipedia không thể ra quy định ép rằng người ứng cử bài phải là người đóng góp chính, hoặc là người có khả năng nâng cấp nội dung bài được. Khi đó sẽ nảy sinh ra nhiều bất cập: định nghĩa người đóng góp chính? định nghĩa người có khả năng? với những bài dịch từ FA, GA rồi tức không còn cần phải biên tập nhiều nữa thì phải chăng nên tạo điều kiện để ai đề cử cũng được?  Băng Tỏa  16:48, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      @Băng Tỏa: Thế nhỡ ông đề cử mà người ta kêu ông sửa này, sửa kia, ông không sửa được thì tính sao? Trong khi người viết những cái dòng ấy người ta không muốn đề cử vì có thể người ta thấy chính người ta viết những dòng ấy cũng chưa tốt. Ha ha, lại có một đống cái phải định nghĩa cho coi. Thế nào là lá phiếu hợp lý? Đếm lỗ hổng quy định có mà đến mai. Tóm lại, cứ để nguyên thôi, tự khi nào cộng đồng đông đúc thì nhiều người quan tâm hơn, phiếu cũng chất lượng hơn. Tuổi đời hệ thống BVCL, BVT chưa phải là lâu. Cứ để vậy thôi, theo thời gian nó sẽ càng hoàn thiện, và lúc đó, bài nào kém ta gỡ phiếu sau. Đại hùng miêu (thảo luận) 17:01, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Rất nhiều cái vấn đề về chất lượng bài viết, chuyên mục trên Wikipedia có thể giải thích đơn giản là do "chúng ta ít người đóng góp", thế thôi. Mục này, mục kia sập vì ít người viết, bỏ phiếu bài này bài kia heo hút, vì ít người quan tâm tới chủ đề. Mà với dự án tự nguyện thì muốn đông người chỉ có thời gian mới giải quyết được, cấu hình lại quy định này kia không giải quyết được đâu. Tôi nói bản thân "số lượng" nó đã là một dạng "chất lượng" rồi. Đợi khi đông người, nhất là người am hiểu về các chủ đề xem, chắc chắn không có chuyện bài này bài kia kém mà dễ dàng gắn sao. Xin lỗi nếu là vi phạm văn minh, nhưng tôi thấy người đề xuất cái ý kiến cho thêm 2 phiếu nữa thành 5 phiếu thì sẽ "tốt hơn" có suy nghĩ khá thiển cận theo kiểu "3 phiếu dễ quá, 5 phiếu cho khó hơn", trong khi vấn đề cốt lõi là Wikipedia thiếu nhân lực có khả năng "cho phiếu chất lượng". 100 phiếu mà cứ cái kiểu cá biệt như anh bạn Tàn Kiếm kia đi spam phiếu thì cũng thế thôi. Số lượng, số lượng, mọi nguồi cứ ngồi im vận hành ổn định, chờ dần dần đông người lên là tự dự án chúng ta đi lên, không cần nghĩ chế tài gì khắt khe cả. Đại hùng miêu (thảo luận) 17:13, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thật ra trên FB tôi nói là nên nâng từ 4-5 phiếu tùy theo trường hợp, trong đó tôi thấy 4 phiếu là khả quan nhất. Tuy nhiên, do dạo này nhân lực thiếu hụt nghiêm trọng nên chưa thể thực hiện được điều đó, đành phải lên FB thăm dò ý kiến trước. Ngoài ra tôi cũng thấy ý kiến của Băng Toả khá hay, có thể áp dụng Martin L. KingI have a dream 06:02, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Đúng ra đề xuất này là của tôi, bạn DoraMoon chỉ vô tình ghé ngang trang FB ấy rồi đăng lại lên đây thôi, không có lỗi gì cả. Vậy nên cộng đồng có thể "nhắm" vào tôi thay vì bạn ấy Martin L. KingI have a dream 06:05, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    À mà lúc đó tôi quên rằng khu biểu quyết đang bị khủng hoảng -_- Martin L. KingI have a dream 07:33, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Khu vực chọn lọc đang vắng tanh này. Ai dũng cảm ôm bài ra "hứng bom" đê. – Q 09:51, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • Tôi xin phép vào bình luận lần cuối, ai ở đây hình như cũng phản đối tăng phiếu từ 3 lên 5 vì lý do "thiếu nhân lực". Trong khi "bài viết chọn lọc" được xem như tinh túy quý báu của Wikipedia, là thứ gì đó xuất sắc nhất được vinh danh ở nhiều trang trong nội bộ thậm chí cả trang chính của Wikipedia. Nếu lấy lý do "thiếu nhân lực" thì chẳng nhẽ một ngày nào đẹp trời đó có quyền hạ xuống còn 1-2 phiếu đồng ý là được chọn khi thiếu nhân lực hơn nữa. Nếu lấy lý do thiếu nhân lực, không có ai ghé ngang cho ý kiến thì những bài được chọn liệu có chất lượng "khi chẳng mấy ai" ghé ngang cho ý kiến hay phản đối. Đúng là có quyền yêu cầu rút sao ngay sau đó nhưng tại sao có thể ngăn chặn ngay từ đầu thì không làm. Tuy mình cũng đồng ý rằng nếu chỉ tăng lên 5 cũng không thể đảm bảo nếu không kết hợp với biện pháp mạnh tay hơn. Nhưng đã là bài chọn lọc (xuất sắc nhất) số phiếu cần khác biệt với nhóm bài viết tốt. Phải có nhiều phiếu bình chọn hơn mới thể hiện được giá trị chọn lọc của bài viết đó. DoraMoon (thảo luận) 11:19, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Quy trình ứng cử bài viết chọn lọc cách đây khoảng 13, 14 năm (và các Wikipedia nhỏ, ví dụ như tiếng Latin) thậm chí còn không có biểu quyết hay bình duyệt gì, nên cá nhân mà nói, hiện nay, chúng ta chỉ nên kỳ vọng đến 3 phiếu là cùng thôi.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:23, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thay vì tìm cách để thu hút nhiều thành viên vào khu vực biểu quyết thì mọi người cho rằng chỉ cần giảm phiếu là ổn thỏa. Trong khi các thể loại bài viết trên Wikipedia là muôn hình vạn trạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với lẻ tẻ vài cá nhân thường xuất hiện trong khu vực biểu quyết họ có thực sự am hiểu hết các chủ đề, lĩnh vực thuộc bài viết đang bình chọn??? Nếu không tường tận thì các nhận xét sẽ kém khách quan vậy thì có cố duy trì biểu quyết chọn lọc cũng vô dụng khi chất lượng không thể đảm bảo.DoraMoon (thảo luận) 23:36, ngày 13 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DoraMoon:
Vậy chúng ta có cách ép thành viên vào bỏ phiếu hay sao? Có nhiều người viết bài, nhưng không bao giờ thèm giao tiếp lấy nửa câu với người khác. Nhiều thành viên đã thử nhắn tin với họ, và đáp lại là không có gì. Họ đơn giản không thích vướng bận chuyện thảo luận quy trình hay bỏ phiếu nội dung chất lượng, và chúng ta cũng đơn giản không muốn bỏ công bỏ sức ra thuyết phục họ thay đổi cách nghĩ bởi biết chắc sẽ không có tác dụng.
Vì nhân lực ít, nên đành phải chấp nhận tiêu chuẩn thấp. Quy trình biểu quyết phong sao có, và rút sao cũng có.
Nếu cộng đồng này có bao giờ đủ phát triển để có người thay thế chúng ta như chúng ta đã và đang thay thế rất nhiều người trước kia, thì chất lượng bài chọn lọc sẽ tự tốt lên. Bạn và tôi biết kiếm đâu ra ngay được vài chục thành viên hiểu biết sâu rộng về chuyên môn, sử dụng thành thạo tiếng Việt, sẵn sàng thảo luận hàng ngày, hàng giờ, bỏ ra hầu hết thời gian chỉ để tự nguyện nâng cấp bài, đồng thời vẫn cân bằng được cuộc sống thực sao cho không chết đói, thất nghiệp hay bị đuổi học, để cho họ bình duyệt và bỏ phiếu?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 01:42, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có mấy nước phúc lợi an sinh xã hội tốt, nằm nhà thất nghiệp vẫn được ăn trợ cấp thì còn có sức lên mạng chém gió, hầu chuyện, làm việc tình nguyện. Còn ... thì mơ thôi. P.T.Đ (thảo luận) 02:42, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Việc cần làm là siết chặt việc cho phiếu thuận chứ không phải tăng số lượng phiếu tối thiểu. Khu vực này đã vắng như chùa bà đanh rồi, khi nào nhộn nhịp lên thì hẳn mong. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:56, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Cái này không cần quá dài dòng, ai khởi xướng thì dựa theo ý kiến ở đây xem xét thấy khả thi rồi mở biểu quyết, còn không thì chịu.  A l p h a m a  Talk 08:11, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến @DoraMoon: Nếu bạn quan tâm thì bạn có thể mở 1 cuộc BQ quy định rằng người đề cử bài không được phép bỏ phiếu. Đề xuất đó còn khả thi hơn và có khả năng được cộng đồng thông qua. Còn về chuyện thiếu nhân lực, nếu sau này nhân lực của chúng ta nhiều gấp đôi thì may ra mới tăng lên tối thiểu 5 phiếu được. Không có chuyện sau này hạ xuống thành 1-2 phiếu. Nếu không đủ nhân lực cho 3 phiếu thì bài sẽ bị thất cử. 3 phiếu là minimum lắm rồi (chắc chắn sẽ không hạ nữa). Đây là dự án tự nguyện nên không có chuyện ép thành viên khác tham gia khu vực BVCL/BVT. Thiếu nhân lực thì chịu thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:08, ngày 28 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Thiếu nhân lực là vấn đề muôn thuở của Wikipedia tiếng Việt. Nhiều bài viết đề cử thất bại chỉ vì không có ma nào cho phiếu, hoặc thiếu 1 phiếu rất đáng tiếc. Tôi thấy thay vì làm khó nhóm đề cử bài chi bằng giúp họ dễ thở hơn bằng cách loại bỏ quy định về khoảng cách đề cử giữa hai lần thất bại (1 tháng) với những trường hợp bài viết quá hạn 30 ngày, tuy không có phiếu chống nhưng lại không đủ phiếu thuận dẫn đến thất cử. Nguyenhai314 (thảo luận) 02:34, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cho tôi hỏi ở đây mọi người có ai biết hoặc biết ai có thể code SVG được không? Vừa rồi tôi có thấy Tập tin:Hanoi location map.svg bị lỗi, khi để tọa độ lên thì bị lệch nên cần ai đó sửa lại. Xin cảm ơn. Hari caaru (thảo luận) 10:26, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn hỏi thành viên Lệ Xuân nhé. Mà bạn biết tiếng Anh thì qua Commons tìm các thành viên am hiểu để nhờ hỗ trợ, bên đó đầy chuyên gia. P.T.Đ (thảo luận) 10:30, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có thể lên Google học cách dùng phần mềm chỉnh sửa ảnh dạng svg luôn. Một công đôi việc. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:32, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ không biết thì nhờ vả cho nhanh. Mấy cái vẽ vời này cần năng khiếu, không phải học vài ba video YouTube là làm được. P.T.Đ (thảo luận) 10:41, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Học để hiểu thêm, những gì đơn giản thì tự làm được. Tốt cho người học thôi.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:53, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Sao cũng được. Nếu như vậy thì khá là đa năng. P.T.Đ (thảo luận) 13:55, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề nghị các quản trị viên chú ý sửa

