Đảo Loại Ta[1] (tiếng Anh: Loaita Island (South Island of Horsburgh); tiếng Filipino: Kota; tiếng Trung: 南钥岛; bính âm: Nányào dǎo, Hán-Việt: Nam Thược đảo) là một đảo cát nhỏ thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Đây là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện Philippines đang kiểm soát đảo này.[2]

Thực thể địa lý tranh chấp
Đảo Loại Ta
Đảo Loại Ta
Địa lý
Vị trí của đảo Loại Ta
Vị trí của đảo Loại Ta
đảo Loại Ta
Vị tríBiển Đông
Tọa độ10°40′6″B 114°25′26″Đ / 10,66833°B 114,42389°Đ / 10.66833; 114.42389 (đảo Loại Ta)
Diện tích6,45 ha
Quản lý
Quốc gia quản lý Philippines
TỉnhPalawan
Đô thị Kalayaan
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Môi trường

sửa

Loại Ta là một đảo cát cao 1,5 m, diện tích 6,45 ha, nằm trên một rạn san hô dạng hình tròn có diện tích khoảng 50 ha.[3] Đảo này có nhiều thực vật ngập mặndừa.[3] Có một giếng nước ngọt nhưng giếng này rất ít nước. Quanh đảo là bãi cát trắng đẹp mắt.[4] Năm 1982, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Philippines đã thành lập một khu bảo tồn rùa biển tại đảo Loại Ta.[5]

Lịch sử

sửa
Tập tin:Vietnamese sovereignty stele on Loại Ta Island.jpg
Bia chủ quyền trên đảo Loại Ta được quân đội Việt Nam Cộng hòa xây dựng ngày 22 tháng 5 năm 1963

Ngày 21 tháng 12 năm 1933, Thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính - trong đó có đảo Loại Ta - và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa.[6]

Đầu thập niên 1960, một số tàu của Hải quân Việt Nam Cộng hòa có đôi lần ghé thăm đảo Loại Ta. Năm 1961, tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn viếng thăm đảo. Năm 1963, ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hòa đi thăm và xây dựng lại một cách có hệ thống các bia chủ quyền trên một số đảo thuộc Trường Sa; ngày 22 tháng 5, họ dựng bia trên đảo Loại Ta.[7]

Năm 1970, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos ra lệnh cho quân đội bí mật chiếm bảy đảo của Trường Sa,[8] trong đó có đảo Loại Ta.[9]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Chemillier-Gendreau, Monique (2000) [Bản gốc tiếng Pháp 1996]. “Annex 4”. Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands [La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys]. Springer. tr. 164. ISBN 9789041113818.
  3. ^ a b Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 6. ISBN 9781897643181.
  4. ^ Nguyễn Nhã (2002). Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (luận án tiến sĩ). Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). tr. 12.
  5. ^ “PCP - LGU Kalayaan and AFP in Palawan” (bằng tiếng Anh). Protected Areas and Wildlife Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ “Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (1933)”. Trang Thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ (Việt Nam). 25 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.
  7. ^ “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975) [Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1975)] [phần trích 2]” (bằng tiếng Anh). Ministry of Foreign Affairs (Republic of Vietnam) [Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa]. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.Lưu trữ bởi WebCite® tại.
  8. ^ Jaleco, Rodney J. (11 tháng 7 năm 2011). “Secret mission in 1970 put PH troops in Spratlys”. ABS-CBN. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ Jaleco, Rodney J. (15 tháng 7 năm 2011). “Navy Officer Tells How The Philippines Claimed Spratly Islets”. The Manila Mail. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.

Hình ảnh

sửa
 
đá An Nhơn Bắc
đá An Nhơn
đá An Nhơn Nam
đá Sa Huỳnh
đảo Loại Ta
đảo Loại Ta Tây
bãi
Loại Ta
Nam
đá An Lão
bãi Đường
đảo Bến Lạc
đá Cá Nhám
đá Tân Châu

Đảo Loại Ta và các thực thể địa lý phụ cận (nguồn ảnh: NASA).

Liên kết ngoài

sửa