Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Huệ Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: NXB → Nhà xuất bản using AWB
Dòng 36:
 
== Bãi phiên và kết cục ==
Thời kỳ Minh Thái Tổ trị vì, để củng cố hoàng thất, ông đã phong cho con cháu làm phiên vương, nắm giữ binh quyền tại đất phong và đều có quân đội riêng để tự vệ. Khi Kiến Văn đế lên ngôi, ông trọng dụng ba người [[Tề Thái]], [[HoàngHuỳnh Tử Trừng]]Trực, [[Phương Hiếu Nhụ|Phương Hiếu]] Nho với Tề Thái làm Binh bộ thượng thư, Hoàng Tử Trừng làm thái thường tự khanh, Phương Hiếu Nhụ làm hàn lâm viện thị giảng<ref name="ms4" />. Mọi việc lớn của quốc gia đều bàn bạc với ba người này. Do chính sách phong phiên vương của Minh Thái Tổ nên thế lực của các phiên rất lớn. Khi còn là hoàng thái tôn, ông từng hỏi Hoàng Tử Trừng về cách xử lý các phiên. Sau khi lên ngôi, ông cho triệu các phiên vương về kinh để tiến hành bãi bỏ phiên vương. Tháng 4 âm lịch năm 1399 ép cho Tương vương [[Chu Bách|Bách]] phải tự thiêu chết cùng cả nhà, còn Tề vương [[Chu Phù|Phù]], Đại vương [[Chu Quế|Quế]] bị giáng làm thứ nhân. Tháng 6 âm lịch giáng Mân vương [[Chu Biền|Biền]] làm thứ nhân nhưng chưa động tới Yên vương [[Minh Thành Tổ|Lệ]], do thế lực của ông này là rất lớn mạnh. Tuy nhiên, điều này đã làm cho Yên vương [[Minh Thành Tổ|Chu Lệ]] lo sợ cho số phận của mình nên đã quyết định áp dụng sách lược tiên phát chế nhân để ra tay trước.
 
Ban đầu, Chu Lệ chưa dám động binh vì một số người con của ông ([[Minh Nhân Tông|Chu Cao Sí]], Chu Cao Hú, Chu Cao Toại) còn ở Nam Kinh. Một số đại thần khuyên Huệ Đế giữ các con của Chu Lệ làm con tin. Tuy nhiên qua một thời gian, Huệ Đế thấy Chu Lệ sai sứ qua lại với thái độ mềm mỏng, cho rằng Chu Lệ thần phục nên thôi không giữ các con Chu Lệ nữa.