Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Thiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đính chính lại thông tin. Chính thể Việt Nam Cộng hòa chưa bao giờ tồn tại chức vụ là Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, chỉ có chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa (hay còn gọi là Tổng trưởng Quốc phòng). Thời gian đảm nhận chức vụ này của Thiệu cũng sai sót trầm trọng..
Xóa liên kết xanh thừa
 
Dòng 18:
|predecessor2 = [[Phan Khắc Sửu]] (với tư cách Quốc trưởng)
|successor2 = ''Chức vụ bị bãi bỏ''
| office3 = BộTổng trưởng [[Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa|Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa]]
| term_start3 = 16 tháng 2 năm 1965
| term_end3 = 20 tháng 6 năm 1965<br />({{số năm theo năm và ngày|1965|2|16|1965|6|20}})
Dòng 92:
 
===Quân đội Việt Nam Cộng hòa===
Năm 1955, chuyển sang thời [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất Cộng hòa]], Nguyễn Văn Thiệu được thăng cấp [[trung tá]] và được bổ nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng [[Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt|Trường Võ bị Đà Lạt]]. Tháng 7 năm 1957, ông được cử đi học khóa Chỉ huy & Tham mưu cao cấp tại [[Leavenworth, Kansas]], Hoa Kỳ. Năm 1958, ông tốt nghiệp về nước và tái nhiệm chức chỉ huy trưởng trường võ bị.{{sfnp|Trần Ngọc Thống|Hồ Đắc Huân|Lê Đình Thụy|2011|p=218}} Năm 1959, ông tiếp tục được cử đi học khóa Tình báo Tác chiến tại [[Okinawa]], [[Nhật Bản]]. Kết thúc khóa học, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Hành quân tại Bộ Tổng tham mưu. Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa [[26 tháng 10]] cùng năm, ông được thăng cấp [[đại tá]], ngay sau đó được cử đi du học lớp Phòng không tại Trường Fort Bliss, Texas, Hoa Kỳ.{{sfnp|Trần Ngọc Thống|Hồ Đắc Huân|Lê Đình Thụy|2011|p=218}}
 
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Trung tá [[Vương Văn Đông]] và Đại tá [[Nguyễn Chánh Thi]] tiến hành [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960|đảo chính]] chống lại [[Ngô Đình Diệm]].{{sfnp|Miller|2013|p=202–203}} Tuy nhiên, sau khi bao vây [[Dinh Norodom|Dinh Độc Lập]], phe đảo chính trì hoãn tấn công và quay sang đàm phán một thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Ngô Đình Diệm giả vờ nhận lời để câu giờ, tạo cơ hội cho lực lượng trung thành với mình có đủ thời gian đến ứng cứu.{{sfnp|Miller|2013|p=204}} Phe đảo chính cũng thất bại trong việc phong tỏa các tuyến đường tiến vào thủ đô để chặn quân tiếp viện của ông Diệm.{{sfnp|Jacobs|2006|p=115–18}} Đây chính là sở hở để Đại tá Nguyễn Văn Thiệu điều động các đơn vị thuộc [[Sư đoàn 7 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 7 Bộ binh]] từ [[Biên Hòa]] tới Sài Gòn giải vây Ngô Đình Diệm.{{sfnp|Jacobs|2006|p=118}} Trong lúc ông Diệm đọc bài diễn văn giả trên đài phát thanh thì lực lượng trung thành với tổng thống dưới trướng [[Trần Thiện Khiêm]] xông vào khuôn viên dinh. Nhận thấy tình hình chuyển biến theo chiều hướng bất lợi, nhiều binh sĩ đảo chính đổi phe.{{sfnp|Moyar|2004|p=113}} Cuộc giao tranh sau đó chớp nhoáng nhưng khốc liệt với khoảng 400 người chết, trong đó có nhiều thường dân tò mò xuống đường để xem hai phe giao chiến.{{sfnp|Jacobs|2006|p=117–20}} Cuộc đảo chính kết thúc với thắng lợi thuộc về Tổng thống Diệm.{{sfnp|Langguth|2000|p=105–10}}{{sfnp|Jacobs|2006|p=120}} Ngày 21 tháng 10 năm 1961, Nguyễn Văn Thiệu được bổ nhiệm chức vụ tư lệnh [[Sư đoàn 1 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 1 Bộ binh]]. Cuối năm 1962, ông lại được điều động giữ tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh.{{sfnp|Tucker|2008|p=526–33}}
Dòng 112:
[[Tập tin:Nguyễn Khánh 1964.jpg|nhỏ|upright|trái|Tướng [[Nguyễn Khánh]] bị một số tướng lĩnh Công giáo, trong đó có Nguyễn Văn Thiệu, chỉ trích vì nhượng bộ phe Phật giáo quá mức.]]
 