Các quản trị viên chú ý nâng cao công tác bảo quản và xử lý vấn đề, hạn chế gây cái gì đó không tốt để làm hài lòng người biên tập chứ gần đây trên mạng có nhiều lời chê trách wiki rồi, thậm chí bất mãn bỏ wiki tiếng Việt sang tiếng Anh luôn đấy. Cụ thể:

mình đã chán ngáy với wikipedia tiếng Việt rồi, giờ mình qua viết cho wikipedia tiếng Anh luôn vì bên đó họ chỉ sửa lỗi chính tả cho mình, khi nào có nội dung khác của mình họ mới sửa và đưa nguồn tham chiếu vào. Bên mảng đó hiện đại lắm, không phải wikipedia tiếng Việt này đâu

— L.Q.M

Quả này tui đang ghim thằng BQV or ĐPV này chờ lôi nó ra biểu quyết bất tín nhiệm đây này. Với lại hắn còn không thèm đếm [từ tục tiễu] đến chuyện có bài nào liên quan để đổi hướng mà xóa sạch, riết rồi có ngày [từ tục tiễu] hết chỉ vì mấy dàn ĐPV lạm quyền thích chơi du kích.

— L.P

Wiki giờ chẳng khác gì 1 mớ rác cả, admin mới lạm quyền, lục đục nội bộ, luật phải dựa theo bên Wiki tiếng Anh, điều luật toàn trên trời ko,... bảo sao bên enwiki lên [từ tục tiễu] gần 10tr bài rồi, các wiki khác có tiềm năng vượt mặt viwiki vè số lượng bài rồi đấy, thà sang hẳn enwiki cho lẹ, bên đó ít nhất ng ta còn sửa lỗi vặt + duyệt bài cho mem mới vào.

— J.M

Wikipedia tiếng Việt giờ toàn các bạn có tuổi đời trẻ nhưng ham hố danh vọng, thích nổi, thích tỏ vẻ ta đây, thích lạm quyền, thích tỏ vẻ hiểu biết, cực kì bảo thủ, bản ngã cao, cái tôi lớn, không chịu nghe ai, luôn cho mình là nhất, tự cho mình là luôn đúng, rất thích chụp mũ người khác, thích sống ảo, thích quyền lực ảo, thích lạm dụng danh xưng, lạm dụng danh hiệu, sống màu mè giả dối, lạm dụng các bot tự động, thích hóng hớt drama hơn viết bài, tự lập clone tự nâng bi, LƯỜI LÀM NHƯNG THÍCH ĐƯỢC TUNG HÔ...

Hậu quả của các bạn ấy gây ra: làm cho các thành viên tâm huyết bỏ đi hết, bài viết bách khoa càng ngày càng ít, bài viết rác thì nhiều, bài lỗi sai chi chít, bot sửa sai lung tung, nhắm mắt nhắm mũi chụp mũ cho thành viên là rối, các bài viết dạng dịch tự động rất nhiều, bài viết câu cú ngô nghê ngày càng tăng... Tóm lại các bạn rất LƯỜI, nhưng thích NỔI, hám FAME, thích hóng và tạo DRAMA...

Cơ bản là các bạn không nghiêm túc và coi thường Wikipedia, biến Wikipedia thành trò hề và thành công cụ riêng của các bạn!

— Bài viết của T.T

Các quản trị viên xem xong có thể tự ngẫm nghĩ và tìm giải pháp cho vấn đề này được không? Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 05:52, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Trích dẫn thì trích cho hết chứ che làm chi mấy từ tục tĩu. Mất hết cả nghĩa của câu. Q 08:52, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn lấy ở chỗ nào vậy, cho mình xem được không? Cũng tò mò muốn biết thêm phản ứng của họ về dự án này. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:56, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cũng hơi lạ vì những thành viên không am hiểu Wikipedia thì họ làm gì biết đến BTN, lạm quyền, rối, v.v...? – Nghiemtrongdai VN (Thảo luận) 06:17, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có thể là người cũ, dù một số chỗ đúng nhưng nói như này thì hơi quá rồi. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:19, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302 Có hẳn những kẻ thích múa rối, chuyên gia phá hoại, bị cấm triền miên nữa. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:52, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyenmy2302: Nhóm Facebook của Wikipedia tiếng Việt đó bạn. – Tiểu Phương 話そう! 02:26, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyenmy2302 Trên này thì nhiều, người cũ có, người mới có, hơn nữa có nhiều thành phần trong này không xác minh được nguồn gốc (có khi là AK47,Kay,...) vì em cũng nghi nhiều FB trong số này là của CPVN, nên em thường rất cẩn trọng khi giao tiếp trên Facebook.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 06:23, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyenmy2302 ở đây.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 06:15, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003 Theo bạn thì giải quyết như thế nào trong trường hợp bài chất lượng kém để năm này qua năm khác, treo biển từ ngày này qua tháng nọ không cải thiện; đến khi bị xóa thì chửi BQV, ĐPV? Chê vi.wiki bài chất lượng kém, nhưng bài chất lượng kém bị xóa thì chửi? QTV nói thẳng ra chỉ là cầm công cụ đi dọn rác, không phải kiểu làm dâu trăm họ, thỏa mãn trăm bề. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:51, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NhacNy2412 Trường hợp thế này thì không trách các thành viên quản trị được. Nếu có cảnh báo rồi mà không vô thì xóa không tiếc nhưng nếu không nhắc thì có lỗi một phần do cách bảo quản. Chắc Em sẽ làm thêm vài bản mẫu thông báo cho các bản mẫu clk đẻ thêm vào TW nếu được.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 10:43, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003 Không thể đổ lỗi do cách bảo quản. Bản mẫu clk vốn sinh ra để cảnh báo cho thành viên, treo 7 ngày cũng là cho thành viên thời gian cải thiện. Giờ không lẽ cứ thêm bản clk là phải thêm thảo luận, nhắn tin cho thành viên tạo bài, đóng góp chính để yêu cầu vào chỉnh sửa? Giống với việc thêm nguồn là trách nhiệm người viết bài thì việc theo dõi và cải thiện bài cũng như vậy thôi. Chưa kể dạo gần đây các bản mẫu clk để quá hạn rất lâu, thành viên có thời gian rất dài để cải thiện. Không chịu theo dõi bài mình tạo ra, đến khi bị xóa lại đổ tại không thông báo trực tiếp, đổ tại cách bảo quản? – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:55, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Toàn mấy người tào lao và hầu như chưa bao giờ tham gia Wikipedia tiếng Anh nhiều. Chỉ trích để thoải mái cái tôi nhưng chả làm được trò trống gì. Người nói suông thì nhiều, người chịu đứng ra cải cách quy định và hứng chịu dư luận thì ít. Cứ tham gia Wikipedia tiếng Anh nhiều đi thì sẽ nếm mùi. BQV của họ không có nhân từ như chúng ta đâu, đặc biệt là rất độc tài. Rất nhiều thành viên Wikipedia tiếng Việt bị họ cấm vì những lý do ngớ ngẩn hay bị cấm để bịt mồm. Đừng có mà gặm cỏ bên này mà cứ tưởng cỏ bên kia ngon hơn. Lầm to! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:03, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Câu hỏi dành cho những người dùng có quyền tuần tra sửa

Xin chào, nhóm Tăng trưởng muốn lấy ý kiến các bạn có quyền tuần tra đang thường xuyên thực hiện việc tuần tra trang sửa đổi gần đây một việc:

Đối với các sửa đổi Thêm liên kết (do AI gợi ý và do người dùng quyết định) được thực hiện dưới dạng Nhiệm vụ người mới, có gắn tag "Nhiệm vụ người mới" và "Gợi ý: thêm liên kết" thì:

  1. Các bạn có tuần tra không?
  2. Nếu câu 1 là có: các bạn thấy nhìn chung các sửa đổi này tích cực hay không?
  3. Nếu câu 1 là không: tại sao các bạn lại bỏ qua không tuần tra những sửa đổi này?

Cảm ơn mọi người, mong được nhận phản hồi (Wikipedia TV được góp ý là hơi lười phản hồi huhu). – Tiểu Phương 話そう! 15:11, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cố vấn sửa

