Chiếc Yokosuka H5Y là một kiểu thủy phi cơ trinh sát của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Yokosuka đã hợp đồng cùng Quân xưởng Hải quân số 11 để chế tạo kiểu máy bay này, nhưng cũng chỉ có 20 chiếc được chế tạo giữa những năm 1938 đến 1941. Tên gọi chính thức của Hải quân Nhật cho chiếc này là Thủy phi cơ Hải quân Loại 99 Kiểu 11, trong khi tên mã của phe Đồng MinhCherry.

H5Y
Thủy phi cơ Yokosuka H5Y Loại 99 "Cherry"
KiểuThủy phi cơ trinh sát
Hãng sản xuấtYokosuka
Chuyến bay đầu tiên1936
Được giới thiệu1939
Khách hàng chínhHải quân Đế quốc Nhật Bản
Được chế tạo1938 - 1941
Số lượng sản xuất20

Chiếc H5Y được thiết kế bởi Yokosuka nhằm đáp ứng một yêu cầu của Hải quân Nhật Bản về một kiểu thủy phi cơ hai động cơ trinh sát hàng hải, được dự định có tính năng bay tương đương với những chiếc thủy phi cơ bốn động cơ hiện đại thời đó, trong khi chế tạo rẻ hơn và dễ bảo trì hơn. Hai chiếc nguyên mẫu được chế tạo tại Xưởng Hải quân Hiro và hoàn tất vào năm 1936[1].

Chiếc H5Y là một kiểu máy bay hai động cơ cánh dạng ô, và do đó trông giống như một phiên bản thu nhỏ của chiếc Kawanishi H6K "Mavis". Tuy vậy tính năng bay lại tỏ ra khá kém do chiếc máy bay không được cung cấp đủ động lực và chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề về cấu trúc làm chậm trễ việc sản xuất [1][2].

Chiếc H5Y được chấp thuận đưa vào sản xuất từ năm 1938 dưới tên gọi Thủy phi cơ Loại 99 Kiểu 11, và việc giao hàng được bắt đầu từ năm 1939 [1]. Tuy nhiên, việc sản xuất nhanh chóng bị chấm dứt do tính năng bay kém, và chỉ có 20 chiếc được chế tạo[3]. Cho dù một số được sử dụng trong vai trò tuần tra duyên hải chống tàu ngầm vào giai đoạn đầu của Thế Chiến II, chúng nhanh chóng được rút về các vai trò thứ yếu ở tuyến sau như vận chuyển hay huấn luyện.[1]

Các phiên bản

sửa
Nguyên mẫu
Hai chiếc được chế tạo tại Xưởng Hải quân Hiro
H5Y1 (Thủy phi cơ Hải quân Loại 99 Kiểu 11)
Phiên bản sản xuất, có 18 chiếc được chế tạo.

Các nước sử dụng

sửa
  Nhật Bản

Đặc điểm kỹ thuật (Yokosuka H5Y1)

sửa

Tham khảo:[1]

Đặc tính chung

sửa

Đặc tính bay

sửa

Vũ khí

sửa
  • 3 x súng máy 7,7 mm
  • 2 x bom 250 kg (550 lb)

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Green 1972, p. 136-137.
  2. ^ Francillon 1979, p. 495.
  3. ^ Donald, David (Editor) (1997). The Encyclopedia of World Aircraft. Aerospace Publishing. ISBN 1-85605-375-X.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  • Francillon, René J. Japanese Aircraft of the Pacific War. London: Putnam & Company Ltd., 1970 (2nd edition 1979). ISBN 0-370-30251-6.
  • Green, William. Warplanes of the Second World War, Volume Five: Flying Boats. London: Macdonald & Co.(Publishers) Ltd., 1962 (5th impression 1972). ISBN 0-356-01449-5.

Liên kết ngoài

sửa

Nội dung liên quan

sửa

Trình tự thiết kế

sửa

H2H - H3H/H3K - H4H - H5Y - H6K - H7Y - H8K

Danh sách liên quan

sửa