Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Gruzia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
OctraBot (thảo luận | đóng góp)
n Thay thế ‘(?mi)\{\{(Liên kết chọn lọc|Link FA)\|.+?\}\}\n?’ bằng ‘’.: deprecated template
n Độc lập thời hậu Xô viết: AlphamaEditor, sửa liên kết chưa định dạng, Excuted time: 00:00:30.6740671
Dòng 49:
Năm 1995, Shevardnadze được chính thức bầu làm tổng thống Gruzia, và tái đắc cử năm 2000. Cùng lúc ấy, hai vùng thuộc Gruzia, [[Abkhazia]] và [[Nam Ossetia]], nhanh chóng bị cuốn vào những cuộc tranh giành với những kẻ ly khai địa phương dẫn tới những cuộc chiến tranh và tình trạng bạo lực lan rộng giữa các sắc tộc. Được Nga ủng hộ, Abkhazia và Nam Ossetia trên thực tế đã giành được và duy trì nền độc lập khỏi Gruzia. Hơn 250.000 người Gruzia [[Cuộc thanh lọc sắc tộc người Gruzia tại Abkhazia|đã bị thanh lọc sắc tộc]] khỏi [[Abkhazia]] bởi những kẻ ly khai Abkhaz và những quân lính tình nguyện Bắc Caucasia, (gồm cả người Chechens) năm 1992-1993. Hơn 25.000 người Gruzia cũng đã bị trục xuất khỏi [[Tskhinvali]], và nhiều gia đình Ossetian bị buộc phải dời bỏ nhà cửa tại vùng [[Borjomi]] và chuyển tới Nga.
 
Năm 2003 Shevardnadze bị hạ bệ sau cuộc [[Cách mạng Hồng]], sau khi phe đối lập Gruzia và các giám viên quốc tế cho rằng cuộc bầu cử nghị viện ngày [[2 tháng 11]] đã bị gian lận.<ref>{{chú thích web | url = http://eurasianet.org/departments/insight/articles/eav112204a.shtml | tiêu đề = Georgia’s Rose Revolution: Momentum and Consolidation | author = | ngày = | ngày truy cập = 24 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = EurasiaNet.org | ngôn ngữ = }}</ref> Cuộc cách mạng do [[Mikheil Saakashvili]], [[Zurab Zhvania]] và [[Nino Burjanadze]], những thành viên cũ trong đảng cầm quyền của Shavarnadze lãnh đạo. Mikheil Saakashvili được bầu làm Tổng thống Gruzia năm 2004.
 
Sau cuộc Cách mạng hồng, một loạt những biện pháp cải cách đã được đưa ra nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và kinh tế của đất nước. Những nỗ lực của chính phủ mới nhằm tái xác nhận chủ quyền của Gruzia tại nước cộng hoà [[Adjara|Ajaria]] vùng tây nam đã gây ra một cuộc [[Khủng hoảng Ajaria|khủng hoảng]] đầu năm 2004. Thắng lợi tại Ajaria đã khuyến khích Saakashvili tăng cường thêm nữa những nỗ lực của mình trong việc tìm kiếm một đột phá tại [[Nam Ossetia]], nhưng không mang lại thành công.