Đảo Đại Thương (tiếng Trung: 大倉嶼) nằm ở vùng biển trong của Bành Hồ, được bao quanh bởi đảo chính Bành Hồ, đảo Tây và đảo Bạch Sa, được người dân gọi là "hòn ngọc của biển trong". Đây cũng là hòn đảo duy nhất có người sinh sống ở vùng biển trong. Phía nam của đảo Đại Thương là nơi cư dân trên đảo sinh sống, hầu như họ sống dựa vào ngư nghiệp. Diện tích của đảo rất nhỏ, khoảng 0,1656 kilômét vuông (16,56 ha), thuộc về hương Bạch Sa.

Đảo Đại Thương
Đảo Đại Thương nhìn từ xa
Đảo Đại Thương trên bản đồ Đài Loan
Đảo Đại Thương
Đảo Đại Thương
Địa lý
Vị tríĐông Á
Tọa độ23°37′10″B 119°34′8″Đ / 23,61944°B 119,56889°Đ / 23.61944; 119.56889
Quần đảoQuần đảo Bành Hồ
Diện tích16,56 ha (40,9 mẫu Anh)
Đường bờ biển3,132 km (1.946,1 mi)
Độ cao tương đối lớn nhất20 m (70 ft)
Hành chính
HuyệnBành Hồ
HươngBạch Sa
Nhân khẩu học
Dân số298 (tính đến 2017)
Mật độ1.799,5 /km2 (46.607 /sq mi)

Phong cảnh sửa

Nằm ở phía tây của cảng cá Đại Thương có bãi biển vỏ sò trắng đặc trưng của quần đảo Bành Hồ, là nơi lý tưởng để vui chơi dưới nước và nhặt động vật có vỏ. Đi về phía cực tây của đảo Đại Thương, có thể nhìn xa cây cầu vượt biển nối đảo Tây và đảo Bạch Sa.

Điều đặc biệt nhất của đảo Đại Thương là sau khi thủy triều xuống, các rạn san hô nông của đảo Đại Thương và xã Thành Tiền của hương Bạch Sa sẽ lộ ra, tạo thành một tuyến đường đi bộ trên biển. Tuy nhên, đường này đã bị cấm trong những năm gần đây.

 
Bãi biển vỏ sò đảo Đại Thương
 
Từ đảo nhìn xa cầu vượt biển

Tên gọi sửa

Hai tên cũ của đảo Đại Thương là "đảo Đại Thương Tử" (tiếng Trung: 大倉仔嶼) và "Đại Sương" (tiếng Trung: 大礵), về phần tại sao người xưa gọi nó là đảo Đại Thương, nguồn gốc của tên cũ vẫn chưa được xác minh.[1]

Địa hình sửa

Địa hình tổng thể của đảo Đại Thương là cao ở phía bắc và thấp ở phía nam, địa hình giống hình tam giác, hai bên phía đông bắc có vách đá dựng đứng và các cột đá bazan rõ ràng, không được khai phá nên không có cư dân sinh sống. Phía tây nam dốc thoai thoải ra biển, bao quanh toàn đảo là các bãi triều và thềm biển bị xói lở, khi thủy triều rút xung quanh còn có nhiều hồ đá để bắt cá nên có tài nguyên sinh thái phong phú.

Nhân khẩu sửa

Cuộc sống trên đảo đơn giản, chỉ có một cửa hàng tạp hóa, tất cả những nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân trên đảo đều phải mang từ đảo chính Bành Hồ ra. Do cư dân di cư nên đến năm 2005, trường tiểu học trên đảo bị đóng cửa, hiện trẻ em phải đi thuyền đến đảo chính Bành Hồ để học tập.[2] Hầu như chỉ còn lại người già sống trên đảo Đại Thương. Theo thống kê của chính quyền huyện Bành Hồ, dân số vào tháng 3 năm 2017 là 298 người.[3]

Giao thông sửa

 
Thuyền vận chuyển neo tại đảo Đại Thương

Để đến đảo Đại Thương, mọi người phải đi thuyền, và có thể đi thuyền Vĩ Tường số 1 do trưởng thôn Đại Thương mở đến đảo Đại Thương.

  • 11 giờ trưa: Lên thuyền tại cảng cá Trùng Quang, Mã Công.
  • 3 giờ chiều: Lên thuyền tại cảng cá Đại Thương về Mã Công.

Tham khảo sửa

  1. ^ “澎湖大社區資訊”. 澎湖旅遊達人. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ 劉禹慶 (1 tháng 9 năm 2014). “大倉國小廢校 學童搭船上下學”. 自由時報. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ “澎湖縣戶數及人口數統計表”. 澎湖縣政府 民政處 戶政科. 7 tháng 4 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2023.