Wikipedia:Thảo luận/Thêm mức khóa mềm "duyệt sửa đổi" cho Wikipedia tiếng Việt

Thêm mức khóa mềm "duyệt sửa đổi" cho Wikipedia tiếng Việt (Giai đoạn 1) sửa

Sau 2 năm cân nhắc và hỏi ý kiến một số thành viên khác, nhưng vẫn chưa đi đến đâu và tình hình bút chiến hay khóa bài liên tục do các tài khoản rối gây ra ở nhóm bài nhạy cảm như chính trị, xét thêm lợi ích của việc khóa trang nhưng không cản trở đến khả năng sửa đổi của người khác, hôm nay tôi muốn đề xuất trực tiếp với cộng đồng về một khả năng khóa trang mới cho Wikipedia tiếng Việt: "Khóa thay đổi đang chờ" (pending changes). Toàn bộ tài liệu chính thức liên quan đến mức khóa này tôi đã dịch lại từ Wikipedia tiếng Anh và sửa đổi theo đề xuất (sẽ trình bày súc tích ở dưới), mời các bạn đọc kỹ qua những trang sau đây trước khi tiến hành cho ý kiến:

Tránh hiểu lầm quan trọng: Công cụ này không phải là một cách kiểm duyệt wiki, nó chỉ là phương pháp có thể lựa chọn để thay thế việc khóa trang theo cách thông thường mà các bảo quản viên và điều phối viên hiện vẫn đang thực hiện mỗi ngày, và bởi vì nó cho phép trang trong khi bị khóa vẫn có thể sửa đổi được, nó làm tăng tính mở của wiki và tăng sự thân thiện với người có thiện ý muốn sửa một trang bị khóa.

Tóm lược cụ thể về những gì sẽ được đề xuất:

  • Bổ sung mức khóa trang "Thay đổi đang chờ" song song với việc khóa trang theo cách thông thường. Mức khóa này có thể được khóa và mở khóa bởi Bảo quản viên và Điều phối viên. Mức khóa này có 2 loại:
    • Khóa cấp 1: tương tự như bán khóa, nhưng nhẹ nhàng hơn bởi nó không ngăn cản thành viên thông thường sửa đổi bài viết, và bất cứ ai có quyền duyệt trang (với mức tín nhiệm tương tự người lùi sửa) đều có thể đánh dấu chấp nhận sửa đổi đó. Không khác biệt mấy với việc người lùi sửa có quyền lùi lại bất kỳ sửa đổi sai phạm nào mà họ phát hiện, thì người duyệt trang cũng sẽ có thể đánh dấu không chấp nhận "xuất bản" thay đổi sai phạm đó. Người duyệt trang chỉ được phép dùng công cụ này với các hình thức phá hoại rõ ràng hay viết linh tinh, cũng là những quyền hạn của người lùi sửa, và không được dùng quyền của mình trong các tranh chấp nội dung.
    • Khóa cấp 2: tương tự như khóa hoàn toàn, nhưng nhẹ nhàng hơn bởi nó không ngăn cản thành viên thông thường sửa đổi bài viết, nhưng khác khóa cấp 1 ở chỗ chỉ có bảo quản viên và điều phối viên mới có thể đánh dấu chấp nhận sửa đổi đó. Việc áp dụng mức khóa nãy được quy định tương tự như việc bảo quản viên khóa hoàn toàn một trang, và chỉ được sử dụng ở các sai phạm liên tục kéo dài liên quan đến WP:TSNDS, trong các cuộc bút chiến liên quan đến tài khoản con rối.

      Cả hai mức khóa này đều chỉ áp dụng lên một số ít trang cụ thể, tương tự như cách mà các bảo quản viên đang khóa trang ở những bài viết bách khoa. Nó chẳng qua là một mức khóa "giảm nhẹ" hơn nhưng lại vô cùng hiệu quả nhờ tránh được việc khiến cho các độc giả bình thường không có ý định phá hoại bị cản trở trong quá trình sửa đổi một bài viết mà trước đó bị bảo quản viên khóa (nếu theo cách thông thường). Thay vì ngăn không cho bất cứ ai hay một nhóm đối tượng cụ thể (thành viên chưa tự xác nhận và chưa có tài khoản) sửa đổi bài viết Wikipedia, mức khóa mới này cho phép họ sửa đổi như bình thường.
  • Bổ sung nhóm quyền người dùng mới: Người duyệt bài (Bảo quản viên và Điều phối viên mặc định có quyền Người duyệt bài). Người duyệt bài được tín nhiệm tương tự Người lùi sửa và bất kỳ ai có đóng góp đủ đáng tin cậy đều có thể được Bảo quản viên gán quyền này. Trách nhiệm của người duyệt bài là không chấp nhận những sửa đổi rõ ràng là phá hoại, bôi nhọ hay viết linh tinh vào một bài đang bị khóa từ trước, và vì những bài bị khóa như vậy là rất ít, sẽ không dẫn đến tình trạng các thay đổi đang chờ bị dồn lại mà không có ai đánh dấu chấp nhận. Hãy cân nhắc việc khóa thông thường khiến cho không thể sửa đổi được trong suốt thời gian bị khóa, so với việc vẫn có thể sửa đổi nhưng cần được người duyệt bài duyệt qua thay đổi, giúp cho Wikipedia vẫn thân thiện với mọi độc giả, để thấy cái lợi của việc có thêm mức khóa và nhóm người dùng này.

