Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Con quỷ Maxwell”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đọc thêm: add category using AWB
Dòng 18:
Ví dụ như năm [[1929]], [[Leó Szilárd]] và [[Léon Brillouin]] chỉ ra rằng con quỷ Maxwell cần phải đo được tốc độ của các phân tử, và động tác thu thập [[thông tin]] này cần tiêu tốn [[năng lượng]]. Ví dụ như nếu con quỷ kiểm tra vận tốc của các phân tử bằng cách gửi các [[photon]] tới các phân tử và nhận về photon phản xạ, nó cần có năng lượng để phát ra các photon. Việc tiêu tốn năng lượng của con quỷ làm tăng entropy của chính nó, ví dụ như entropy của hệ photon do quỷ phóng ra trong lúc đo đạc, và sự tăng này lớn hơn sự giảm entropy trong hộp khí, khiến entropy tổng cộng của cả hệ có tương tác lẫn nhau là tăng.
 
Năm 1960, [[Rolf Landauer]] nhận ra rằng một số phép đo không làm tăng [[Entropy|entropy nhiệt động lực học]] nếu nó là [[quá trình nhiệt động lực học thuận nghịch]]. Do mối liên hệ giữa [[entropy nhiệt động lực học]] và [[entropy thông tin]], điều này đồng nghĩa với việc các kết quả thông tin trong đo đạc sẽ không bị xoá. Nghĩa là con quỷ Maxwell cần lưu giữ thông tin đo đạc lại.
 
Tuy vậy, năm [[1982]], [[Charles H. Bennett (khoa học gia máy tính)|Charles H. Bennett]], chỉ ra rằng, dù con quỷ Maxwell có chuẩn bị trước, nó sẽ dần tiêu thụ hết [[bộ nhớ]] của nó và để tiếp tục việc đo đạc, nó sẽ phải xoá bớt dần thông tin cũ trong bộ nhớ để ghi thông tin mới. Việc xoá thông tin là quá trình nhiệt động lực học không thuận nghịch và làm tăng entropy <sup>[http://www.ulearntoday.com/magazine/physics_article1.jsp?FILE=maxwelldemon]</sup>.