Có hai lý do:
  1. Cộng đồng không đủ người
  2. Phân biệt đối xử, và người mới thì sao biết được ai với ai.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:11, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Không phải lý do kỹ thuật, tôi cũng không biết lý do cụ thể cho việc này nhưng thực tế là người mới đến thường sẽ không quen biết ai trên wiki nên họ sẽ không có "nhu cầu" chọn cố vấn cho mình, và cũng không cần thiết phải có nhiều cố vấn? Tuy nhiên, mentor lại có thể nhận mentee nha. – Tiểu Phương 話そう! 02:23, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp:
  • Nếu cố vấn hiện tại không hoạt động thì các mentee làm thế nào hả bạn? Lập tài khoản mới để chọn cố vấn mới chăng? Nghĩ ngược lại: thay vì để họ lập tài khoản mới, sao chúng ta không cho phép họ chọn một cố vấn mới?
  • Tôi thiết nghĩ nếu mà mỗi người được gán duy nhất 1 cố vấn thì khỏi cần phải hiện tên cố vấn làm cái gì, cũng như không cần hiện lời giới thiệu làm gì. Thật vậy, có tới 15 cố vấn trong lời giới thiệu của mình ghi rằng "tôi thường đóng góp ở mảng ABC", "tôi yêu thích lĩnh vực XYZ", "tôi có thể giúp đỡ bạn ở *101#",...
Vì mỗi mentee được gán duy nhất 1 cố vấn nên các cố vấn phải đảm nhận hết mọi lĩnh vực. Các cố vấn giống như các tổng đài viên thôi, các tổng đài viên thì luôn có một vai trò và nhiệm vụ như nhau vậy, không cần phải khai báo danh tính cũng như kê khai sở trường mỗi khi nghe máy với ai. Khi các cố vấn đều có vai trò và nhiệm vụ như nhau, sao phải khai báo username hay thêm phần giới thiệu sở trường chuyên môn trong lời giới thiệu làm gì, cứ lấy tên là Cố Vấn, lời giới thiệu thì tất cả như nhau.
Nghĩ ngược lại: nếu các mentor đã thích định ra cho mình một sở trường để cố vấn, sao không cho các mentee chọn mentor theo sở trường luôn? Chúng ta có thể gắn cho các cố vấn một số "chủ đề cố vấn" nhất định, giống như các chủ đề đóng góp ở nhiệm vụ người mới vậy. Đơn giản thì chia làm "cố vấn biên tập", "cố vấn kỹ thuật", "cố vấn quy định",... phức tạp thì thêm cả lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa,... Cách làm thì có nhiều, nhưng chỉ sợ kỹ thuật không cho phép. – Đức Anh User:Đức Anh(thảo luận) 04:08, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vấn đề quan trọng nhất là: Lấy đâu ra đủ người để mà chia nhỏ?
Mỗi lần ghé qua danh sách, tôi cũng muốn gạch bớt tên các cố vấn ít hoạt động lắm, nhưng nghĩ vì họ vài ngày vào trả lời một lần nên lại thôi.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:22, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh: Bạn nghĩ xem, chúng ta không đủ cố vấn thì nên cho các mentee chọn nhiều cố vấn lên hay chọn ít cố vấn đi? – Đức Anh User:Đức Anh(thảo luận) 04:27, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh:
Chúng ta sắp không còn người làm cố vấn, chứ "ít" thôi thì hơi nhẹ.
Cung cấp tên là để tiện xưng hô, và cũng vì tin nhắn sẽ gửi trực tiếp đến trang Thảo luận Thành viên của cố vấn.
Quan trọng hơn là, để biết được người nào chuyên mảng nào, thì họ phải tự gắn thể loại cho mình, hoặc ít nhất tự giới thiệu. Vậy những thành viên hỗ trợ chung chung như tôi thì viết gì vào? Những người hoạt động ở các mảng nhiều người quan tâm (như giải trí) sẽ phải cố vấn nhiều hơn số còn lại?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:35, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NguoiDungKhongDinhDanh:
Sắp không còn người làm cố vấn thì liên quan gì với vấn đề tôi nói? Tôi không nói là phải gán cho mỗi mentee từ 5-10 cố vấn để rồi đủ hay không đủ, ý tưởng của tôi là cho mỗi mentee tự do chọn lựa cố vấn, nếu cái dự án này chỉ còn 2 cố vấn thì họ có thể chọn 1 trong 2 cố vấn đó.
Trong đầu của tôi, cái chính là phân loại thành "cố vấn biên tập", "cố vấn kỹ thuật", "cố vấn quy định", "cố vấn dịch thuật" cũng như 1-2 loại nữa. Bạn có thể cố vấn ở mảng nào thì gắn cho mình mảng đấy. Còn Toán, Lý, Hóa,... gắn cho vui, để mentee biết người này có hiểu biết ở lĩnh vực nào, nếu cần thì hỏi.
Ngoài ra, vấn đề "phải cố vấn nhiều hơn số còn lại", hiện nay các cố vấn đâu có nhận một lượng công việc như nhau đâu? Mỗi thành viên mới sẽ được cung cấp 1 cố vấn. Nếu họ thích hỏi thì cố vấn đó đắt hàng, nếu không thì ế hàng. – Đức Anh User:Đức Anh(thảo luận) 04:53, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Về mặt kỹ thuật, có vẻ các thành viên mới được chia ngẫu nhiên cho các cố vấn trong danh sách tại một thời điểm, nên những thành viên cố vấn cho nhiều người nhất là những thành viên ghi tên đầu tiên.
Xác suất người mới đến hỏi cố vấn không cao (so sánh tỷ lệ câu hỏi/tài khoản mới), và cũng không thể đoán trước, nên tôi cho là nên tính lượng công việc của một cố vấn bằng số người họ chịu trách nhiệm cố vấn, không phải số câu hỏi nhận được.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:01, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn hai bạn đã rất tích cực góp ý về chức năng cố vấn. Mình muốn trả lời một số vấn đề:
  1. Hiện tại nếu Mentor không hoạt động thì Mentee sẽ không được phân lại cho ai, nhưng nhóm cũng biết rõ về bất cập này và đang xây dựng một thứ gọi là Mentor Dashboard, trong số nhiều tính năng của nó thì (hy vọng là) sẽ có tính năng tự động phân lại mentee cho mentor khác khi mentor ban đầu nghỉ hưu.
  2. Việc hiện tên cố vấn là để tăng sự thực tế trong tương tác, để cho mentee hiểu là họ đang tương tác với một người dùng thật (có tên tài khoản) thay vì nghĩ là đang tương tác với chatbot. Còn câu giới thiệu thì, bạn có thể để trống mà, đâu bắt buộc? Còn câu giới thiệu thì đúng như bạn NDKDD nói, là để biết mentor của mình quan tâm mảng nào.
  3. Việc xây dựng việc phân cặp mentor/mentee theo (1) sở thích hoặc theo (2) kỹ thuật thì đã được nhóm nghĩ đến (tin tôi đi) nhưng việc xây dựng nó rất khó. Hôm qua tôi cũng vừa nói chuyện này với nhóm xong, nhưng nhóm cũng đặt ra vấn đề là, phân cặp theo kỹ thuật thì cũng không thật sự cần thiết vì hầu hết các câu hỏi của mentee thì các mentor ai đều có thể trả lời được (làm tn để đăng bài, đăng ảnh...).
Nếu bạn có thêm vấn đề gì thì cứ nêu ra nha. Cũng có nhiều người nêu góp ý cho nhóm tại đây, nếu bạn muốn thì bạn cũng có thể~ Tiểu Phương 話そう! 08:21, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Khúc mắc về vấn đề đặt danh pháp theo TCVN sửa

@Ccv2020: Bạn nêu những băn khoăn về vấn đề danh pháp này thì hãy nhắn tin ở đây nhé! – — Dr. Voirloup💬 16:20, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chưâ rõ bạn kia có ý kiến gì nhưng tôi thì đang lăn tăn về việc tên tất cả các bài theo tiêu chuẩn Việt Nam, thấy nó không ổn, không hợp lý. Có thể những ngày tới nghĩ thêm về việc này sẽ nói cụ thể hơn. Judspug (thảo luận) 10:23, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vì cộng đồng đã có đồng thuận, nên nếu bạn muốn đổi tên lại thì sẽ phải lấy ý kiến cộng đồng lần thứ hai.
Tôi cho là việc đó không cần thiết và cũng sẽ không có kết quả, nhưng nếu bạn muốn mở, thì tuỳ bạn thôi.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:36, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ bạn trước khi đề xuất thì nên xem qua thảo luận đồng thuận trước đó đã bàn cái gì. Đặt tên thuật ngữ hóa, sinh là một vấn đề có tính chuyên môn và rộng. Rất khó để thay đổi được nữa. Câu chuyện ở đây là dù TCVN có không ổn, không hợp lý thì vẫn phải dùng; trừ khi bạn đưa ra một quy tắc danh pháp tầm cỡ quốc gia mới. P.T.Đ (thảo luận) 14:24, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Không thể hứa chắc nhưng có thể nay mai là tôi sẽ làm rõ ra vì sao mình thấy quy định mới không ổn (viết nó ra cho rành mạch không dễ). Còn bây giờ tôi chỉ có thể nói vắn tắt là tôi có vấn đề với cách quy định được đưa ra hơn là với cái tiêu chuẩn Việt Nam kia, phần ý kiến cá nhân chủ quan thì nhiều mà phần cơ sở khoa học chả có mấy. Judspug (thảo luận) 15:40, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng tình với ý kiến của P.T.Đ, rằng "đặt tên thuật ngữ hóa, sinh là một vấn đề có tính chuyên môn và rộng" và "cần có một bộ quy tắc danh pháp tầm cỡ quốc gia" tương đương mới có thể thay thế được. Là thành viên ủng hộ việc này từ tháng 7 năm ngoái đến đồng thuận sau này, tôi bảo vệ quan điểm sử dụng TCVN dù khác với những gì các bạn học sinh đã học lâu nay. Lập luận của những thành viên ủng hộ đa số đều cho rằng dựa trên cơ sở vững chắc là quy chuẩn quốc gia (tức TCVN) chứ không phải đơn thuần ý kiến chủ quan và không có "cơ sở khoa học" như Judspug đã nói. Thân. LTN (thảo luận) 15:58, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Trích nguyên văn một phần trong "Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên năm 2018" sẽ áp dụng cho lớp 6 bắt đầu từ năm học 2021-2022:

Trong Chương trình môn Khoa học tự nhiên, thuật ngữ hoá học được sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng (IUPAC – International Union of Pure and Applied Chemistry) và Tiêu chuẩn Việt Nam (Tiêu chuẩn 5529:2010 và 5530:2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Quyết định số 2950– QĐ/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ; và Công văn 1041/BGDĐT–GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kí ngày 18 tháng 3 năm 2016). Trong trường hợp tiếng Việt đã có thuật ngữ dễ hiểu thì dùng tiếng Việt, cụ thể sử dụng tên tiếng Việt của 13 nguyên tố ở dạng đơn chất: vàng, bạc, đồng, chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thuỷ ngân; đồng thời ghi chú thuật ngữ tiếng Anh trong ngoặc đơn để tiện tra cứu. [...]

Tôi nghĩ không cần tranh cãi về vấn đề này nữa. Đức Anh User:Đức Anh(thảo luận) 16:49, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Về tiêu chí xóa nhanh C6 sửa

Tiếp tục thảo luận vấn đề này ở Thảo luận Wikipedia:Tiêu chí xóa nhanh.  A l p h a m a  Talk 14:25, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề nghị thay thế từ đề mục chỉ mục trong tên của các bản mẫu Wiki bằng từ mục sửa

Có một số bản mẫu Wiki dùng từ đề mục để chỉ mục. Gọi các mục trong bài viết là đề mục khác nào gọi quốc gia là quốc hiệu. Đề mục là tên của những cái chương, mục chính trong một bài viết, một quyển sách. Trong bài Throffer đang được giới thiệu trên trang chủ, Nguồn gốc và cách dùngĐịnh nghĩa là đề mục của hai cái mục đầu tiên của bài. – Judspug (thảo luận) 10:12, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Truyền hình và tivi sửa

Cái định nghĩa hiện tại cho từ truyền hình trong bài Truyền hình hợp với máy thu hình hơn là truyền hình. Cũng trong định nghĩa, từ tivi được viết là TV. Từ tivi thường được viết là tivi hơn là TV. TV trong tiếng Anh là viết tắt, gọi tắt của television, còn tivi trong tiếng Việt thì không phải là tên viết tắt, gọi tắt của từ tiếng Việt nào cả, tivi là tivi thế thôi. Không ai nói tiếng Việt lại đi gọi tivi hay truyền hình là television như tiếng Anh. – Judspug (thảo luận) 16:28, ngày 18 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ bạn nên có thói quen mở thảo luận trong bài trước. P.T.Đ (thảo luận) 05:29, ngày 19 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

15:31, ngày 19 tháng 7 năm 2021 (UTC)

Đồng thuận về việc tắt AVIM và đề xuất WMF thêm bộ gõ tiếng Việt vào Universal Language Selector sửa

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Cuộc đồng thuận này không còn cần thiết nữa do lỗi AVIM không tích hợp với giao diện Vector mới đã được giải quyết, đồng thời việc tích hợp bộ gõ tiếng Việt vào ULS đang được bạn P.T.Đ tiến hành rồi — Tiểu Phương 話そう! 02:07, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Xin chào, thông qua việc lấy ý kiến của mọi người về giao diện Vector mới thì chúng ta phát hiện ra là Bộ gõ tiếng Việt (AVIM) không tích hợp được với giao diện Vector mới. Điều này cũng không vấn đề gì lắm nhưng thực tế AVIM không còn được ai duy trì (nghe nói người phát triển nó đã nghỉ hưu) do đó nếu tương lai nó phát sinh lỗi thì cũng sẽ không có ai khắc phục, đồng thời chúng ta thường xuyên sử dụng mấy kiểu như Unikey các thứ để gõ chứ có lẽ ít người dùng AVIM. Hơn nữa, WMF đã phát triển một công cụ gọi là Universal Language Selector hiện đang được sử dụng tại Wiki TV rồi (là cái này nè). Universal Language Selector tích hợp bộ gõ của nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới nhưng không hiểu sao lại chưa có bộ gõ của tiếng Việt.