Chi tiết trực quan về khác biệt của mức khóa này so với các mức khóa khác, xem bảng dưới đây. Bảo quản viên cân nhắc theo các hướng dẫn tại Wikipedia:Thay đổi đang chờ mà lựa chọn cách khóa trang phù hợp: khóa thay đổi đang chờ, hoặc khóa thông thường:

Người dùng Wikipedia, mức khóa trang và khả năng sửa đổi trang
  Vô danh, mới Tự xác nhận Xác nhận mở rộng Điều phối viênthành viên tự đánh dấu tuần tra Kỹ thuật viên bản mẫu Bảo quản viên Thích hợp cho
Không khóa Sửa đổi được Tuyệt đại đa số các trang
Bán khóa Không thể sửa đổi Sửa đổi được Bài viết bị phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng bởi người dùng vô danh hoặc mới mở tài khoản, và một số bản mẫu hay mô-đun được sử dụng nhiều
Khóa mở rộng Không thể sửa đổi Sửa đổi được* Trang phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng, trang và bản mẫu hay mô-đun được sử dụng nhiều hoặc ngăn ngừa sửa đổi gây hại (như phá hoại, rối, bút chiến…) trong trường hợp bán khóa đã được chứng minh là không hiệu quả
Khoá tự đánh dấu tuần tra Không thể sửa đổi Sửa đổi được* Bài viết có tranh chấp hoặc phá hoại quá mức khoá mở rộng, các bản mẫu, mô đun nguy hiểm cao nhưng không quá phức tạp.
Khoá bản mẫu Không thể sửa đổi Sửa đổi được Các bản mẫu, mô đun hoặc trang được nhúng/thế rất nhiều
Khóa hẳn Không thể sửa đổi Sửa đổi được Bài viết bị phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng, trang và bản mẫu hay mô-đun trọng yếu
* Kỹ thuật viên bản mẫu đơn thuần có thể không sửa được, nhưng đây là điều hiếm khi xảy ra trên thực tế.


Bối cảnh

Xét thấy:

