Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vladimir Ilyich Lenin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Lỗi CS1: và-đồng-nghiệp rõ ràng
Dòng 118:
===Ủng hộ và phản đối===
[[Tập tin:Lenin.WWI.JPG|nhỏ|trái|200px|Lenin năm [[1919]]]]
Dù Lenin ủng hộ việc thành lập một chế độ "[[Dân chủ Xô viết]]" nhưng những người chỉ trích ông như [[Kautsky]] và [[Kollontai]] cho rằng ông phản bội sự nghiệp giải phóng [[giai cấp công nhân|giai cấp vô sản]] và thủ tiêu nền [[dân chủ]] (quyền kiểm soát của [[công nhân]] thông qua các [[Xô viết|Xô Viết]] hay các [[hội đồng công nhân]]). Có người cho rằng đây là hành động mở đường cho [[chủ nghĩa cộng sản#Chủ nghĩa Stalin|chủ nghĩa Stalin]] sau này. Nhiều cơ quan và chính sách do [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] lập ra và sử dụng như [[cảnh sát mật]], [[trại lao động]], và việc xử bắn kẻ thù cũng đã được sử dụng dưới thời cầm quyền của Lenin, nhưng cần lưu ý là các kỹ thuật đó cũng thường được chế độ [[Nga hoàng]] sử dụng từ lâu trước thời Lenin, và cũng từ lâu đã là cách thức truyền thống để đối phó với bất đồng chính trị ở nước [[Nga]]. Tuy nhiên, theo Stephane Courtois mức độ sử dụng có khác nhau; số tù nhân chính trị bị [[xử bắn]] trong mấy năm đầu cầm quyền của phái Bolshevik lớn gấp ba lần con số đó trong 90 năm cầm quyền của chế độ [[Nga hoàng]].<ref>{{chú thích sách|tác giả=Stephane Courtois, et. al|tiêu đề=The Black Book of Communism|nhà xuất bản=Harvard University Press|năm=1999|isbn=0-674-07608-7}}</ref> Tuy nhiên, quan điểm của Stephane Courtois hiện vẫn đang bị tranh cãi. Cũng cần nhớ rằng hoàn cảnh dẫn tới những phản ứng quyết liệt của người Bolshevik cũng khác rất xa: họ phải cố gắng ổn định một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi một cuộc chiến tranh thế giới, một quần chúng thất học sau giai đoạn [[quân chủ chuyên chế]], một lực lượng đối lập sẵn sàng lật đổ chính quyền Bolshevik.
 
Quan điểm của [[Chủ nghĩa Lenin|những người theo chủ nghĩa Lenin]] về cách mạng đòi hỏi một bộ máy cán bộ cách mạng chuyên nghiệp vừa có nhiệm vụ chỉ huy đại chúng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực và tập trung hóa kinh tế cũng như quyền lực hành chính vào tay một [[Chuyên chính vô sản|nhà nước của công nhân]]. Từ mùa xuân năm [[1918]], Lenin đã vận động đặt những cá nhân có trách nhiệm vào cương vị đứng đầu mỗi nhà máy, trái ngược lại hầu hết các quan điểm về sự tự quản của công nhân, nhưng hoàn toàn cần thiết cho hiệu quả sản xuất và về mặt chuyên môn. Như S.A. Smith đã viết: ''"Tới cuối cuộc nội chiến, không có nhiều nhà máy hoạt động theo những hình thức dân chủ trong quản lý công nghiệp như kiểu các [[hội đồng nhà máy]] từng được cổ động trong năm 1917, nhưng chính phủ cho rằng điều này không phải là vấn đề bởi vì nền công nghiệp đã dựa trên sự sở hữu của một quốc gia công nhân."'' Trong cuộc nội chiến quyền lực được tập trung bên trong đảng Bolshevik và sau này là [[Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô|Bộ Chính trị]] của [[Đảng Cộng sản Liên Xô|Đảng cộng sản Liên Xô]].