Phạm Trung Hòa: Sinh năm 1972; nơi sinh: thôn Đại Nại, xã Ngô Quyền; huyện Tiên Lữ; tỉnh Hưng Yên. là chuyên gia nông học, chuyên gia dinh dưỡng cây trồng, có 2 bằng sáng chế được cấp năm 2015; 2016, được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng huy chương " Vì Thế hệ Trẻ" năm 1999.

Sự nghiệp:

- 1986-1989 học sinh phổ thông tại trường PTTH Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ

- 1989-1994 Sin viên ĐHNN I Hà Nội

- !994 - 2004: Chuyên viên, Phó phòng Nông nghiệp; Địa chính; Huyện Tiên Lữ, Hưng Yên

- 2004- 2012: Chuyên viên, Phó Văn phòng, Chánh Văn phòng Cục Nông nghiệp, Cục Trồng Trọt - Bộ Nông nghiệp.

- 2004- 2006: Nghiên cứu sinh tại Viên KHNN Việt Nam

- 2011-2012: (JICA) Nhật Bản chọn đi đào đào chuyên gia cải tạo đất

- 2012- 2014: Phó giám đốc Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống,Sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia

- 2014 - Đến nay: Chuyên gia cải tạo Đất và chống suy thoái đất (JICA)

Lịch sử Họ Phạm

Phạm 范 và Phạm 範 là hai họ đồng âm nhưng khác nhau về ý nghĩa và chữ Hán dùng để ghi lại . Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa khi tiến hành giản hoá chữ Hán đã lấy chữ 范 làm chữ giản hoá của chữ 範  nhưng chữ 範 khi dùng làm họ tên thì vẫn viết là 範, không giản hoá thành 范 .Đây là họ của người Việt Nam và Trung Quốc

Đôi nét về Họ Phạm Việt Nam

– 1 / 165 họ của người Kinh,

– 1 / 11 họ của người Mường,

– 1 / 11 họ của người Tày,

– 1 / 172 họ của người Việt gốc Hoa,

– 1 / 49 họ của người Việt gốc Khmer.

* Dân tộc Thái có người họ Phạm vốn là họ Khằm/Cầm chuyển sang

Họ Phạm là dòng họ phổ biến thứ 4 ở Việt Nam với 7% dân số với khoảng 6,7 triệu người chỉ đứng sau họ NguyễnTrần. Tuy có rất nhiều nhân tài trí sĩ nhưng chưa một lần có người làm Vua; nhiều người họ Phạm là “Lương đống của xã tắc”.

Nhân vật lịch sử họ Phạm đầu tiên trong chính sử là Danh tướng Phạm Tu – khai quốc công thần triều Tiền Lý, đã có công: đánh đuổi quân Lương (542), đánh tan quân xâm lấn Lâm Ấp (543), dựng Nhà nước Vạn Xuân (544)

Theo các bản Thần phả, Thần tích sự xuất hiện các vị họ Phạm sớm hơn, như:

– Nam Hải Đại Vương Phạm Hải, và ba anh em Phạm Vĩnh (Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng Thái Thượng đẳng Thần) thế kỷ III trước CN, giúp Vua Hùng thứ 18 đánh Thục

– Tướng quân Phạm Gia – tướng của An Dương Vương, 208 trước CN lui quân về vùng Hoài Đức

– Phạm Danh Hương chồng của Bát Nạn nữ tướng quân (thời Hai Bà Trưng)

Họ Phạm ở Việt Nam có thể có hai nguồn gốc chính: từ cộng đồng tộc Việt trong Bách Việt của nước Văn LangÂu Lạc xưa, từ nguồn gốc ở các tỉnh miền Nam Trung quốc di cư sang và được Việt hoá. Ngoài ra còn có họ Phạm từ các dòng họ khác đổi sang như họ Mạc,…

Các dòng họ Phạm – Việt Nam không có một ông tổ duy nhất. Do vậy, BLL họ Phạm Việt Nam đề nghị suy tôn Đô Hồ Đại vương Phạm Tu là một Thượng Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam. Ông là nhân vật lịch sử đầu tiên của dòng họ Phạm có công lao đối đất nước đã được ghi vào sử sách. Chúng ta cũng không quên công lao các vị đã sinh thành dưỡng dục Thượng thủy tổ. Tại miếu Vực có thờ hai vị thân sinh và Đô Hồ Đại vương.

