Khác biệt giữa bản sửa đổi của “New Orleans (lớp tàu tuần dương) (1931)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
n Vũ khí: clean up, replaced: một nữa → một nửa using AWB
Dòng 57:
Dàn hỏa lực chính của lớp tàu này tập trung quanh chín khẩu [[hải pháo 203 mm (8 inch)/55 caliber Mark 14]] bố trí trên những tháp pháo ba nòng. Chiếc ''New Orleans'' được trang bị tháp pháo Mark 14 Mod 0, ''Minneapolis'' là kiểu Mark 15 Mod 1 trong khi những chiếc còn lại trong lớp được trang bị tháp pháo Mark 12 Mod 0. Cấu hình mặt trước của tháp pháo cũng khác biệt khi tháp pháo Mark 14 bố trí trong những tháp pháo mặt tròn còn các kiểu Mark 12 và 15 có các mặt phẳng. Các khẩu pháo 203 mm (8 inch) có tầm bắn xa 29 km (31.700 yard) với lưu tốc đầu đạn 853 m/s (2.800 ft/s); kiểu [[đạn pháo xuyên thép]] nặng 118 kg (260 lb) có thể đâm xuyên vỏ giáp dày 127 mm (5 inch) ở khoảng cách 9,1 km (10.000 yard). Dàn pháo hạng hai của lớp bao gồm tám khẩu [[pháo 127 mm (5 inch)/25 caliber]], có thể sử dụng đối phó cả mục tiêu mặt biển lẫn trên không, và được bổ sung bằng súng máy [[M2 Browning|M2 Browning 0,50 caliber]] làm mát bằng nước.
 
Khi Hoa Kỳ tham chiến vào [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1941]], lớp ''New Orleans'' cùng các tàu tuần dương "Hiệp ước" khác được vội vã tung vào trận chiến với rất ít cải tiến và thiếu sót sự phòng không thích đáng. [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] đã chứng minh tại [[trận Trân Châu Cảng|Trân Châu Cảng]] rằng diễn biến của cuộc chiến sẽ được định đoạt bởi không lực. Ngay khi sẵn có, các kiểu [[súng máy 28 mm (1,1 inch)/75 caliber]] phòng không bốn nòng và pháo [[Oerlikon 20 mm]] do [[Thụy Sĩ]] phát triển được trang bị thay thế cho súng máy 0,50 caliber, cũng như những bộ [[ra đa|radar]] đời đầu và các bộ [[kiểm soát hỏa lực]]. Khi chiến tranh tiếp diễn, những tiến bộ về khả năng của [[ra đa|radar]] cho phép phe [[Phe Đồng minh thời Đệ Nhị thế chiến|Đồng Minh]] có được ưu thế ngày càng tăng mang tính quyết định so với đối phương. Cuối năm [[1942]] chúng được bổ sung pháo phòng không [[Bofors 40 mm]] do [[Thụy Điển]] thiết kế bố trí trên những tháp pháo hai và bốn nòng, thay thế cho số súng máy 28 mm (1,1 inch) không hiệu quả. Vào cuối năm [[1945]], ngay cả sau khi tháo dỡ nhiều thiết bị không cần thiết, như một nữanửa số máy bay trinh sát cùng một cần cẩu và một máy phóng, chúng không còn cần đến nhờ sự tiến bộ của [[ra đa|radar]], con tàu vẫn còn bị quá tải một cách nguy hiểm do vũ khí mới và thiết bị điện tử cùng radar được bổ sung. Mối đe dọa từ trên không vẫn còn căng thẳng nên buộc phải chung sống với những điều kiện như vậy.
 
=== Vỏ giáp ===