Cuộc đảo chính lật đổ gia đình họ Ngô không đem lại sự ổn định tại miền Nam Việt Nam khi mà các tướng lĩnh Sài Gòn đầy tham vọng bước vào cuộc nội chiến tranh giành quyền lực chính trị.<ref name="antgqntt"/> Dương Văn Minh bị chỉ trích là quá thân Pháp,{{sfnp|Vũ Quý Tùng Anh|2014|p=34}} thờ ơ trong việc điều hành đất nước, còn những nhân vật đứng đầu chính phủ như Thủ tướng [[Nguyễn Ngọc Thơ]] thì bị cáo buộc là "công cụ" của chính quyền quân sự.{{sfnp|Shaplen|1966|p=223}} Ngày 30 tháng 1 năm 1964, Trung tướng [[Nguyễn Khánh]] dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đã [[Cuộc chỉnh lý tại Việt Nam Cộng hòa 1964|tiến hành binh biến không đổ máu]] đoạt chính quyền.{{sfnp|Cosmas|2012|p=11–13}} Nguyễn Khánh thế chỗ Dương Văn Minh làm chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, tuy nhiên vẫn giữ ông Minh làm quốc trưởng trên danh nghĩa do uy tín của ông này trong quân đội vẫn còn quá lớn.{{sfnp|Vũ Quý Tùng Anh|2014|p=34}} Sau cuộc chỉnh lý, Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tham mưu trưởng liên quân. Tháng 8 năm 1964, cảm thấy đã đến lúc có thể nắm quyền hành tuyệt đối, Nguyễn Khánh ban bố tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn quốc, ngăn cấm biểu tình, tái lập kiểm duyệt báo chí, tăng quyền hạn cho cảnh sát, cho phép họ có quyền khám xét và bắt bớ người tùy ý. Nguyễn Khánh ban hành Hiến chương Vũng Tàu – một hiến pháp trao cho ông ta quyền lực của tổng thống.{{sfnp|McAllister|2008|p=762}} Tuy nhiên, hành động này chỉ khiến Nguyễn Khánh thêm phần suy yếu khi rất đông sinh viên, tăng ni, Phật tử, và đối thủ chính trị đã xuống đường biểu tình phản đối hiến chương mới, kêu gọi chấm dứt tình trạng khẩn cấp và khôi phục lại chính phủ dân sự.{{sfnp|VanDeMark|1995|p=20}}{{sfnp|Moyar|2004|p=757}}
 
Lo ngại có thể bị lật đổ trước các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng,{{sfnp|Moyar|2004|p=761}} Nguyễn Khánh chấp nhận nhượng bộ. Ông đồng ý bãi bỏ hiến chương mới và các đặc quyền cảnh sát, đồng thời cam kết sẽ khôi phục chính quyền dân sự và xóa bỏ [[Đảng Cần lao Nhân vị]], một công cụ chính trị có tổ chức gần như bí mật, được dùng để duy trì chế độ Ngô Đình Diệm bằng cách tìm kiếm và loại bỏ những người bất đồng chính kiến.{{sfnp|Moyar|2004|p=761}} Nhiều sĩ quan cao cấp theo Công giáo như Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu lên tiếng chỉ trích cái mà họ gọi là "sự chuyển giao quyền lực sang người nhà Phật".{{sfnp|Moyar|2004|p=762–63}} Họ tìm cách loại bỏ Nguyễn Khánh, ủng hộ Dương Văn Minh và cố gắng lôi kéo nhiều sĩ quan khác tham gia âm mưu. Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu tìm kiếm sự ủng hộ từ Đại sứ Hoa Kỳ [[Maxwell Taylor]] cho một cuộc đảo chính mới. Tuy nhiên, Taylor không muốn có thêm bất kỳ xáo trộn nào trong bộ máy lãnh đạo, do lo ngại cuộc đảo chính thứ ba trong vòng 3 tháng sẽ làm suy yếu một chính phủ vốn không ổn định. Điều này khiến Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu không thể thực hiện kế hoạch đã định.{{sfnp|Moyar|2004|p=763}}
Dòng 130:
 
