Đàn thối (; bính âm: dàn tuǐ) hay Đàm thối (; bính âm: tán tuǐ) hay Đàm/đàn thoái quyền (được dịch nghĩa tiếng Anh là "springing legs"), là căn bản võ thuật của miền Bắc Trung Hoa thịnh hành ở lưu vực sông Hoàng Hà.

Nguồn gốc

sửa

Có thuyết cho là Đàm thối có nguồn gốc do một vị cao tăng từ chùa Long Đàm ở Sơn Đông truyền thụ. Một thuyết khác lại cho rằng Đàm Mỗ ở Đàm gia Câu tỉnh Hà Nam sáng tạo ra. Đàm thoái thịnh hành vào khoảng giữa và cuối đời nhà Thanh, hiện nay được dùng làm bài bản luyện tập cơ bản về chuyên môn đòn chân (Thoái công phu).

Các tài liệu tiếng Anh của người Trung Hoa viết cho biết môn quyền này tích hợp các môn Trường quyền của Bắc Thiếu Lâm và các quyền thức của người theo đạo Hồi tại miền Bắc Trung Quốc.

Môn quyền này do sử dụng các đòn chân (cước pháp hay thoái pháp, có khi đọc là thối pháp) rất nhiều trong các bài.

Dùng các từ đànthối có lẽ đúng nghĩa hơn, và cũng gần với phiên âm và dịch nghĩa trong tiếng Anh.

Đàn 彈 có nghĩa là đàn lực (lực đàn hồi) có độ bật mạnh và xa như dây cung phát mũi tên bay xa vậy.

Thối 腿 có nghĩa đúng hơn là Thoái, Thối là từ ngữ mà người phương Bắc (Trung Hoa) hay dùng ám chỉ Cước là các đòn chân trong khi Thoái 退 có nghĩa là thoái lui, là lùi bước, không đúng lắm.

Nhưng do lâu ngày danh từ Đàm Thoái đã trở nên quen tai người nghe rồi nên cũng khó sửa.

Môn này tương truyền có hai lưu phái là Đàm Thoái và Đàn Thoái. Tên gọi tuy khác nhau nhưng kỹ thuật cũng là một và hơi khác biệt nhau đôi chút.

Đàm Thoái Quyền có tổng cộng 12 đường quyền được đưa vào chương trình chính khóa trong các trường tiểu học và trung học tại miền Bắc Trung Hoa từ đầu thế kỷ hai mươi dưới thời Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch và trở thành tài liệu giảng huấn chính thức của Tinh Võ Thể dục Hội tại Thượng Hải. Giáo trình này cũng được giảng dạy chính thức tại Trung Quốc Thể thao Học Hiệu bắt đầu từ năm Trung Hoa Dân Quốc thứ nhất là nơi dạy môn này đầu tiên tại Hoa Lục bởi Lưu tiên sinh và Trương tiên sinh, hai bậc thầy nổi tiếng tại học hiệu. Sau hơn 10 năm truyền dạy, môn này đã thịnh hành khắp miền Nam Bắc Trung Hoa đại lục. Bắc phái tập dùng tương đối nhiều hơn.

Theo tài liệu của giáo sư Vũ Đức thì lại có ghi chú khác như sau:

"... Môn võ Đàm Thoái hay còn gọi là Đàn Thoái được du nhập vào Trung Hoa, từ những người theo đạo Hồi ở Tây Tạng, khoảng thế kỷ thứ mười bốn, rất thịnh hành ở tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc. Về kỹ thuật, môn này có hai nhánh. Những người theo học 12 lộ quyền thường gọi là Đàm Thoái. Còn những người theo học 10 lộ quyền lại gọi là Đàn Thoái. Vào thời nhà Thanh, Hoắc Nguyên Giáp, người ở Hà Bắc, xuống phương nam sáng lập Tinh Võ Thể dục Hội ở Thượng Hải, và phổ biến môn Đàm Thoái, rất đông người theo học. Về sau, Mã Vĩnh Trinh, nhân vật này sau này được các hãng phim Hồng Kông chuyển thể hư cấu vào bộ phim cùng tên vào những năm đầu thập kỷ 1970, là người nổi tiếng giỏi nhất về môn Đàm Thoái ở Thượng Hải..."