  1. Wikipedia tiếng Việt trong suốt nhiều năm qua luôn hỗn loạn với việc khóa bài diện rộng do các cuộc bút chiến triền miên, mà trọng tâm là do nhóm tài khoản rối của MiG29VN/Saruman gây ra (người này đến nay có lẽ đã chạm đến con số hàng ngàn tài khoản rối để lách luật và đồng thuận giả trong lịch sử sửa đổi các bài viết). Những sửa đổi này gây tổn hại trầm trọng đến tính trung lập của Wikipedia tiếng Việt, đến độ tin cậy trong bất kỳ bài viết nào liên quan đến cuộc Chiến tranh Việt Nam, và làm sinh ra những tranh cãi nảy lửa không đang có trong các không gian như Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên, gây áp lực rất nhiều cho các bảo quản viên mỗi khi muốn giải quyết tình hình bút chiến giữa một rừng sửa đổi rối, không biết nên lùi sửa đổi nào, nên khóa trang ở phiên bản nào, khóa trang bao lâu, khóa xong thì lại đâu hoàn đấy bởi có rất nhiều tài khoản rối vẫn nằm vùng, chỉ chờ có dịp là "sống" ngay để lao vào sửa đổi, hoặc canh đến khi trang hết hạn khóa thì lại lao vào sửa tiếp, bởi "họ" biết điểm yếu của các bảo quản viên là không thể bán khóa hay khóa hoàn toàn một bài viết vĩnh viễn, sẽ làm cản trở tính "mở" của Wikipedia, mà bảo quản viên thì không đủ thời gian và sức lực để cứ canh chừng mãi một bài viết sau khi nó hết hạn khóa. Khóa thay đổi đang chờ cấp độ 2 sẽ là phương án hữu hiệu nhất, làm giảm gánh nặng của bảo quản viên, khi mà giờ đây các sửa đổi bút chiến sẽ không hiện ra cho đến khi họ xác định nó không phải là sửa đổi rối, tránh được lịch sử sửa đổi hỗn loạn, không còn khả năng lùi sửa, cũng tránh được các cuộc bút chiến do rối gây ra ở các bài viết nhạy cảm.
  2. Từ lợi ích của việc ngăn chặn tài khoản rối, mở rộng ra lợi ích của việc khóa trang ở mức này thay thế cho hầu hết trường hợp phải dùng đến khóa cứng, không cho phép thực hiện sửa đổi, ở các bài viết vốn chỉ là đối tượng bị phá hoại nhất thời, như các bài về đội tuyển U23 Việt Nam và Uzbekistan sau trận chung kết vậy. Việc khóa mềm như vậy sẽ giúp cho những thành viên có thiện ý vẫn được phép sửa đổi bài viết, trong khi song song với đó là chặn được ngay các sửa đổi rõ ràng là phá hoại, tránh việc Wikipedia bị công chúng cười chê sau mỗi vụ xảy ra phá hoại chưa kịp lùi sửa ở các bài viết tâm điểm, như vụ Nguyễn Cao Kỳ Duyên (dĩ nhiên là với những ai không hiểu tính chất của Wikipedia là một bách khoa toàn thư mở).
  3. Wikipedia tiếng Việt đã phát triển đến một mức độ mà cần thiết có một công cụ giúp cộng đồng thuận tiện hơn trong việc chống phá hoại, tương tự như chúng ta đã đề xuất các công cụ rollback, các quyền của điều phối viên, hay Twinkle. Khóa thay đổi đang chờ không mới mẻ gì, bản thân cộng đồng Wikipedia đã từng cân nhắc dùng nó khoảng năm 2010, tuy thảo luận không đi đến kết quả, nhưng sau 8 năm dài, tình thế đã khác, đã đến lúc chúng ta suy nghĩ thêm về mức khóa "mềm" này. Không bao giờ xem mức khóa này có thể biến Wikipedia thành một trang web kiểm định nội dung, thiếu tự do, bởi việc khóa như đã nói, chỉ được thực hiện ở một số ít trang mà thay vì trước đây sẽ bị khóa hẳn luôn không cho sửa đổi, nay càng cởi mở ra hơn chứ không hề bị kiểm duyệt chặt chẽ đi. Trong hầu hết trường hợp, duyệt qua thay đổi chỉ là nhằm tránh cho bài viết đang khóa bị sửa đổi phá hoại hoặc linh tinh hiển nhiên, chứ không can thiệp gì đến tính chính xác của thông tin được thêm. Xem kỹ tại Wikipedia:Thận trọng với các thay đổi đang chờ.
  4. Các Wikipedia ngôn ngữ khác, các dự án Wikimedia Foundation khác, cũng đang sử dụng khóa thay đổi đang chờ, ở các hình thức khác nhau, xem chi tiết tại Wikipedia:Thay đổi đang chờ#Các câu hỏi thường gặp. Tôi đề xuất hai cấp độ khóa trên là tham khảo từ cả Wikipedia tiếng Anh lẫn Wikipedia tiếng Đức, theo đó chúng ta áp dụng chỉ khóa ở một số ít trang cần được khóa (trong khi Wikipedia tiếng Đức, hay tiếng Ba Lan áp dụng khóa mặc định ở mọi trang, khiến cho Wikipedia biến thành một trang web có sự kiểm duyệt trước khi sửa đổi, theo tôi là không thích hợp lắm với mục tiêu của Wikipedia tiếng Việt), và có bổ sung một mức khóa cao hơn để ngăn ngừa nạn bút chiến do rối gây ra (Wikipedia tiếng Anh từng có mức khóa này nhưng đã tắt, hiện vẫn đang được đề xuất mở lại, nhưng thực trạng ở dự án của họ là áp dụng khóa cấp độ 1).

