Họ Cá hàm

(Đổi hướng từ Opistognathidae)

Họ Cá hàm[1] hay họ Cá hàm cứng[2] hoặc họ Cá miệng rộng[3] (Danh pháp khoa học: Opistognathidae) là một họ cá theo truyền thống xếp trong bộ Cá vược,[4] nhưng gần đây đã được đề xuất tách ra ở vị trí không xác định (incertae sedis) trong nhánh Ovalentaria.[5][6][7]

Họ Cá hàm
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Carangimorpharia
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Opistognathidae
Bonaparte, 1835
Các chi
4 chi, 86 loài. Xem bài.

Đây là họ cá được biết đến với việc cá đực ấp trứng trong miệng, chúng nổi bật với chiếc hàm to.

Đặc điểm sửa

Những con cá hàm với chiếc miệng lớn này sinh sống ở vùng nước nông gần đảo Coron thuộc Philippines, chúng khá nhút nhát. Những con cá hàm cái sẽ đẻ trứng vào trong miệng cá đực, con cá đực sẽ mang trong miệng hàng trăm quả trứng và cung cấp nguồn oxy đến khi nào những quả trứng nở. Cá đực sẽ mang tất cả trứng trong miệng để ấp trong nhiều tuần.

Con cá mở rộng miệng để dòng nước có thể lưu thông một cách dễ dàng cung cấp oxy cho những quả trứng. Mỗi con cá chứa được khoảng 300 – 400 quả trứng ở trong miệng của nó. Những quả trứng sẽ nở vào lúc hoàng hôn và những con cá bột nhỏ sẽ trôi dạt đi khắp nơi.

Cá đực không ăn trong thời kỳ ấp trứng, nhưng có tới 30% trứng trôi vào bụng của cá đực trong thời gian ấp trứng. Đây là lý do loài cá này được gọi là cá ăn thịt. Một số loài động vật khác, như ếch, cũng ấp con trong miệng. Nhưng đây thường là thói quen của loài cá, và thường được cá bố đảm nhiệm.

Các chi sửa

Dưới đây là các chi trong họ[4]

Chú thích sửa

  1. ^ Tống Xuân Tám, Nguyễn Thị Kiều, Đỗ Khánh Vân. 2016. Thành phần loài cá biển thu ở cảng cá tại thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận Lưu trữ 2019-09-25 tại Wayback Machine. Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 9(87): 93-112.
  2. ^ Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Đức Thế. 2014. Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Việt Nam[liên kết hỏng]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Trường Đại học Nha Trang. 3: 90-95.
  3. ^ Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thành Nam. 2016. Thành phần loài cá ở vùng cửa sông Định An, tỉnh Trà Vinh (Fish Species Composition in the Dinh An Estuary, Tra Vinh Province). VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology 32(1S): 69-76.
  4. ^ a b Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2019). "Opistognathidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2019.
  5. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  6. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, A. Acero, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2017. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 4, 2017. BMC Evolutionary Biology BMC series – open, inclusive and trusted 2017 17:162. doi:10.1186/s12862-017-0958-3
  7. ^ J. S. Nelson; T. C. Grande; M. V. H. Wilson (2016). Fishes of the World (ấn bản 5). Wiley. tr. 752. ISBN 978-1-118-34233-6. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2019.

Liên kết ngoài sửa