Đảo chính hay đảo chánh (tiếng Pháp: coup d'état), còn gọi là chính biến hay chánh biến, là việc lật đổ một chính phủ bằng cách dùng những biện pháp vi hiến. Đảo chính hiện hành khi mà chính quyền bị lật đổ không còn nhận được sự ủng hộ của những lực lượng tham gia đảo chính. Một cuộc đảo chính có thể dùng bạo lực hay không bạo lực.

Trong chính trị, cách mạng và đảo chính có những điểm giống và khác với nhau: Cách mạng và đảo chính đều được tiến hành nhằm lật đổ chế độ chính trị cũ, nhưng khác nhau ở mục tiêu sau đó: cách mạng là thay chế độ cũ bằng 1 chế độ mới tiến bộ hơn về cơ cấu và tính chất, còn đảo chính là thay thế 1 chính quyền này bằng 1 chính quyền khác có bản chất giống như cũ. Một cuộc đảo chính thường chỉ được thực hiện bởi một nhóm lãnh đạo nhắm vào một nhóm các lãnh đạo khác, trong khi một cuộc cách mạng thường được tổ chức bởi phần lớn quần chúng xã hội và thường lật đổ cả thể chế chính trị cũ của quốc gia.

Chữ "coup d'état" là một nhóm từ ngữ tiếng Pháp, có nghĩa là "đánh nhà nước". Trong một số ngôn ngữ, từ "putsch" vốn là tiếng Đức cũng được dùng, sau cuộc đảo chính không thành của Adolf Hitler tại München trong năm 1923.

Nguồn gốc tên gọi

sửa

Tiếng Pháp

sửa

Albert Vandal định nghĩa coup d'État là "một hành động bạo lực của một phần công quyền chống lại phần còn lại". Định nghĩa này dựa trên sự quan sát từ ba "coups d'État", cuộc đảo chính 18 fructidor năm V, cuộc đảo chính 18 Brumaire năm VIII và cuộc đảo chính ngày 2 tháng 12 năm 1851. Cả ba cuộc đảo chính này đều do thành phần hành pháp thực hiện chống lại thành phần lập pháp.[1]

Tiếng Việt

sửa

Đảo chính (chữ Hán: 倒政) là một từ Hán Việt. Chữ đảo trong đảo lộn, đảo ngược, có nghĩa là "lật" hay "đổ"; chữ chính trong chính phủ, chính trị, chính quyền, có nghĩa là nắm quyền lực cai trị. Do vậy đảo chính ở đây có thể hiểu là "lật đổ chính quyền".

Tránh nhầm lẫn với từ đảo chính (島正) mang nghĩa là "hòn đảo chính của một quần đảo", do chữ Quốc ngữ chỉ có thể biểu âm, không có khả năng biểu nghĩa được như chữ Hánchữ Nôm khi có từ đồng âm khác nghĩa.

Ví dụ

sửa

Lịch sử

sửa

Theo thống kê của Clayton ThyneJonathan Powell, đã có 457 cuộc đảo chính từ 1950 đến 2010, trong đó 227 (49,7%) thành công và 230 (50,3%) không thành công. Họ nhận thấy rằng cuộc đảo chính "phổ biến nhất ở châu Phichâu Mỹ (tương ứng là 36,5% và 31,9%). Châu ÁTrung Đông đã trải qua lần lượt 13,1% và 15,8% tổng số đảo toàn cầu. số lần đảo chính: 2,6%. " Hầu hết các nỗ lực đảo chính xảy ra vào giữa những năm 1960, nhưng cũng có nhiều nỗ lực đảo chính vào giữa những năm 1970 và đầu những năm 1990. Cuộc đảo chính thành công đã giảm theo thời gian. Chính biến xảy ra trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh có nhiều khả năng dẫn đến các hệ thống dân chủ. Chính biến xảy ra trong cuộc nội chiến rút ngắn thời gian chiến tranh. Nghiên cứu cho thấy rằng các cuộc biểu tình thúc đẩy cuộc đảo chính, khi họ giúp giới tinh hoa trong bộ máy nhà nước để phối hợp các cuộc đảo chính.

Loại

sửa

Một nghiên cứu năm 2016 phân loại các cuộc đảo chính thành bốn kết quả có thể xảy ra:

  • Cuộc đảo chính thất bại
  • Không có thay đổi chế độ, chẳng hạn như khi một nhà lãnh đạo bất hợp pháp xáo trộn quyền lực mà không thay đổi danh tính của nhóm trong quyền lực hoặc các quy tắc quản lý
  • Thay thế chế độ độc tài đương nhiệm hoặc chế độ, chính phủ hiện tại bằng thể chế chính trị khác
  • Thay thế chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác

Tham khảo

sửa
  1. ^ Brichet, Olivier. “Étude du coup d'État en fait et en droit: thèse pour le doctorat / présentée... par Olivier Brichet...; Université de Paris, Faculté de droit”.