Vì lẽ đó, tôi rất hy vọng cộng đồng chúng ta sẽ áp dụng Khóa thay đổi đang chờ. Tôi nghĩ chỉ có mức khóa này mới có thể cứu Wikipedia tiếng Việt, nếu các bạn cho là "chưa đến nỗi nào" để dùng từ "cứu" thì tôi tin là bởi các bạn đã không quan tâm đúng mực đến tình hình Wikipedia suốt những năm qua. Thảo luận này được mở để nhận ý kiến và thắc mắc từ cộng đồng, nhưng không hoan nghênh tài khoản con rối, là đối tượng chịu thiệt hại từ khóa thay đổi đang chờ, tôi sẽ giám sát để nó diễn ra trong sự ổn định nhất có thể. Thảo luận nhằm mục đích tìm kiếm đồng thuận, nên nếu đến cuối cùng nó giải quyết được các khúc mắc phát sinh trong quá trình bàn bạc, sẽ không cần thiết phải mở một biểu quyết.

Thảo luận được mở trong vòng 15 ngày, tính từ 17:30, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC) trước khi tính đến việc mở giai đoạn thảo luận thứ 2: tìm đồng thuận qua biểu quyết. --minhhuy (thảo luận) 17:30, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của các thành viên sửa

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Kết quả của cuộc thảo luận này là đồng thuận với phần đề xuất ở trên. minhhuy (thảo luận) 06:06, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Mình thấy việc này chỉ có lợi, không có hại. Nên làm. ngọcminh.oss (thảo luận) 19:13, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Cá nhân tôi hoàn toàn đồng ý với phuơng pháp này , tất cả những ai biết về Mig29VN/Saruman đều biết về mức độ điên cuồng của người này . Cũng chính vì những kẻ như thế này mà các bài viết về lịch sử và chính trị ở wiki tiếng Việt nhiều năm trở lại đây gần như là 1 trò đùa . Tính đến thời diểm hiện tại đây là biện pháp hiệu quả nhất rồi . Hadinhvan (thảo luận) 21:31, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy còn hơi băn khoăn ở chỗ: 1) Một người bị bệnh, bắt cả làng phải uống thuốc (sao không tập trung xử lý cho đúng người đúng tội?), 2) Wiki tính mở ngày càng không nhiều trong khi sự kiểm duyệt có xu hướng ngày càng tăng, không biết nó có đi ngược lại với chính sách của Wiki không?--Phương Huy (thảo luận) 01:02, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Phương Huy: Chào bạn, mong bạn đọc kỹ ý thứ 2 và 3 phần "Bối cảnh" tôi đã soạn ra. Công cụ này không hề làm giảm tính mở của wiki, vì nó cũng chỉ là một dạng khóa. Thay vì bạn BQV khóa theo cách không cho sửa đổi, thì khóa theo cách này sẽ giúp cho người khác vẫn sửa được. Nếu bạn nói là làm giảm tính mở của wiki với mức khóa này thì hóa ra cách mà các bảo quản viên khóa bài chống phá hoại hay bút chiến theo cách thông thường như hiện nay cũng là càng nên cần phải bỏ đi rồi, vì nó còn nặng nề hơn mức khóa này. Chính vì sợ mọi người hiểu lầm rằng công cụ này đang kiểm duyệt wiki nên tôi mới dày công viết dài như vậy, mong bạn dành thời gian đọc kỹ hơn tất cả tài liệu và ít nhất là nội dung đề xuất. Còn về xử đúng tội thì tôi đã trình bày kỹ ở ý thứ 1. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 03:05, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  Đồng ý Theo lời giải thích này thì mình đã hiểu hơn, đây thực chất là biện pháp nhẹ và đa dạng hơn so với việc đơn thuần khóa bài (tức là khóa nhưng vẫn sửa nháp được, khóa có nhiều cấp độ cho phép chọn lọc chứ không khóa hoàn toàn), nếu đúng như vậy thì mình ủng hộ, nếu có áp dụng thì nên có một tin nhắn báo cho người dùng khi họ bị áp dụng biện pháp này tại thao tác trình duyệt khi họ sửa mà không lưu lại được. Cảm ơn bạn đã dành thời gian giải thích--Phương Huy (thảo luận) 03:39, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tất nhiên là có những thông báo nhắc