Yak Rom là tên của một loại hình nghệ thuật múa cổ điển của người Khmer ở miền Nam Việt Nam. Yak Rom tiếng Khmer là យក្សរាំ phiên âm tiếng Việt là "dặc ròm" dịch nghĩa là múa chằn. Vũ kịch này không phải vũ kịch cung đình hoàng gia mà được coi là vũ kịch dân gian truyền thống.

Lịch sử sửa

Vũ kịch mặt nạ Yak Rom ngày xưa còn gọi là Vong Rom là một phần của Robam Khmer ra đời rất lâu từ khoảng thế kỉ 14 và từng có một thời phát triển hoàng kim từ giữa thế kỉ 18 đến cuối thế kỉ 20 tại tỉnh Trà Vinh. Loại hình múa này là một biến thể dựa theo vũ kịch mặt nạ Lakhol Khol biểu diễn lại tuồng tích Riêm Kê của Campuchia kết hợp với điệu múa uyển chuyển trên nền nhạc cụ Ping Peat truyển thống biểu diễn trong các buổi lễ lớn của người Khmer. Khác với Lakhol Khol của Campuchia các nghệ sĩ Khmer Krom đã chuyển thể thành những bài múa chủ yếu sử dụng động tác cơ thể như tay, chân,..để tạo hình nên trạng thái tính cách của các nhân vật nổi bật nhất trong sử thi Ramayana của Ấn Độ. Vũ kịch Robam Yak Rom từ lúc ra đời đến nay không biểu diễn trong cung đình hoàng gia mà chỉ phục vụ theo hình thức đoàn diễn từ vùng này đến vùng khác trong những phum sóc có đông đồng bào dân tộc Khmer. Vì vậy, Robam Yak Rom không được coi là vũ kịch hoàng gia mà chỉ được coi là vũ kịch dân gian truyền thống. Các nhân vật trong câu chuyện cũng bị cắt bỏ hoặc thay thế để phù hợp với loại hình múa này. Sau do nhu cầu thưởng thức văn nghệ của cộng đồng cư dân Yak Rom đã phát triển sang các tỉnh lận cận như Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu,...

Trước khi Robam Yak Rom xuất hiện, vũ kịch cổ Reamker tương tự như ở Campuchia do các diễn viên nữ diễn từng phát triển khắp nơi ở các tỉnh Trà Vinh, Cần ThơCà Mau. Theo truyền thống của Campuchia, vũ kịch chỉ toàn là người nam diễn hoặc chỉ toàn là nữ diễn, những người Khmer ở Trà Vinh đã cho cả nam và nữ vào vở diễn và thay đổi cách diễn cũ để ai cũng có thể dễ dàng tiếp thu và cùng phát triển loại hình vũ kịch này.

