Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Seikanron”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
n Alphama Tool, General fixes
Dòng 4:
[[Saigō Takamori]] và những người ủng hộ ông khẳng định rằng Nhật Bản nên đối đầu với [[nhà Triều Tiên]] vì họ từ chối công nhận tính hợp pháp của [[Thiên hoàng Minh Trị]] là người đứng đầu [[đế quốc Nhật Bản]], và sự đối xử xúc phạm của họ với sứ thần Nhật Bản khi cố thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại. Phe chủ chiến cũng nhận thấy vấn đề Triều Tiên là cơ hội lý tưởng để tìm ra việc làm có ý nghĩa cho hàng ngàn [[samurai]] thất nghiệp, những người đã mất phần lớn thu nhập và chỗ đứng trong xã hội trong trật tự kinh tế và xã hội mới vào [[thời kỳ Minh Trị|thời Minh Trị]]. Những samurai này là mối đe dọa với chính phủ, và Saigo (bản thân cũng là một samurai) đồng cảm với tình thế của họ.
 
Theo tài liệu chính thống, "Saigo tự mình tình nguyện đến Triều Tiên với tư cách sứ thần đặc biệt, cố làm mình bị ám sát để tạo cái cớ hợp lý, nếu cần đến, cho một cuộc trừng phạt bằng quân sự "<ref>Hunter, P.43.</ref>, mặc dù những nhà sử học xét lại lập luận rằng lời nói của Saigo là một cố gắng để giành được sự ủng hộ của [[Itagaki Taisuke|Itagaki]]<ref>Yates, P 145.</ref>, và rằng lời chỉ trích của Saigo sự khiêu khích của Minh Trị chống lại Triều Tiên năm 1876 gợi ý rằng Saigo đã luôn luôn “thiết"thiết lập một mối quan hệ chắc chắn”chắn"<ref>Inoue: ''Saigo Takamori zenshu'' III: 414-16.</ref>. Trong bất kỳ trường hợp nào, các nhà lãnh đạo Nhật Bản phản đối mạnh mẽ lại kế hoạch này, một phần vì cân nhắc đến ngân sách, và một phần vì nhận ra sự yếu kém của Nhật Bản so với các nước [[phương Tây]] từ những gì họ chứng kiến trong khi tham gia [[sứ tiết Iwakura|phái đoàn Iwakura]].
 
Trong khi các nhà sử học chính thống xem cuộc tranh luận này là ở vấn đề có nên xâm lược Triều Tiên hay không, sự khiêu khích chống lại Triều Tiên năm 1876 ủng hộ giả thuyết rằng phe Iwakura không bao giờ không đồng ý với tính đúng đắn của cuộc tấn công, và những nhà sử học xét lại xem Seikanron không phải là một cuộc tranh luận có làm việc đó hay không, mà là “khi"khi nào làm”làm"“ai"ai sẽ làm”làm". Điều thứ nhất là vì những người trở về từ phái đoàn Iwakura tin rằng Nhật Bản quá yếu để thu hút được sự chú ý của quốc tế và cần tập trung vào các cải cách nội bộ, điều thứ hai là vì sự chia rẽ trong chính quyền giữa những người trông nom chính quyền và nhóm của Iwakura dẫn đến sự tranh giành quyền lực giữa họ (ví dụ như [[Ōkubo Toshimichi|Okubo Toshimichi]] khi ấy không có một vị trí quyền lực thật sự nào, thấy rằng vị trí của mình bị lấy mất sau khi ông ra đi).
 
Quyết định cuối cùng là không có hành động gì chống lại Triều Tiên, và nhiều người thuộc phe chủ chiến bao gồm Saigo và Itagaki từ chức để phản đối. Saigo trở về thành phố quê nhà [[Kagoshima]], mặc dù Saigo chưa bao giờ chính thức từ bỏ vị trí của mình trong đội thị vệ Hoàng cung. Một vài nhà sử học (chủ yếu là người theo quan điểm chính thống) cho rằng sự chia rẽ chính trị này mở đường cho [[Cuộc nổi loạn Saga]] năm 1874 và [[Chiến tranh Tây Nam (Nhật Bản)|Chiến tranh Tây Nam]] năm 1877 do Saigo Takamori lãnh đạo. Mặc khác, Itagaki tham gia vào đảo chính trị tự do [[Aikoku Koto]], và chống lại phe Iwakura bằng biện pháp hợp pháp.