Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đánh giá người Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 6 nguồn và đánh dấu 1 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Veity (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 58:
Theo sử gia [[Trần Trọng Kim]], về trí tuệ và tính cách, người Việt có cả tính tốt lẫn tính xấu. Về tính tốt, người Việt "có trí tuệ minh mẫn, học nhanh, khéo tay, sáng dạ, nhớ lâu, hiếu học, coi trọng học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức,... nhưng bên cạnh những tính tốt, người Việt vẫn có tính tinh vặt, quỷ quyệt, đôi khi bài bác chế nhạo. Ngoài ra, người Việt mặc dù bình thường nhút nhát, chuộng hòa bình, nhưng khi chiến đấu vẫn có can đảm và giữ kỷ luật". Đồng tình với các nhận định trên, [[Lương Đức Thiệp]] cho rằng về tính chất tinh thần thì người Việt phần nhiều thông minh, nhưng hiếm người lỗi lạc. Bên cạnh đó, trí thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường tạo điều kiện cho thói tinh vặt. Liên hệ với đức tính hiếu học, Thiệp khẳng định "người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội. Học đối với người Việt không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh".<ref>Việt Nam tiến hóa sử, Lương Đức Thiệp, 1944</ref>
 
Trong Chương thứ năm trong [[Việt Nam quốc sử khảo]] mang tên ''Sự thịnh suy của dân quyền và dân trí của nước ta'', [[Phan Bội Châu]] nhận định người Việt có năm "cái ngu", đó là "hay nghi kỵ lẫn nhau", "tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm", "chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần", "thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung" và "biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước".<ref>Những tác phẩm của Phan Bội Châu, tập I Việt nam vong quốc sử. Việt nam quốc sử khảo Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1982. Trang 224</ref> Trong luận văn ''Pháp Việt Liên hiệp hậu chi tân Việt Nam'', [[Phan Châu Trinh]] cho rằng người Việt có hai cặp đặc tính trái ngược nhau, đó là bài ngoại và ỷ ngoại, đi cùng với tự tôn và tự ti. Ông khẳng định hai đặc tính đó có sẵn trong não mọi người, tùy thời mà bộc phát ra rồi trở nên cực đoan, lợi hại đều không thấy.''<ref>Pháp Việt Liên hiệp hậu chi tân Việt Nam, Phan Châu Trinh, Phan Châu Trinh toàn tập, tập 3, trang 57-58, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2005</ref>'' Ông cũng cho rằng người Việt cùng nòi cùng giống cũng coi nhau như thù hằn, xâu xé lẫn nhau<ref>Đầu Pháp Chính phủ thư, Phan Châu Trinh, báo Tân dân, 24/3/1949</ref>. Học giả [[Phạm Quỳnh]] nhận định người Việt có "thiên tính đồng hoá", tức là biết xem xét và bắt chước nhưng không triệt để vào chỗ tinh tuý. Ông cho rằng tính "dễ đồng hoá" đó không phải là cái tính tốt".<ref>Giải nghĩa đồng hóa, Phạm Quỳnh, Nam Phong, 1931</ref> Tương tự, thi sĩ [[Tản Đà]] trong bài "Mậu Thìn xuân cảm" đã cho rằng tuy trải qua bốn nghìn năm lịch sử nhưng dân tộc Việt "vẫn trẻ con".<ref>[http://antgct.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=56454 Chơi đời thôi!], Báo Công An Nhân dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới và Văn nghệ Công An, 18/01/2013</ref>
 
Trong khi đó, bàn về những thói hư tật xấu thường thấy ở người Việt, [[Nguyễn Văn Vĩnh]] nhận xét người Việt có tính ỷ lại, "ăn gian nói dối", đa nghi, "đồng bóng", vay mượn kém sáng tạo, "đục nước béo cò", thói "gì cũng cười", tệ cờ bạc...<ref name="tienphong" /><ref>[http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/nhung-dong-gop-cua-nguyen-van-vinh-voi-viec-phat-trien-bao-chi-tieng-viet-va-truyen-ba-chu-quoc-ngu Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt và truyền bá chữ Quốc ngữ] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20131013094300/http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/nhung-dong-gop-cua-nguyen-van-vinh-voi-viec-phat-trien-bao-chi-tieng-viet-va-truyen-ba-chu-quoc-ngu |date=2013-10-13 }}, ngày 13 tháng 9 năm 2010, Tạp chí Văn Hóa Nghệ An.</ref> Nhất Thanh [[Vũ Văn Khiếu]] trong cuốn [[Ðất Lề Quê Thói]] (Phong Tục Việt Nam) cũng nhận xét người Việt phần đông ranh vặt, quỷ quyệt, "bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng", "tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh...".<ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.com.vn/books/about/%C4%90%E1%BA%A5t_l%E1%BB%81_qu%C3%AA_th%C3%B3i.html?id=NQ0sAAAAMAAJ&redir_esc=y|title=Đất lề quê thói|author=Vũ Văn Khiếu|publisher=Nhà xuất bản Đại Nam|year=1970|pages=68}}</ref>