Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bismarck (lớp thiết giáp hạm)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa ngày tháng năm Soạn thảo trực quan
Dòng 1:
{{for|lớp tàu corvette của Hải quân Đế quốc Đức|Bismarck (lớp tàu corvette)}}Trọng tải choán nước của ''Bismarck'' và ''Tirpitz'' cũng bị hạn chế đáng kể bởi hệ thống cơ sở vật chất hiện có ở hai xưởng đóng tàu Kiel và Wilhelmshaven, và Kênh đào Kaiser Wilhelm, hơn là bị các thỏa thuận quốc tế kìm kẹp. Ngày 11 tháng 2 năm 1937, Văn phòng Xây dựng đã báo cáo tới Đô đốc Raeder rằng hai con tàu này không thể đóng quá mức choán nước 43.000 tấn do sự hạn chế của bến cảng và kênh đào không đủ sâu. Họ cũng đề xuất đến việc đóng thêm một con tàu thứ ba với mức choán nước 35.000 tấn theo các điều khoản hạn chế của [[Hiệp ước Hải quân Luân Đôn|Hiệp ước Hải quân London]].{{sfn|Garzke & Dulin|p=206}} Đô đốc [[Werner Fuchs]], Chủ nhiệm Văn phòng Chỉ huy của [[Bộ Tư lệnh Hải quân Đức Quốc Xã]] (Oberkommando der Marine), đã khuyên Raeder và Hitler rằng mức choán nước lớp tàu này cần phải được thay đổi để các con tàu mới có thể đáp ứng được các tiêu chí của Hiệp ước Hải quân London. Do Nhật Bản từ chối ký kết hiệp ước mới này, nên vào ngày 1 tháng 4 năm 1937, một điều khoản điều chỉnh cho phép các bên ký hiệp ước đón những con tàu có mức tải trọng tối đa 46.000 tấn bắt đầu được thông qua, và họ đi đến kết luận cuối cùng về mức tối đa là 42.1000 tấn. Do đó, các ý tưởng thay đổi của Fuchs đã không được áp dụng.{{sfn|Garzke & Dulin|p=208}}
{{for|lớp tàu corvette của Hải quân Đế quốc Đức|Bismarck (lớp tàu corvette)}}
{| {{Infobox ship begin}}
{{Infobox ship image
| Ship image = Bundesarchiv Bild 193-04-1-26, Schlachtschiff Bismarck recolored.jpg
| image size = 300
| Ship caption = Thiết giáp hạm ''Bismarck'' vào năm 1940
}}
{{Infobox ship class overview
| Name = Lớp thiết giáp hạm ''Bismarck''
| Builders =
| Operators = ''{{navy|Nazi Germany}}''
| Class before = [[Scharnhorst (lớp thiết giáp hạm)|Lớp ''Scharnhorst'']]
| Class after = [[H (lớp thiết giáp hạm)|Lớp H]] (kế hoạch)
| Built range = 1936–1941
| In service range =
| In commission range = 1940–1944
| Total ships planned =
| Total ships completed = 2
| Total ships cancelled =
| Total ships lost = 2
}}
{{Infobox ship characteristics
| Hide header =
| Header caption =
| Ship type = [[Thiết giáp hạm]]
| Ship tonnage =
| Ship displacement = * ''Bismarck'':
** {{convert|41700|t|LT|abbr=on|lk=on}} (tiêu chuẩn)
** {{convert|50300|t|LT|abbr=on}} (đầy tải)
* ''Tirpitz'':
** {{convert|42900|t|LT|abbr=on}} (tiêu chuẩn)
** {{convert|52600|t|LT|abbr=on}} (đầy tải)
| Ship length = * {{convert|241,60|m|ftin|abbr=on}} (mực nước)
* {{convert|251|m|ftin|abbr=on}} (chung)
| Ship beam = {{convert|36|m|ftin|abbr=on}}
| Ship draft = {{convert|9,30|m|ftin|abbr=on}} tiêu chuẩn{{efn|Mức mớn nước của ''Bismarck'' khi đầy tải là {{convert|9,90|m|ftin|abbr=on}}, và của ''Tirpitz'' là {{convert|10,60|m|ftin|abbr=on}}.{{sfn|Gröner|p=33}}}}
