Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Truyện kể Genji”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 3 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.2
Tính năng gợi ý liên kết: 2 liên kết được thêm.
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Nhiệm vụ người mới Gợi ý: thêm liên kết
Dòng 36:
Thời Trung cổ Nhật Bản kéo dài chừng 4 thế kỷ từ khi vương triều Nhật Bản thiên đô về Heian kyo (Bình An kinh) vào năm 794, cho đến khi Mạc phủ Kamakura được thiết lập năm 1183 (chính thức vào năm 1192). Đóng vai trò chủ yếu trong nền văn học trung cổ thời Heian là quý tộc triều đình Heian quây quần chung quanh dòng họ Fujiwara (Đằng Nguyên) nắm quyền bính thời bấy giờ.
 
Cuối thời Nara (710-794), chính trị lâm vào chỗ bế tắc. Thiên hoàng cho thiên đô từ [[Nara]] về [[Kyoto|Heian]] (nay là Kyoto) nhằm xây dựng lại một trật tự chính trị và pháp độ mới, trước hết là mô phỏng Trung Quốc từ kiến trúc đô thành đến việc tiếp thu nghi thức của [[nhà Đường]]. Thơ văn chữ Hán trở thành văn học cửa công, đồng nghĩa với sinh hoạt cung đình. Tuy nhiên, từ hậu bán thế kỷ 9, khi trào lưu sáng tác bằng ngôn ngữ và các thể loại chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa đã lắng xuống, giới quý tộc chú ý hơn đến văn học dân tộc. Một yếu tố quyết định sự phát triển của văn chương Nhật Bản đương thời là sự phát triển của chữ viết. Chữ [[man'yōgana|manyogana]] được tạo ra từ chữ Hán trước đó đã phát triển thành [[hiragana]] và [[katakana]], trở thành phương tiện tốt nhất cho sự biểu cảm văn tự đối với tầng lớp nữ lưu cung đình, những người vốn không mấy mặn mà với các thể loại cũng như ngôn ngữ văn chương Trung Quốc.<ref name="shuichi">Shuichi Kato, ''Lịch sử văn học Nhật Bản''</ref> Thời đại Heian chứng kiến sự thành công vang dội của các nhà văn, nhà thơ nữ, phần lớn trong họ thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu cung đình. Sáng tác của họ thường là những ghi chép lại cuộc sống, kinh nghiệm của mình và nhất là những trải nghiệm trong chốn phồn hoa nơi đô hội.<ref name="nhatban">{{Chú thích sách|title=Nhật Bản - đất nước, con người, văn học|publisher=Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin|location=Hà Nội|year=2003|pages=92}}</ref> Dưới ngòi bút của nữ giới, sự nở rộ của các thể loại văn học quan trọng như [[nhật ký]] (nikki), [[tùy bút]] (zuihitsu) và [[tiểu thuyết]] (monogatari), tạo ra một nền văn học Heian trữ tình ngọt ngào nữ tính.
 
