Giải Wolf Vật lý (tiếng Anh: Wolf Prize in Physics) là một giải thưởng thường niên của Quỹ Wolf (Wolf Foundation) nhằm trao tặng cho những nhà vật lý có đóng góp xuất sắc. Đây là một trong 6 giải của hệ thống Giải Wolf (cùng với Nông nghiệp, Hóa học, Toán học, Y họcNghệ thuật), nó được trao lần đầu năm 1978 cho nhà vật lý người Mỹ gốc Hoa Ngô Kiện Hùng. Giải Wolf Vật lý thường được giới vật lý coi là giải thưởng danh giá thứ hai của ngành này, chỉ sau Giải Nobel Vật lý.[1]

Người nhận giải sửa

Năm Người nhận giải Quốc tịch Ghi chú[2]
1978 Ngô Kiện Hùng   Đài Loan/  Hoa Kỳ Vì những khám phá thực nghiệm trong việc tìm ra tương tác yếu, đặc biệt là việc chứng minh thực nghiệm cho sự vi phạm bảo toàn chẵn lẻ.
1979 George Eugene Uhlenbeck   Hà Lan /   Hoa Kỳ Vì những khám phá về spin của electron.
Giuseppe Occhialini   Ý Vì những khám phá về sự ghép cặp của electron và pion mang điện tích.
1980 Michael E. Fisher
Leo P. Kadanoff
Kenneth G. Wilson
  Hoa Kỳ
  Hoa Kỳ
  Hoa Kỳ
Vì những khám phá về tính chất nhiệt động lực học tại điểm tới hạn trong quá trình chuyển pha của vật chất.
1981 Freeman J. Dyson
Gerard 't Hooft
Victor F. Weisskopf
  Anh /   Hoa Kỳ
  Hà Lan
  Áo /   Hoa Kỳ
Vì những khám phá về vật lý lý thuyết, đặc biệt là trong việc phát triển và ứng dụng Lý thuyết trường lượng tử.
1982 Leon M. Lederman
Martin Lewis Perl
  Hoa Kỳ
  Hoa Kỳ
Vì những khám phá thực nghiệm trong việc tìm ra hạt mới thuộc thế hệ ba của quark và lepton.
1983/4 Erwin Hahn   Hoa Kỳ Vì những khám phá về spin nguyên tử.
Peter B. Hirsch   Anh Vì những khám phá về việc sử dụng kính hiển vi điện tử để nghiên cứu cấu trúc tinh thể.
Theodore H. Maiman   Hoa Kỳ Vì những khám phá về laser ruby xung ba cấp.
1985 Conyers Herring
Philippe Nozieres
  Hoa Kỳ
  Pháp
Vì những khám phá về lý thuyết chất rắn, đặc biệt là hoạt động của electron trong kim loại.
1986 Mitchell J. Feigenbaum   Hoa Kỳ Vì những khám phá lý thuyết về các hệ không đẳng hướng, giúp đưa ra một nghiên cứu hệ thống cho lý thuyết hỗn loạn.
Albert J. Libchaber   Pháp /   Hoa Kỳ Vì những khám phá thực nghiệm trong việc mô tả quá trình chuyển pha của các hệ động học hỗn loạn.
1987 Herbert Friedman   Hoa Kỳ Vì những khám phá về tia X có nguồn gốc Mặt Trời.
Bruno B. Rossi
Riccardo Giacconi
  Ý /   Hoa Kỳ
  Ý /   Hoa Kỳ
Vì những khám phá về nguồn gốc của các tia X ngoài Hệ Mặt Trời.
1988 Roger Penrose
Stephen W. Hawking
  Anh
  Anh
cho những đóng góp sáng tạo của họ về thuyết tương đối rộng, trong đó họ đã chỉ ra sự cần thiết của các kỳ dị vũ trụ học và đã lý giải về vật lý lỗ đen. Trong nghiên cứu này họ đã mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta lên rất nhiều về nguồn gốcsố phận của Vũ trụ.