| Ship propulsion = *3 × turbine hộp số
*3 × trục chân vịt ba cánh
| Ship power = * 12 nồi hơi Wagner áp suất cao
* ''Bismarck'': {{convert|110,450|kW|shp|order=flip|abbr=on|lk=on}}{{sfn|Gröner|pp=33–35}}
* ''Tirpitz'': {{convert|119,905|kW|shp|order=flip|abbr=on}}{{sfn|Gröner|pp=33–35}}
| Ship speed = {{convert|30|kn|lk=in}}
| Ship range = * ''Bismarck'': {{convert|8,525|nmi|abbr=on|lk=in}} ở vận tốc {{convert|19|kn}}
* ''Tirpitz'': {{convert|8,870|nmi|abbr=on}} ở vận tốc {{convert|19|kn}}
| Ship complement = * 103 sĩ quan
* 1.962 thủy thủ{{efn|Thủy thủ đoàn có thể được bổ sung lên 108 sĩ quan và 2.500 thủy thủ.{{sfn|Gröner|p=35}}}}
| Ship crew =
| Ship time to activate =
| Ship sensors =
| Ship EW =
| Ship armament = *''Xuất xưởng'':
* 8 × pháo [[Hải pháo 380 mm SK C/34|SK C/34 {{convert|38|cm|in|abbr=on}}]] (4 × 2)
* 12 × pháo SK-C/28 {{convert|15|cm|in|abbr=on}} (6 × 2)
* 16 × SK-C/33 {{convert|10,5|cm|in|abbr=on}} (8 × 2)
* 16 × pháo SK-C/30 {{convert|3,7|cm|in|abbr=on}} (8 × 2)
* 20 × pháo FlaK 30 {{convert|2|cm|in|abbr=on}} (20 × 1)
| Ship armor = * Vách ngăn: {{cvt|220|mm|1}}
* Đai giáp: {{cvt|320|mm|1}}
* Mặt tháp pháo: {{cvt|360|mm|1}}
* Sàn tàu: {{cvt|100|to|120|mm|1}}
| Ship aircraft = 4 × [[thủy phi cơ]] [[Arado Ar 196]]
| Ship aircraft facilities = 1 x máy phóng thủy phi cơ hai đầu
| Ship notes =
}}
|}'''Lớp thiết giáp hạm''' '''''Bismarck''''' là một lớp [[thiết giáp hạm]] của [[Hải quân Đức Quốc Xã]] (''Kriegsmarine'') được chế tạo không lâu trước khi [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Thế giới thứ hai]] bùng nổ. Lớp này bao gồm hai chiếc: ''[[Bismarck (thiết giáp hạm Đức)|Bismarck]]'' được đặt lườn vào tháng 7 năm 1936 và nhập biên chế vào tháng 9 năm 1940, ''[[Tirpitz (thiết giáp hạm Đức)|Tirpitz]]'' được đặt lườn vào tháng 10 năm 1936 và nhập biên chế vào tháng 2 năm 1941. Được phát triển để đối phó với lớp thiết giáp hạm ''[[Richelieu (lớp thiết giáp hạm)|Richelieu]]'' của [[Hải quân Pháp]], đây là lớp tàu chiến lớn và mạnh mẽ nhất của Hải quân Đức Quốc Xã lúc bấy giờ,{{sfn|Garzke & Dulin|p=203}} với mức trọng tải lên đến hơn 41.000 tấn, được trang bị tám khẩu pháo 380 mm và có thể đạt được vận tốc tối đa 30 [[Hải lý trên giờ|hải lý/giờ]] (56 km/h; 35 mph). Lớp ''Bismarck'' được thiết kế với vai trò truyền thống là giao chiến với các thiết giáp hạm của đối phương trong vùng biển nhà, mặc dù [[Bộ Tư lệnh Hải quân Đức Quốc Xã]] đã hình dung đến việc sử dụng chúng để thực hiện các đợt săn lùng tầm xa và tấn công tiêu diệt các đoàn tàu buôn của người Anh ở khu vực [[Đại Tây Dương]]. Do vậy, thiết kế của lớp thiết giáp hạm này là kết quả của sự mâu thuẫn chiến lược của Hải quân Đức Quốc Xã, vốn đã tạo ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng lực lượng hải quân của họ trong những năm 1930.