=== Tham chính ===
Ngày 18 tháng 1 năm 1965, trước áp lực từ các tướng lĩnh, Thủ tướng Trần Văn Hương tiến hành cải tổ nội các với sự tham gia của Nguyễn Văn Thiệu (Đệ nhị Phó Thủ tướng), [[Trần Văn Minh (lục quân)|Trần Văn Minh]] (Tổng trưởng QuânQuốc lựcphòng), [[Linh Quang Viên]] (Tổng trưởng Tâm lý chiến) và Nguyễn Cao Kỳ (Tổng trưởng Thanh niên Thể thao).{{efn|Chức vụ Tổng trưởng dưới thời Việt Nam Cộng hòa tương đương chức vụ Bộ trưởng ngày nay.}}{{sfnp|Cosmas|2012|p=205}} Đây là lần đầu Nguyễn Văn Thiệu xuất hiện với tư cách một chính trị gia, không phải trong vai trò một quân nhân. Cũng trong ngày hôm đó, Nguyễn Văn Thiệu được thăng cấp bậc hàm [[trung tướng]].<ref name="antgqntt">{{harvnb|Phong Hoàn Công|2010}}</ref> Trong thời gian này, chính phủ Trần Văn Hương phải đối mặt với sự chống đối mạnh mẽ từ phía Phật giáo.{{sfnp|Kahin|1986|p=267–69}} Các lãnh tụ Phật giáo như Thượng tọa [[Thích Trí Quang]], [[Thích Tâm Châu]] bắt đầu tuyệt thực đòi Trần Văn Hương từ chức và giải tán chính phủ.{{sfnp|VanDeMark|1995|p=57}} Hàng loạt phật tử nối gót nhau xuống đường biểu tình và tổ chức tuyệt thực tập thể, có ni cô thậm chí tự thiêu phản đối.{{sfnp|Bowman|1985|p=103}} Nguyễn Khánh – người phải dựa vào sự ủng hộ của giới Phật giáo để duy trì quyền lực – đã không thực hiện biện pháp đáng kể nào để dập tắt các cuộc biểu tình.{{sfnp|Moyar|2004|p=774–75}} Thay vào đó, ông quyết định bãi nhiệm Trần Văn Hương vào ngày 27 tháng 1.{{sfnp|Kahin|1986|p=267–69}}{{sfnp|Moyar|2004|p=775}} Sau nhiều cuộc hội đàm cùng Hội đồng Quân lực, vào ngày 16 tháng 2, Tiến sĩ [[Phan Huy Quát]] được bổ nhiệm làm thủ tướng đứng đầu một nội các dân sự nhưng phải chịu sự giám sát từ phe quân nhân.{{sfnp|VanDeMark|1995|p=79–80}} Nguyễn Văn Thiệu ngay sau đó trở thành Đệ nhất Phó Thủ tướng trong nội các mới.{{sfnp|Nelson|2020|p=51}}
 
Hành động của Nguyễn Khánh đã vô hiệu hóa một âm mưu ngược chống lại ông. Lo sợ bị bãi nhiệm, Trần Văn Hương chống lưng một âm mưu do một số tướng lĩnh Công giáo thân [[Đảng Đại Việt]] như [[Nguyễn Hữu Có]] và Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu, mưu đồ loại bỏ Nguyễn Khánh và đưa [[Trần Thiện Khiêm]] từ [[Washington, D.C.|Washington]] quay trở về nước. [[Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn]] không phản đối âm mưu bởi Taylor và Nguyễn Khánh kể từ sau vụ đảo chính hồi tháng 12 đã trở thành kẻ thù không đội trời chung.{{sfnp|Kahin|1986|p=297}} Tuy vậy, người Mỹ không hoàn toàn ủng hộ nước cờ này, cho rằng nó không được tính toán kỹ lưỡng và có thể gây ra một vụ bê bối chính trị do một số thành viên tham gia âm mưu sẽ phải dùng máy bay Mỹ để di chuyển qua lại giữa Sài Gòn và Washington. Do đó, người Mỹ chỉ hứa sẽ cho Trần Văn Hương tị nạn nếu cần thiết.{{sfnp|Kahin|1986|p=297}} Tuy nhiên, sau khi tìm thấy bằng chứng cho thấy Nguyễn Khánh muốn thỏa thuận với cộng sản, phía Hoa Kỳ đã bày tỏ thái độ ủng hộ âm mưu trên.{{sfnp|Kahin|1986|p=294–95}} Taylor cam kết với nhóm tướng lĩnh trẻ rằng Hoa Kỳ "sẽ không chống lưng hay ủng hộ tướng Khánh dưới bất kỳ hình thức nào". Tại thời điểm đó, Taylor và các nhân viên sứ quán ở Sài Gòn đánh giá cao ba người Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có và Chung Tấn Cang, xem họ là những người có thể thay thế Nguyễn Khánh.{{sfnp|Kahin|1986|p=298}} Theo một báo cáo của CIA, Nguyễn Văn Thiệu được một quan chức Mỹ giấu tên mô tả là người "thông minh, đầy tham vọng, và rất có thể sẽ vẫn tiếp tục tham gia âm mưu đảo chính để phục vụ cho mục đích cá nhân".{{sfnp|Kahin|1986|p=512}}
 