1989 Không trao giải
1990 Pierre-Gilles de Gennes
David J. Thouless
  Pháp
  Anh /   Hoa Kỳ
cho những đóng góp tiên phong ở nhiều lĩnh vực giúp hiểu biết về tổ chức của các hệ vật chất ngưng tụ phức tạp, đặc biệt nghiên cứu của de Gennes về vật chất chứa các đại phân tửtinh thể lỏng và của Thouless về các hệ mất trật tự và có số chiều thấp.
1991 Maurice Goldhaber
Valentine L. Telegdi
  Hoa Kỳ;
  Thụy Sĩ /   Hoa Kỳ
cho những đóng góp độc lập của họ mang tính nền tảng đối với vật lý hạt và vật lý hạt nhân, đặc biệt về tương tác yếu có sự tham gia của các lepton.
1992 Joseph Hooton Taylor, Jr.   Hoa Kỳ Vì những khám phá về sao xung vô tuyến giúp kiểm chứng với độ chính xác cao lý thuyết tương đối tổng quát.
1993 Benoît Mandelbrot   Pháp /   Hoa Kỳ cho việc nhận ra sự xuất hiện một cách phổ quát các fractal và phát triển các công cụ toán học nhằm miêu tả chúng, ông đã thay đổi thế giới quan của chúng ta về tự nhiên.
1994/5 Vitalij Ginzburg   Nga Vì những đóng góp về lý thuyết siêu dẫn và các quá trình năng lượng cao trong vật lý thiên văn.
Yoichiro Nambu   Nhật Bản /   Hoa Kỳ cho đóng góp của ông về lý thuyết hạt cơ bản, bao gồm việc nhận ra vai trò quan trọng của quá trình phá vỡ đối xứng tự phát tương tự trong lý thuyết siêu dẫn, và khám phá ra đối xứng màu của tương tác mạnh.
1995/6 Không trao giải
1996/7 John Archibald Wheeler   Hoa Kỳ cho đóng góp kinh điển của ông về vật lý lỗ đen, hấp dẫn lượng tử, và các lý thuyết về tán xạ hạt nhân và phân chia hạt nhân.
1998 Yakir Aharonov
Michael V. Berry
  Israel
  Anh
cho khám phá của họ về các pha hình học và pha tô pô lượng tử, đặc biệt về hiệu ứng Aharonov–Bohm, pha Berry, và sự kết hợp của chúng trong nhiều lĩnh vực của vật lý.
1999 Dan Shechtman   Israel vì khám phá bằng thực nghiệm về giả tinh thể, các chất rắn có cấu trúc không tuần hoàn và có trật tự trên khoảng cách lớn, giúp thúc đẩy quá trình khám phá trạng thái cơ bản mới của vật chất.
2000 Raymond Davis Jr.
Masatoshi Koshiba
  Hoa Kỳ
  Nhật Bản
Vì khám phá thực nghiệm tiên phong trong việc dò được neutrino vũ trụ, giúp mở ra nhánh nghiên cứu mới, vật lý thiên văn neutrino.
2001 Không trao giải
2002/3 Bertrand I. Halperin
Anthony J. Leggett
  Hoa Kỳ
  Anh /   Hoa Kỳ
cho những thấu hiểu quan trọng trên một phạm vi rộng của ngành vật lý vật chất ngưng tụ: Nghiên cứu của Leggett về tính siêu chảy của đồng vị nhẹ heli và các hiệu ứng lượng tử vĩ mô; và đóng góp của Halperin về quá trình tan chảy 2 chiều, các hệ mất trật tự và các electron tương tác mạnh.
2004 Robert Brout
François Englert
Peter W. Higgs
  Bỉ
  Bỉ
  Anh
cho công trình tiên phong giải thích sự hình thành khối lượng khi nhận ra đối xứng chuẩn cục bộ có tính bất đối xứng trong thế giới hạt hạ nguyên tử.