nhở người dùng khi họ sửa một trang đang bị "khóa mềm", nó sẽ có dạng giống như một thông báo trong khung nền đỏ rất gây chú ý mà bạn hay thấy ở những bài bị bán khóa hay khóa hoàn toàn (đối với bảo quản viên) vậy. Ngoài ra các sửa đổi vẫn sẽ lưu lại được và họ vẫn thấy nó hiện ra với chính mình, nhưng sẽ không hiện ra cho công chúng cho đến khi thay đổi đó đã được chấp nhận. Cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 03:41, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Đồng ý, tuy nhiên hơi thiếu nhân lực và các dạng khóa xem ra ngày càng phức tạp -- ✠ Tân-Vương  01:41, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@ThiênĐế98: Chào bạn, không có gì phức tạp cả, chỉ là bên cạnh việc bán khóa và khóa hoàn toàn thông thường, nay ta có thêm hai mức khóa tương tự cho các bảo quản viên lựa chọn, nhưng khóa theo kiểu vẫn cho phép sửa đổi. Nhân lực thì cũng không ảnh hưởng gì, theo tôi là vậy, bởi cũng giống như khóa trang thông thường, số trang khóa theo cách này cũng là vô cùng ít ỏi. --minhhuy (thảo luận) 03:05, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý tôi tuy ủng hộ tính tự do của wiki nhưng cũng k ưa gì các thể loại cuồng tín, phá hoại về những chủ đề chính trị hay tôn giáo, mức khóa như vậy có khi lại giúp chúng ta dễ dàng hơn trong vấn đề chống phá hoại--Captain Nemo (thảo luận) 01:46, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Ledinhthang: Chào bạn, tương tự như trả lời bạn Phương Huy ở trên, mức khóa này không hề ảnh hưởng đến tính tự do của wiki, bởi vì bản thân chúng ta hiện đang khóa trang theo cách nặng nề hơn là không cho sửa đổi. Bạn có thể nghiên cứu kỹ hơn đề xuất này, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 03:05, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy:: ý của tôi là ủng hộ tính tự do sửa đổi của wiki nhưng vẫn ủng hộ việc khóa cần thiết, k phải kiểu dân chủ quá trớn ấy. Tôi đọc kỹ bạn viết ở trên rồi đấy chứ --Captain Nemo (thảo luận) 03:33, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 03:41, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý ủng hộ biện pháp chống rối:D Tuy nhiên quy định phải ghi rõ chỉ áp dụng khóa này trong trường hợp cụ thể chẳng hạn có bút chiến để tránh BQV lạm dụng khóa bài tùy hứng.Rondano (thảo luận) 02:48, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tất cả đều đã ghi rất rõ trong các trang quy định và tài liệu đã liệt kê thành danh sách ở phần đầu đề xuất, được in đậm, bạn có thể đọc kỹ lại và xem cần bổ sung gì không. --minhhuy (thảo luận) 03:05, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Không có ý kiến sau khi đã đọc hết toàn bộ nội dung; chúc cho công cụ sớm được thông qua và phát huy hiệu quả trong việc chống lại các "ủy ban" có "nhiệm vụ" phá hoại tính trung lập của những bài viết có liên quan đến chính trị trên wiki! Phương (thảo luận) 05:45, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Ủng hộ ý kiến tạo khóa như trên. Tuy nhiên mình có thắc mắc thêm chỗ này: những bài đã hoàn chỉnh không thể sửa đổi thêm được gì nữa. Ví dụ như: Gương mặt thân quen (mùa thứ năm), The Amazing Race Vietnam: Cuộc đua kỳ thú 2016 hay như những cuộc thi khác, ta có nên khóa, khóa hoàn toàn thì càng tốt sau một thời gian để mọi thành viên bổ sung bài viết. Lý do là cuộc thi đó đã kết thúc, kết quả cũng rõ ràng. Chúng ta cũng đâu cần phải thay đổi thông tin gì nữa. Bản thân mình cũng theo dõi một số bài viết về cuộc thi thấy cũng hay có sửa đổi phá hoại, chỉ là sửa đổi số liệu hay thêm vài dòng, đại loại vậy Lengkeng91 10:33, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)

