Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hòa giải và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up
Dòng 23:
Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng đã tổ chức các [[lực lượng vũ trang|đội vũ trang]] như "Thần lôi đoàn", "Thiết huyết đoàn", "Hùm xám"... thực hiện các vụ cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền, tổ chức ám sát những người theo Việt Minh và cả những người trung lập như ông Ba Viên (Ba Viên bị Quốc dân Đảng nghi ngờ là gián điệp của Pháp, sau khi gặp Hồ Chí Minh, Ba Viên quay về Hà Giang, bắt giữ và hành quyết một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng<ref name="marr415">David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 415, California: University of California Press, 2013</ref>) rồi tuyên truyền đổ lỗi cho Việt Minh đã không đảm bảo được an ninh trật tự ở Hà nội và một số đô thị ở Bắc Bộ.<ref name="60nam">Phạm Văn Quyền (chủ biên). 60 năm Công an nhân dân Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân. 2006. trang 104.</ref> Theo David G. Marr, đó là một thời kỳ đầy hận thù, phản bội và giết chóc. Để củng cố đoàn kết dân tộc, chính quyền Hồ Chí Minh đã cho phép các đảng phái đối lập được tham gia Quốc hội bất chấp những đảng này trước đó đã tẩy chay Tổng tuyển cử toàn quốc năm 1946 vì họ cho rằng cuộc bầu cử này không công bằng.<ref>"Mẫu số chung" cho hòa giải, hòa hợp dân tộc, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, 16 Tháng 5 2017</ref> [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến]] được thành lập nhằm tạo khối đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc giữa các đảng phái. Việc các thành viên Việt Quốc và Việt Cách rời bỏ chính phủ, lưu vong sang Trung Quốc đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Việt Minh và các đảng phái [[dân tộc chủ nghĩa|quốc gia]] tại miền Bắc, trong công cuộc "kháng chiến kiến quốc" mà Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến là biểu tượng. Cho tới tháng 8 năm 1946, các đảng phái đối lập, ngoại trừ Giáo hội Công giáo, đều bị phá vỡ, vô hiệu hóa, hoặc buộc phải [[lưu vong]]<ref name="David G. Marr"/>.
 
Năm 1946, sau khi Pháp đưa quân tái [[xâm lược]] Việt Nam nhằm thiết lập lại [[chủ nghĩa thực dân]] và [[chủ nghĩa đế quốc]] ở đây để đô hộ Việt Nam một lần nữa sau khi bị đánh đuổi, [[Chiến tranh Đông Dương]] (1946-1954) bùng nổ vào ngày 19 tháng 12 năm 1946. Vệ quốc đoàn, quân đội của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] do [[Việt Minh]] kiểm soát, cùng nhiều lực lượng quân sự khác của các đảng phái quốc gia, các giáo phái cùng chống Pháp. Ở miền Bắc, các lực lượng quân sự của [[Đại Việt Quốc dân Đảng]] và [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] liên kết với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp và chống Việt Minh. Ở miền Nam, lực lượng vũ trang [[Cao Đài]], [[Hòa Hảo]], [[Bình Xuyên]] hợp tác với lực lượng Việt Minh chống Pháp nhưng các lực lượng này bất đồng với Việt Minh. Sự bất đồng sau đó biến thành xung đột vũ trang. Sau sự kiện giáo chủ Hòa Hảo [[Huỳnh Phú Sổ]] mất tích, Hòa Hảo cho rằng ông bị Việt Minh thủ tiêu, các giáo phái chấm dứt hợp tác với Việt Minh, quay sang hợp tác với Chính phủ [[Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ]] chống Việt Minh. Chính phủ Pháp đàm phán với cựu hoàng [[Bảo Đại]] được [[Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp]], gồm các đảng phái quốc gia và các giáo phái ủng hộ. Ngày 14 tháng 6 năm 1949 [[Quốc gia Việt Nam]] được thành lập. Theo [[Hiệp ước Élysée (1949)]], Pháp công nhận Quốc gia Việt Nam là một nước độc lập thuộc [[Liên hiệp Pháp]], nhưng Pháp vẫn giữ quyền đại diện về ngoại giao và kiểm soát kinh tế. [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] phối hợp với quân đội Pháp chống lại Việt Minh.
 
