Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phở”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 103.19.99.44 (thảo luận) quay về phiên bản cuối của MrMisterer
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Emoji Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
Góc tư liệu:
NHỮNG CÂU HỎI VỀ PHỞ
 
- Câu hỏi 1: Phở ra đời khi nào ?
 
Sau khi cất công chôn mình trong văn khố cắm mặt đọc vô số tư liệu cũ mốc meo vàng úa, tôi có thể khẳng định là phở hình thành đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1900.
 
Năm 1900, các gánh "xáo trâu" được bán la liệt tại bến sông Hồng, vốn là món mà dân ta chế cháo từ món gốc của người Hoa là "nhục phấn".
 
Tuy nhiên, người bán nhận thấy, nếu sử dụng nguyên liệu từ bò thì sẽ rẻ hơn. Lý do là bò nhập khẩu bán quá rẻ vì dân An Nam không ai biết chế biến chúng vào món gì. Chưa kể trong trại lính Pháp tối nào cũng xả ra vô số những chỗ thịt xương đầu thừa đuôi thẹo, gân mỡ bạc nhạc... do Tây chê không ăn.
 
Vậy là họ sử dụng xương bò để ninh nước và luộc thịt bò để làm hàng thay thế thịt trâu. Cái chỗ thịt nham nhở ấy, nay ta gọi là gàu và nạm, chín vè hoặc sốt vang. Và khởi thuỷ của phở Hà Nội là nấu bằng thịt bò Tây, nhớ nhé.
 
Vì món cũ có tên là "nhục phấn" nên món mới được đặt tên là "nhục phơ". Điều này được nhà văn Tản Đà ghi lại trong truyện "Đánh bạc" năm 1905: "... có lẽ đánh bạc không mong được mà chỉ thức đêm ăn nhục phơ".
 
Sang năm 1906 thì chữ "nhục phơ" đã được gọi ngắn gọn thành "phở". Bằng chứng là năm này, học giả Nguyễn Văn Vĩnh viết trong 1 lá thư gửi từ Paris về nhà có đoạn: "... nhớ tiếng rao phở mỗi sáng tinh mơ".
 
- Câu hỏi 2: các tỉnh có phở vào năm nào ?
 
Xin thưa là năm 1909. Lý do là vì lúc này có tàu hơi nước của Bạch Thái Bưởi chạy chuyên tuyến từ Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định. Tức 2 tỉnh này cập nhật món phở của Hà Nội đầu tiên.
 
Đất Thành Nam đón nhận món này rầm rộ nhất, vô số gánh phở ra đời vì có đông đảo công nhân của Nhà máy Dệt tập trung nơi đây.
 
Thời điểm này, ông tổ của dòng phở Cồ là ông Cồ Hữu Vạng hãy còn cởi truồng tồng ngồng, ăn khoai mót ở làng Vân Cù heo hút chứ tiền đâu ra mà ngày ngày nhẩy xe buýt lên Nhà máy Dệt ăn phở gánh ?
 
Mãi tới năm 1925, ông Vạng mới bỏ quê lên Hà Nội hành nghề gánh nước thuê cho các quán phở mạn Ô Quan Chưởng, Hàng Mắm rồi mày mò mở quán phở gánh đầu tiên của mình ở phố Hàng Hành.
 
Nhưng cũng không tạo ra danh tiếng gì vì đó là do ông tự kể lại cho phóng viên báo đài thế chứ tôi tra các văn bản chả thấy chữ nào nhắc đến tên cái hàng phở ông Cồ này cả.
 
- Câu hỏi 3: Giá tiền một bát phở lúc đó là bao nhiêu ?
 
Xin thưa là phở bán có 2 loại mệnh giá: Loại 2 xu đựng vào bát chiết yêu và loại 5 xu đựng vào bát con gà miệng loe.
 
Năm 1913 nhà văn Nguyễn Công Hoan ghi lại điều này khi ở trọ tại số 8 Hàng Hài, Hà Nội.
 
- Câu hỏi 4: Phở gà ra đời năm nào ?
 
Xin thưa là năm 1940, tức sau phở bò quãng 40 năm. Lý do là vì năm đó, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Nhà nước bảo hộ Pháp cắt giảm lương thực, quy định cứ thứ Hai và thứ Sáu là nghỉ bán thịt bò.
 
Đám nghiện phở bèn xoay sang bán phở gà, và hàng nổi tiếng nhất là phở Chí ở Bùi Thị Xuân bây giờ.
 
- Câu hỏi 5: Từ 'phở" chính thức được in vào sách năm nào ?
 
Xin thưa là năm 1930 trong cuốn "Việt Nam tự điển" biên soạn bởi nhóm Khai trí Tiến Đức, miêu tả là "món đồ ăn bằng bánh, thái nhỏ nấu với thịt bò".
 
- Câu hỏi 6: Vậy món phở được hệ thống lại và biên soạn, tổng hợp hoàn chỉnh vào năm nào ?
 
Xin thưa là vào tháng 11/2021 bởi Kẻ sĩ guốc mộc Hoàng Kua, người ngụ ở chợ Thành Công, Hà Nội.
😜
{{Về-phân biệt2|món ăn truyền thống của Việt Nam|một người nổi tiếng sử dụng chung tên}}{{Thông tin món ăn
| name = Phở
Hàng 17 ⟶ 66:
{{Ẩm thực Hà Nội}}
{{Ẩm thực Sài Gòn}}
 
'''Phở''' là một món ăn truyền thống của Việt Nam có xuất xứ từ [[Vân Cù]], [[Nam Định]]. Phở được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền [[ẩm thực Việt Nam]].
 
Thành phần chính của phở là [[bánh phở]] và nước dùng cùng với [[thịt bò]] hoặc [[thịt gà]] cắt lát mỏng. Thịt bò thích hợp nhất để nấu phở là thịt, xương từ các giống bò ta (bò nội, bò vàng). Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, [[Hồ tiêu|tiêu]], [[chanh]], [[nước mắm]], [[ớt]], vân vân. Những [[gia vị]] này được thêm vào tùy theo khẩu vị của người dùng. Phở thông thường được dùng để làm món điểm tâm buổi sáng hoặc lót dạ buổi đêm; nhưng ở các thành phố lớn, món ăn này có thể được thưởng thức cả ngày. Tại các tỉnh phía Nam [[Việt Nam]] và một số vùng miền khác, phở được bày kèm với đĩa rau thơm như [[hành]], [[giá đỗ|giá]] và những lá cây [[rau mùi]], [[húng quế|rau húng]], trong đó [[mùi tàu|ngò gai]] là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại [[Hà Nội]] thông thường sẽ không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác, đặc biệt là phở sốt vang, phở khô, phở xào, phở chua, phở vịt ở Cao Bằng, và phở thịt quay ở các tỉnh miền núi phía Bắc.