Wikipedia:Thảo luận/Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính

Bài này đang được tiến hành Biểu quyết tại ː Wikipedia:Thảo luận/Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính/biểu quyết

Quy định hiện hành đã được cộng đồng thông qua sửa

Chi tiếtː Wikipedia:Độ nổi bật (người)

  • Những người đã từng giữ chức vụ chính trị ở mức quốc tế, quốc gia, hay mức đầu tiên dưới mức quốc gia (ví dụ: tỉnh hay bang), trong đó bao gồm cả các thành viên quốc hội hay nghị viện và các chánh án tòa án.
  • Các chính khách quan trọng của địa phương đã được đề cập nhiều trên truyền thông. Thông thường, thị trưởng của những thành phố lớn và quan trọng có khả năng thỏa mãn tiêu chí này, các thành viên của chính quyền thành phố chính cũng tương tự.
  • Việc một người được bầu là quan chức địa phương, hay một ứng cử viên cho một chức vụ chính trị, không đảm bảo là người này đủ độ nổi bật. Dù vậy, những người như vậy vẫn có thể đủ nổi bật nếu họ thỏa mãn tiêu chí chính về độ nổi bật rằng họ "được nói đến nhiều tại các nguồn độc lập đáng tin cậy."

Ý kiến cá nhân sửa

1. Phương án 1. Tính cả cấp phó (ở cấp tỉnh và cấp Bộ tương đương trở lên)

Tại quy định hiện hành trên này nêu rõ độ nổi bật (người) ở cấp Tỉnh và cấp Bộ trở lên. Như vậy chiểu theo đúng quy định Wikipedia về độ nổi bật (người) về chính khách này thì người đảm nhiệm các chức vụ sau sẽ đủ độ nổi bậtː
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, Bộ trưởng (và tương đương chức danh đó)
  • Các cấp phó củaː Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy và Thứ trưởng (và tương đương chức danh đó)
  • Các Chức danh tương đương Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương cũng có thể đảm bảo độ nổi bật. (Xem chi tiết cấp tương đương tại bảng chức danh lãnh đạo phía dưới ở hệ số 1.05)

2. Phương án 2 Chỉ tính cấp trưởng ở các cấp theo chuyên ngành trở lên (không tính tương đương).

  • Hiện nay, theo thể chế chính trị Việt Nam thì có 4 nhánh thuộc mức độ cấp Quốc gia đó làː Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.
  • Mức đầu tiên dưới mức quốc gia (Xem chi tiết ở Phương án 2 phía dưới)

3. Phương án 3 Tính cả cấp phó (ở cấp tỉnh và cấp Bộ tương đương trở lên) và một số chức danh khác. (Xem chi tiết ở Phương án 3 phía dưới)

4. Phương án 4 Các chính khách đang hoặc đã từng được dân bầu chọn trực tiếp hay gián tiếp vào một vị trí chính trị trong chính quyền cấp đầu tiên dưới cấp quốc gia trở lên ở cả ba nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp và các chức danh ở phương án 1, 2, 3 (Xem chi tiết Phương án 4 phía dưới)

5. Mong Cộng đồng đóng góp ý kiến thêm về vấn đề này dựa trên đề xuất các phương án trên để bổ sung và sửa đổi lại quy định Wikipedia về độ nổi bật (người) về chính khách để đảm bảo chuẩn xác, chi tiết, cụ thể nhằm áp dụng lâu dài sau này để tránh gây tranh cãi chỉ vì quy định cũ mang tính chung chung không chi tiết. Xin cám ơn ǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 05:31, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bảng đề cử chức danh theo Phương án 1 sửa

