Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Miếu Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n General Fixes
Dòng 7:
[[Hình:Miếu Gia Long.jpg|nhỏ|250px|Ngôi miếu nhỏ thờ [[Gia Long]] bên cây [[Đa|da]] cao lớn]]
 
Về sau, trên nền cũ của bản doanh ấy, không rõ năm nào, người ta đã dựng lên đấy một ngôi miếu thờ có tên là '''Cao hoàng thái miếu''' hay là '''Đức Cao hoàng Miếu''' (tục gọi là '''miếu Gia Long''') để thờ vua [[Gia Long]]. Theo [[Đại Nam nhất thống chí]] thì: "''Đồn cũ Hồi Oa ở thôn Tân Long huyện Vĩnh An [(tỉnh [[An Giang]])]<ref>theo nghiên cứu Địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh năm 1836 của [[Nguyễn Đình Đầu]], thì thôn Tân Long thuộc tổng An Thới huyện Vĩnh An phủ Tân Thành tỉnh An Giang, Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, Thống kê, trang 256.</ref>, nay [năm Tự Đức] đổi gọi là thôn Long Hưng. Năm Đinh Mùi (1787), đầu đời trung hưng, [[Nguyễn Ánh|Thế Tổ Cao hoàng đế]] từ [[Xiêm La]] trở về đóng quân ở đấy. Nay [năm Tự Đức] vẫn còn nền cũ. Năm [[Tự Đức]] thứ 2 ([[1849]]) [[tổng đốc]] là [[Doãn Uẩn]] tra hỏi được sự tích cũ, chuẩn cho lập bia ở nền đồn cũ để ghi thắng tích.''"<ref>Đại Nam nhất thống chí, quyển XXX, tỉnh An Giang, mục Cổ tích, trang 177.</ref> Căn cứ cặp lân bằng đá (có khắc tên người hiến cúng vào năm [[1922]]) và mấy tấm đá còn sót lại, có lẽ ngôi miếu ấy cũng không quy mô lắm. Sau khi miếu bị sụp đổ, [[tháng 2]] năm [[1958]], người dân địa phương đã hùn tiền xây dựng lại.
 
Mấy năm gần đây, người dân ở địa phương cũng đã hùn tiền trùng tu lại ngôi miếu (có kích thước khá nhỏ, tường [[gạch]], lợp fibrô-[[xi măng]]), xây lại cổng và tường rào cho khang trang hơn. Vào ngày 18, 19 [[Tháng chạp|tháng Chạp]] [[âm lịch]] hằng năm, lễ cúng vua Gia Long được tổ chức khá trang trọng, được xem như ngày ''[[lễ Kỳ yên]]'' ở khu vực Nước Xoáy.
[[Hình:Chỗ cây da bến ngự.jpg|nhỏ|250px|Ở phía trước ngôi miếu, là chỗ "cây da bến ngự" khi xưa. Tục truyền, đây là nơi chúa Nguyễn thường ngồi câu cá.]]
 
Trong kháng chiến chống [[thực dân Pháp]], năm [[1946]], nhân dân và du kích Long Hưng đã đào gốc “cây"cây [[Đa|da]] bến ngự”ngự" (tục truyền chúa Nguyễn Phúc Ánh thường ngồi bên gốc da này để câu cá) cho nó bật rễ ngã xuống rạch Nước Xoáy, làm chỗ tựa đắp cản, ngăn tàu quân Pháp. Về sau, người dân cũng đã trồng lại một cây da khác ở phía trước ngôi miếu để lưu dấu. Riêng nơi chúa Nguyễn ngồi câu cá thuở nào, thì đã bị sạt lở từ lâu <ref>Xem thêm bài "Lịch sử vùng đất Long Hưng (cuối thế kỷ XVII - cuối thế kỷ XX)" đăng trên website ''Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp'' [http://hkhls.dongthap.gov.vn/wps/portal/hkhls/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwMDC383A88QC59QJ2MTQ38nY_2CbEdFAJ4_LiA!/?WCM_PORTLET=PC_7_UTFFLUD4008OF0IT8LUB341OR1_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/HKHLS/sithkhls/sitaditichlsvh/1092012+vung+dat+long+hung], và bài viết "Cây đa bến ngự và huyền tích ông Bõ" của Hoàng Phương - Ngọc Phan đăng trên website ''báo Thanh Niên'', ngày 12/01/2013
[http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130112/ky-19-cay-da-ben-ngu-va-huyen-tich-ong-bo.aspx].</ref>.
 
==Thông tin liên quan==
[[Hình:Rạch Nước Xoáy.jpg|nhỏ|250px|Rạch Nước Xoáy ở phía trước chợ Nước Xoáy.]]
* '''Hồi luân thủy tam kỳ''' (Ngã ba Nước Xoáy, gọi tắt là Nước Xoáy) ở địa phận thôn Tân Long (nay thuộc xã Long Hưng A, Lấp Vò). Lược kể về địa danh này, [[Trịnh Hoài Đức]] đã viết trong sách ''[[Gia Định thành thông chí]]'' như sau:
:...''Nước Xoáy, ở địa phận thôn Tân Long….Chỗ nầy nước chảy xoáy quanh, là đường thông suốt bốn hướng từ nơi giao hợp của [[sông Tiền]], [[sông Hậu]]. Năm [[Đinh Mùi]] ([[1787]]), lúc mới Trung hưng, Thế Tổ (tức chúa Nguyễn Phúc Ánh) tạm đồn trú ở đây để hiệu lịnh binh tướng các lộ, giữ lấy thế chính giữa chặn lấy nơi hiểm yếu, thu được nhiều công lớn, ấy là một vùng đất có hình thắng vậy'' <ref>Nguồn: '' Gia Định thành thông chí'', Quyển II: "Sơn xuyên chí" (chép về núi sông) phần "Trấn Vĩnh Thanh". Xem bản đồ: [http://wikimapia.org/8226780/vi/Ch%E1%BB%A3-N%C6%B0%E1%BB%9Bc-Xo%C3%A1y].</ref>.
 
Ngày nay trên dòng rạch này đã không còn xảy ra hiện tượng nước xoáy, có vài nguyên do, nhưng chủ yếu là nhờ hệ thống kênh mương ở đây đã được nạo vét và đào thêm.
 
* '''[[Nguyễn Văn Mậu|Bõ Hậu]]''': Trong thời gian đóng quân ở đây, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã được gia đình ông [[Nguyễn Văn Mậu]] (còn có tên là '''Hậu''') hết lòng phò trợ, nên chúa đã gọi ông là “Ông"Ông Bõ”Bõ", tức là cha nuôi. Năm [[1809]], ông Mậu mất, vua [[Gia Long]] (tức chúa Nguyễn Phúc Ánh) phong cho ông tước ''hầu'' và lệnh cho bộ Công đưa người và vật tư vào xây mộ cho ông. Hiện ngôi mộ vẫn còn ở ấp Hưng Mỹ Tây, thuộc xã Long Hưng A, nhưng đã hư hỏng nhiều.
 
==Xem thêm==
Dòng 31:
{{Tham khảo}}
{{Sơ khai}}
[[Thể loại:Miếu Việt Nam]]‎
 
[[Thể loại:Miếu Việt Nam]]
[[Thể loại:Di tích tại Đồng Tháp]]