 
Cả hai con tàu của lớp đều có quãng thời gian hoạt động ngắn ngủi. ''[[Bismarck (thiết giáp hạm Đức)|Bismarck]]'' chỉ tiến hành được duy nhất một chiến dịch, [[Chiến dịch Rheinübung]], với nhiệm vụ tiến công ra vùng biển [[Bắc Đại Tây Dương]] để săn các đoàn tàu vận tải khởi hành từ Bắc Mỹ tới Anh. Trong chiến dịch này, ''Bismarck'' đã bắn chìm tàu chiến-tuần dương [[HMS Hood (51)|HMS ''Hood'']] và làm hư hại nặng thiết giáp hạm [[HMS Prince of Wales (53)|HMS ''Prince of Wales'']] của [[Hải quân Hoàng gia Anh]] tại [[Trận chiến eo biển Đan Mạch|eo biển Đan Mạch]], nhưng [[Trận chiến cuối cùng của thiết giáp hạm Bismarck|bị đánh chìm]] vào ngày 27 tháng 5 năm 1941 sau khi bị tàu chiến của [[Hải quân Hoàng gia Anh|Hải quân Hoàng Gia Anh]] truy đuổi và tấn công suốt ba ngày liên tục.
 
Không như ''Bismarck'', ''[[Tirpitz (thiết giáp hạm Đức)|Tirpitz]]'' có một sự nghiệp trầm lặng hơn. Sau một thời gian ngắn hoạt động ở [[Biển Baltic]] vào năm 1941, ''Tirpitz'' được điều động về vùng biển [[Na Uy]] nhằm tạo ra các mối đe dọa tiềm tàng tới các đoàn tàu vận tải khởi hành từ Anh đến [[Liên Xô]]. ''Tirpitz'' bị tấn công liên tục bởi các đơn vị [[Hải quân Hoàng gia Anh|Hải quân Hoàng gia]] và [[Không quân Hoàng gia Anh]] từ năm 1942 tới năm 1944, nhưng con tàu không chịu nhiều hư hại đáng kể. Tháng 11 năm 1944, ''Tirpitz'' trúng hai quả bom [[Tallboy (bom)|Tallboy]] được thả từ [[máy bay ném bom]] [[Avro Lancaster|Lancaster]] của [[Không quân Hoàng gia Anh]] trong [[Chiến dịch Catechism]], tạo ra một chuỗi vụ nổ lớn và khiến con tàu bị lật úp tại vùng nước nông. Sau khi chiến tranh kết thúc, xác con tàu mới được trục vớt và bán tháo dỡ.
 
== Bối cảnh ==
Năm 1932, [[Reichsmarine|Hải quân Đế chế Đức]] (''Reichsmarine'') bắt đầu lên các ý tưởng về một thiết kế thiết giáp hạm có giới hạn tải trọng 36.000 tấn để phù hợp với các điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington. Ban đầu, Bộ chỉ huy Đức xác định các thiết giáp hạm mới của họ sẽ được trang bị tám khẩu pháo 330 mm, có vận tốc tối đa 30 [[hải lý trên giờ]] và có lớp giáp bảo vệ tốt.{{sfn|Garzke & Dulin|p=203}} Tại thời điểm đó, Hải quân Đức đang bị tác động đáng kể bởi các điều khoản của [[Hòa ước Versailles]], hòa ước này đã hạn chế mức choán nước tối đa của các thiết giáp hạm Đức xuống chỉ còn hơn 10.000 tấn. Năm 1933, Văn phòng Xây dựng Hải quân trình một bản phác thảo lên Bộ Chỉ huy Hải quân và bản hoàn chỉnh, sau này được biết đến là thiết kế lớp thiết giáp hạm ''Bismarck'', được chấp thuận vào năm 1936.{{sfn|Koop & Schmolke|p=15}}{{sfn|Gröner|p=33}} Cố vấn Bộ trưởng [[Hermann Burckhardt]] chịu trách nhiệm về dự án xây dựng lớp thiết giáp hạm này và ông cũng là người trực tiếp giám sát việc hạ thủy chiếc ''Tirpitz'' vào năm 1939.