Xem chi tiếtː Chức vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đề cử bổ sung chức danh tương đương Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương trở lên.
Nhóm Hệ số Nhà nước-Chính phủ Đảng Cộng sản Quốc hội-Tòa án Mặt trận Tổ quốc - Đoàn thể
Chức danh lãnh đạo
13.00
  • Chủ tịch nước
  • Tổng Bí thư
12.50
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Chủ tịch Quốc hội
12.00
  • Thường trực Ban Bí thư
11.10
  • Phó Chủ tịch nước
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Trung ương
10.40
  • Phó Thủ tướng Chính phủ
  • Đại tướng
  • Bí thư Trung ương Đảng
  • Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
  • Phó Chủ tịch Quốc hội
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
  • Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
9.80
  • Thượng tướng
  • Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
9.70
  • Bộ trưởng
  • Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
  • Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
  • Tổng Kiểm toán Nhà nước
  • Chủ tịch UBND TP.Hà Nội
  • Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh
  • Trưởng ban của Ban thuộc Trung ương Đảng
  • Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
  • Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  • Tổng biên tập Báo Nhân dân
  • Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản
  • Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội
  • Phó Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh
  • Chủ tịch Hội đồng dân tộc
  • Chủ nhiệm Ủy ban của QH
  • Chủ nhiệm Văn phòng QH
  • Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội
  • Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh
  • Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách của TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
  • Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Mặt trận Tổ quốc
  • Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động
  • Chủ tịch Hội Nông dân
  • Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
  • Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
  • Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
1.40
  • Chủ tịch Viện nghiên cứu khoa học thuộc Chính phủ
  • Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Quân đội)
  • Phó trưởng ban của Ban thuộc Trung ương Đảng
1.30
  • Thứ trưởng
  • Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
  • Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
  • Giám đốc Đại học Quốc gia
  • Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước
  • Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
  • Phó trưởng ban Đảng Trung ương
  • Phó Chánh văn phòng Trung ương và tương đương
  • Bí thư Đảng ủy Ngoài nước
  • Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương
  • Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Phó Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  • Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
  • Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân
  • Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
  • Phó Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội
  • Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội
  • Trưởng ban thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội
  • Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
  • Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
  • Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
  • Phó Chủ tịch Đoàn thể Trung ương
  • Chủ tịch Hội và tổ chức phi Chính phủ hạng 1 trực thuộc Trung ương
1.25
  • Tư lệnh, Chính ủy Quân khu (và các chức vụ khác tương đương nhóm 3)[1]
  • Tổng cục trưởng thuộc Bộ
  • Tổng Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
  • Ủy viên Ủy ban kiểm tra Trung ương
  • Phó Bí thư Đảng ủy Ngoài nước
  • Phó Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
  • Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đô thị loại I, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1.20
  • Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội
  • Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh
  • Bí thư thường trực Trung ương Đoàn
  • Ủy viên thường vụ TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
  • Chủ nhiệm UBKT TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
  • Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đô thị đặc biệt, TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
  • Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách của Đô thị đặc biệt, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao
  • Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao
  • Ủy viên thường trực Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
  • Chủ tịch Mặt trận Đô thị đặc biệt, TP.Hà Nội; TP.Hồ Chí Minh
  • Bí thư thường trực Trung ương Đoàn
1.15
  • Phó Chủ tịch Viện nghiên cứu khoa học thuộc Chính phủ
1.10
  • Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
  • Trưởng ban quản lý khu công nghiệp (loại 1)
  • Phó Tổng Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia
  • Phó Giám đốc Đại học Quốc gia
  • Hiệu trưởng Trường Đại học Vùng
  • Hiệu trưởng Trường Đại học Trọng điểm
  • Giám đốc các Bệnh viện
  • Tư lệnh, Chính ủy Quân đoàn (và các chức vụ khác tương đương nhóm 4)[2]
  • Bí thư Trung ương Đoàn (chuyên trách)
  • Giám đốc Phân viện I, II, III
  • Giám đốc Phân viện Báo chí tuyên truyền
  • Phó Giám đốc Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
  • Phó Bí thư Đảng ủy khối cơ quan trung ương
  • Bí thư Thành ủy Đô thị loại I trực thuộc Trung ương
  • Phó Trưởng ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội
  • Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân Đô thị đặc biệt, TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
  • Chủ tịch Hội và tổ chức phi Chính phủ hạng 2 ở Trung ương
  • Phó Chủ tịch Hội và tổ chức phi Chính phủ hạng 1 ở Trung ương
  • Bí thư Trung ương Đoàn (chuyên trách)
1.05
  • Phó Tổng cục trưởng thuộc Bộ
  • Phó Cục trưởng Cục loại I thuộc Bộ
  • Phó Chủ tịch UBND Đô thị loại I trực thuộc Trung ương
  • Phó Chủ tịch UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
  • Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Thường vụ chuyên trách đoàn thể Trung ương
  • Bí thư Thành ủy thuộc tỉnh là đô thị loại 2
  • Ủy viên thường vụ Đô thị loại 1
  • Ủy viên thường vụ các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
  • Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đô thị loại 1
  • Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
  • Ủy viên Ban Biên tập Báo Nhân dân
  • Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản
  • Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương
  • Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
  • Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
  • Cục trưởng Cục điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
  • Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đô thị loại I; các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
  • Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đô thị loại I và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
  • Đại biểu Quốc hội chuyên trách của Đô thị loại I và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
  • Chánh án Tòa án nhân dân Đô thị Đặc biệt, TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Đô thị Đặc biệt, TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
  • Chủ tịch Mặt trận Đô thị loại 1
  • Chủ tịch Mặt trận các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
  • Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Thường vụ chuyên trách đoàn thể Trung ương