Tôi không rõ bạn đề xuất khóa như vậy là "khóa cứng" (không cho sửa đổi như hiện nay) hay "khóa mềm" (thay đổi đang chờ) :^) Nếu là khóa cứng thì tôi không ủng hộ đâu vì một trong các quy định khóa trang của Wikipedia là không cho phép khóa để ngăn chặn một phá hoại chưa hề diễn ra (trừ phi là các bài có lịch sử phá hoại dày đặc, là tâm điểm bút chiến trong thời gian dài hoặc đang được đưa lên những không gian công cộng đặc biệt mà mọi người đều có thể xem như Trang Chính). Tuy nhiên các wiki như Wikisource và Wikinews vốn lưu trữ những thông tin gần như chắc chắn không có lý do gì để sửa đổi nữa (các văn kiện đã là một phần của lịch sử, bất di bất dịch, không còn lý do sửa lại sau khi đã kiểm tra lỗi đánh máy, hay các bản tin vốn là thứ phải được giữ nguyên hiện trạng, không thể thay đổi để bảo toàn sự tin cậy), thì họ áp dụng khóa vĩnh viễn và hoàn toàn như bạn nói. Còn nếu bạn đang đề xuất cho khóa mềm, tôi thấy cũng hay, nhưng có lẽ bạn nên đề xuất sau khi cuộc thảo luận này kết thúc. --minhhuy (thảo luận) 11:22, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
ý e là khóa vĩnh viễn không thêm được gì đó a. Vì e nghĩ sự kiện đã kết thúc, kết quả cũng đã có ko thay đổi gì nữa. Nhưng nếu theo quy định thì không được làm thế. Thì e đề xuất khóa mềm Lengkeng91 03:42, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)

  Đồng ý Là một bảo quản viên, tôi ủng hộ đề xuất này. Tuy nhiên đề xuất này cũng đòi hỏi một đội ngũ bảo quản viên thường trực đông hơn, để giải quyết những sửa đổi ở những bài khóa mềm (tạm thời hoặc vĩnh viễn). conbo trả lời 11:28, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Conbo: Bởi vì chỉ có một số ít trang bị khóa ở cấp 2, nên không nhất thiết bảo quản viên mà những thành viên có quyền "Người duyệt bài" (được trao theo cùng cách với "Người lùi sửa") sẽ trực tiếp giải quyết những thay đổi đang chờ ở cấp 1 (vốn cũng ít như những trang bị bán khóa hiện tại). Tất nhiên các bảo quản viên khi khóa trang ở cấp 2 cần cân nhắc mình hay ai khác có thể thường xuyên kiểm tra trang và đánh dấu chấp nhận thay đổi hay không, nếu không thể giải quyết các tồn đọng trong vòng 24 giờ thì tốt hơn là không nền áp dụng khóa thay đổi đang chờ, mà hãy xem xét khóa theo cách thông thường. Chính vì lẽ đó mà khóa thay đổi đang chờ không thể áp dụng với những trang được sửa đổi với tần suất liên tục mỗi ngày, sẽ khiến cho việc đánh dấu thay đổi trở thành một hàng đợi dễ gây quá tải. Bạn có thể xem thêm ở Wikipedia:Thận trọng với các thay đổi đang chờ. Các bảo quản viên cũng được hướng dẫn khi nào thì nên khóa mềm ở Wikipedia:Thay đổi đang chờ. --minhhuy (thảo luận) 11:35, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Mình đồng ý vì mình rất ghét những người phá hoại cố chấp. - Trịnh Trương Hoàng Huy (thảo luận) 13:04, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý tất nhiên là đồng ý.Hugopako (thảo luận) 14:40, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý đọc qua một lượt tôi thấy điều kiện khóa rất toàn diện, thích hợp với Wikipedia tiếng Việt. Xuân (thảo luận) 17:24, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Bảo vệ Wikipedia khỏi những thành viên tinh vi, cực đoan và giảm tải tránh nhiệm tuần tra cho các thành viên quản trị. Thắc mắc chút BQV, ĐPV là người tự đưa ra quyết định mức khóa theo hướng chung chung ở trên à? Hay phải dựa trên 1 số quy định chặt chẽ hơn?  A l p h a m a  Talk 12:15, ngày 23 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Quy định khóa mềm được ghi tạm thời tại Thảo luận Wikipedia:Thay đổi đang chờ, sẽ bổ sung vào Wikipedia:Quy định khóa trang sau khi đề xuất được thông qua. Tuy nhiên thú thật là tôi cảm thấy dù có quy định chặt chẽ đến đâu (như việc khóa hay bán khóa thông thường hiện tại), người khóa nó cũng thường làm theo cảm tính hơn là soi xét, quên mất rằng việc khóa trang luôn là phương án cuối cùng. --minhhuy (thảo luận) 09:23, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Một giải pháp rất hữu ích. ~ Violet (talk) ~ 18:01, ngày 23 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Tất nhiên là đồng ý. Trịnh KhươngTalk 19:04, ngày 23 tháng 2 năm 2018 (UTC)