Nguyễn Văn Thiệu đã không kịp thực hiện âm mưu khi Đại tá [[Phạm Ngọc Thảo]] – người trên thực tế là một [[điệp viên]] do Hà Nội cài cắm ở Sài Gòn – cùng Thiếu tướng [[Lâm Văn Phát]], Đại tá [[Bùi Dzinh]] tiến hành đảo chính vào ngày 19 tháng 2, mục tiêu bắt sống Nguyễn Khánh.{{sfnp|Kahin|1986|p=299–301}} Tuy nhiên, Nguyễn Khánh kịp rời Sài Gòn bằng máy bay trước khi xe tăng của quân đảo chính kéo vào.{{sfnp|VanDeMark|1995|p=81}} Dưới sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ, Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đứng ra dập tắt âm mưu đảo chính.{{sfnp|Kahin|1986|p=303}} Nhân cơ hội, Thiệu–Kỳ "mượn gió phất cờ", nhóm họp Hội đồng Quân lực bỏ phiếu bất tín nhiệm và trục xuất Nguyễn Khánh ra nước ngoài với danh nghĩa là "đại sứ lưu động".{{sfnp|Cosmas|2012|p=206–207}}{{sfnp|Blair|2008|p=134}} Có cáo buộc cho rằng Nguyễn Văn Thiệu đã truy bắt và mưu sát Đại tá Phạm Ngọc Thảo một cách phi pháp vào năm 1965. Phóng sự điều tra năm 2012 của báo ''[[Thanh Niên (báo)|Thanh Niên]]'' cho rằng Nguyễn Văn Thiệu đơn thuần chỉ là đang loại bỏ một đối thủ đáng gờm, chứ không hề hay biết việc người này là cộng sản nằm vùng.{{sfnp|Hoàng Hải Vân|2012}} Cuộc đảo chính bất thành ngày 19 tháng 2 năm 1965 chỉ là một phần của một loạt các cuộc đảo chính giữa các sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, diễn ra sau vụ mưu sát Ngô Đình Diệm cuối năm 1963. Giữa lúc các tướng lĩnh tranh giành quyền lực nội bộ trong các cuộc binh biến, mà kết quả là một số người phải đi đày biệt xứ, Nguyễn Văn Thiệu đã "tọa sơn quan hổ đấu", từng bước trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất Sài Gòn.{{sfnp|Karnow|1997|p=396–401; 694–95}}<ref name="antgqntt"/>
 
== Quốc trưởng (1965–1967) ==
Dòng 185:
=== Mậu Thân 1968 ===
{{chính|Sự kiện Tết Mậu Thân}}
[[Sự kiện Tết Mậu Thân|Tết Nguyên đán]] [[Mậu Thân]] năm 1968]], [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] bất ngờ mở chiến dịch tổng tấn công đánh vào nhiều đô thị trọng yếu tại miền Nam bất chấp tuyên bố ngừng bắn trước đó.{{sfnp|Hanoi VNA International Service 1967}} Khi chiến sự bùng nổ, Nguyễn Văn Thiệu và gia đình đã về [[Mỹ Tho (tỉnh)|Mỹ Tho]] ăn tết bên ngoại.{{sfnp|Phan Thứ Lang|2007|p=179}}{{sfnp|Elliott|2003|p=1036}} Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ – người lúc đó vẫn còn ở thủ đô – đã nắm quyền chỉ huy và tổ chức các đơn vị ở Sài Gòn phản kích.<ref name=Independent>{{harvnb|Stowe|2001}}</ref>
 