Danh sách đề cử chức danh theo Phương án 2 sửa

Đề cử bổ sung các chức danh là cấp trưởng ở các nhánh dưới 1 mức so với cấp độ Quốc gia (Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ).

  1. Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí Thư
  2. Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng
  3. Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy các tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương
  4. Trưởng ban các Ban trực thuộc Đảng Cộng sản (Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương) và tương đương (Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc NXB Chính trị Quốc gia và sự thật, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Tập biên tập Báo Nhân dân)
  5. Trưởng các Ban chỉ đạo trực thuộc Đảng Cộng sản
  6. Bí thư Đảng ủy trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Đảng ủy Khối Cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Ngoài nước).
  7. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
  1. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội
  2. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội
  3. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia
  4. Chủ nhiệm các Ủy ban trực thuộc Quốc hội
  5. Chủ tịch Hội đồng nhân dân các tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương.
  1. Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Nước
  2. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ
  3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ
  4. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước, Tổng kiểm toán Nhà nước
  5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương
  1. Chánh án và Phó Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao
  2. Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao
  3. Chánh án Tòa án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký của Mặt trận Tổ quốc Trung ương
  2. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  3. Chủ tịch Hội Trung ương (Hội Nông dân, Liên hiệp Phụ nữ, Cựu chiến binh)
  4. Chủ tịch các Hội Trung ương là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Trung ương
  5. Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  1. Sĩ quan có cấp bậc quân hàm từ Thiếu tướng trở lên.

Danh sách đề cử chức danh theo Phương án 3 sửa

  • Các chức danh như Phương án 1
  • Bổ sung chức danh Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
  • Bổ sung chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (Bộ/Bang, các cơ quan khác)
  • Bổ sung chức danh Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (Bộ/Bang, các cơ quan khác)
  • Bổ sung chức danh Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Trung ương
  • Bổ sung chức danh Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ trực thuộc Đảng Cộng sản (Đảng ủy Khối Cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Ngoài nước)
  • Sĩ quan có cấp bậc quân hàm từ Thiếu tướng trở lên.

Danh sách đề cử chức danh theo Phương án 4 sửa

  • Các chức danh như Phương án 1, 2, 3
  • Các chính khách đang hoặc đã từng được dân bầu chọn trực tiếp hay gián tiếp vào một vị trí chính trị trong chính quyền cấp đầu tiên dưới cấp quốc gia trở lên ở cả ba nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp.