Năm 1954, Pháp đã ký [[Hiệp định Genève, 1954]] với [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] chấm dứt cuộc chiến của Pháp tại Việt Nam. Chiến tranh Đông Dương kết thúc. [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] tập kết về miền Bắc Việt Nam. Quân đội Liên hiệp Pháp và Quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết về miền Nam Việt Nam, sau đó Pháp rút quân về nước. Vĩ tuyến 17 trở thành ranh giới tạm thời chia cắt Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự từ năm 1954 và chỉ kết thúc khi hai miền Nam-Bắc [[tổng tuyển cử]] rồi thống nhất thành một nước vào năm 1976.
Dòng 37:
Căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc và các sự kiện liên quan (như vụ việc treo ảnh [[Mao Trạch Đông]] và [[quốc kỳ Trung Quốc|cờ Trung Quốc]] tại [[Chợ Lớn]]) khiến chính quyền Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tập trung vào một đối tượng khác là người gốc Hoa sống tại Việt Nam. Chính phủ đưa ra thời hạn để người gốc Hoa đăng ký nhập tịch Việt Nam, những người gốc Hoa không chịu đăng ký quốc tịch Việt Nam bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực, tất cả các tờ báo [[tiếng Trung Quốc]], trường học dành riêng cho người Hoa đã bị đóng cửa trong giai đoạn 1975-1979.<ref name="Evans và Rowley, tr. 51">Evans và Rowley, tr. 51</ref> Vấn đề Hoa kiều đã được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản trong bối cảnh quan hệ Việt - Trung xấu đi trong khi chính quyền Hà Nội lệ thuộc vào đồng minh Liên Xô và ngày càng công khai xích lại quá gần Liên Xô khiến cho quan hệ hai nước tại thời điểm đó ngày càng xấu đi khiến một loạt các cuộc chiến và xung đột diễn ra dọc biên giới hai nước cho tới cuối năm 1991 khi Liên Xô sắp tan rã thì hai nước mới bình thường hoá quan hệ song phương.<ref name="Evans và Rowley, tr. 51"/>
 
Từ năm [[1956]], trong chiến lược [[chủ nghĩa chống cộng|chống cộng]] của Hoa Kỳ, các cố vấn [[quân sự]] Mỹ vào tận các buôn làng trang bị vũ khí cho các lực lượng thanh niên Thượng để thành lập các lực lượng như đội Dân sự Chiến đấu Thượng (''Civilian Indigenous Defense Group'', CIDG) và [[Lực lượng Đặc biệt]] chống lại Việt Nam Cộng hoà{{fact}}. Năm 1965, các cuộc nổi dậy của [[FULRO]] thất bại vì bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa trấn áp nhưng phong trào này vẫn chưa bị Chính phủ Việt Nam Cộng hoà triệt hạ hẳn.<ref>[https://www.nytimes.com/2017/06/09/opinion/a-war-of-their-own.html A War of Their Own], by William H. Chickering, The NewYork Times, ngày 9 tháng 6 năm 2017</ref><ref>[https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2004/04/040416_bajaraka Nhìn lại phong trào BAJARAKA], BBC Tiếng Việt</ref> Sau năm 1975, những thành viên FULRO chạy trốn sang Campuchia đã liên kết với [[Khmer Đỏ]] để tiến hành chiến tranh du kích chống Chính phủ Việt Nam thống nhất nhưng vẫn bị thất bại trước sự truy quét của lực lượng chức năng và an ninh sở tại ở Việt Nam khiến FULRO bị sụp đổ và tan rã hoàn toàn vào năm 1992<ref>[http://congan.com.vn/guong-sang/an-ninh-tay-nguyen-tham-lang-nhung-chien-cong-chong-fulro_22629.html An ninh Tây Nguyên: Thầm lặng những chiến công chống Fulro], Báo Công an Tp.HCM, 13/07/2016</ref>.
 
==Khó khăn==