Theo ý kiến của một số bạn và bản thân các nhà phát triển trên WMF thì chúng ta nên tắt hoàn toàn AVIMxin WMF tích hợp Telex/VNI vào Universal Language Selector. Tôi đã thử liên hệ với nhóm phát triển nhưng chưa thấy phản hồi, tuy nhiên trên Phab task có vẻ như các nhà phát triển cũng đang tính tích hợp hộ chúng ta. Tuy nhiên, tôi muốn chính thức đưa vấn đề này ra thảo luận và xin ý kiến cộng đồng, đồng thuận được thì tôi sẽ đề nghị tắt AVIM và tích hợp luôn.

Ngoài ra bạn DHN ý kiến là không nên tắt AVIM mà nên bỏ mặc định của nó (tức vẫn giữ AVIM), đồng thời vẫn tích hợp bộ gõ tiếng Việt vào ULS nên tôi xin bổ sung phần đồng thuận bên dưới.

Conbo — DHN — Hoang Dat — Mxn — Nguyentrongphu — PlantaestPrenn — Quenhitran — ThiênĐế98 — Thái Nhi — Trungda — Trần Nguyễn Minh Huy — TttrungViethavvh — Bluetpp @Nhóm Bảo quản viên: Baoothersks — Băng Tỏa — GDAE — Kateru Zakuro — Langtucodoc — Mongrangvebet — NguoiDungKhongDinhDanh — NhacNy2412 — NgocAnMaster — Nguyenquanghai19Pminh141 — Ryder1992 — Hide on Rosé@Nhóm điều phối viên:... Mời các bạn cho ý kiến luôn nhé. – Tiểu Phương 話そう! 02:01, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng ý tắt mặc định AVIM sửa

Đồng ý tắt hoàn toàn AVIM sửa

Không đồng ý sửa

  •   Phản đối Theo tôi, bộ gõ JavaScript vẫn có ích đối với một dự án chú trọng về ngôn ngữ thiểu số (tiếng Việt là ngôn ngữ thiểu số tại nhiều quốc gia), nhưng có lẽ không quan trọng đến độ như ngày xưa. Dĩ nhiên nếu có thể thay thế bằng một bộ gõ hiện đại có khả năng đầy đủ thì rất tốt, nhưng AVIM vẫn chính xác và linh hoạt hơn các bộ gõ JavaScript khác. [14]

    Tôi nghĩ không nên gỡ hẳn tiện ích AVIM khỏi wiki và cũng không nên tắt tiện ích theo mặc định. Thí dụ người nào đó sử dụng Wikipedia tiếng Việt tại một khách sạn hoặc thư viện công cộng bên ngoài Việt Nam: họ sẽ không thể cài đặt bộ gõ vào hệ điều hành hay trình duyệt và không dám đăng nhập vào Wikipedia để bật tiện ích vì lý do bảo mật. Chúng ta có thể tắt kiểu gõ theo mặc định không sao, nhưng AVIM đã không vướng với các bộ gõ trên hệ điều hành và các phần mở rộng đã có thể tự động tắt tiện ích này.

    Tôi đã khắc phục lỗi khi tìm kiếm và trả lời các câu hỏi của nhà phát triển bên Phabricator. Tương lai chắc phải tìm cách viết lại jquery.ime để hỗ trợ bộ gõ tiếng Việt nhưng ngay bây giờ thì không cần thiết.

     – Nguyễn Xuân Minh 💬 01:42, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

    @Bluetpp: Phương ơi, có gì cần hỗ trợ về mặt kỹ thuật thì bạn cứ liên hệ anh Minh nhé. —  Băng Tỏa  19:14, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chỉ cần nhớ viết tiêu đề sao cho nổi bật chút là được, vì hòm thư của Mxn đầy đến nỗi tôi chờ mất ba ngày và phải gửi cả thư điện tử mới thấy hồi đáp.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:16, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Mxn Vâng, vấn đề là lúc em đưa ra cuộc đồng thuận này thì không biết ai là người bảo trì AVIM và theo P.T.Đ nói thì người đó đã off từ lâu, hóa ra là anh. Trong bối cảnh không có ai sửa lỗi tích hợp AVIM và Vector mới thì rõ ràng cách duy nhất là tắt nó đi, vì Vector mới sẽ được triển khai mặc định ở wiki mình. Ngoài ra thì cuộc đồng thuận này ngoài lựa chọn tắt hẳn cũng còn lựa chọn tắt mặc định thôi. Và tắt đi không có nghĩa là không có cái thay thế, vì sắp tới Wikimedia sẽ tích hợp bộ gõ tiếng Việt vào cái gọi là Universal Language Selector chung cho toàn hệ thống Wikimedia (mà P.T.Đ đang giúp tích hợp), vậy nên kể cả những người ở nước ngoài mà máy tính không cài Unikey thì vẫn có thể gõ tiếng Việt.
    @Băng Tỏa Mình đã biết anh Mxn giải quyết vụ này rồi. Ừm tuy nhiên anh ấy rất bận nên không phải lúc nào gọi anh ấy cũng được ;( – Tiểu Phương 話そう! 02:00, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Bluetpp: Mai mốt nếu có thể sử dụng các kiểu gõ tiếng Việt trong ULS thì tốt quá. Mình biết rằng AVIM rất cũ kỹ và mã nguồn rất khó hiểu khó bảo trì. Mấy năm qua, sau khi Lt2hieu2004 biến mất và không còn bảo trì bộ gõ này, mình cố gắng hiện đại hóa nó cho phần mở rộng AVIM cho Firefox nhưng cuối cùng chỉ có thể viết lại các phần chung quanh bản gốc. – Nguyễn Xuân Minh 💬 05:21, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến sửa

  •   Ý kiến Tôi nghĩ không nên tắt AVIM trước khi có gì khác để thay thế (hỗ trợ ít nhất là Telex và VIQR). Tôi (và chắc nhiều người khác) vẫn sử dụng AVIM để gõ tiếng Việt trên Wikipedia. Nhiều người sử dụng Wikipedia đang sinh sống và làm việc ngoài Việt Nam có thể không cài bộ gõ tiếng Việt trong hệ điều hành, nên nếu lấy đi thì sẽ không còn cách để họ viết tiếng Việt nữa. Hay là ta vẫn giữ cái gadget AVIM, nhưng không mặc định cài nó nữa — chỉ để ai có nhu cầu thì cài vào. NHD (thảo luận) 02:11, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ cách đơn giản là có bài hướng dẫn bật các bộ gõ mặc định của HĐH hoặc hướng dẫn cài UniKey là được. P.T.Đ (thảo luận) 09:57, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Vì nhiều người đã quen với AVIM, như DHN ở trên, và cũng bởi gadget này có tính lịch sử (vị trí dấu thanh là chính), nên tôi nghĩ chúng ta có thể huỷ mặc định AVIM, đồng thời hỏi WMF tích hợp giúp Telex/VNI (dấu thanh mới: "", "" thay cho "òa", "úy"), để mọi người có thể tự lựa chọn bộ gõ, tuỳ theo thói quen và sở thích của mình. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 03:18, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@DHNNguoiDungKhongDinhDanh: Cảm ơn hai bạn đã cho ý kiến, tôi vừa bổ sung lựa chọn đồng thuận, mời hai bạn bình chọn ở trên. Tiểu Phương 話そう! 03:29, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Lấy ý kiến về việc thay liên kết ở MediaWiki:Upload-url để nó chỉ tới Wikipedia:Trình tải lên tập tin sửa

Đồng thuận triển khai trình tải lên mới. Nghiemtrongdai VN (Thảo luận) 06:57, ngày 28 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Chào các bạn (lần nữa). Sau một thời gian hoạt động, tôi và Nghiemtrongdai VN thấy công cụ tải lên tập tin này là một công cụ tải lên tốt dành cho người dùng mới và đã sẵn sàng để sử dụng rộng rãi (xem thảo luận liên quan). Vấn đề là trình tải lên này chưa được chú ý và sử dụng nhiều (xem ở đây để biết số lượt xem trang). Tôi thấy rằng liên kết MediaWiki:Upload-url đang chỉ tới trang Wikipedia:Tải tập tin lên, liệu các bạn có đồng ý đổi liên kết này đến Wikipedia:Trình tải lên tập tin hay không? Mời các bạn cho ý kiến bên dưới, xin cảm ơn.

P/s: Đây là công cụ sử dụng nhiều bên enwiki, cũng như Commons (nhưng ở đó là trình khác). Hy vọng công cụ này giúp người dùng mới đỡ vất vả trong việc tải lên tập tin. Những ai có kinh nghiệm vẫn có thể sử dụng Special:Upload để tải lên tập tin. – #MASTERENDLESS (thảo luận) 04:08, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng ý sửa

Không đồng ý sửa

Ý kiến sửa

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Diễn viên không nguồn sửa

Tôi thấy nhan nhản nhiều bài về các diễn viên Thái Lan mà không có nguồn kiểm chứng trên wiki. Không rõ các BQV và ĐPV có để ý đến điều này không? Hầu hết các bài đều là do IP tạo mà không thấy có cảnh cáo gì hết. 2001:EE0:4F81:9E50:7D5A:4F7D:51B6:2700 (thảo luận) 09:38, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy nhiều nhưng không biết kiểm chứng kiểu gì, toàn tiếng Thái sao biết đọc. Bạn có phương án nào không? P.T.Đ (thảo luận) 09:54, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ:
Hầu hết các bài đó đều lấy nguồn từ mydramalist. Gắn biển Tiểu sử người đang sống không nguồn là xong.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 15:28, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Công bố nguy cơ phá hoại Wikipedia sửa

Hôm nay em vừa mới qua bên en wiki lấy được hệ thống đánh giá phá hoại giống DEFCON của Hoa Kỳ, sau đó em chép về và sau khi đánh giá TOÀN DIỆN TÌNH HÌNH WIKI hiện tại, em thông báo:

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 2

Nguy cơ phá hoại có nhưng không nghiêm trọng, không thường xuyên, ít và không nghiêm trọng. Cần tăng cường giám sát tình hình và các biện pháp phù hợp.

