Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hannibal Đắc Thắng lần đầu tiên chiêm ngưỡng nước Ý từ dãy Anpơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Chi tiết: tạm sửa cho dễ hiểu theo ý kiến UCBVT của Mongrangvebet
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 17:
'''''Hannibal Đắc Thắng lần đầu tiên nhìn xuống nước Ý từ dãy Anpơ''''' ([[tiếng Tây Ban Nha]]: ''Aníbal vencedor contempla por primera vez Italia desde los Alpes'') là [[Tranh sơn dầu|bức tranh sơn dầu]] từ những năm đầu sáng tác của danh họa [[Người Tây Ban Nha|Tây Ban Nha]] [[Francisco de Goya]]. Đây cũng là tác phẩm có thông tin ghi chép cổ nhất của Goya.
 
Bức tranh được Goya sáng tác ở [[Ý]] vào những năm 1770–1771 để tham gia cuộc thi do Học viện Mỹ thuật [[Parma]] tổ chức. Chủ đề chính bức tranh là tướng [[Hannibal]] chỉ huy quân [[Carthage]] cổ đại, vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đã dẫn quân vượt dãy [[Anpơ]] nhằm chinh phục nước [[Ý|nước (vùng đất lịch sử)|Ý]]. Goya tuân thủ tỉ mỉ các yêu cầu trình bày do học viện đưa ra, thử nhiều bản vẽ nháp và vẽ ít nhất hai bản phác thảo sơn dầu. Trước đây, tranh thuộc bộ sưu tập [[Quỹ Selgas-Fagalde]] và bị gán cho tác giả [[Corrado Giaquinto]]. Phải đến năm 1993 mới xác nhận lại tác giả chính là Goya. Từ tháng 4 năm 2021, tranh thuộc bộ sưu tập [[Bảo tàng Prado]]. Một bản sao nằm trong bộ sưu tập tư nhân ở [[Barcelona]].
 
==Hoàn cảnh sáng tác==
Dòng 23:
 
[[Tập tin:Il_genio_della_guerra_guida_Annibale_attraverso_le_Alpi_-_Paolo_Borroni.jpg|nhỏ|240x240px|Tranh của [[Paolo Borroni]] có cùng chủ đề đã giành chiến thắng trong cuộc thi do Học viện Mỹ thuật Parma tổ chức]]
Tranh dự thi phải kèm câu biểu ngữ thích hợp, tác giả cũng phải ghi rõ quốc gia nguyên quán của mình và tên thầy dạy.{{sfn|Mena|Rúa|Ona|Ruata|López|Utrilla|Martín|2015|pp=112–115}} Ngày 20 tháng 4 năm 1771, từ Roma, Goya biên thư cho thư ký mới của học viện là Bá tước Rezzonico để báo rằng đã gửi tranh đến dự thi.{{sfn|Navarro|1995|pp=84–87}} Trong thư, ông tô vẽ xuất xứ của mình và tự giới thiệu bằng tên Ý là ''Francesco Goia'', "người Roma" và học trò [[họa sĩ cung đình]] ''Francesco Vajeu'' ([[Francisco Bayeu]]).{{sfn|Hughes|2006|pp=47–48}} Goya chọn biểu ngữ "''Iam tandem Italiae fugientis prendimus oras''" (''Cuối cùng, khi ngươi đến được ItalieItaly''<ref>{{Chú thích|others=tựa gốc tiếng Anh ''Énéide'' của ''Virgile''|translator=Nguyễn Bích Như|tựa đề=Thần thoại La Mã|tác giả=C. Chandon|năm=2017|nhà xuất bản=Nhà xuất bản Phụ Nữ|ISBN=9786045638590}}</ref>) lấy từ sử thi ''[[Aeneis]]''. Câu nói này cũng phù hợp với hành trình đến Ý đầy gian khổ hy sinh của chính Goya,{{sfn|García|1992|pp=30–31}} giống như Hannibal muốn chinh phục nước Ý thì Goya cũng muốn chiến thắng bằng bức tranh của mình trên đất Ý.{{R|Ara}} Việc trích dẫn [[Vergilius]] cũng như thư viết bằng tiếng Ý không có chút lỗi nào cho thấy có sự giúp đỡ của José Nicolas de Azara. Hoặc ông cũng có kết nối với [[José Augustin Llano y de la Quadra|Marquis de Llano]], đại sứ của Vua Carlos III tại Parma.{{sfn|García|1992|pp=30–31}}
 
Chủ đề bắt buộc mà cuộc thi đưa ra là một cảnh lịch sử mô tả [[Hannibal]] đang nhìn vào [[Ý (vùng đất lịch sử)|nước Ý]] để chuẩn bị tấn công. Có bốn bức tranh tham gia (của Goya, Pierre du Hallas, Gesualdo di Giacomo và [[Paolo Borroni]]), được trưng bày trong salon học viện vào tháng 6 năm 1771. Tranh của Goya nhận được 6 phiếu bình chọn từ ban giám khảo nhưng không giành chiến thắng. Tranh ông nhận được cả khen ngợi lẫn chê bai. Lời khen dành cho nét vẽ, khuôn mặt và thần thái Hannibal ánh lên uy nghiêm của vị danh tướng cổ đại. Nhưng giám khảo không hài lòng với màu sắc và bố cục, cho rằng nếu màu gần với thực tế, bố cục sắp xếp theo yêu cầu hơn thì Goya đã có cơ hội giành giải. Huy chương vàng được trao cho họa sĩ người Ý Paolo Borroni, từng là sinh viên học viện có thầy dạy chính là Benigno Bossi nằm trong thành viên ban giám khảo; cũng từng nhận giải nhì năm trước đó.{{sfn|García|1992|pp=30–31}} [[Arturo Ansón Navarro]] cho rằng giám khảo có sự thiên vị vì chất lượng bức tranh của Goya vượt xa tác phẩm đoạt giải về nhiều mặt.{{sfn|Navarro|1995|pp=84–87}} Tên của Goya đã được đề cập trong ''Diario Ordinario de Roma'' ngày 3 tháng 8 năm 1771 và trên tạp chí văn học uy tín ''[[Le Mercure de France]]'' số tháng 1 năm 1772 (ghi nhầm rằng ông đoạt giải nhì).{{sfn|García|1992|pp=30–31}}
 
==Chi tiết==