Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 305:
Báo [[Asia Times Online]] viết về sự thay đổi cái nhìn của đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi họ mới lên nắm quyền, dưới thời [[Mao Trạch Đông]] Khổng Giáo được xem là một hệ tư tưởng phong kiến, còn bây giờ được coi là có vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao của Trung Quốc.<ref>[http://www.atimes.com/atimes/China/KJ09Ad01.html Confucianism a vital string in China's bow] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20110629050127/http://www.atimes.com/atimes/China/KJ09Ad01.html |date=2011-06-29 }}, Jian Junbo, Asia Times Online, 9. Oktober 2009.</ref> Báo [[The Economist|Economist]] nhận xét, Mao cho là Khổng tử là một biểu hiệu cổ hủ so với nước Cộng sản Trung Quốc, nhưng bây giờ triết gia này được cho là người truyền bá hòa bình và sự hòa đồng.<ref>[http://www.economist.com/node/14678507 A message from Confucius; New ways of projecting soft power], Economist.com, 22. Oktober 2009.</ref>
 
Đến cuối thế kỷ XX, Nho giáo bắt đầu được quan tâm trở lại, nhiều người Trung Quốc muốn phục hưng lại Nho giáo để làm phương châm khôi phục lại đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc. Năm 1989, trên tờ "Nga Hồ Nguyệt san" trong bài "Ý nghĩa hiện thực và các vấn đề cấp thiết của phục hưng Nho học Trung quốc đại lục", [[Tưởng Khánh]] đã chỉ ra rằng: ''"Vấn đề lớn nhất trước mắt của Trung Quốc đại lục là vấn đề phục hưng Nho học"'' và tuyên xưng ''"Nho học lý luận phải là chủ nghĩa, cần được khôi phục lại địa vị cao nhất như trong lịch sử, là tư tưởng chính thống của tinh thần và sinh mệnh của [[dân tộc Trung Quốc|dân tộc Trung Hoa]]"''<ref>{{Chú thích web | url = http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/van-menh-va-tuong-lai-cua-nho-giao-truyen-thong-o-dong-a-hien-nay | tiêu đề = Vận mệnh và tương lai của Nho giáo truyền thống ở Đông Á hiện nay | tác giả = Lý Minh Huy | ngày =16 Thángtháng 7 năm 2012 | ngày truy cập = 22 tháng 12 năm 2014 | nơi xuất bản =Tạp chí Văn hóa Nghệ An | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 12/2012), tân Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước là [[Tập Cận Bình]], một người rất yêu quý và coi trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc. Ông hiểu biết Quốc học, khi nói thường vận dụng các từ ngữ cổ. Năm 2006, ông nói tinh thần cốt lõi của Nho giáo là ''"xã hội hài hòa"''. Tại một cuộc họp năm 2013, Tập Cận Bình đã trích dẫn [[Khổng Tử]], nói rằng ''"người cai trị bởi đạo đức thì như sao Bắc Đẩu, Khổng giáo suốt mấy nghìn năm đã giữ vững địa vị của nó, và được vô số người tỏ lòng ngưỡng mộ"''. Ngày 24/9/2014, ông đến phát biểu tại Hội thảo "Nho học với nền hòa bình và sự phát triển thế giới" nhân kỷ niệm 2565 năm sinh Khổng Tử, đây là lần đầu tiên lãnh đạo cao nhất Trung Quốc dự hoạt động trên. Ông nói: ''"Cần kế thừa nền văn hóa truyền thống của dân tộc, không được phủ nhận lịch sử, không quên lịch sử thì mới có thể mở ra tương lai, giỏi kế thừa thì mới giỏi sáng tạo, chỉ có kiên trì đi từ lịch sử tới tương lai thì mới có thể làm tốt sự nghiệp ngày nay"''. Khi thăm Sơn Đông, nơi sinh của Khổng tử, Tập Cận Bình đã nói với các học giả rằng thế giới phương Tây đang ''"chịu một sự khủng hoảng về nội tâm"'' và rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải là người ''"thừa kế trung thành và khởi xướng xuất sắc của truyền thống văn hóa Trung Hoa"''.