Đánh giá:
Tình hình rối đã được kiểm soát, phá hoại không quá nghiêm trọng, không có tình trạng thành viên "Chiến tranh". --Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 11:55, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]


DEFCON 5 (ít nghiêm trọng nhất) đến DEFCON 1 (nghiêm trọng nhất). Mức 2 có vẻ nghiêm trọng – — Dr. Voirloup💬 14:08, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mongrangvebet Ngược rồi anh ơi, ban đầu em định để theo bên Anh nhưng mà ở Việt Nam mình thì thường người ta tính cấp độ nghiêm trọng theo hướng chữ số đi lên theo cấp nên em để chữ số 1 là thấp nhất, sau cùng là các chữ 2,3,4,5 là các mức độ cao hơn. Nếu anh không muốn thì em đổi lại cũng được.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 14:36, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn có đánh giá mức độ khác với đánh giá trên, hãy thêm dưới đây bằng mã sửa

{{Thành viên:Thienhau2003/Xây dựng Thienhau2003/Wdefcon
| level = Mức từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất)
| info = Đánh giá vì sao bạn nghĩ là mức này phù hợp
| sign = ký tên
}}

Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 11:55, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đánh giá của các thành viên khác sửa

Alphama Vậy theo bác thì thế nào mới đẹp để em nhập về, trang en:Template:Vandalism_informationen:Category:Wdefcon templates có rất nhiều kiểu khác nhau.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 13:47, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003:
Dùng bộ màu cơ bản thử xem: Cảnh báo mức 1, Cảnh báo mức 2, Cảnh báo mức 3, Cảnh báo mức 4, Cảnh báo mức 5.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:26, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ví dụ thế này:

Tình trạng sẵn sàng phòng thủ Wikipedia
Nguy cơ phá hoại cao. __ __ __ __ __
Rối
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:32, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 1

Nguy cơ thấp, phá hoại rất ít hoặc gần như không có, cộng đồng bình thường.

Đánh giá:
Tôi thấy gần như không có phá hoại khi thử xem thay đổi gần đây. Thỉnh thoảng có nhưng không đáng kể, dễ khắc phục. Đại hùng miêu (thảo luận) 13:38, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

P.T.Đ Có chứ anh, nó giúp biên tập viên mọi quyền xác định nguy cơ phá hoại hiện tại từ đó có thể huy động thêm được nhiều biên tập viên khác tham gia khi cần thiết. Bên Wiki tiếng Đức và Anh, mức độ được phân loại dựa trên mức độ lùi sửa trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Trong một khoản thời gian nào đó mà có quá nhiều lùi sửa thì mức độ phá hoại được xác định ở mức Cao và có thể rất Cao (Bên en hồi 7 giờ tối là Mức 2 - Đỏ). Người ta dùng Bot để xác định mức độ trên, em định tạo một con bot như thế ở đây, nhưng nó không chạy bằng AWB mà lại dùng Pywikibot, phải thiết lập máy chủ Wikimedia, gõ lệnh,..... mà em lại không biết. Không biết anh có kinh nghiệm tạo bot bằng Pywikibot không? Nếu có thì có thể giúp em nhé. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 16:21, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003: Python và pywikibot không quá khó đâu, nếu quyết tâm thì dễ thôi. Bắt đầu từ: https://www.w3schools.com/python/default.asphttps://www.mediawiki.org/wiki/Manual:Pywikibot/vi. P.T.Đ (thảo luận) 16:25, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ biết lập trình Turbo Pascal :)) — Dr. Voirloup💬 16:36, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mongrangvebet Em đồng quan điểm, học 3 năm rồi em chỉ biết pascal và một chút HTML, và hiểu rất sau mã Wiki.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 02:54, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 1

Nguy cơ thấp, phá hoại rất ít hoặc gần như không có, cộng đồng bình thường.

Đánh giá:
Ngày nhiều đóng góp, đêm nhiều link, vài nơi có quảng cáo, tầm nhìn xa số lần xoá trắng nội dung trang dưới 5 lần/tiếng. Ví dụ (thảo luận) 03:39, ngày 19 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 2

Nguy cơ phá hoại có nhưng không nghiêm trọng, không thường xuyên, ít và không nghiêm trọng. Cần tăng cường giám sát tình hình và các biện pháp phù hợp.

Đánh giá:
Có đối tượng thử nghiệm, chơi trò luẩn quẩn với hệ thống, thêm thông tin sai lệch "gây hậu quả nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng". Bảo quản viên "yêu cầu các bộ, ban, ngành tuần tra viên phải có biện pháp xử phạt mạnh tay, nhằm răn đe, cảnh cáo." Ví dụ (thảo luận) 03:39, ngày 19 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 3

Nguy cơ phá hoại hiện hữu, tinh vi, xảy ra thường xuyên, có thể xảy ra đôi lúc nhưng không xảy ra vấn đề nghiêm trọng nào. Cần tăng cường giám sát tình hình và sẵn sàng các biện pháp an ninh hơn mức thông thường.

Đánh giá:
Xuất hiện một nhóm viết bài PR, nhóm khác spam liên kết rác, người này văng tục vào trang thảo luận thành viên, người kia chép dán Google Dịch. Ví dụ (thảo luận) 03:39, ngày 19 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 4

Nguy cơ phá hoại cao, rất tinh vi, xảy ra bất thường, nguy cơ xảy ra vấn đề cao, nghiêm trọng. Cần tăng cường giám sát tình hình và sẵn sàng cho nguy cơ PHÁ HOẠI TOÀN DIỆN.

Đánh giá:
Có người tuyên chiến, liên tục tấn công nhiều cá nhân cụ thể, bảo quản viên hẹn nhau đi nghỉ mát ở Bali. Ví dụ (thảo luận) 03:39, ngày 19 tháng 4 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 5

Nguy cơ phá hoại rất cao, vô cùng tinh vi, xảy ra bất thường và thường xuyên, có thể hoặc đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Cần SỚM NGĂN CHẶN NGAY LẬP TỨC, NẾU KHÔNG HẬU QUẢ SẼ VÔ CÙNG THẢM KHỐC.

Đánh giá:
Kayani, MiG, Free Bloc, StorKnows, C đồng loạt phá hoại, kiểm định viên bận đi leo núiđàm đạo ở tiệc trà. Ví dụ (thảo luận) 03:39, ngày 19 tháng 4 năm -*/2024 (UTC)


Tóm lại mục đích thiết thực của cái này là để làm gì?  A l p h a m a  Talk 03:00, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cho vui. – Keo010122Thảo luận 03:19, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến về vấn đề chạy Bot cho Bản mẫu:Vandalism_information sửa

Em đang có ý định chạy Bot tính toán phá hoại để xác định mức độ phá hoại hiện tại (chạy cho vui thôi chứ hiện tại em cũng không dám dùng Bot sửa lỗi bài viết, xóa bản mẫu, mặc dù mã nguồn có sẫn trên Mediawiki), vấn đề là nó dựa trên tóm lược sửa đổi, mà nhiều thành viên ở đây lùi sửa thường ghi tóm lược nhưng rất ít mà lại không có những cụm từ như "phá hoại",..... Cho em được tham khảo là "Khi chống phá hoại, mọi người thường ghi gì trong tóm lược sửa đổi?" Để em sửa mã nguồn.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 10:12, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Thienhau2003:
Khi chống phá hoại, tôi thường không ghi gì, đơn giản bởi lùi sửa hàng loạt đâu có cần nhập lý do (hoặc gadget tự động nhập thay).
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:18, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NguoiDungKhongDinhDanh Ví dụ mà dùng TW hoặc gadget hay AWB thì em còn xác định được. Chắc em sẽ vòng qua một chút trang thay đổi gần đây vậy.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 10:21, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NguoiDungKhongDinhDanh Em nhìn sơ qua, lượn qua 1 vòng gần như chỉ có vài lùi sửa, còn lại là xóa trang, thêm/xóa/sửa nội dung. Có vẻ hơi ít.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 10:27, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003:
Nếu muốn, bạn có thể xem và phân tích khoảng gần 5000 sửa đổi bán tự động của tôi ở đây (lùi sửa hàng loạt) và đây (hồi sửa của Twinkle, dùng lẫn Twinkle thường và TwinkleGlobal) để có mẫu tóm lược sửa đổi mặc định.
Ngoài ra, Twinkle còn tự động tóm lược dạng "Đã thêm nhãn {{...}}", "Lưu ý chung:...", "Cảnh báo:...", "Cảnh báo cuối cùng:...", "Cảnh báo duy nhất:..."...
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:34, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Một vài gadget trong số này cũng có tóm lược mặc định.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:36, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tình hình phá hoại Wiki hiện tại (cập nhật bởi Bot) sửa

Tình hình phá hoại Wiki hiện tại (cập nhật bởi Bot)
Trực tiếp Mô tả
  • Mức 5 là thấp nhất, mức 1 là cao nhất.
  • Được cập nhật (thử) bởi Bot bán tự động theo lệnh. Dự kiến cập nhật mỗi ngày 3 lần vào buổi Sáng, Chiều, Tối.
  • Những sửa đổi sau đây sẽ được tính khi có từ sau trong tóm lược sửa đổi: revert, reverted, rv , revert (vandalism), rối, lùi lại, hồi sửa, quảng cáo, phá hoại, spam, mạo nguồn, lợi dụng, quảng bá, xoá chú thích, dịch máy, không dịch, mạo nguồn, sai sự thật, giả, xoá trắng, xóa trắng, xóa chú thích, long-term abuse, long term abuse,lta, abuse, rvv , undid
  • Những sửa đổi sau đây sẽ được trừ ra khi có từ sau trong tóm lược sửa đổi: uaa, thử nghiệm, good faith, thiện chí, agf, unsourced, không nguồn, trung lập, unreferenced, self, tự xuất bản, speculat, lan man, yếu, tầm nhìn hẹp, không bách khoa, original research, rv tag, typo, sửa lỗi, incorrect, sai, cần thiết, tiên đoán,thảo luận, format, định dạng

Ái chà, sao nguy cơ thấp thế, thế này thì "chỉ có đi uống cà phê và chờ sự kiện náo đó xuất hiện thôi".Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 14:19, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vô chính phủ -> vô trị sửa

Rồi, cái mình muốn thảo luận là việc chuyển đổi từ "vô chính phủ" trên wiki thành từ "vô trị." Lý do chính của mình là như sau:

"Chủ nghĩa vô trị" thông dụng hơn "chủ nghĩa vô chính phủ" nhiều, ví dụ như là mọi văn bản ở đây, thư viện vô trị Đông Nam Á: https://sea.theanarchistlibrary.org/category/language/vietnamese (để ý thêm tên của thư viện ấy). Chủ nghĩa vô chính phủ là từ mượn từ tiếng Trung Quốc, cũng được nhưng không hoàn toàn là thoát ý trong vài ngữ cảnh. Nghĩa của vô trị rộng hơn "vô chính phủ" và khó gây hiểu nhầm hơn; vô chính phủ có thể hiểu đơn thuần là trạng thái không có chính phủ, còn vô trị thì bao trùm cả sự vô chính phủ và những khái niệm khác miêu tả một hệ thống không có chính phủ. Các văn bản về chủ nghĩa này, ít nhất theo mình nghiên cứu, thì toàn thấy dùng từ vô trị. Thế nên wiki mình cũng nên dùng từ vô trị để những người đọc, nếu muốn nghiên cứu thêm về chủ đề, có thể dễ dàng tìm và đọc mà không bị vướng mắc là các văn bản dùng từ "vô trị" thay vì từ "vô chính phủ".

