Hoan nghênh

sửa
  Xin chào Chauchuoi10!
  Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.741 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư mở này.
 
Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Chauchuoi10.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.
Bạn hãy nhớ các nguyên tắc
  không viết những gì không bách khoa,
  không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
  không vi phạm quyền tác giả.
Đầu tiên bạn nên mạnh dạn
  thử mọi liên kết mà bạn muốn,
  thử sửa bài thoải mái tại đây,
  đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵng viết. Chúc bạn thành công.

  An Apple of Newton thảo luận 02:40, 29 tháng 11 2007 (UTC).

ĐỊNH LUẬT THÀNH PHẦN KHÔNG ĐỔI

sửa

Định luật Bảo toàn khối lượng của các chất là cơ sở để nghiên cứu thành phần định lượng của các hợp chất hoá học khác nhau. Nhiều thí nghiệm đã chứng tỏ rằng thành phần Định tính và Định lượng của các hợp chất khác nhau là không đổi và không phụ thuộc vào phương pháp điều chế chúng. Ví dụ, 4g lưu huỳnh khi kết hợp với 7g bột sắt sẽ tạo thành 11g sắt sunfua. Khi đó không tạo thành một hợp chất nào khác, còn lưu huỳnh và sắt tham gia hoàn toàn vào phản ứng. Nếu với 4g lưu huỳnh chúng ta lấy 9g bột sắt, thì trong trường hợp này vẫn thu được 11g sắt sunfua, 2g sắt dư không tham gia phản ứng. Nước tinh khiết (không có tạp) dù được điều chế bằng cách tổng hợp từ Hidro và Ôxi, bằng cách trung hoà kiềm bởi axit hoặc bằng phản ứng hoá học bất kỳ khác, cũng như nước tự nhiên tinh khiết đều luôn luôn gồm Hidro và Ôxi với tỉ lệ khối lượng 1: 8. Nhà Bác học Pháp G.L.PRUSTƠ năm 1799 sau khi tổng kết nhiều tài liệu thực nghiệm về thành phần của các chất khác nhau đã phát biểu ĐỊNH LUẬT THÀNH PHẦN KHÔNG ĐỔI. Mỗi hợp chất hoá học có thành phần định tính và định lượng không đổi, không phụ thuộc vào phương pháp điều chế nó. Định luật này phù hợp hoàn toàn với thuyết nguyên tử - phân tử. Thật thế, phân tử của một chất gồm một lượng hoàn toàn xác định các nguyên tử có khối lượng không đổi. Vì vậy thành phần khối lượng của các phân tử và do đó cả thành phần khối lượng của chất đều là không đổi. không phụ thuộc vào phương pháp điều chế. --Chauchuoi10 (thảo luận) 01:13, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG CỦA CÁC CHẤT

sửa

Khi cân những bình nút kín đựng bột kim loại trước và sau khi nung, M.V.Lomonoxop nhận thấy rằng khối lượng của chúng không bị thay đổi, mặc dù những chuyển hóa Hóa học đã xảy ra với kim loại trong bình. Khi áp dụng các phương pháp định lượng nghiên cứu phản ứng Hóa học, năm 1748 Lomonoxop đã tìm ra được một trong những Định luật quan trọng nhất của tự nhiên, mang tên là Định luật Bảo Toàn Khối Lượng. Ông trình bày định luật này bằng những lời sau đây:" Tất cả những biến đổi xảy ra trong tự nhiên thực chất là nếu lấy đi bao nhiêu ở vật thể này, thì có bấy nhiêu được thêm vào ở vật thể khác. Như vậy, nếu ở đây giảm đi bao nhiêu vật chất, thì sẽ có từng ấy vật chất tăng lên ở chỗ khác ".

Hiện nay ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG của các chất được phát biểu như sau: Khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng của các chất được tạo thành sau phản ứng.'

Định luật này đôi khi còn được gọi là Định luật bảo toàn trọng lượng của các chất, vì ở cùng một địa điểm trọng lượng tỉ lệ với khối lượng.

Đứng trên quan điểm thuyết nguyên tử - phân tử thì Định luật bảo toàn khối lượng của các chất được giải thích rằng trong các phản ứng Hóa học số lượng chung của các nguyên tử không bị thay đổi, mà chỉ xảy ra sự sắp xếp lại chúng. Định luật bảo toàn khối lượng của các chất là Định luật cơ sở của Hóa học. Mọi tính toán dựa vào các Phương trình hóa học đều được tiến hành dựa trên Định luật này. Do đó, sự xuất hiện hóa học hiện đại như một Khoa học chính xác có liên quan với sự phát minh cỉa M.V.Lomonoxop về Định luật bảo toàn khối lượng của các chất.

Ghi Chú: Trong thế giới vi mô định luật này không được tuân theo: Tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng không bằng Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng. Các phép tính toán đối với phản ứng hạt nhân đều dựa trên định luật về mối liên hệ tương hỗ giữa khối lượng và năng lượng.

Đầu câu không phải thụt vô vài ô đâu

sửa

":D" Lecongvinh (thảo luận) 22:49, ngày 10 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời