Đáp Nạp Thất Lý (tiếng Trung: 答纳失里; tiếng Mông Cổ: Данашири; ? - 1335), nguyên phối và là chính thất Hoàng hậu đầu tiên của Nguyên Huệ Tông hay Nguyên Thuận Đế, vị Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Đáp Nạp Thất Lý
答纳失里
Nguyên Huệ Tông hoàng hậu
Chính hậu nhà Nguyên
Tại vị1333 - 1335
Tiền nhiệmĐáp Lý Dã Thắc Mê Thất
Kế nhiệmBá Nhan Hốt Đô
Thông tin chung
Mất1335
Khai Bình
Phu quânNguyên Huệ Tông
Hoàng tộcBá Nha Ngô thị (xuất thân)
Bột Nhi Chỉ Cân (hôn nhân)
Thân phụYên Thiếp Mộc Nhi

Bà không được Huệ Tông sủng ái vì là con gái của Thái Bình vương Yên Thiếp Mộc Nhi, về sau bị phế vì liên can đến cuộc nổi loạn của huynh trưởng là Đường Kỳ Thế, cuối cùng bị đối thủ chính trị của gia tộc là Bá Nhan xử tử.

Đáp Nạp Thất Lý là một trong 4 vị Trung cung Hoàng hậu của nhà Nguyên bị "tước Hậu vị" khi còn sống, bên cạnh Bốc Lỗ Hãn của Nguyên Thành Tông, Bát Bất Hãn của Nguyên Thái Định ĐếBát Bất Sa của Nguyên Minh Tông. Tuy nhiên, bà là trường hợp duy nhất bị phế truất bởi phu quân là đương kim Hoàng đế, ba vị còn lại đều do đời sau tước tư cách Hoàng hậu sau khi phu quân của họ đã băng hà.

Tiểu sử sửa

Hoàng hậu Đáp Nạp Thất Lý thuộc bộ lạc Khâm Sát (欽察; Kipchak) nên cũng gọi "Khâm Sát thị" (钦察氏), ngoài ra còn gọi là "Bá Nha Ngô thị" (伯牙吾氏), con gái của Thái Bình vương Yên Thiếp Mộc Nhi (燕铁木儿), một đại thần thời Nguyên Văn Tông, có ảnh hưởng chính trị phức tạp và là Thái sư đầu triều trong những năm cai trị của Văn Tông. Bà có một huynh trưởng là Đường Kỳ Thế (唐其勢; Tangkis), cũng là Đại tướng quân trong triều đình.

Không rõ thời gian bà được cha gả cho Huệ Tông, nhưng khi đó sức ảnh hưởng của Yên Thiếp Mộc Nhi vô cùng lớn, đến mức liên tiếp Văn Tông rồi Ninh Tông đều bị ông khống chế. Yên Thiếp Mộc Nhi vốn được Nguyên Vũ Tông đề bạt; trong cuộc chiến tranh hai đô sau khi Thái Định Đế qua đời, lúc Thiên Thuận Đế lên ngôi ở Thượng Đô thì Yên Thiếp Mộc Nhi nắm giữ đại quyền ở Đại Đô khi lập hậu duệ của Vũ Tông là Đồ Thiếp Mộc Nhi (Nguyên Văn Tông) lên kế vị. Sau khi thắng cuộc chiến với phe Thiên Thuận Đế, ông đã chọn Văn Tông làm một hoàng đế chính thức nên xuống tay đầu độc Trưởng tử của Vũ Tông là Minh Tông. Do Thỏa Hoan Thiếp Mộc Nhi là đích trưởng tử của Minh Tông, lại đang nghi ngờ cái chết của cha, Yên Thiếp Mộc Nhi không muốn lập hoàng tử này lên kế vị, bất chấp Văn Tông lúc lâm chung đã để lại di chiếu nhường ngôi cho con của anh. Tuy nhiên, Hoàng hậu của Văn Tông, Bốc Đáp Thất Lý đã can dự vào việc này, và quyết định chọn Thỏa Hoan Thiếp Mộc Nhi lên kế vị, tức vua Nguyên Huệ Tông.[1] Việc Đáp Nạp Thất Lý được gả cho Huệ Tông có thể là một phần trong thỏa thuận của Yên Thiếp Mộc Nhi để lập Huệ Tông làm hoàng đế, vì chỉ như vậy con gái của Yên Thiếp Mộc Nhi mới được sắc phong làm Hoàng hậu.