Tất nhiên là mình không có ý định loại bỏ mọi từ "vô chính phủ" trên wiki để đổi thành "vô trị". Nói cho cùng thì "vô chính phủ" vẫn là một từ đồng nghĩa với từ "vô trị", chỉ ít sử dụng hơn mà thôi. Nhưng mình vẫn muốn ưu tiên dùng từ thông dụng hơn là từ chính để chỉ khái niệm này. — MrMisterer (mhm?) 13:12, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

MrMisterer Cái này nói chung là tùy vào ngữ cảnh mà dùng phù hợp. Nhưng mà trong nhiều trường hợp mình thấy từ "Vô chính phủ" phù hợp hơn với bài về lịch sử và chính trị vì theo từ điển được BBC đăng tải thì:

1. Vô chính phủ là không có tổ chức, không có trật tự,hỗn loạn…tư tưởng (chủ nghĩa) vô chính phủ cho rằng nhiệm vụ cách mạng trước hết là phải giải phóng cá nhân, xóa bỏ nhà nước và chính quyền…cho rằng chuyên chính vô sản (cướp chính quyền) là không cần thiết (Từ điển tiếng Việt).

2. Tình trạng hỗn loạn, vô trật tự (anarchie,anarchisme- Từ điển Pháp Việt- Đào duy Anh).

3. Không có sự kiểm soát trong xã hội, tình trạng không có pháp luật,hỗn loạn(anarchy,anarchism-từ điển Anh Việt,viện Ngôn ngữ học).

Qua đó có thể hiểu rằng cái nghĩa "Vô chính phủ" này nó nhiều nghĩa phù hợp hơn khi sử dụng trong bài về lịch sử và chính trị do tính chất nghĩa của nó. Còn cái "vô trị" có vẻ chung chung quá, có thể nói về "không trị được" ai đó,..... . Mình có tra Google thì từ "Anarchism" trong tiếng Việt được dịch thành "Vô chính phủ" nhiều hơn nhiều so với nghĩa "vô trị". Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 13:27, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thienhau2003 Cảm ơn bạn nhé. Có điều mình thấy trang BBC ấy cũng khá cũ rồi mà ngôn ngữ là một thứ luôn thay đổi. Cái thư viện vô trị Đông Nam Á ấy là do chính người vô trị Việt Nam viết và dịch, cập nhật thường xuyên nên phản ảnh ngôn ngữ được sử dụng ngày nay trong chính các nhóm ấy. Thay đổi từ này chính là vì mình muốn những người đọc các trang wiki có thể dễ dàng chuyển đổi sang đọc các văn bản tiếng việt đi sâu hơn về chủ đề này. Ừ, thì google cho nhiều kết quả cho vô chính phủ hơn, nhưng từ này lại ít thấy sử dụng trong văn bản đi sâu vào chủ nghĩa. Trong khi đó, nếu bạn có xem cái nguồn mình link, từ này dùng rất nhiều trong các văn bản đi sâu.
Mình đồng ý với bạn là sử dụng thì tùy theo ngữ cảnh, nhưng mình lại không đồng ý là tính chất rộng của từ này nghĩa là nó không nên được sử dụng. Vô chính phủ có thể gây hiểu nhầm vì nó vừa có nghĩa là hỗn loạn, vừa có nghĩa là tình trạng vô trị. Hai thứ này khác nhau bạn nhé. Vô trị nghĩa rộng là chính xác vì vô trị không chỉ đơn thuần là không có chính phủ. Nó bao gồm nhiều thứ khác nữa vì nó phản đối mọi hình thức phân cấp bậc, như là giai cấp hay phân biệt chủng tộc, giới tính. Nên thực sự vô chính phủ để chỉ chủ nghĩa vô trị là khá sai chính vì nó quá hẹp nghĩa, nghĩa đen chỉ ám chỉ chống lại chính phủ, không phải nghĩa thật là chống lại mọi thứ "thống trị", xiềng xích con người.
Trong tiếng Anh, những thứ phân cấp bậc nói trên là "hierarchy", và vô trị là "anarchy." Bạn có thể thấy một mối liên hệ... Gốc từ anarchy là từ Hy Lạp "anarchos" ("không người thống trị"), do kết hợp a- + archos ("người thống trị"), nghĩa đen thì thành "không người thống trị". Dịch ra tiếng Việt thì thành "vô trị" thôi. — MrMisterer (mhm?) 14:27, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hướng dẫn này đã được nhiều thành viên cộng tác với nhau trong quá trình dịch thuật, và có chỉnh sửa để thích ứng với dự án tiếng Việt. Mời các bạn góp ý để trở thành hướng dẫn chính thức.  A l p h a m a  Talk 09:20, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người đến tham gia thảo luận. Nguyenhai314 (thảo luận) 11:11, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi lướt qua trang OTRS trên Meta thì thấy bên họ đã đổi tên thành VRT (Volunteer Response Team, tạm dịch: Nhóm tình nguyện viên phản hồi). Mxn là người đề xuất đổi tên, mời các bạn tiếp tục thảo luận tại trang này để đổi tên cho phù hợp với trang OTRS và các bản mẫu liên quan. Xin cảm ơn. – #MASTERENDLESS (thảo luận) 15:14, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Danh sách thư mời của Wikipedia tiếng Việt trước giờ không thống nhất, công khai và nắm rõ ý định của từng thành viên. Nay tôi tạo không gian này nhằm giúp hiểu rõ và phân loại tốt hơn những thành viên nào muốn nhận thư mời để tham gia biểu quyết hay không, mời các bạn ghi danh nếu muốn nhận thư mời.  A l p h a m a  Talk 09:21, ngày 23 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin ý kiến của các thành viên có kinh nghiệm, không biết bài này có triển vọng phát triển thành DSCL không? Trong quá trình thêm nguồn thì tôi thấy được có cực kỳ nhiều nguồn về loạt phim này, trải dài từ đầu thập niên 2000 đến giờ, chưa kể các giải thưởng kéo dài qua các giai đoạn, Việt Nam hiếm có loạt phim nào được như vậy. Tôi thì chỉ được mỗi cái tìm nguồn thôi nên hy vọng các thành viên hỗ trợ để phát triển bài này. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:31, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn cứ vin vào Wikipedia:Tiêu chuẩn danh sách chọn lọc là được, tôi nghĩ là rất có khả năng.  A l p h a m a  Talk 15:25, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chắc là cứ bắt chước bài How I Met Your Mother (mùa 1) là được.  Băng Tỏa  11:56, ngày 25 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Wikipedia:Thảo luận/Lưu 66/Đề xuất thêm quyền "Người di chuyển trang" và "Người di chuyển tập tin" từ Wikipedia tiếng Anh

Tôi vừa hoàn thành xong quy định này, mời các bạn cho ý kiến nếu có ở Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (địa điểm) hoặc hãy tự sửa đổi nội dung trong bài nếu muốn cho phù hợp với dự án tiếng Việt.  A l p h a m a  Talk 13:48, ngày 25 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