  Đồng ý Đây là 1 cách tốt để ngăn chặn phá hoại. Sao bác không thảo luận vụ này sớm hơn nhỉ. Phjtieudoc (Thảo luận) 05:08, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Một giải pháp tốt để giúp cộng đồng bảo vệ nội dung tốt hơn. Cảm ơn Huy đã hết lòng đề xuất ý kiến này sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng. Hy vọng được mọi người thông qua sớm. Damian Vo (thảo luận) 14:41, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Tôi xin lỗi là xông vào đây để bỏ phiếu. Tôi tán thành. Và tôi cho rằng ta nên học tập de-wiki là hiệu đính của người chưa được cấp quyền tự xác nhận thì phải được thành viên có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận, họ gọi là gesichtet. Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn wiki thì loại bỏ mà không cần lưu vào lịch sử hiệu đính. LuongLBc (thảo luận) 16:25, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Sao bạn lại xin lỗi khi đề xuất đang kêu gọi mọi người cho ý kiến cơ mà :^) Wikipedia tiếng Đức hiện áp dụng kiểu khóa này mặc định cho mọi trang, và bất cứ sửa đổi nào ở đó đều phải được duyệt qua trước khi xuất bản (tương tự Wikipedia tiếng Ba Lan, tiếng Indonesia và một số phiên bản khác cũng đang áp dụng). Cái mà bạn đề cập ở trên thực tế là kiểu khóa trang cấp 1 như tôi đã trình bày, còn người đảm trách duyệt các sửa đổi của kiểu khóa này là "Người duyệt bài". Hiện theo tôi biết thì không có quy định nào cho phép những sửa đổi không được chấp nhận không bị ghi vào lịch sử hiệu đính cả, vì mọi sửa đổi đều được tính là một "đóng góp" theo giấy phép CC BY-SA 3.0 của Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 16:51, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Tôi hoàn toàn nhất trí với đề xuất này của bạn Huy, như chúng ta đã từng thảo luận trước đây! —Trần Quế Nhi (thảo luận) 03:43, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Đã thấy từ lâu trên bản tiếng Anh, giờ họ thậm chí còn khóa mặc định như vậy cho mọi trang. Chắc chắn là giải pháp tốt để ngăn chặn phá hoại, nhất là các thành phần trẻ trâu phá rất tinh vi và kiên trì =)) Louis Anderson 💬 11:33, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Wikipedia tiếng Anh không khóa mặc định cho mọi trang, chỉ những trang có biểu tượng hình con mắt ở thanh bên ngắn bên phải mới đang bị khóa mềm. Khóa mọi trang là Wikipedia tiếng Đức và các wiki áp dụng cùng cơ chế với Wikipedia tiếng Đức (mà họ gọi là Flagged revisions chứ không phải Pending changes) --minhhuy (thảo luận) 16:12, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Ý lộn! Họ chỉ khóa tạo bài mới thôi. Khi tạo bài mới sẽ hiện ra một trình tạo bài mới (Article wizard) và sẽ phải gửi cho các tình nguyện viên review qua, nếu họ đồng ý mới được xuất bản. Louis Anderson 💬 05:19, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Trình tạo bài mới rất hay, tôi định áp dụng từ lâu, nhưng việc khóa mềm mọi sửa đổi tạo bài mới theo tôi chưa cần thiết lắm, vì số bài mới tạo ra ở dự án này vẫn đang được tuần tra hiệu quả, không thấy bị "lọt lưới" bài linh tinh nào. --minhhuy (thảo luận) 09:33, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Hoàn toàn đồng ý. Tuanminh01 (thảo luận) 08:28, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Phòng ngừa những sửa đổi phá hoại linh tinh tốt hơn!~~ Buileducanh 02:57, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Đồng ý, cho cả việc thêm chức năng, và tâm huyết của người đề xuất. P.T.Đ (thảo luận) 06:02, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Nhưng mình cảm thấy nên có danh sách các bài bị khoá mềm lẫn khoá thông thường để tiện việc mở khoá. Và nếu như số lượng bài viết cần duyệt bài quá lớn thì sao? Hoà Hảo (thảo luận) 01:49, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Từ xưa đến nay, khóa thông thường đều được ghi vào nhật trình, và việc khóa luôn có thể xác định trước thời hạn khóa, chứ hiếm khi là khóa vô hạn. Các bài được khóa mềm cũng sẽ có trang nhật trình riêng. Việc khóa mềm được thực hiện theo sự xuy sét để cố gắng rằng các trang trong hàng đợi sẽ luôn được duyệt trong vòng 24 giờ đối với mức khóa cấp 2, còn việc khóa cấp 1, bất cứ ai có quyền duyệt bài đều có thể duyệt sửa đổi, và tôi tin tưởng rằng số người đề nghị được trao quyền này sẽ tương tự với số người đang có quyền lùi sửa. Trong trường hợp số người có quyền duyệt bài vẫn còn ít, và bảo quản viên không thể hy vọng trang sẽ được duyệt trong vòng 24 giờ, họ cần áp dụng khóa bình thường. --minhhuy (thảo luận) 05:52, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Ngày đầu tiên tôi nhận nhiệm vụ BQV chính là ngày bạn Minh Huy nhắn tôi xem qua kế hoạch khóa mềm này. Nghiên cứu cách ứng dụng suốt một thời gian dài, trực tiếp trải nghiệm những phá hoại dai dẳng và vô lý của những thành viên không tốt, tôi cảm thấy sự cần thiết của việc áp dụng mức khóa này hơn lúc nào hết. Các bài liên quan tới lịch sử hiện đại, cận đại, chính trị của Việt Nam bị nhóm thành viên này phá tơi bời, tôi không hiểu được họ cảm nhận được niềm vui thích thế nào thông qua việc truyền bá kiến thức sai trái cho người khác ? Khóa bài hoàn toàn là việc chẳng đặng đừng, bảo vệ nó, nhưng đồng thời cũng khóa luôn cơ hội cho những thành viên có sửa đổi hữu ích muốn đóng góp cho dự án. Tôi chỉ mong là chúng ta sớm tìm được đồng thuận và thông qua mức khóa mềm này càng sớm càng tốt. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:57, ngày 3 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Đồng ý Mình hoàn toàn đồng ý. Với thực trạng hiện nay, việc thêm 2 mức khóa này là hoàn toàn phù hợp. Nguyễn Hữu Đại Lộc (thảo luận) 03:06, ngày 4 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  Ý kiến Vậy có cần bầu thêm Trình duyệt viên không ạ? ~~ Buileducanh 07:16, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Theo như đề xuất và đã được sự đồng thuận, nhóm người dùng chuyên thực hiện tác vụ duyệt các thay đổi đang chờ cấp 1 sẽ là "Người duyệt bài". "Người duyệt bài" có thể tự ứng cử tại Wikipedia:Biểu quyết phong cấp, với các tiêu chí tương tự như Người lùi sửa, mà không qua cần bầu bán. --minhhuy (thảo luận) 06:05, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Tiến trình cài đặt sửa