=== Tác giả và tác phẩm ===
Dòng 542:
=== Hệ thống đề tài ===
[[Tập tin:2000 Yen Murasaki Shikibu.jpg|nhỏ|250px|Đồng 2000 Yên với minh họa truyện kể Genji bên trái và chân dung nữ sĩ [[Murasaki Shikibu]] bên phải]]
Tuy vậy, ý nghĩa đích thực của ''Truyện kể Genji'' vẫn khiến các [[học giả]] tranh cãi, người thì cho rằng tác phẩm có thể được hiểu như một sự truyền bá ngấm ngầm [[phật giáo|đạo Phật]] qua tư tưởng về [[nghiệp quả]] (karma); số khác lại thừa nhận Genji là một tác phẩm viết với mục đích giáo huấn; một số đánh giá truyện không hơn gì ý nghĩa là tiểu thuyết vô luân thậm chí là [[văn học khiêu dâm]]. Bên cạnh đó, nhiều người bám vào chủ đề chính của tác phẩm là quan hệ của những người đàn ông và những người đàn bà; nhưng cũng có ý kiến cho rằng có thể coi tác phẩm là một [[biên niên sử]] trá hình; và cuối cùng, một số nhà nghiên cứu xoay quanh nhận định rằng tác phẩm chuyên làm sáng tỏ nguyên tắc ''mono no aware'' (bi cảm)<ref>Chữ "Aware" {{jpn|j=哀れ|hg=あわれ|rm=aware|hanviet=Ai ''re''|hg=あわれ}} xuất phát từ âm "A-hare!", giống như một tiếng kêu kinh ngạc và cảm kích, có thể được dịch là "Ôi chao!". Vào thời trung cổ Nhật Bản, "a-hare" biểu lộ phản ứng của con người trước một vẻ đẹp hay yêu kiều, qua thời cận đại thì trở thành phản ứng trước sự vật buồn, tiêu sơ hay hoang phế. Được nâng lên thành một phạm trù thẩm mỹ trong văn chương và nghệ thuật thời đại Heian, ''mono no aware'' {{jpn|j=物の哀れ|rm=mono no aware|hg=もののあはれ|hanviet=Vật ''no'' Ai ''re''|hg=もののあはれ}}, biểu hiện đậm đặc trong tác phẩm ''Truyện kể Genji'' dùng để chỉ nỗi xao xuyến trước những bi ai não lòng, vô thường và quyến rũ của cuộc đời, rất gần khái niệm "bi dĩ vi mĩ" ({{hn|ch=悲以為美|ex=buồn là đẹp}}) trong mỹ học Trung Hoa cổ đại. Tiếp nối khái niệm ''Mono no aware''
nhưng thấu vọng từ sâu thẳm tâm linh là phạm trù [[yūgen]] {{jpn|j=幽玄|hanviet=u huyền}} thời khói lửa chiến chinh Kamakura (1192-1333) hàm nghĩa vẻ đẹp thâm thiết và u uẩn của những điều bỏ lửng, cái đẹp nằm sâu trong sự vật chứ không lộ ra bề mặt.</ref> của [[mỹ học]] truyền thống Nhật Bản.<ref name="khuongvietha"/>
 
Dòng 610:
* {{Chú thích sách|author=Nhật Chiêu|title=Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868|volume=2|chapter=Chương 4: Genji monogatari, thế giới của niềm bi cảm|publisher= Nhà xuất bản Giáo dục|location= Hà Nội|year=2003}} được tóm lược và bổ sung để viết phần "Nội dung/Uji thập thiếp".
* {{Chú thích sách|author=Nicolai Iosifovich Konrad|title=Văn học Nhật Bản từ cổ đến cận đại (Trịnh Bá Đĩnh dịch)|chapter=Chương 5: Genji-monogatari|publisher=Nhà xuất bản Đà Nẵng|location=Đà Nẵng|year=1999}} được tóm tắt cho phần "Những luận điểm chính" và bổ sung vài nhận định (có dẫn chứng) của mục từ ''Truyện kể Genji'' đăng trong cuốn sách ''101 vẻ đẹp văn chương Việt Nam và thế giới'' nói trên.
* Bản dịch tiếng Việt ''Truyện kể Genji'' của Murasaki Shikibu do Nhà xuất bản [[Khoa học xã hội|Khoa học Xã hội]], Hà Nội, 1991 ấn hành, được sử dụng cho phần liệt kê các "Nhân vật chính" sau khi đã sửa chữa sai sót và bổ sung. Những thông tin trong bản dịch này cũng được biên soạn để sử dụng tại mục "Bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt". Một phần nội dung của "Lời giới thiệu" trong bản dịch được sử dụng để viết phần "Thời đại, Tác gia và Tác phẩm".
* {{Chú thích sách|author=Shuichi Kato|chapter=Genji monogatari and Konjaku monogatari|title=History of Japanese Literature (Lịch sử văn học Nhật Bản)|volume=1|publisher=Kodansha International|location=Tokyo|year=1979}}
* {{Chú thích sách|author=Nhiều tác giả|chapter=Chương 6: Thế giới Genji monogatari|title=Nhật Bản văn học toàn sử (日本文学前史, Nihonbungaku zenshi)|volume=Tập 2: Thời đại Trung cổ|publisher=Kodanshā|location=Tokyo|year=tháng 5 năm thứ 53 đời Shōwa}}