{{sfn|Koop & Schmolke|p=16}} Trong giai đoạn này, lãnh đạo Hải quân Đức đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, bao gồm việc quyết định vai trò hoạt động của lớp tàu chiến mới này và thiết kế hệ thống động cơ mới. Nhiều người cho rằng lớp thiết giáp hạm mới này có thể dùng cho cả hai việc là tấn công các tuyến tàu hàng của Pháp ở tầm xa, và giao chiến với các tàu chiến của Hải quân Pháp và Ba Lan trong một trận chiến truyền thống, điều mà khi đó được người Đức coi là mối đe dọa có khả năng xảy ra cao nhất.{{sfn|Mulligan|pp=1021–1023}} Do không thể đạt được ưu thế về số lượng và dự đoán rằng các trận chiến sẽ diễn ra tại [[Biển Bắc]] ở khoảng cách tương đối gần, nhóm thiết kế đã chú trọng vào việc nâng cao khả năng bảo vệ của tàu. Họ sử dụng một lớp đai giáp rất dày để bọc hai bên sườn tàu, kết hợp cùng với lớp giáp dày bọc phía trên thành tàu và lớp giáp bọc ở khu vực mũi và đuôi tàu.{{sfn|Garzke & Dulin|pp=204–205}}
[[Tập_tin:Richelieu-3.jpg|trái|nhỏ|Lớp ''Bismarck'' được xây dựng và phát triển để đối phó với lớp thiết giáp hạm ''[[Richelieu (lớp thiết giáp hạm)|Richelieu]]'' của Hải quân Pháp.]]
Tháng 6 năm 1934, ''Reichsmarine'' được thông tin rằng Hải quân Hoàng gia Ý đã quyết định đóng một cặp thiết giáp hạm có mức choán nước 35.000 tấn được trang bị pháo 350 mm - lớp ''[[Littorio (lớp thiết giáp hạm)|Littorio]]''.{{efn|Vào thời điểm Hải quân Hoàng gia Ý phê chuẩn bản thiết kế cuối cùng, ''Littorio'' được trang bị chín khẩu pháo 380 mm.{{sfn|Whitley|p=169}}}} Người Pháp phản ứng bằng việc đặt hàng hai thiết giáp hạm lớp ''[[Richelieu (lớp thiết giáp hạm)|Richelieu]]'' vào năm 1935. Để bắt kịp với đối thủ người Pháp, ''Reichsmarine'' quyết định hai thiết giáp hạm mới của họ sẽ cần phải có kích thước về hệ thống vũ khí tương tự. Đồng thời, Đức đang chuẩn bị bắt đầu một cuộc đàm phán với người Anh để đi đến một thỏa thuận hải quân song phương nhằm bãi bỏ các hạn chế hải quân của [[Hòa ước Versailles]]. Đổi lại, Đức sẽ giới hạn quy mô hạm đội của họ chỉ bằng 1/3 so với [[Hải quân Hoàng gia Anh]]. Với việc đóng ít nhất hai thiết giáp hạm 35.000 tấn đang dần được khả thi, nhóm thiết kế của Hải quân Đức nhanh chóng bắt đầu làm việc từ cuối tháng 10 để đưa ra các thông số tiêu chuẩn mới về trang bị vũ khí, giáp và tốc độ cho lớp tàu này. Một bản thiết kế sơ bộ được hoàn thành vào tháng 11, với các thông số cho lớp tàu là như sau: chúng sẽ được trang bị tám khẩu pháo 330 mm trong bốn tháp pháo hai nòng, được bảo vệ mới lớp đai giáp dày 350 mm và có khả năng đạt được vận tốc đối đa 30 hải lý/giờ. Tuy nhiên, nhóm thiết kế lưu ý rằng thiết kế như này sẽ khiến con tàu vượt quá mức giới hạn 35.000 tấn, nên các thiết kế tháp pháo ba hoặc bốn nòng nên được cân nhắc xem xét.{{sfn|Mulligan|pp=1023–1026}}
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 183-R17062, Linienschiff "Baden".jpg|nhỏ|[[SMS Baden (1915)|SMS ''Baden'']] - một thiết giáp hạm lớp ''[[Bayern (lớp thiết giáp hạm)|Bayern]]'' của [[Hải quân Đế quốc Đức]]. Lớp ''Bismarck'' được cho là bản nâng cấp của lớp thiết giáp hạm ''[[Bayern (lớp thiết giáp hạm)|Bayern]]'' do có sự tương đồng trong cách bố trí pháo (theo cấu trúc 4x2).]]