Phép sử dụng đòn chân của Đàm Thoái Quyền được chia làm ba loại: Thượng ban thối, Trung ban thối, và Hạ ban thối.

12 đường quyền của Đàm Thoái Quyền có động tác rất giản dị nhưng hiệu quả, thích hợp nhất đối với những người mới luyện tập võ thuật.

Các phái võ thuộc miền Bắc Trung Hoa rất chú trọng các đòn chân (Thoái pháp hay Thối pháp) nên học võ đầu tiên là phải học Thoái pháp.

Đặc trưng kỹ pháp

sửa

Xuất thủ tấn công (ra đòn) thật nhanh, đường kình gọn, bật (nên gọi là Đàn thoái) mà thành tên. Gần đây đã phát triển thành một thể hệ độc lập được gọi là "Đàm thoái môn" hoặc là "Đàm thoái".

Đặc điểm kỹ pháp là tư thế và các động tác đường quyền đơn giản, tinh luyện, thiết thực, không màu mè hoa sói, tầng lớp chính thứ phân minh, một lộ (đường) một pháp (phép) có trước có sau, trái phải đối xứng, thủ pháp nhanh, dũng mãnh, chính xác và hiệu chuẩn, thoái pháp cương kình có lực bật co duỗi mạnh mẽ như sức bật dây cung, quả nhiên là theo phép tắc căn bản của Thiếu Lâm quyền. Các bài chủ yếu có: sáu lộ đàn thoái, 10 lộ Đàn thoái, 12 lộ Đàn thoái v.v...

Mười lộ Đàn thoái thì tư thế thấp chân bằng (cao ngang đũng quần) tức là: lộ một thuận bộ (tấn), lộ hai mười chữ, lộ ba bổ giả (phách tạp), lộ bốn cắm (chống trơn, "sanh hoạt"), lộ nắm giá đánh (giá đả), lộ sáu liên hoàn, lộ bảy che mài (cái ma), lộ tám thúc khoá (bàng toả), lộ chín xuyên tâm, lộ mười tên bật (tiễn đàn).

Mười hai lộ Đàn thoái thế cao chân thấp (cao không quá gối nên gọi là "tấc chân"-- "thốn thoái") tức là: lộ một xung chùy (nắm đấm hay đầu gậy gõ mạnh), lộ hai thích đả (đả đánh), lộ ba phác trát (bổ đâm), lộ bốn sanh bác, bát (chống bóc, hất), lộ năm trắc truỳ, xuyến (đạp hất ra), lộ sáu đơn triển (vươn, một bên), lộ bảy song triển (vươn hai bên), lộ tám đơn tọa (đôn là đống đất, toạ là ngồi xổm), lộ chín bàng toả (giã khoá), lộ 10 tiến bộ (bước cắt) đàn (bật), lộ 11 thang thoái, lộ 12 hoành lôi (đánh ngang).

Đàn thoái là môn học ban đầu để học nghệ cũng là căn bản cứ để thăng hoa tài nghệ được các nhà quyền thuật cổ kim rất coi trọng. Quyên Ngạn bảo: "Đàn thoái bốn cánh tay, người sợ quỷ thần sầu".

Đàm thối có điểm tương đồng với một bộ môn quyền pháp cùng trong họ quyền thuật miền Bắc Trung Hoa là môn Trốc cước là cả hai môn đều dùng đòn chân (thoái pháp) nhưng hai môn này có kỹ pháp hoàn toàn khác nhau, các chiêu thức cước pháp cũng khác.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Tham khảo

sửa