Họ Phạm Việt Nam có sự chuyển cư rất mạnh lan tỏa trong vùng châu thổ sông Hồng, rồi vào Ái Châu (Thanh Hóa). Từ Thanh Hóa lại có sự chuyển cư trở lại vùng Sơn Nam Hạ (ngày nay là các tỉnh Hải DươngHưng YênThái BìnhHà NamNam ĐịnhNinh Bình...) và vào miền Nam Trung bộ (Quảng NamQuảng NgãiBình Định,... mạnh nhất là vào thời nhà Lê (thế kỷ thứ XV). Trong thời kỳ hiện đại, người họ Phạm Việt Nam định cư ở nhiều nước trên thế giới.[cần dẫn nguồn]

Họ Phạm Tuấn Kiệt (Hùng ThắngBình GiangHải Dương) sửa

Có từ đường thờ phụng thuỷ tổ dòng họ Phạm tại đây. Đến nay đã có 18 đời con cháu sinh sôi và phát triển ở đây. Phạm tộc được chia thành 4 chi (Phạm Đỉnh, Phạm Khả, Phạm Đình và Phạm Kim) Trong đó chi Phạm Đình có con cháu rất đông đảo.

Nổi bật có cụ tổ đời thứ 5 Phạm Đỉnh Chung 范鼎鍾 đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, năm Bảo Thái thứ 5 (1724). Làm quan dưới thời Hậu Lê (Vua Lê Dụ Tông) chức Hàn lâm học sĩ cai quản sổ sách trong triều.

Họ Phạm Thổ Hào (Thanh ChươngNghệ An) sửa

Phát tích từ xã Thổ Hào, nay là xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Nơi đây thờ phụng Thủy tổ Phạm Kinh Vỹ, đỗ Giải nguyên kì thi Hương khoa Giáp Ngọ, năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1714), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, năm Bảo Thái thứ 5 (1724).

Họ Phạm Ngọc Quế (Quỳnh PhụThái Bình) sửa

Phát tích từ làng Ngọc Quế, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình (cả làng Ngọc Quế có một họ Phạm duy nhất,nên gọi là họ Phạm Ngọc Quế). Theo truyền khẩu thì dòng họ này thuộc dòng dõi Phạm Lệnh Công (Phạm Chiêm), thuộc một trong các chi ngành Phạm Hạp (979)-(Phạm Hạp là ông tổ 8 đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão một danh tướng thời Trần - căn cứ theo sách Kỷ Yếu Tân Biên của Phạm Côn Sơn. Như vậy, dòng họ Phạm Ngọc Quế là cùng chi ngành với danh tướng trên), làng Trà Hương, Khúc Giang, Nam SáchHải Hưng. Thủy tổ ngành tại Ngọc Quế là Phạm Đình Xoắn giỗ ngày 20 tháng Giêng âm lịch (sinh được 4 chi). Họ này hiện tại còn lại 3 chi, chi trưởng tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng (chi cụ Phạm Văn Lĩnh), chi hai tại Ngọc Quế, Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ, Thái Bình (chi cụ Phạm văn Biên), chi ba tại nơi phát tích là Nam Sách Hải Hưng(chi cụ Phạm Văn Lẫm. Con cháu chi ngành này hiện cư trú tại Lục Ngạn,Hà Bắc..)....