TỪ BIỆT WIKI, CẢM ƠN MỌI NGƯỜI sửa

Hôm nay em đã có điểm chính thức. Tính ra khoảng 22, đồng nghĩa là em đã rớt HẦU HẾT các trường đại học Công, ngoại trừ Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thật sự em quá THẤT VỌNG VỀ KẾT QUẢ NÀY, KHÔNG THỂ TIN LÀ MÌNH LÀ THI TỆ HẠI ĐẾN NHƯ THẾ, EM KHÔNG THỂ MUỐN BỎ HẾT NỔI ĐAU VÀ KHÔNG BAO GIỜ CHẤP NHẬN VIỆC NÀY. THẬT SỰ LÀ EM CÓ Ý ĐỊNH TỪ BIỆT WIKI TẠI ĐÂY, ĐỒNG NGHĨA VỚI VIỆC LÀ CÁC ANH CÓ THỂ RÚT QUYỀN ĐIỀU PHỐI VIÊN CŨNG ĐƯỢC. EM THẬT SỰ ĐANG SUY NGHĨ VỀ TƯƠNG LAI CỦA EM. CẢM ƠN CÁC ANH ĐÃ ỦNG HỘ EM VỪA QUA.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 11:29, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Thienhau2003:
Đừng lo lắng quá. Ngõ chỉ cụt khi tâm trí xoay vòng.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:46, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003 Bình tĩnh đi em ơi. Với cơ chế thi hiện nay thì không bao giờ có chuyện em rớt hết trường công được, quan trọng là em muốn như thế nào thôi. Điểm này dư điểm vào hơn một nửa số ngành ở Đại học Bách khoa Đà Nẵng chứ đừng nói là những trường khác. Em đặt mắt nhìn trường top ở SG thì có thể thấy tuyệt vọng chứ nhìn rộng hơn thì cơ hội còn nhiều lắm. Vào ĐH rồi mới thấy, dăm ba điểm thi ĐH không ăn thua gì đâu. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:52, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tự tin lên cậu ơi. Mình thi cũng được có 24, nhưng là năm 2018. Đằng nào cũng phải tiến tiếp thôi, ở nhà một năm ôn lại nản lắm, ôn lại một năm mà năm sau cậu bật phát lên 28 điểm thì mới có hi vọng, không thì thôi, học aptech cũng được. Mức điểm này thực tế là thấp với phổ điểm năm nay, năm trước thì chắc là trượt hết các trường công lập có tiếng. Đại học không phải là con đường duy nhất, mình chọn đường khác, cứ xách ba lô mà đi thôi. Chuyên Gia Đọc Lệnh Đại hùng miêu (thảo luận) 14:01, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mấy anh chị trên nói đúng đó em. Ở thời điểm này thì có thể hụt hẫng, nhưng sau này thì thật ra không có gì đặc biệt cả. Trường Sư phạm vẫn có hệ đào tạo lập trình viên phổ thông (CNTT), không phải bằng sư phạm tin học (do đó sẽ không được miễn học phí như các ngành sư phạm). Đây cũng là trường mạnh và nổi tiếng. P.T.Đ (thảo luận) 13:30, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003:: Đừng buồn mà bạn ơi...điểm năm nay tôi thi cũng chỉ được cỡ 24 thôi...tính ra là tui cũng rớt hầu hết các trường tui chọn...mà cũng đừng lo,bạn cũng có thể chỉnh sửa nguyện vọng để phù hợp với điểm số hơn mà, hoặc là bạn có thể dùng điểm thi bên Đánh Giá Năng Lực để xét tuyển cũng được mà...như tui nè :)))) Đừng bỏ Wiki nha bạn ơi...đóng góp của bạn đã khiến cho Wki trở nên tốt hơn nhiều và tui nghĩ rằng Wiki rất cần những người như bạn đó...Cố lên, không có gì là không thể ├┬┴┬┴┤N.A.F.T.A├┬┴┬┴┤ 14:10, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ngày xưa thế hệ tôi thi tầm 15 điểm trở lên là vênh mặt lắm rồi, các bạn thi trên 20 điểm là quá ngon rồi còn gì. Đời người là quãng đường dài, ai bước đi được dài hơn mới là người chiến thắng. Câu nói này thấm lắm các bạn ơi, giả sử bạn đủ điểm vào trường ngon rồi sau đó bạn không thể ra nổi đại học thì thế nào? Khi bạn học đại học, người ta sẽ hỏi bạn học trường nào. Khi bạn có bằng Thạc sĩ thì người ta cũng hỏi bạn học Thạc sĩ ở đâu chứ không ai quan tâm bạn học đại học trường nào,... Cái gì cũng có quy luật, tuổi trẻ mà thành công quá nhiều chưa hẳn là điều tốt đâu.  A l p h a m a  Talk 14:24, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ở Việt Nam có một thực tế hoặc điểm thi rất cao, vào trường top hoặc không gì cả. Nếu xác định không đạt được điểm số như kỳ vọng, không vào được trường mình mong muốn thì trước tiên nên xác định trước cho mình một cái nghề để nuôi sống bản thân đã. Xã hội bây giờ tuy dần trọng cái tài nhưng còn trọng hình thức nhiều. Nếu xác định cần một cái nghề ổn định thì cứ mài đũng quần trong trường đại học đủ 4 năm với cái ngành nguyện vọng 2, ngành dự bị, ngành được bố mẹ sắp xếp, học tà tà thôi, cố gắng lên lớp nghe giảng cho đủ tiết, hạn chế rớt môn, làm sao cho ra trường với tấm bằng loại trung bình khá phòng thân là được, giỏi thì càng tốt. Trong lúc học cố tích lũy thêm cho mình vốn sống, dành cho mình 1 khoản để đầu tư cho các khóa học online, các khóa học thực tiễn đi đôi với ngành mình học (với Hậu tôi nghĩ các khóa lập trình cũng khá hợp lý), các khóa đào tiền crypto, khóa đầu tư tài chính hay bỏ tiền học ngoại ngữ để phòng hờ khi ra trường khó quá thì "bay" luôn sang nước ngoài học nghề, không thì vừa học vừa tập tành làm "du túp bơ" dạy trang điểm, du lịch, ăn uống, hoặc pha trò như Nờ Tờ Nờ, biết đâu sau này nổi tiếng. Có năng khiếu thì stream game, làm idol tik tok... Còn xác định học đại học không được, không đủ đam mê, không đủ động lực thì cứ "Bố mẹ ơi con bỏ". Tốn tiền gia đình mà lại chẳng được gì, mất thêm 4 năm vô ích. Cứ lên đường nhập ngũ vài năm rồi về làm công nhân, gom góp ít vốn rồi xuất khẩu lao động. Nói chung, cuộc đời còn dài lắm. Thành bại đều do mình cả. Điểm đại học thấp nó chả là gì so với những thứ sau này bạn phải trải qua. Mới bước hụt đã vội nản chí thì sau này sao có thể đương đầu với những thử thách lớn hơn được? ^_^ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:44, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thôi, nói chứ cũng đồng cảm với em nó. Các anh cứ bước hụt như em nó xem. Tạch đại học nó chưa là gì so với thất nghiệp, vợ con ốm đau, toi mạng, v.v... Nhưng đó là về sau, còn so với trước đó, khoảng thời gian 12 năm phổ thông, nó là đòn đau nhất. Anh thấy chú quyết tâm đại học lắm, ở lại học một năm cũng không sao. Anh có thằng bạn đậu hậu cần theo ý ông già cựu chiến binh, mới đầu nhập trường vui vẻ, ảnh ọt quân phục hoành lắm, sau chán quá, bạn bè nó bay nhảy phố phường, mình thì hông khác gì đi tù. Học được một kỳ, bỏ luôn, năm sau thi đủ điểm vào Khoa học máy tính Bách khoa, mà nó nhảy sang ngoại thương học. Chậm một năm nhưng vẫn thoải mái. Vừa hỏi bọn loanh quanh nhà, thấy điểm 22 thế thấp quá, nhà không có điều kiện không chọn được trường công tốt đâu, lại ý thích nữa. 27.66.46.209 (thảo luận) 17:06, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  • Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công. Nhà sáng lập của Facebook, Microsoft và Apple đều bỏ đại học để theo đuổi ước mơ của họ. Họ đều nghĩ đại học lãng phí thời gian của họ. Dĩ nhiên, rất ít người có thể đạt tới đỉnh cao thành công như họ, nhưng họ đã chứng minh là đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công. Điều quan trọng nhất là never to give up. Naruto đã không trở thành Hokage nếu cậu ta bỏ cuộc sớm. Chúng ta vấp ngã bao nhiêu lần không quan trọng; điều quan trọng là chúng ta đã học được những gì sau mỗi lần vấp ngã đó. Thomas Edison thất bại 1000 lần mới phát minh ra cái bóng đèn (một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại). Bạn chỉ thật sự thất bại khi bạn bỏ cuộc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:24, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Và, tôi nghe nói là ông ấy đã thí nghiệm đến hàng chục nghìn lần để phát minh ra một loại ắc quy Martin L. KingI have a dream 03:02, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:Baoothersks Thomas Edison bị đuổi học vì "học quá ngu", nhưng ông đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất thể kỷ 20 với hàng trăm các phát minh khác nhau. Một số người không phù hợp để đi học ở trường lớp vì họ quá thông minh. Họ tự học có lẽ sẽ tốt hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:51, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thực ra Edison có phải "thiên tài" với hàng trăm phát minh hay không vẫn còn là một câu hỏi khó, bởi với tư cách là một nhà (chôm chỉa) "phát minh" kiêm kinh doanh, ông đã "ghi tên" mình vào danh sách chủ nhân của nhiều bằng sáng chế khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là vụ kiện của công ty Swan United Electric Light Company do Joseph Swan sáng lập, người mà số đông tin rằng (và đã chứng minh) mới thực sự là cha đẻ của bóng đèn dây tóc. Suy cho cùng thì Edison vẫn chỉ là một tay săn phát minh (giống A. G. Bell), chuyên dùng tiền mua lại bằng sáng chế của người khác rồi biến nó thành của mình. Nguyenhai314 (thảo luận) 05:26, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguyenhai314 Edison không hẳn là thiên tài, nhưng rõ ràng ông là người rất thành công trong cuộc sống. Những gì ông làm là hợp pháp và chả khác gì mấy công ty công nghệ lớn bây giờ ví dụ như Apple, Google và Microsoft vân vân. Tất cả những gì nhân viên phát minh ra đều thuộc quyền sở hữu của công ty. Nếu vậy thì tất cả các công ty công nghệ bây giờ đều là những công ty chôm chỉa công nghệ của người khác hay bóc lột chất xám? Nếu dễ vậy thì ai cũng làm được nhưng sự thật thì số người làm được chỉ đếm cho đầu ngón tay. Và, đúng là ông không phải là người đầu tiên tạo ra bóng đèn, nhưng ông là người đầu tiên tạo ra bóng đèn đủ rẻ và hiệu quả để bán. Nói nôm na là phiên bản bóng đèn của Edison là tốt nhất vào thời điểm đó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:13, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Edison chắc chắn có nhiều tiền, tức là có "tài" rồi.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:31, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cái tôi đang nhấn mạnh ở đây là sự "thần tượng hóa" hay "truyền thuyết hóa" về một nhân vật không đến mức phải sùng bái như vậy, trong khi sự thực về con người mà họ sùng bái hay thần tượng không tốt đẹp như vậy, thậm chí còn có phần "xấu xa". Trong trí tưởng tượng của nhiều người (có cả những người ở đây) có thể Edison là một gã trung niên, đeo kính cận, cặm cụi với bàn tay lấm lem, ngày ngày lủi thủi bên phát minh "vĩ đại" của mình (nhưng thực chất lại là lão già với bộ vest sang trọng đắt tiền, bận rộn với việc chìa các hợp đồng mua bán chất xám?) Về mặt pháp lý thì đúng là Edison là người đầu tiên "phát minh" ra bóng đèn dây tóc (vì ông là người sở hữu bằng sáng chế hẳn hoi), nhưng lịch sử luôn luôn công bằng. Không ai thoát khỏi vòng cương tỏa của quá trình xét lại lịch sử và lịch sử thì luôn ghi nhận "sự thật". Quốc hội Hoa Kỳ từng đã "trả lại một phần danh dự" cho công dân Antonio Meucci, người vì không đủ 10$ cho chi phí "bằng sáng chế" và bị Bell giật luôn phát minh điện thoại. Bào chữa thế nào thì Edison cũng không phải người đầu tiên phát minh ra bóng đèn (theo cách mà chúng ta hiểu về cụm từ "phát minh", invention), hay Bell là người đầu tiên phát minh ra điện thoại. Đó chỉ là một sự ngộ nhận của lịch sử. Còn về việc nhiều tiền đồng nghĩa với có tài thì cũng có phần đúng, nhưng chưa hẳn. Việc quan trọng là cần truy nguyên nguồn gốc mà một tay có tiền (và tài) sở hữu xem từ đâu ra. Nếu đó là tài sản của cha mẹ hắn để lại hay vô tình "trúng vé số" thì liệu "có tiền" có đồng nghĩa với "có tài" nữa không? – Nguyenhai314 (thảo luận) 08:30, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314: Mình tính nghỉ hưu sớm hôm nay cho tròn một năm. Đọc lại thảo luận wiki mới nhận ra chưa chào bạn và đọc thảo luận của bạn thấy buồn cười quá. Chắc bạn xem cái video này của thằng Dưa Leo (cấm cãi). Cái giỏi của Edison là khả năng kinh doanh, đầu tư cho công nghệ, chính nhờ "lực" của ông ta mà vô vàn sản phẩm được sử dụng rộng rãi, qua đó mà dần dần chúng còn được cải tiến phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của con người. Có biết tại sao nhiều tay phải bán phát minh cho lão không, nếu có tiền, có cơ, có khả năng marketing như lão thì có mứt mà mấy tay ấy chịu bán ấy, nhưng vấn đề là không có. Tôi hỏi bạn dạng như Steve Job thì phát minh cái gì? Apple có gì bước ngoặt quá đâu? Phát minh đôi khi không phải là tất cả, không thằng này thì thằng khác tìm ra, cái tâm, cái tầm áp dụng phát minh đó thay đổi xã hội mới là vĩ đại, hiểu chưa. Tàu phát minh, quân sự hóa thuốc súng đầu tiên, anh em Tây lông không biết học mót ở đâu nhưng sau vài thế kỷ thì bắn cho Thanh binh chạy tụt quần. Nói chung văn học nước nhà toàn dạy anh em về Chí Phèo, Lão Hạc, đâm ra anh em ghét người giàu hơn mình, cứ giàu có, quyền thế hơn là chửi. Đến nền kinh tế số hai thế giới với năng lực sản xuất vô biên mà anh em còn chửi nó là rẻ rách ăn cắp công nghệ được. Hê hê, xem ít Dưa Leo thôi, tay này chỉ lừa bọn thất học, bớt chửi tinh hoa và bất mãn xã hội lại, lo cày cuốc. --Đại hùng miêu (thảo luận) 19:45, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Edison, đứa con hưởng thừa kế, hay tay trúng vé số "có tài" hay không thì tôi không chắc, nhưng họ đều "có tài" cả.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 08:41, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Hahahaha đã hiểu ý bạn ^_^ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:03, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có tài với xấu xa hoàn toàn khác nhau. Hitler có tài không? Có. Hitler có tài hùng biện và lèo lái chính trị rất giỏi. Hitler là người xấu xa? Chính xác, ông là một trong những người ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Tôi chưa bao giờ nói giàu = có tài. Tiền thừa kế từ ba mẹ vs tiền mình tự làm ra thì nó khác nhau nhiều lắm. Tôi cũng đồng ý Edison không phải là người đầu tiên phát minh ra cái bóng đèn, nhưng ông là người đầu tiên tạo ra cái bóng đèn có năng suất cao và rẻ tiền. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:45, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • Cuộc đời này là một hành trình vô định. Bạn có thể vấp ngã, có thể rơi xuống hố... nhưng bạn có thể đứng dậy và bước tiếp trên con đường, quan trọng là bạn có nghị lực hay không. Đường đời chỉ chấp nhận những kẻ có nghị lực, có niềm tin. Đừng vì trượt đại học mà nản. Ai đó đã nói rằng "Nếu bạn nhìn thấy đích đến của mình, thì cả thế giới sẽ nhường đường cho bạn", nhiều thiên tài đã thấp điểm khi đang ngồi trên ghế nhà trường, hay thậm chí là bỏ học để thực hiện ước mơ của mình, và, họ đã đạt được ước nguyện. Bạn cũng thế, nếu bạn có niềm tin thì tôi tin rằng bạn sẽ làm được... Martin L. KingI have a dream 03:07, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nói thế chứ nhà Bill Gates cơ to lắm em ơi và lão bỏ học Havard chứ có phải tạch đâu, thằng Naruto thì là con của một Hokage huyền thoại, học trò của một Hokage khác là Hatake Kakashi, và Jiraiya, một trong ba Sannin Huyền thoại, chưa kể quả cửu vỹ nữa. Khuyết điểm trời sinh duy nhất của thằng này so với thằng Sasuke là không đẹp trai bằng. Đại hùng miêu (thảo luận) 03:12, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Con của tổng thống hay con của Hokage gì đi chăng nữa thì nếu không nỗ lực hết mình thì cũng chả đạt được thành tựu gì đáng tự hào cả. Cùng lắm kế thừa tài sản của bố mẹ thì chả có gì hay ho để mà thiên hạ nể phục. 3 nhà sáng lập chính tạo ra Facebook, Microsoft và Apple không có ai sinh ra từ nhà giàu cả. Tất cả đều xuất nguồn từ gia đình trung lưu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:46, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  Bình luận: Mọi người có lời gì động viên bạn ấy nên dùng chức năng gửi thư điện tử, hoặc viết lời nhắn tại trang thảo luận thành viên, không nên biến đây từ nơi thảo luận dự án thành một diễn đàn tâm sự chuyện cá nhân. Đức Anh User:Đức Anh(thảo luận) 04:04, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu thực sự bạn cảm thấy việc rời khỏi Wiki một thời gian là cần thiết, bạn có thể tạm dừng lại tại đây. Với những ý kiến của các thành viên khác đã nêu ra ở trên, mình xin phép không có ý kiến gì thêm. Nhưng, thi đại học dù thế nào cũng là một điều rất quan trọng, nói khác đi thì nó có thể định đoạt cả tương lai địa vị của mình sau này vì môi trường tốt mới tạo ra năng lực tốt, từ đó sẽ giúp kiếm việc cũng như xây dựng địa vị một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chỉ trượt đại học mà mình mong muốn thôi thì chưa có gì quá nặng nề cả, vẫn sẽ có nhiều con đường khác cho bạn. Hi vọng sau một thời gian nữa sẽ được gặp lại Thienhau2003 ở một trạng thái lạc quan và vui vẻ hơn, mến. Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:56, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn các anh đã cho em những lời khuyên chân thành, em đã suy nghĩ và quyết định dù gì mình vẫn còn cơ hội vào đại học vẫn là tốt lắm rồi, em cũng còn cơ hội cho những ngành chất lượng cao của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Em còn 1 tháng nữa mới đổi và em đang phân vân nên vào Đại học sư phạm hay công nghiệp đối với CNTT đây?. EM quyết định sẽ tiếp tục làm Wiki hơn 2 tuần nữa, cộng với việc học năng lực chuẩn bị thi.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 05:49, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

