Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Cung (Đông Tấn)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n Alphama Tool, General fixes
Dòng 2:
 
==Tuổi trẻ nổi danh==
Ông nội là danh sĩ Vương Mông nhà [[Nhà Tấn|Tây Tấn]]. Cha là quang lộc đại phu Vương Uẩn. Từ nhỏ đã nổi tiếng là thanh liêm, tiết tháo hơn người; tự phụ tài năng cao vời, luôn muốn làm đến bậc tể phụ. Ông nổi tiếng ngang hàng với [[Vương Thầm]] (con của [[Vương Thản Chi]]), hâm mộ cách làm người của [[Lưu Đàm]] <ref>Lưu Đàm (chữ Hán: 劉惔, ? - ?), [[phò mã]], nhà [[thanh đàm]] nổi tiếng thời Đông Tấn, từng làm đến Đan Dương doãn</ref>. [[Tạ An]] thường nói: “Người"Người như Vương Cung sau này có thể làm được Bá Cữu <ref>Bá cữu là anh của mẹ, vì Vương Cung là anh trai [[hoàng hậu]]</ref>"
 
Vương Cung thường theo cha từ Hội Kê đến kinh đô, Vương Thầm đến thăm, thấy ông đang ngồi trên 1 chiếc đệm rộng 6 thước, bèn hỏi 1 cái cho mình. Vương Cung lập tức rút đệm cho Thầm, còn mình ngồi xuống chiếu cói, Thầm thấy vậy giật mình, ông nói: “Tôi"Tôi bình sinh chẳng có thừa vật gì!" Cho thấy tính cách giản dị qua loa của ông.
 
==Nói thẳng mích lòng==
Dòng 13:
Hiếu Vũ đế cho rằng Cung là anh hoàng hậu, rất muốn trọng dụng. Khi ấy người Trần Quận là Viên Duyệt Chi xu nịnh Tư Mã Đạo Tử, ông tâu lên đế, Duyệt Chi bị giết.
 
Đạo Tử thường triệu tập bá quan, bày tiệc ở Đông Phủ, Thượng thư lệnh [[Tạ Thạch]] nhân say rượu mà làm ra “ủy"ủy hạng chi ca”ca" (Tạm dịch: bài ca con ngõ). Cung chỉ trích lời lẽ dâm loạn, Thạch rất ấm ức.
 
Con dâu của Hoài Lăng nội sử Ngu Diêu là Bùi thị biết “phục"phục thực chi thuật”thuật" <ref>'''Phục''' - '''thực''' có nghĩa là uống – ăn. '''Phục thực chi thuật''' là phương pháp tu luyện của [[Đạo giáo|Đạo Giáo]], kế thừa từ các [[phương sĩ]] thời [[Chiến Quốc]], lấy việc uống các loại [[Đan dược]], ăn các loại [[Thảo mộc dược]] để cầu trường sinh, trở nên rất thịnh hành thời [[Tào Ngụy|Ngụy]] [[Tấn]] [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam Bắc triều]]</ref>, thường mặc áo vàng, bộ dạng như thiên sư. Đạo Tử rất hâm mộ, lệnh cho tân khách cùng đàm luận. Vương Cung nói rằng: “Chưa"Chưa từng nghe nói ở nhà của tể tướng lại có đàn bà mất nết!" mọi người không dám đáp lại, Đạo Tử rất lấy làm hổ thẹn.
 
Sau việc ấy, đế muốn lấy Cung làm chỗ phên dậu, dùng ông làm đô đốc chư quân sự của Duyện, Thanh, Kí, U, Tịnh, và Tấn Lăng của Từ Châu, Bình bắc tướng quân, Duyện, Thanh 2 châu thứ sử, giả tiết, trấn Kinh Khẩu, nắm giữ [[Bắc phủ binh]]. Nhưng những người làm đô đốc có hiệu là Bắc đều gặp chuyện chẳng lành, [[Hoàn Xung]], [[Vương Thản Chi]], [[Điêu Di Chi]] đều không nhận hiệu Trấn Bắc. Cung dâng biểu từ chối quân hiệu, lấy cớ chức vị quá cao, kỳ thực để tránh tên xấu. Vì thế được đổi làm Tiền tướng quân.
Dòng 22:
 
==Bất hòa với Đạo Tử==
Khi đế băng, Tư Mã Đạo Tử chấp chính, sủng ái [[Vương Quốc Bảo]], ủy cho quyền hành. Cung nói thẳng không kiêng dè, Đạo Tử vừa sợ vừa giận. Khi đến lăng Long Bình, bãi triều, than rằng: “Rui"Rui mái dù mới, rồi phải hát bài ‘'''Thử Li'''’ <ref>Bài dân ca trích từ [[kinh Thi]], miêu tả nỗi đau mất nước</ref> mất thôi!"
 