Theo thần tích miếu Hoàng Bà (Bái Trang, Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ, Thái Bình) do quan Giám Bách thần Nguyễn Hiền (1753) chép lại theo bản chính của quan Hàn Lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính, thì vào thời vua Lý Anh Tông có bà Phạm Thị Huệ (người họ Phạm Ngọc Quế) lấy ông Nguyễn Khuê người làng Bái Trang sinh ra được ba người con gái là Nguyễn Thị Kim (Kim nương), Nguyễn Thị Lan (Lan nương) và Nguyễn Thị Thanh (Thanh nương). Bà Kim nương Nguyễn Thị Kim là một trong các hoàng phi của vua Lý Cao Tông. Ba bà có nhiều công lao giúp vua dẹp loạn giữ nước nên bà Lan nương được phong là "Lương Quốc Thiên Ninh Thái Trường Hoàng Ân công chúa" và bà Thanh Nương là "Thiên Cực Thái Trường Thiện Duyên công chúa".Bà Kim Nương được phong là "Linh Thông Quốc Mẫu Hoàng Bà quý phi công chúa" Đền miếu các bà vẫn còn được thờ phụng đến ngày nay (nghè Vua Bà thôn Bái Trang, xã Quỳnh Hoa).Căn cứ theo thần tích trên thì Họ Phạm Ngọc Quế là một dòng họ rất lâu đời đã cư trú tại đây (Ngọc Quế,Quỳnh Hoa,Quỳnh Phụ,Thái Bình). Và cũng là một trong những ngành miêu duệ của một dòng họ Phạm anh hùng...

Họ Phạm Đông Ngạc (Từ LiêmHà Nội) sửa

Họ Phạm làng Đông Ngạc (làng Vẽ cổ) (nay thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ LiêmHà Nội), hình thành từ cuối thời nhà Trần(thế kỷ thứ 14). Thuỷ tổ là cụ Phạm Húng (khoảng năm 1345).Căn cứ vào những thư tịch Hán Nôm hiện còn lưu giữ được như: Phạm tộc phả kýPhạm tộc gia phảĐông Ngạc Phạm tộc gia tiên... thì tổ tiên họ Phạm gốc ở Ái Châu (Thanh Hóangày nay). Do những biến cố của lịch sử, có 3 anh em họ Phạm đầu tiên rời Ái Châu ra đinh sinh cơ lập nghiệp ở các nơi: một người về Đôn Thư (Thanh Oai - Hà Tây), một người về Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) và một người về Đông Ngạc (Từ Liêm - Hà Nội). Con cháu của họ di cư, lập nghiệp trên khắp toàn quốc, trong đó có một nhánh họ Phạm ở Hải Phòng. (Về chi họ Phạm ở Hải Phòng, vì chưa đủ tài liệu nên chưa thể hoàn thành, sẽ tiếp tục được nghiên cứu). Trải quan trên 600 năm, dòng họ Phạm làng Đông Ngạc đã phát triển tới 16 chi (Đại tôn), thuộc hai hàng Giáp, Ất và qua 22 thế hệ con cháu.

Tổ tiên họ Phạm rất nghèo nhưng hiếu học, trọng đạo nghĩa, đã mở đầu truyền thống học giỏi, đỗ cao và thanh liêm, có nhiều công lao đóng góp cho đất nước xóm làng. Dòng họ này thời phong kiến đã có 9 Tiến sĩ (trong đó có 1 Bảng nhãn, 1 Hoàng giáp) và 2 Sĩ vọng.

Phạm Thọ Lý (1610-1685) và Phạm Quang Dung (1675-1739) được thờ là Hậu thần tại bái đường đình làng Đông Ngạc vì đã có nhiều công lao với nước, với dân. Phạm Quang Dung đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất (1706). Ông đã từng làm Chánh sứ Trung Quốc năm Nhâm Tý (1732), làm quan tới chức Công bộ Thượng thư, Lệ quận công.

Phạm Quang Trạch, đỗ bảng nhãn khoa thi năm Quý Hợi (1683), đã từng giữ chức Lễ bộ hữu thị lang, tác giả cuốn Nam chưởng kỷ lục về mối bang giao giữa Đại Việt và Ai Lao.

Phạm Gia Chuyên (1791-1862), cháu 5 đời của Bảng nhãn Phạm Quang Trạch, cháu 4 đời của Tiến sĩ Phạm Nguyên Ninh, đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm 1832. Ông làm quan thời nhà Nguyễn, đã từng giữ các chức Tri phủ Kiến Xương (Thái Bình), Lễ bộ viên ngoại lang, Đốc học tỉnh Ninh Bình, Tự nghiệp Quốc tử giám. Ông tham gia soạn cuốn Quốc sử lược biên.