21:11, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)

Đề xuất dạng đề cử lấy ý kiến trước khi đề cử chính thức nội dung chất lượng (BVT, BVCL, DSCL) sửa

Theo thảo luận trước đây chưa nhận được sự quan tâm, tôi mở lại thảo luận tìm đồng thuận ở đây luôn nếu có thể. Xin trích lại ý kiến:

 A l p h a m a  Talk 04:59, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến sửa

  •   Ý kiến Các bạn đơn giản hóa được khôngg, việc phức tạp hóa khiến ý định ban đầu của tôi bị đi xa quá. Đơn giản là chỉ đưa ra 1 dạng biểu quyết lấy ý kiến thôi mà. Chẳng phải từ những câu đơn giản thì thành bài sơ khai và từ đó dần dần mới thành bài viết có sao? Sao cần đặt ra quá nhiều chuẩn như vậy?  A l p h a m a  Talk 14:24, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy cách tôi đơn giản mà nhỉ. Bạn muốn nhập chung việc bình duyệt vào các không gian hiện có, nhưng không rõ lộ trình nhập kiểu gì, hình thức nào, và gây lo ngại làm thay đổi tính chất ban đầu của các không gian đó (tính bản sắc - identity) thì mọi người lo ngại, chưa thể đồng ý xuôi để mau đồng thuận. Đề xuất nhưng phải có kịch bản tương lai nó trông thế nào để mọi người yên tâm. P.T.Đ (thảo luận) 15:04, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Cá nhân tôi được chọn, tôi thích hệ thống bình duyệt theo tiểu dự án. Nghĩa là các tiểu dự án sẽ bình duyệt và thẩm định chất lượng (mức B->A, tương đương với BVT/BVCL). Hệ thống này mang tính chuyên môn cao hơn, vì các thành viên trong dự án thường am hiểu về chủ đề hơn so với những thành viên ngoài dự án, từ đó đưa ra mức thẩm định chuẩn xác nhất để gửi bài đi ứng cử. Có một vài dự án từng thực hiện tốt quy trình này (Anime và Manga; Công giáo...). Mặc dù vậy với nhân lực hiện tại thì thẩm định, bình duyệt theo phương thức này dường như bất khả thi. Hy vọng trong tương lai, khi số lượng biên tập viên dồi dào hơn thì mọi chuyện sẽ khác. Nguyenhai314 (thảo luận) 01:18, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đổi Wikipedia:Tải tập tin lên thành Wikipedia:Tải tập tin lên/old và đổi liên kết trang đổi hướng vừa tạo ở Wikipedia:Tải tập tin lên đến Wikipedia:Trình tải lên tập tin sửa

Mời các bạn tham gia thảo luận tại Thảo luận Wikipedia:Trình tải lên tập tin#Vấn đề đổi Wikipedia:Tải tập tin lên thành Wikipedia:Tải tập tin lên/old và đổi liên kết trang đổi hướng đến đây. – #MASTERENDLESS (thảo luận) 13:53, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hỏi ý kiến sửa

Đà Nẵng có trường Nguyễn Khuyến, trước là trường chuyên cấp 2, sau đó thì bỏ chuyên nhưng được Huân chương Lao động hạng 3. Nay thì thành trường cấp 2 - 3 luôn rồi. Vậy cái Huân chương Lao động này có được tính là đủ độ nổi bật không? – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 14:07, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Độ nổi bật được tính trên tổng bề dài lịch sử của chủ thể nên tôi nghĩ là có. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:23, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có Huân chương Lao động thì tất nhiên đủ nổi bật. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:24, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cuộc chạy đua số lượng với nền tảng rộng gấp hàng trăm lần Dịch máy Ba Lan sửa

Hiện bên MetaWiki đang có một cuộc thi nho nhỏ, với khoảng vài ngàn đô thẻ quà tặng và đồ lưu niệm làm giải thưởng, cùng vài ba tấm bằng lấp lánh ánh sao dùng để tôn vinh (có thể là) những hình ảnh không liên quan nằm trên đầu hàng vạn bài viết.
Trang Tin nhắn cho bảo quản viên bên en.wiki cũng đang có thảo luận rất căng thẳng; số đông nghiêng về phương án kiểm soát chặt chẽ, và cấm hẳn cuộc thi trong trường hợp ngoài tầm xử lý.
Tôi đã nhờ bảo quản viên @P.T.Đ: viết giúp một bộ lọc để nhanh chóng tìm ra những sửa đổi có tóm lược dạng hashtag #WPWP và #WPWPARK, nên nếu tình cờ để ý thấy các sửa đổi bị gắn thẻ này, vui lòng kiểm tra kỹ càng và lùi sửa nếu cần thiết. Những người này thường không có thiện chí thảo luận, nên sau khi cảnh báo đủ 3 lần với 3 sửa đổi không hữu ích, hãy báo cáo trực tiếp ở Tin nhắn cho bảo quản viên. Tôi cũng đề nghị NhacNy2412 (Thienhau2003Băng TỏaBaoothersks)Alphama — Nguyentrongphu — P.T.Đ — Thái Nhi — Bluetpp - DHN — [[User:{{{2}}}|{{{2}}}]] @Nhóm Quản trị viên: xử lý mạnh tay với những thí sinh này, ngang, hoặc hơn, so với các thí sinh lạm dụng Dịch máy.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:25, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

May mà cuộc thi này chỉ khuyến khích dùng hình sẵn có của Commons để minh họa cho bài viết chứ không khuyến khích up hình mới. Bởi tôi nghĩ là với kho hình hiện tại và vô vàn backlog đang chờ xử lý thì các sysops Commons cũng đang sấp mặt lắm rồi =))  Băng Tỏa  22:03, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vẫn có vài trường hợp dùng ảnh không giấy phép, vi phạm bản quyền, nên cẩn thận vẫn hơn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:42, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]