Năm Chí Thuận thứ 4 (1333), tháng 8 (Âm Lịch), bà được sách lập Hoàng hậu, cũng trong năm này thì Yên Thiếp Mộc Nhi mắc bệnh qua đời, Đường Kỳ Thế tiếp nối Thái Bình vương và thụ chức Ngự sử đại phu.[2] Năm Nguyên Thống thứ 2 (1334), triều đình cử hành lễ Sách lập và nhận Sách bảo. Theo lệ nhà Nguyên, Hoàng đế được lập một lúc nhiều Hoàng hậu, nhưng chỉ có một Hoàng hậu nhận Sách, bảo là được xem như Trung cung Hoàng hậu.

Sách văn viết:

Thông tin của Hoàng hậu không được ghi lại nhiều, song có vẻ từ khi phụ thân mất, bà thất thế và mất đi ân sủng của Huệ Tông. Ngay sau đó Quốc vương Cao Ly tiến cống mỹ nữ làm cung nữ nội đình, Kỳ thị - một nữ tử Cao Ly có nhan sắc nhập cung, được Huệ Tông chú ý, sủng ái tột độ. Hoàng hậu vốn kiêu kỳ nên đố kị với Kỳ thị, thường xuyên đánh đập, lăng nhục không thương tiếc.[3][4][5]

Sau khi Yên Thiếp Mộc Nhi mất, nhờ sự tín nhiệm của Huệ Tông, Bá Nhan bắt đầu nắm quyền lực trong triều, trở thành đối trọng với Thái Bình vương Ngự sử đại phu Đường Kỳ Thế. Năm Nguyên Thống thứ 3 (1335), Đường Kỳ Thế dấy binh nổi loạn nhằm trừ khử Bá Nhan nhưng thất bại và bị giết. Vì cố gắng bảo vệ em trai Tháp Lạp Hải (塔拉海) đang chạy trốn Bá Nhan, Đáp Nạp Thất Lý cho giấu Tháp Lạp Hải vào trong cung, song bị phát hiện và Tháp Lạp Hải bị xử chết, còn Hoàng hậu Đáp Nạp Thất Lý bị phế truất và đuổi ra khỏi hoàng cung.[6] Riêng Tân Nguyên sử ghi thêm rằng không lâu sau, Phế hậu Đáp Nạp Thất Lý bị Thừa tướng Bá Nhan ban rượu độc tại Khai Bình.[7][8]

Trong văn hóa đại chúng sửa

Năm Phim điện ảnh và truyền hình Diễn viên Nhân vật
2013 Hoàng hậu Ki Baek Jin-hee Tanasili

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh 1976, Quyển 38: 三年八月己酉,文宗崩,燕鐵木兒請文宗后立太子燕帖古思,后不從,而命立明宗次子懿璘只班,是為寧宗。十一月壬辰,寧宗崩,燕鐵木兒復請立燕帖古思,文宗后曰:「吾子尚幼,妥懽貼睦爾在廣西,今年十三矣,且明宗之長子,禮當立之。」乃命中書右丞闊里吉思迎帝于靜江。至良鄉,具鹵簿以迓之。燕鐵木兒既見帝,並馬徐行,具陳迎立之意,帝幼且畏之,一無所答。於是燕鐵木兒疑之。故帝至京,久不得立。適太史亦言帝不可立,立則天下亂,以故議未決。遷延者數月,國事皆決於燕鐵木兒,奏文宗后而行之。俄而燕鐵木兒死,后乃與大臣定議立帝,且曰:「萬歲之後,其傳位於燕帖古思,若武宗、仁宗故事。」諸王宗戚奉上璽綬勸進。
  2. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh 1976, Quyển 38: 八月壬申,鞏昌徽州山崩。是月,立燕鐵木兒女伯牙吾氏為皇后。
  3. ^ Lily Xiao Hong Lee; Sue Wiles (1 tháng 3 năm 2014). Biographical Dictionary of Chinese Women, Volume II: Tang Through Ming 618 - 1644. Routledge. ISBN 9780765643148.
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh 1976, Quyển 114, Liệt truyện 1: 初,徽政院使禿滿迭兒進為宮女,主供茗飲,以事順帝。后性穎黠,日見寵幸。後答納失里皇后方驕妬,數箠辱之。
  5. ^ Kyung Moon Hwang 2010, tr. 57
  6. ^ Ч.Содбилэг 2010, tr. 252
  7. ^ Kha Thiệu Vân 1919, Quyển 23: 六月庚辰,唐其勢及其弟塔利海作亂,伏誅。廢皇后伯牙吾氏。
  8. ^ Hội đồng biên soạn nhà Minh 1976, Quyển 38: 壬午,伯顏殺皇后伯牙吾氏于開平民舍。