Nhóm thiết kế đã quyết định rằng bốn tháp pháo đôi là giải pháp tối ưu nhất vì nó sẽ giúp con tàu phân bổ hỏa lực một cách cân bằng ở cả phía trước và phía sau tàu, cũng như giúp đơn giản hóa việc thiết kế hệ thống kiểm soát hỏa lực. Sự sắp xếp này cũng tương tự như lớp thiết giáp hạm cuối cùng của [[Hải quân Đế quốc Đức]], lớp ''[[Bayern (lớp thiết giáp hạm)|Bayern]]''. Sự giống nhau này dẫn đến những suy đoán rằng lớp ''Bismarck'' là bản sao của những con tàu tiền nhiệm, mặc dù việc phân bổ hệ thống pháo chính và hệ thống trục chân vịt ba cánh là điểm giống nhau duy nhất.{{sfn|Garzke & Dulin|p=204}} Tháng 1 năm 1935, Đô đốc [[Erich Raeder]], chỉ huy Hải quân Đế chế Đức, đã dự một buổi gặp gỡ với lãnh đạo và trưởng các bộ phận khác nhau để đi đến các kết luận cuối cùng về thông số tàu. Cục Quân khí Hải quân nhấn mạnh rằng lớp tàu này cần loại pháo có cỡ nòng 350 mm để có thể cạnh tranh được với tàu chiến của Ý và Pháp, và được Raeder chấp thuận vào ngày 19 tháng 1. Trong một cuộc họp khác vào tháng 3, Cục Quân khí tiếp tục nâng cỡ nòng pháo lên 380 mm, và bị Raeder phản đối vì điều này sẽ khiến mức choán nước của tàu tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, dù đã chính thức phê duyệt cỡ nòng pháo 350 mm vào ngày 1 tháng 4, Raeder vẫn cho nhóm thiết kế được phép thay đổi cỡ nòng pháo mới tùy thuộc vào động thái của các quốc gia khác. Một tháng sau, ngày 9 tháng 5, Raeder phê chuẩn việc áp dụng pháo 380 mm, với nguyên nhân chính xuất phát từ việc Thủ tướng [[Adolf Hitler]] yêu thích khẩu pháo 380 mm hơn.{{sfn|Mulligan|pp=1026–1028}}
 
Tháng 6 năm 1935, nước Đức chính thức ký [[Hiệp định Hải quân Anh-Đức]] với Anh, cho phép Đức đóng một số lượng thiết giáp hạm có tổng tải trọng bằng 35% so với tổng tải trọng của [[Hải quân Hoàng gia Anh]],{{sfn|Maiolo|pp=35–36}} và có thế giúp người Đức cạnh tranh được với Hải quân Pháp về mặt tải trọng phân bổ.{{sfn|Mulligan|p=1028}} Đến thời điểm đó, người Đức đang đau đầu về việc thiết kế hệ thống động cơ đẩy, vì nó phụ thuộc rất nhiều vào vai trò chiến lược chính của lớp tàu này. Nhiều sĩ quan cấp cao của Hải quân Đức lúc đó thậm chí đã hình dung tới việc sử dụng con tàu trong các chiến dịch ở khu vực [[Đại Tây Dương]], nơi đòi hỏi những con tàu có tầm hoạt động xa một cách hiệu quả.{{sfn|Mulligan|pp=1028–1031}} Các kỹ sư hải quân bắt đầu tập trung vào ba loại động cơ chính là [[động cơ diesel]], [[tuabin hơi nước]] và [[động cơ truyền động turbo-điện]]; động cơ truyền động turbo-điện được các kỹ sư quan tâm và hài lòng nhất, vì nó đã hoạt động rất hiệu quả trên hai [[hàng không mẫu hạm]] [[Lexington (lớp tàu sân bay)|lớp ''Lexington'']] của Hải quân Hoa Kỳ và tàu chở khách ''[[SS Normandie|Normandie]]'' của Pháp.