Thảo luận sửa

  • Ở cấp tỉnh, thì hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan quyền lực cao nhất của tỉnh đó, do dân cả tỉnh bầu lên. Các đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh sẽ bầu ra ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân và giám sát các cơ quan này. Vì thế, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là chính khách có quyền lực cao nhất trong hệ thống chính quyền tỉnh, nên đương nhiên nổi bật theo tiêu chí hiện hành (người giữ một chức vụ chính trị ở cấp tỉnh/bang). Ngoài ra thì ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh cũng nổi bật.Future ahead (thảo luận) 13:36, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Mong bạn đọc thật kỹ lại quy định có ghi là người đã từng giữ chức vụ chính trị. Đại biểu Hội đồng nhân dân không có văn bản, tài liệu nào ghi là một chức vụ bạn nhé. Vậy nên đương nhiên Đại biểu Hội đồng nhân dân theo ý kiến của mình thì không thể cho vào tiêu chí độ nổi bật được nhé. Bạn nêu ra ý kiến mình cũng rất trân trọng những ý kiến đóng góp đó nhưng cũng mong mỗi ý kiến nào đó nêu ra bạn nên có dẫn chứng cụ thể bằng văn bản thì sẽ thiết thực hơn. Mong bạn chú ý. Thânǃ T à i T â m T ì n h  Thảo luận 15:01, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Đại biểu Hội đồng nhân dân là một vị trí do dân bầu lên qua các cuộc bầu cử công khai mà, sao lại không được gọi là "chức vụ chính trị"? Thế theo bạn chức vụ chính trị nghĩa là gì? Còn chức năng nhiệm vụ quyền hạn thì đã ghi rõ trong bài hội đồng nhân dân và bài   Tác phẩm liên quan đến vi:Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 tại Wikisource rồi.Future ahead (thảo luận) 02:45, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, tại điều 21, Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Còn theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, tại điều 6 có ghi Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ là người đại diện do dân bầu lên chứ không phải là một vị trí do dân bầu lên bạn nhé, không có một văn bản nào ghi Đại biểu Hội đồng nhân dân là chức vụ do dân hay tổ chức bầu ra cả bạn nhé. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng có thể là của 1 vị trí chức vụ, của 1 cá nhân, của 1 tập thể, của 1 tổ chức,.... chứ không nhất thiết phải là có chức năng nhiệm vụ quyền hạn thì đó mới coi đó là của một chức vụ được bạn nhé. Đến khi nào bạn tìm được văn bản dẫn chứng cụ thể Đại biểu Hội đồng nhân dân là chức vụ thì hãy nêu ra nhé. Không có căn cứ từ văn bản quy phạm pháp luật thì dựa vào đâu để làm căn cứ chính thống?. Còn chức vụ chính trị là gì thì ngay cả bản thân mình kiến thức còn hạn chế chưa định nghĩa được, chưa tìm hiểu kỹ được tại văn bản nào quy định cụ thể rõ ràng định nghĩa khái niệm chức vụ chính trị đó. Nếu bạn biết thì hãy cho mình biết khái niệm chức vụ chính trị đó là gì, có ghi tại đâu nhé. Mình cám ơnǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 04:22, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Khi mà bạn không hiểu rõ thuật ngữ "chức vụ chính trị" trong cái quy định của wikipedia do thành viên nào đó viết lên mà tôi đoán là dịch từ wikipedia tiếng Anh, bạn cứ bắt người khác tìm định nghĩa cho nó, trong khi cái quy định wp kia có phải là luật đâu, thiếu logic là việc bình thường. Tóm lại quy định đó hiểu theo nghĩa một nhân vật được dân bầu lên trực tiếp hay gián tiếp ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương/bang/cộng hòa tự trị trở lên ở cả ba nhánh hành pháp/lập pháp/tư pháp là được. Hay ý bạn là đại biểu Quốc hội không nổi bật?Future ahead (thảo luận) 06:59, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Trước hết mình mong bạn nêu ra cái gì cũng phải có dẫn chứng cụ thể, hiểu theo nghĩa là tự suy diễn của cá nhân của bạn, dẫn chứng ở văn bản đâu? sao bạn không đưa vào? Cái thứ hai Đại biểu Quốc hội cũng không có văn bản nào cụ thể quy định đó là một chức vụ cả. Ở trong các văn bản hiện hành hiện nay chỉ có ghi Đại biểu Quốc hội chuyên trách được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như bảng phía trên chứ không có ghi Đại biểu Quốc hội được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo nào cả bạn nhé. Mong bạn đọc kỹ và đừng nói theo ý hiểu cá nhân, mọi thứ mình đã khuyên bạn rồi nên đưa ra dẫn chứng chi tiết cụ thể trước khi tranh luận tại đây. Những cái nào không có văn bản dẫn chứng mình sẽ không trả lời bạn nữa. Vậy nhé. