Việt Nam bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa

Việt Nam bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa là sự kiện diễn ra từ tháng 10 năm 2021 đến nay nhằm mở rộng trên quy mô lớn một số đảo và đá tại quần đảo Trường Sa hiện đang được quân đội nước này chiếm đóng.[1][2][3]

Diễn biến sửa

Từ tháng 10 năm 2021, Việt Nam bắt đầu bồi đắp và mở rộng tại ba đảo Nam Yết, Sơn CaPhan Vinh.[1]

Từ tháng 11 năm 2021, Việt nam bắt đầu nạo vét mở luồng vào ở bãi Thuyền Chài và sau đó từ tháng 5 năm 2022 tiến hành bồi đắp để xây đảo nhân tạo trên bãi đá san hô này.[4]

Từ tháng 12 năm 2021, Việt Nam bồi đắp xây một đảo nhân tạo mới ở đá Tiên Nữ.[1]

 
Ảnh vệ tinh Sentinel-2 (ESA) vào tháng 8 năm 2023 cho thấy đảo Nam Yết được bồi đắp mở rộng trên quy mô lớn.

Tiếp đó trong năm 2022, Việt Nam bắt đầu tiến hành bồi đắp điểm Đá Lớn A vào tháng 10, bồi đắp các đảo nhận tạo ở đá Núi Leđá Lát vào tháng 11 và đá Tốc Tan vào tháng 12.[4] Tính đến cuối năm 2022 Việt Nam đã bồi đắp thêm 1,7 km2 đất nổi ở các thực thể của quần đảo Trường Sa mà nước này chiếm giữ.[2]

Trong năm 2023, Việt Nam bắt đầu tiến hành bồi đắp ở đảo Trường Sa Đông vào tháng 9 và ở đá Nam vào tháng 10[5].

Theo RFA thì tính đến tháng 11 năm 2023, tổng diện tích đất bồi đắp trên bãi Thuyền Chài, bao gồm một đảo chính và 2 đảo phụ, đã lên tới gần 1 km2, biến thực này vượt đảo Trường Sa Lớn trở thành đảo nổi lớn nhất mà Việt Nam chiếm giữ ở Trường Sa.[6] Tổ chức thân Trung Quốc Sáng kiến Thăm dò Biển Đông (South China Sea Probing Initiative) cáo buộc Việt Nam có kế hoạch xây dựng một đường băng trên bãi san hô này.[6]

Theo AMTI thì tổng diện tích đất bồi thêm trong năm 2023 của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa lên đến hơn 1,3 km2 đất nổi.[7][8] Việt Nam đã bắt đầu sử dụng các tàu nạo vét hút cắt để “đẩy nhanh nỗ lực nạo vét”, giống như Trung Quốc đã triển khai trong chiến dịch xây đảo nhân tạo từ năm 2014 đến 2017, điều mà đã bị quốc tế chỉ trích vì ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và hệ sinh thái ở các rạn san hô.[7]

Phản ứng sửa

Philippines sửa

Ngày 1 tháng 8 năm 2023, khoảng 50 người tụ tập trước đại sứ quán Việt Nam tại Manila, Philippines biểu tình, xé cờ Việt Nam nhằm phản đối Việt Nam quân sự hóa các đảo ở Biển Đông.[9][10][11]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c “Castles Made of Sand: Vietnam's Spratly Upgrades”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ a b Reuters (15 tháng 12 năm 2022). “Vietnam carries out 'substantial' expansion in South China Sea, US thinktank finds”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ “Vietnam speeds land reclamation in South China Sea”. Radio Free Asia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ a b “Vietnam's Major Spratly Expansion”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ “Vietnam Ramps Up Spratly Island Dredging”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.
  6. ^ a b “Vietnam rapidly builds up South China Sea reef”. Radio Free Asia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2023.
  7. ^ a b “Vietnam Ramps Up Spratly Island Dredging”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.
  8. ^ “Việt Nam tăng cường bồi đắp trên Biển Đông- Reuters cho hay”. BBC News Tiếng Việt. 17 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.
  9. ^ “Vietnam wants Philippines to strictly handle flag vandalisation, protests China's island exercises”. Asia News Network (bằng tiếng Anh). 4 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2023.
  10. ^ VnExpress. “Vietnam asks Philippines to deal with protesters tearing Vietnamese flag - VnExpress International”. VnExpress International – Latest news, business, travel and analysis from Vietnam (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2023.
  11. ^ “Militants protest at Vietnamese Embassy over planned militarization in West PH Sea”. The Manila Times (bằng tiếng Anh). 1 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2023.