2005 Daniel Kleppner   Hoa Kỳ Vì những khám phá trong vật lý nguyên tử liên quan tới ngưng tụ Bose-Einstein.
2006/7 Albert Fert
Peter Grünberg
  Pháp
  Đức
Vì những khám phá trong việc tìm ra hiệu ứng từ trở khổng lồ (GMR).
2008 Không trao giải
2009 Không trao giải
2010 John F. Clauser
Alain Aspect
Anton Zeilinger
  Hoa Kỳ
  Pháp
  Áo
cho những đóng góp của họ về ý tưởng và thí nghiệm cơ bản cho cơ sở của cơ học lượng tửm đặc biệt là chuỗi các thí nghiệm kiểm tra bất đẳng thức Bell mang tính phức tạp ngày càng cao, hoặc là mở rộng chúng, sử dụng các trạng thái vướng víu lượng tử.
2011 Maximilian Haider
Harald Rose
Knut Urban
  Áo
  Đức
  Đức
cho phát triển của họ về hiển vi điện tử hiệu chỉnh quang sai, cho phép quan sát từng nguyên tử với độ chính xác cỡ picômét, làm cách mạng hóa khoa học vật liệu.
2012 Jacob D. Bekenstein   Israel cho nghiên cứu của ông về lỗ đen.[3]
2013 Peter Zoller
Ignacio Cirac
  Áo
  Tây Ban Nha
cho những đóng góp đột phá về lý thuyết của xử lý thông tin lượng tử, quang học lượng tử và vật lý của khí lượng tử.
2014 Không trao giải
2015 James D. Bjorken   Hoa Kỳ cho dự đoán về sự chia tỷ lệ (scaling) ở tán xạ phi đàn hồi sâu, dẫn đến xác định các thành phần cấu trúc dạng chất điểm trong nucleon. Ông có đóng góp quan trọng cho việc lý giải bản chất của tương tác mạnh.
Robert P. Kirshner   Hoa Kỳ cho việc tạo ra nhóm, môi trường làm việc và hướng dẫn đối với các sinh viên và nghiên cứu sinh của ông đưa họ đến khám phá ra sự mở rộng gia tăng của vũ trụ.
2016 Yoseph Imry   Israel cho nghiên cứu của ông về vật lý vật chất trung gian (mesoscopic physics) – một nhánh của vật lý học nghiên cứu các đối tượng nhỏ hơn kích thước vĩ mô (nhìn thấy bằng mắt thường) nhưng lớn hơn các nguyên tử.
2017 Michel Mayor
Didier Queloz
  Thụy Sĩ
  Thụy Sĩ
cho khám phá ra hành tinh ngoại hệ quay quanh một ngôi sao tương tự Mặt Trời.
2018 Charles H. Bennett
Gilles Brassard
  Hoa Kỳ
  Canada
cho hợp tác nghiên cứu của họ trong lĩnh vực đang mở rộng nhanh chóng là khoa học thông tin lượng tử.
2019 Không trao giải
2020 Rafi Bistritzer
Pablo Jarillo-Herrero
Allan H. MacDonald
  Israel
  Tây Ban Nha
  Canada
cho những nghiên cứu tiên phong về lý thuyết và thực nghiệm về hệ graphene hai lớp trượt xoắn.[4]
2021 Giorgio Parisi   Italia cho những khám phá đột phá trong các hệ mất trật tự, vật lý hạt và vật lý thống kê.[5]
2022 Anne L'Huillier
Paul Corkum
Ferenc Krausz
  Pháp /   Thụy Điển
  Canada
  Hungary /   Áo
cho những đóng góp tiên phong của lĩnh vực khoa học laser siêu nhanh và vật lý atto giây.[6]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Physicsworld.com: Wolf prize goes to particle theorists”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2008.
  2. ^ “Wolf Prize Recipients in Physics”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2008.
  3. ^ Institute for Advanced Study - Wolf Prize 2012 Lưu trữ 2012-01-22 tại Wayback Machine
  4. ^ Laureates 2020
  5. ^ “Laureate 2021”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ “Wolf Prize 2022”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.