Khi ấy em họ của Quốc Bảo là Vương Tự đề nghị phục binh giết Cung, Quốc Bảo không dám. Còn Đạo Tử muốn hòa hợp trong ngoài, nhiều lần bày tỏ nỗi lòng với Cung, để cùng nhau nắm quyền. Cung đều không thuận, mỗi lần bàn việc, thái độ quyết liệt, Đạo Tử biết là không thể thỏa hiệp được!
Dòng 40:
Cung lại liên kết với bọn Trọng Kham, hẹn ngày cùng đến kinh sư. Ông phát hiện được thư Giai gửi cho bọn Trọng Kham, nhưng chữ đã nhòe, không đọc được. Cung cho rằng Giai có điều dối trá, vả lại năm ngoái bọn Trọng Kham cũng không đến, nên cất quân đi trước. Tư mã Lưu Lao Chi can rằng triều đình cắt 4 quận của Dữu Giai chẳng có gì sai, ông không nghe, dâng biểu lấy việc phong quan cho Vương Du và anh em Thượng Chi làm lý do.
 
Triều đình sai [[Tư Mã Nguyên Hiển]] cùng bọn [[Vương Tuần]], [[Tạ Diễm]] chống lại. Cung mơ thấy Lao Chi ngồi ở chỗ của mình, đến sáng nói với ông ta rằng: “Việc"Việc thành, lập tức lấy khanh làm Bắc phủ!" Rồi sai Lao Chi cùng thân tín của mình là Đốc (chức vụ) Nhan Duyên đi trước chiếm Trúc Lí. Nguyên Hiển sai sứ du thuyết Lao Chi, ông ta bèn chém Nhan Duyên để hàng.
 
Ngày hôm ấy, Lao Chi sai con rể [[Cao Nhã Chi]], con trai [[Lưu Kính Tuyên]] nhân lúc Cung bày trận, đưa khinh kỵ đến đánh. Cung thua chạy, muốn trở về, Nhã Chi đóng chặt cửa thành. Cung và em trai Lí cưỡi ngựa đến Khúc A. Cung đã lâu không cưỡi, bắp vế sinh nhọt, không thể đi tiếp. Người Khúc A là Ân Xác, vốn là tham quân của Cung, dùng thuyền mà chở, giấu ông ở dưới chiếu lau, muốn chạy đến chỗ Hoàn Huyền.
Dòng 48:
==Đánh giá==
===Tính cách===
Cung tính cương trực, rất chuộng tiết nghĩa, mỗi lần đọc [[Tả truyện]] đến “Phụng"Phụng vương mệnh, thảo bất đình”đình" (tạm dịch: nhận lệnh vua, đánh không (cần) xét xử) <ref>Tức sự kiện [[Trịnh Trang công|Trịnh Trang Công]] mượn danh thiên tử [[nhà Chu]], hội quân các nước [[Tề]], [[Lỗ]] cùng đánh [[Tống]]</ref> đều gấp sách mà than thở.
 
Nhưng ông cũng kém rộng rãi, lại không biết nắm lấy cơ hội. Cung nắm quyền Bắc phủ binh, nhưng bởi xuất thân quý tộc, nên có thái độ xa cách với tướng sĩ bộ hạ. Ông không giỏi dùng binh, lại tin sùng [[phật giáo|đạo Phật]]; điều động trăm họ, xây sửa [[chùa|chùa chiền]], sao cho tráng lệ, quan dân đều oán.
 
Lúc chịu hình, vẫn còn tụng kinh Phật, tự sửa râu tóc, mặt không có nét sợ hãi, nói với viên giám hình rằng: "''Ta tin lầm người mới đến nỗi này, vốn trong lòng ta, không hề bất trung với xã tắc! Phải để cho trăm đời sau biết đến Vương Cung này!''"
 
Nhà không có tài sản, chỉ có sách vở, người biết chuyện đều thương xót!
 
===Phong thái===
Cung dáng vẻ đẹp đẽ, nhiều người ưa thích. Mọi người khen rằng “tươi"tươi tắn như liễu mùa xuân”xuân" (Hán Việt: trạc trạc như xuân nguyệt liễu).
 
Thường trùm áo cừu bằng lông hạc, lội tuyết mà đi, [[Mạnh Sưởng]] trông thấy, than rằng: “Đây"Đây thật là một bậc thần tiên!"
 
==Hậu nhân==