Cuộc thảo luận đã kết thúc thời gian hạn định và đạt được đồng thuận tuyệt đối. Tôi sẽ tiến hành hoàn tất các công việc liên quan đến kỹ thuật cũng như đệ trình lên các phát triển viên. Thời gian biểu của tiến trình được cập nhật bên dưới, xin cảm ơn tất cả những người đã cho ý kiến. --minhhuy (thảo luận) 06:08, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  1.  YXong Hoàn tất và ổn định các bản dịch phần mở rộng trên translatewiki.nettrang phát triển trên MediaWiki.
  2.  YXong Tạo trang cấu hình và đệ trình lên Phabricator.
  3.   Khởi chạy wiki thử nghiệm của Wikipedia tiếng Việt trên nền tảng beta cluster.
  4.   Chờ đợi kết quả từ Phabricator (có thể mất vài tháng).
  5.   Cài đặt chính thức tại Wikipedia tiếng Việt, dò lỗi và phản hồi trong suốt vài tháng đầu tiên.

Tổng thời gian cài đặt dự kiến mất khoảng nửa năm. Nếu có thể, mong được một số bạn (đã có kinh nghiệm làm việc với các phát triển viên) hỗ trợ để đẩy nhanh tiến trình này :^) --minhhuy (thảo luận) 05:34, ngày 9 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi gật gù tán thưởng đến khi nghe tới "vài tháng" và "nửa năm". Chờ kết quả của Phabricator lâu vậy sao? (Buileducanh) 02:03, ngày 15 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Phiền User:Trần Nguyễn Minh Huy cố gắng thúc đẩy các tác nhân để việc khóa mới này nhanh chóng được tiến hành, trước những vấn nạn như mới đây Alphama đã đề c6a5p tại trang tin nhắn BQV -- ✠ Tân-Vương  12:41, ngày 15 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tiến trình xin chạy thử của các phát triển chậm trễ hơn tôi tưởng, có vẻ như họ rất ngại việc mở mới tính năng này cho các dự án từ vụ lỗi ở wiki tiếng Kurd. Phải đợi lâu hơn thôi. --minhhuy (thảo luận) 10:14, ngày 5 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]