Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cô Vân Hoài Trang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: AlphamaEditor, General Fixes
n đánh vần, replaced: quì → quỳ using AWB
Dòng 5:
:"Mẹ không cho con xuất gia tu hành để đạt danh vọng và liên hệ với dòng dõi quý tộc. Con không nên tu tập vì tham vọng. Mẹ rất mong rằng, con tu học khổ hạnh, choàng ca-sa đen với nón tre trên lưng và tự đi đứng một mình thay vì ngồi trên kiệu để người vác."
 
Ngay sau khi nghe những lời dạy này, Sư không bước chân đến núi Tỉ Duệ nữa, ban đầu tu tập theo Tịnh độ tông, sau gia nhập học thiền (khoảng [[1222]]/[[1223|23]]) với Giác Yển (zh. 覺晏, ja. ''kakuan'') thuộc Nhật Bản [[Đạt-ma tông]] (zh. 日本達磨宗, ja. ''nihon daruma-shū''), một môn đệ của [[Đại Nhật Năng Nhẫn]] (zh. 大日能忍, ja. ''dainichi nōnin''). Nhân lúc đọc ''[[Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh|Thủ-lăng-nghiêm kinh]]'' (zh.首楞嚴經, sa. ''śūraṅgama-sūtra'', ja. ''shuryōgongyō''), Sư tỉnh ngộ chút ít và cho rằng, kinh nghiệm Giác ngộ này chính là diệu giác (ja. ''myōkaku'') của Phật Thích-ca. Thời gian tu tập của Sư nơi Nhật Bản Đạt-ma tông kéo dài khoảng sáu năm và sau đó, Sư yết kiến Thiền sư Đạo Nguyên ([[1928]]) tại Kiến Nhân tự (zh. 建仁寺, ja. kenninji) ở Kinh Đô. Trong một cuộc [[pháp chiến]] (zh. 法戰, ja. ''hōssen'') sôi nổi, Đạo Nguyên thừa nhận kinh nghiệm giác ngộ của Sư nhưng chính Sư cũng thấy rõ kinh nghiệm thâm sâu của Đạo Nguyên vượt xa mình. Vì vậy, Sư quìquỳ lạy, lễ bái Đạo Nguyên làm thầy. Đạo Nguyên khuyên Sư đợi một thời gian nữa hãy đến.
 
Năm [[1230]], Đạo Nguyên rời Kiến Nhân tự và sau đó thành lập một Thiền viện với tên Hưng Thánh Pháp Lâm tự (zh. 興聖法林寺, ja. ''kōshōhōrin-ji''). Năm [[1234]], một năm sau khi Hưng Thánh tự được thành lập, Sư đến Đạo Nguyên một lần nữa và được thu nhận làm đệ tử. Hai năm sau, nhân khi tham quán câu hỏi của một vị tăng đến Thiền sư [[Thạch Sương Sở Viên]] "Thế nào khi một sợi tóc đào nhiều lỗ?" Sư bỗng nhiên Đại ngộ (tháng 11 năm [[1236]]). Sư bèn thắp hương lễ Phật và chạy đến Đạo Nguyên trình sự việc. Đạo Nguyên nghe xong bảo: "Sợi tóc đã đào đến nơi đến chốn" và [[Ấn khả chứng minh|ấn khả]]. Từ đây, Sư giữ chức thủ toạ (đứng đầu chúng trong việc giáo hoá thay thầy) và làm thị giả cho đến lúc Đạo Nguyên viên tịch.