Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong tục thờ cúng tổ tiên (Việt Nam)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 115.74.129.5 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Gaconnhanhnhen
Dòng 7:
 
==Quan niệm==
Phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin cho rằng [[linh hồn]] của người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của con cháu.<ref>[[#PN|Phan Ngọc]], tr. 350</ref> Người Việt cho rằng chết chưa phải là hết, tuy thể xác tiêu tang nhưng linh hồn bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để gần gũi, giúp đỡ con cháu, dõi theo những người thân để phù hộ họ khi nguy khó, mừng khi họ gặp may mắn, khuyến khích họ làm những điều lành và cũng quở phạt khi họ làm những điều tội lỗi,<ref name="btg">{{chú thích web|title=Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bản sắc văn hóa của người Việt|url=http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1426/Tin_nguong_tho_cung_to_tien_ban_sac_van_hoa_cua_nguoi_Viet|author=Đinh Kiều Nga}}</ref> do đó cũng ảnh hưởng đến hành động và cách cư xử của những người còn sống trong gia đình, họ thường tránh làm những việc xấu vì sợ vong hồn cha mẹ buồn, đôi khi muốn quyết định việc gì đó cũng phải cân nhắc xem liệu khi còn sinh tiền thì cha mẹ có đồng ý như thế hay không.<ref>[[#TA|Toan Ánh]], tr.5-6</ref> Họ cũng tin rằng [[Âm dương|dương]] sao thì [[Âm dương|âm]] vậy, khi sống cần những gì thì chết cũng cần những thứ ấy, cho nên dẫn đến tục thờ cúng,<ref>[[#BXM|Bùi Xuân Mỹ]], tr. 121-122</ref> với quan niệm thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự quan hệ liên lạc với nhau và sự thờ cúng chính là môi trường trung gian để 2 thế giới này gặp gỡ.<ref>[[#TA|Toan Ánh]], tr. 5</ref>
 
Ngoài ra, hình thức thờ cúng tổ tiên còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình, đồng thời cũng là nền tảng cơ sở cho quan hệ [[gia đình]].<ref>[[#PN|Phan Ngọc]], tr.350-351</ref>