{{sfn|Garzke & Dulin|p=204}} Nhà thiết kế loại động cơ này, [[Siemens-Schuckert]], được yêu cầu cải tiến lại động cơ cho phù hợp với loại thiết giáp hạm mới, để chúng có thể tiến hành được những chuyến hải trình xa và dài ngày từ các cảng ở Đức tới khu vực [[Đại Tây Dương]] mà không cần phải tiếp tế nhiên liệu.{{sfn|Garzke & Dulin|pp=205–206}} Tuy nhiên, Siemens-Schuckert không thể đáp ứng được những yêu cầu trên của Hải quân, và họ rút khỏi dự án chỉ một tháng sau khi quá trình thi công ''Bismarck'' được tiến hành. Điều này buộc Hải quân Đức phải chuyển sang sử dụng động cơ tuabin hơi nước áp suất cao.{{sfn|Mulligan|p=1031}}
 
Trọng tải choán nước của ''Bismarck'' và ''Tirpitz'' cũng bị hạn chế đáng kể bởi hệ thống cơ sở vật chất hiện có ở hai xưởng đóng tàu Kiel và Wilhelmshaven, và Kênh đào Kaiser Wilhelm, hơn là bị các thỏa thuận quốc tế kìm kẹp. Ngày 11 tháng 2 năm 1937, Văn phòng Xây dựng đã báo cáo tới Đô đốc Raeder rằng hai con tàu này không thể đóng quá mức choán nước 43.000 tấn do sự hạn chế của bến cảng và kênh đào không đủ sâu. Họ cũng đề xuất đến việc đóng thêm một con tàu thứ ba với mức choán nước 35.000 tấn theo các điều khoản hạn chế của [[Hiệp ước Hải quân Luân Đôn|Hiệp ước Hải quân London]].{{sfn|Garzke & Dulin|p=206}} Đô đốc [[Werner Fuchs]], Chủ nhiệm Văn phòng Chỉ huy của [[Bộ Tư lệnh Hải quân Đức Quốc Xã]] (Oberkommando der Marine), đã khuyên Raeder và Hitler rằng mức choán nước lớp tàu này cần phải được thay đổi để các con tàu mới có thể đáp ứng được các tiêu chí của Hiệp ước Hải quân London. Do Nhật Bản từ chối ký kết hiệp ước mới này, nên vào ngày 1 tháng 4 năm 1937, một điều khoản điều chỉnh cho phép các bên ký hiệp ước đón những con tàu có mức tải trọng tối đa 46.000 tấn bắt đầu được thông qua, và họ đi đến kết luận cuối cùng về mức tối đa là 42.1000 tấn. Do đó, các ý tưởng thay đổi của Fuchs đã không được áp dụng.{{sfn|Garzke & Dulin|p=208}}
 
Mặc dù Raeder và các sĩ quan hải quân cấp cao khác đã dự tính đến việc sử dụng ''Bismarck'' và ''Tirpitz'' để săn các đoàn tàu vận tải trên các tuyến đường biển của Pháp và sau đó là Anh tại khu vực Đại Tây Dương, và thực tế chúng đã được sử dụng cho các nhiệm vụ đó khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, nhưng những con tàu này không được thiết kế cho các nhiệm vụ đó. Do động cơ tuabin hơi nước của tàu không đủ mạnh để cung cấp cho tàu một tầm hoạt động xa hiệu quả, nên Hải quân Đức đã quyết định cho lớp ''Bismarck'' lắp đặt hệ thống vũ khí và bố trí lớp giáp phù hợp với một trận hải chiến truyền thống ở cự ly tương đối gần tại trong và ngoài [[Biển Bắc]]. Sự khác biệt giữa cách ''Bismarck'' và ''Tirpitz'' được thiết kế và cách chúng được sử dụng đã phản ánh sự mâu thuẫn về mặt chiến lược của Hải quân Đức - điều đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng lực lượng hải quân của họ trong những năm 1930.{{sfn|Garzke & Dulin|pp=204–205}}{{sfn|Mulligan|pp=1042–1043}}