Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thánh mẫu học Công giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lên Trời: đánh vần, replaced: quí → quý
n AlphamaEditor
Dòng 23:
Từ ngữ "trọn đời đồng trinh" được lặp lại ở công đồng Constantinôpôlis II (năm 553), khi khẳng định rằng: Ngôi Lời Thiên Chúa, "được nhập thể và được sinh ra bởi Thánh mẫu Thiên Chúa Đức Maria vinh hiển và trọn đời đồng trinh" tiếp đó là tại công đồng Latêranô IV (1215) và Lyon II (1274) và bởi đoạn văn tuyên bố tín điều Mẹ lên trời (1950), trong đó sự trinh khiết trọn đời của Đức Maria được trưng dẫn như là một trong những động lực của việc hồn xác được cất nhắc vào vinh quang trên trời.
 
* Đồng trinh trước khi sinh con, dựa vào Phúc âm theo thánh Luca viết: (Lc 1,26-37): ''"Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến người nam"''. Giáo hội Công giáo tuyên xưng: ''"Do quyền năng Chúa Thánh Thần tác động, Đức Trinh nữ đã cưu mang Con một Cha mà vẫn còn trinh khiết vẹn tuyền"'' (kinh Tiền tụng lễ Đức Mẹ)<ref>{{chú thích web|title=Đức Mẹ có đồng trinh không? Đức Mẹ có đồng trinh trọn đời không?|url=http://www.xuanha.net/Hoidesongdao/108Ducmedongtrinh-dongtrinhtrondoi-y.htm|accessdate =2013-06- ngày 4 tháng 6 năm 2013}}</ref>.
 
* Đồng trinh đang khi sinh con, Hiến chế Giáo hội 57 và Giáo lý Hội thánh Công giáo 92 499: "''Rồi ngày Sinh nhật Chúa, Mẹ Thiên Chúa đã vui mừng giới thiệu với các mục đồng và các nhà bác học Con đầu lòng của mình, mà khi sinh ra đã không làm giảm bớt, nhưng còn thánh hiến sự trinh khiết vẹn tuyền của Mẹ"''<ref>{{chú thích web|title=Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo - Bản dịch của Tổng Giáo Phận Sài Gòn năm 1993|url=http://www.giaoly.org/vn/tai-lieu/giao-ly-hoi-thanh-cong-giao/|accessdate =2013-06- ngày 4 tháng 6 năm 2013}}</ref>.
 
* Đồng trinh sau khi sinh, Sách Giáo lí Hội thánh Công giáo: "Việc đào sâu thêm niềm tin vào sự làm mẹ mà vẫn đồng trinh của Mẹ Maria đã dẫn đưa giáo hội tới chỗ tuyên xưng sự trinh khiết thực sự và trọn đời của Mẹ Maria" (số 499). Phụng vụ của Giáo Hội tôn xưng Mẹ Maria là ''"Đấng trọn đời đồng trinh"'' (Aeiparthenos).
 
Giáo hoàng [[Gioan Phaolô II]] trong bài giáo huấn về Đức Maria nói: ''"Mặc dù Tân ước nhấn mạnh đến sự trinh khiết của Đức Maria lúc cưu mang Chúa Giêsu, nhưng Hội thánh tin rằng Đức Maria giữ mình trinh khiết suốt đời. Điều này xem ra đã được gói ghém trong tính từ "Trinh nữ" dành cho Đức Maria (Lc 1,27). Dù sao, đức tin của Hội thánh đã được diễn tả trong các tín biểu qua các dụng ngữ "trọn đời đồng trinh", hoặc "đồng trinh trước khi sinh, đang khi sinh và sau khi sinh"''<ref>{{chú thích web|author=Giáo hoàng Gioan Phaolô II|title=Những Bài Giáo Huấn Về Đức Maria: Đức Maria trọn đời đồng trinh|url=http://kinhmancoi.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1072:duc-maria-tron-doi-dong-trinh&catid=107:giao-huan&Itemid=149|accessdate =2013-06- ngày 4 tháng 6 năm 2013}}</ref>.
 
===Mẹ Thiên Chúa===
Danh từ "Mẹ Thiên Chúa" không có trong [[Tân Ước]]. Danh từ ấy lần đầu tiên được nói lên do thánh Hippolytus ở Rôma năm 235. Sau đó, Giám mục Nestorius, Giáo Chủ Constantinople (năm 428) đã phản đối việc áp dụng danh từ ấy cho Ðức Mẹ. Ông phản đối vì ông có một quan niệm rằng Con Thiên Chúa khác với con Bà Maria. Hay nói cách khác, Chúa Kitô có hai ngôi vị, là Ngôi Thiên Chúa (Ngôi Lời - Logos) và ngôi vị con người là Giêsu<ref>{{chú thích web|author=Linh Mục Hồng Phúc, CSsR|title=Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa|url=http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/maria2/methien1.htm|accessdate =2013-06- ngày 4 tháng 6 năm 2013}}</ref>.
 
Công đồng Êphêsô năm 431 đã khẳng định lại giáo lý của Giáo Hội dạy rằng Chúa Giêsu có hai bản tính: Một là bản tính Thiên Chúa, hai là bản tính loài người. Hai bản tính ấy kết hợp trong một Ngôi duy nhất là Ngôi thứ hai. Công Ðồng kết án phái Nestorius. Ðồng thời các nghị phụ chấp nhận nội dung của bức thư của Thánh Cyrilô gửi Giám mục Nestorius và chính thức công nhận tước hiệu Mẹ Thiên Chúa dành cho Ðức Mẹ. Công Ðồng Calceđônia tuyên bố thành tín điều năm 451.
Dòng 44:
Truyền thống của Giáo hội công giáo cho rằng từ thế kỷ V, người ta đã mừng kính lễ Mẹ Maria Hồn Xác lên Trời ở Syria, thế kỷ VI, giáo đoàn Giêrusalem đã mừng kính lễ Đức Mẹ Hồn Xác về Trời. Từ cuối thế kỷ VIII, khắp Hội Thánh Tây Phương đã cử hành lễ này.
 
Nền tảng thần học của tín điều này dựa trên những sự quy chiêu của Thánh Kinh gọi "Đức Maria là Hòm Bia của Chúa Kitô", ngôn sứ Isaia đã viết:''"Ta tôn vinh chỗ Ta đặt chân"''(Is 60, 13), sách Khải Huyền cũng khẳng định: ''"Người Nữ trốn vào sa mạc, ở đó đã có chỗ Thiên Chúa dọn sẵn cho Bà"'' (Kh 12,6)". Giáo lý Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội đưa đến kết luận: "Không như mọi con cái của Evà, Đức Maria, Evà Mới, sẽ không phải chết về phần xác". Niềm tin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa cũng đưa Giáo Hội đến chỗ tin rằng Chúa Giêsu sẽ không để Mẹ Maria, Mẹ yêu quý của Người phải chịu cảnh hư nát vì sự chết<ref>{{chú thích web|title=Đức Maria hồn xác lên trời|url=http://www.simonhoadalat.com/suyniem/suyniem/DucMe/17MongTrieu06.htm|accessdate =2013-06- ngày 4 tháng 6 năm 2013}}</ref>.
 
Sách Giáo lý Hội Thánh công giáo viết: ''"Việc Đức Trinh Nữ được lên Trời Hồn Xác là sự thông phần cá biệt vào cuộc phục sinh của Con Mẹ, và tiên báo cuộc phục sinh của các tín hữu"''(số 966).