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 07:10, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Bạn nên tìm người viết ra cái quy định ở trên yêu cầu họ giải thích thuật ngữ thì hơn. Ý kiến của mình về độ nối bật đã nói rất rõ rồi đó: "một nhân vật được dân bầu lên trực tiếp hay gián tiếp ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương/bang/cộng hòa tự trị trở lên ở cả ba nhánh hành pháp/lập pháp/tư pháp là được." . Còn mọi người lựa chọn sao thì tùy mọi người thôi. Xin dừng thảo luận ở đây.Future ahead (thảo luận) 07:13, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Ở đây thấy các chính khách toàn là từ đảng Cộng sản Việt Nam. Có quy định nào cho những chính khách ngoài đảng, hoặc đảng khác? Thế những người làm chính trị bị bỏ tù với còng 88, hoặc 79 luật hình sự, hoặc người Việt mà không được cho vào nước thì đủ độ nổi bật chưa? DanGong (thảo luận) 15:57, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Cám ơn góp ý của DangGong, mong bạn cho ví dụ cụ thể để dẫn chứng. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 16:08, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Những chính khách đó nếu "được nói đến nhiều tại các nguồn độc lập đáng tin cậy" hay là đã tham gia tranh cử vào vị trí chính trị nào đó thì cũng được coi là nổi bật theo quy định hiện hành.Future ahead (thảo luận) 02:48, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Ở đây chúng ta đang bàn về độ nổi bật của chính khách Việt Nam. Chính khách ở đây được hiểu theo nghĩa của từ politician, chứ những nhân vật bạn đưa ra ví dụ được gọi là social activist. Đôi khi Social Activist cũng tham gia hoạt động chính trị, tức là cũng là Politician. Nhưng nếu họ không tham gia chính trị officially, thì nên loại họ ra khỏi phạm vi thảo luận này. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 20:20, ngày 15 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Thảo luận này nên đổi tên thành "Tiêu chuẩn Độ nổi bật chính khách Việt Nam". Tuy nhiên trên thế giới có hơn 200 quốc gia, mỗi quốc gia có hệ thống chính quyền khác nhau, thảo luận kiểu này bao giờ mới xong, thiếu tính tổng thể.Future ahead (thảo luận) 02:50, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cám ơn góp ý của Future ahead. Chính vì lý do như vậy nên mới có bài viết thảo luận như này bạn nhé. Còn đã là Độ nổi bật thì sẽ không có Tiêu chuẩn và cộng đồng đã thống nhất thay cho Tiêu chuẩn chính là Độ nổi bật bạn nhé. Bảng chức vụ trên mình đề cử chỉ gói gọn trong thể chế chính trị tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Mong bạn có góp ý tổng thể để tiếp tục thảo luận. Cám ơn bạnǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 03:44, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Các cấp phó thì sao nổi bật được, trừ khi làm gì đó nổi bật. Người đứng đầu ở tỉnh, bang chỉ là trưởng thôi, sao lại tính cả phó. Mà ở VN nhiều trưởng cũng có gì nổi bật trong sự nghiệp đâu. Vả lại, đây là wiki tiếng Việt, không phải wiki Việt Nam, như Future ahead nói, không thể có riêng một cái "Độ nổi bật chính khách VN" được. Nếu không phải có độ nổi bật chính khách cho hơn 200 quốc gia khác. Én bạc (thảo luận) 22:56, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Én bạc:Cám ơn góp ý của bạn. Bảng đề cử trên đây chỉ là dự kiến đưa ra đề cử để các bạn có cái nhìn khách quan hơn để tiến hành thảo luận, dự kiến theo ý kiến của mình là đến cấp phó. Chứ không phải bảng ở đây đã là cố định tính luôn cấp phó bạn nhé. Chúng ta còn thảo luận và biểu quyết thông qua nữa. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 03:41, ngày 15 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chú thích sửa

  1. ^ Xem thêm các chức vụ tương đương (nhóm chức vụ 3) tại Chức vụ Quân đội Nhân dân Việt NamChức vụ Công an Nhân dân Việt Nam
  2. ^ Xem thêm các chức vụ tương đương (nhóm chức vụ 4) tại Chức vụ Quân đội Nhân dân Việt NamChức vụ Công an Nhân dân Việt Nam