Những mầm móng của Robam Yak Rom xuất hiện đầu tiên vào thế kỉ 14 trên vùng đất mang đậm bản sắc văn hoá Khmer từ những nghệ nhân múa ở ấp Bông Ven và ấp Nô Lựa, một vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại xã Nhị Trường huyện Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh lúc đó có tên gọi là Robam Reamker. Cho đến thế kỉ 19 tại Nằng Nờn, một phum sóc nằm sâu trong cánh đồng lúa nước ngọt các nghệ nhân múa từ các nơi khắp huyện Cầu Ngang đã tụ họp lại tổ chức những đêm múa vũ kịch đưa loại hình nghệ thuật này lên thời đại hoàng kim và đổi tên vũ kịch thành Robam Vong Rom. Nằng Nờn nay được gọi là ấp Năng Nơn là một ấp của Xã Kim Hòa huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh. Năng Nơn là nơi giao lưu đầu tiên của loại hình vũ kịch mặt nạ múa của tất cả các nghệ sĩ múa gần xa trong tỉnh Trà Vinh trong những năm cuối của thể kỉ 19 đến hết thế kỉ 20 khi mà Robam Yak Rom trở thành loại hình nghệ thuật chiếm số đông khán giả lúc bấy giờ. Cùng lúc đó nhiều đoàn nghệ thuật diễn Robam Yak Rom đồng loạt ra đời sau sức hút của Robam Nằng Nờn và từ đó tạo ra nhiều điệu múa Robam Yak Rom khác nhau được sáng tạo từ nhiều nghệ nhân và diễn viên múa song vẫn giữ gần như nguyên gốc các tình tiết trong câu chuyện Riêm Kê. Mặc dù đã phát triển hoàng kim như vậy nhưng Robam Yak Rom đã vội bị mai một và gần như mất đi vào cuối thế kỉ 20, chỉ còn lại là những đoàn nhỏ như đoàn Nô Lựa, đoàn Pno Pream, đoàn Tlok Bondoy, đoàn Pno Rằng, đoàn Pno Ca-rot,...ở rải rác khắp các huyện Cầu Ngang và cũng xuất hiện ở các huyện lân cận như Trà Cú, Châu Thành và một số tỉnh khác nhưng mỗi nơi đều có sự khác biệt về phần múa. Đến ngày nay, Trà Vinh là nơi phát triển mạnh mẽ nhất của loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Giữa thế kỉ 18 ở Cần Thơ cũng xuất hiện Robam Yak Rom và phát triển dần sang Sóc Trăng cùng các tỉnh lận cận. Các đoàn Robam có gốc múa từ Cần Thơ như đoàn Robam Bưng Chông ở Sóc Trăng.

Thời gian gần đây nhờ nhu cầu thưởng thức Robam Yak Rom của quần chúng và sự vận động gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của các cơ quan tổ chức bảo tồn di sản văn hóa Robam Yak Rom đã dần khôi phục và phát triển rộng rãi trong tất cả các phum sóc và đặc biệt là trong các chùa Khmer. Robam Yak Rom của người Khmer được đưa vào danh sách di sản phi vật thể cần được bảo vệ, gìn giữ và phát triển[1].

Nhân vật sửa

Trong vở diễn Robam Yak Rom thường có các nhân vật chính:

Nhân vật tu sĩ Moni Esey là vị tu sĩ có đạo hạnh cao cường, nhân vật râu tóc dài bạc trắng, mình khoác áo tu sĩ da cọp, tay chống gậy có hình thù của một con rắn hổ mang đen.

Nhân vật Phra Ream là nhân vật chính quan trong nhất của vở diễn với tính cách hiền lành nhân hậu, cơ thể cường tráng.

Nhân vật Phra Lask là em của Phra Ream giống với người anh của mình hiền lành nhân hậu.

Nhân vật Seda là vợ của Phra Ream người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, công dung ngôn hạnh, một mực chung thủy.

Nhân vật vua chằn Krong Reap hoặc Thosamusk là nhân vật phản diện quan trọng của vở diện và cũng là nguyên nhân của mọi biến chuyển trong câu chuyện.

Nhân vật tướng chằn Vey Reap là một trong các em trai của Krong Reap là nhân vật mưu mô và độc ác nhất trong vở diễn.

Nhân vật tướng chằn Kumpaka là một trong các em trai của Krong Reap.

Nhân vật chằn Phey Pheat là nhân vật chằn mang đức tính nhân hậu, từng là thầy bói của Krong Rreap, sau bị đuổi khỏi vương quốc chằn và về phe Phra Ream.

Nhân vật tướng khỉ Hanuman là nhân vật quan trọng trong câu chuyện dẫn dắt cả vương quốc khỉ giúp đỡ Phra Ream.

Cùng các nhân vật như là bình lính của chằn và binh lính của khỉ.

Để diễn hết vở tuồng người Khmer phải diễn liên tục hết mấy ngày thậm chí là diễn từ mùa khô cho đến khi rớt hột mưa. Về sau do cuộc sống và sự phát triển kinh tế Robam Yak Rom chỉ được diễn vào các dịp lễ quan trọng trong năm bằng một vài phân đoạn hay nhất của vở diễn chỉ sử dụng nhân vật chằn và khỉ.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Nghệ thuật Rô băm - sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng”.