Tuy lực lượng Quân Giải phóng bị đẩy lùi và chịu thương vong rất lớn, nhưng phía Việt Nam Cộng hòa cũng phải gánh hậu quả nặng nề do đây là lần đầu tiên chiến tranh tiếp cận đáng kể tới các đô thị đông dân cư. Khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa được kéo về để bảo vệ các thành phố, Quân Giải phóng đã chớp thời cơ chiếm quyền kiểm soát các vùng nông thôn.{{sfnp|Dougan|Weiss|1983|p=116}} Nỗi kinh hoàng mà sự kiện Tết Mậu Thân mang tới cùng với những tổn thất và dư chấn mà nó để lại đã khiến dân chúng dần đánh mất niềm tin ở Tổng thống Thiệu, cho rằng ông không thể bảo vệ họ.{{sfnp|Dougan|Weiss|1983|p=118}}
Dòng 218:
Ngay từ khi trở thành quốc trưởng vào năm 1965, Nguyễn Văn Thiệu đã dành nhiều sự chú ý tới vấn đề nông thôn, tuyên bố rằng "đất đai phải thuộc về người trồng cấy".{{sfnp|Nguyễn Tiến Hưng|2017}} Tháng 1 năm 1967, ông chọn An Giang làm nơi thí điểm mô hình cải cách điền địa mới. Sau [[Sự kiện Tết Mậu Thân]] năm 1968, vì một vùng nông thôn rộng lớn đã lọt dưới quyền kiểm soát của [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]], giới lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa chú ý đến việc giành lại đất đai ở nông thôn.{{sfnp|Cao Văn Thân|2019|p=96–98}}{{sfnp|Trần Hữu Đính|1993|p=13}} Trong hội nghị giữa [[Richard Nixon]] và Nguyễn Văn Thiệu tại đảo Midway vào tháng 6 năm 1969, vấn đề nông thôn và cải cách điền địa cũng được đưa ra mổ xẻ bên cạnh chương trình [[Việt Nam hóa chiến tranh]]. Chương trình cải cách điền địa được ước tính sẽ tốn 400 triệu đô la Mỹ trong 10 năm,{{sfnp|Cao Văn Thân|2019|p=101}} phía Hoa Kỳ hứa sẽ viện trợ Việt Nam Cộng hòa 40 triệu đô la Mỹ để thực hiện chương trình này.{{sfnp|Lâm Quang Huyên|2002|p=128}}
 
Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh ban hành luật "[[Người cày có ruộng (luật)|Người cày có ruộng]]", ứng dụng các yếu tố cơ bản của mô hình thí nghiệm năm 1967, và gọi ngày hôm đó là "là ngày vui sướng nhất trong đời".{{sfnp|Prosterman|1970|p=751, 761}} Chương trình Người cày có ruộng được nhiều quan sát viên quốc tế đánh giá là một trong những chương trình cải cách ruộng đất thành công nhất ở các nước đang phát triển.{{sfnp|Nguyễn Tiến Hưng|2005|loc=Chương 5}} Tờ ''Washington Evening Star'' gọi đó là "tin tức tốt đẹp nhất đến từ Việt Nam kể từ khi kết thúc sự chiếm đóng của người Nhật", còn tờ ''[[The New York Times|New York Times]]'' cho rằng "Có lẽ đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất của thế kỷ 20".{{sfnp|Prosterman|1970|p=751}}{{sfnp|Võ Văn Sen|1995|p=109}} Rút kinh nghiệm từ cuộc [[Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa)#Cải cách lần 1 (Thời Đệ nhất Cộng hòa)|cải cách điền địa trước đó]] dưới thời [[Ngô Đình Diệm]], chương trình Người cày có ruộng không nhằm vào việc phục hồi tầng lớp địa chủ, mà hướng tới việc xóa bỏ chế độ tá canh, thực hiện việc cấp không ruộng đất cho nông dân, qua đó hướng tới tới mục tiêu là tạo ra một tầng lớp trung nông và tư sản nông thôn mới.{{sfnp|Trần Hữu Đính|1993|p=13–14}} Trong 3 năm thực hiện, 1970–1973, chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển.{{sfnp|Trần Hữu Đính|1993|p=17}} Nông dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất và năng suất lúa gạo tăng lên, đời sống của nhân dân vùng quê được cải thiện.{{sfnp|Nguyễn Tiến Hưng|2017}}
 
=== Tái tranh cử năm 1971 ===
Năm 1971, Việt Nam Cộng hòa tổ chức bầu cử tổng thống một lần nữa.{{sfnp|Minh Tân|1971|p=1, 3}}{{sfnp|Đặng Văn Sung|1971|p=1, 11}} Để nắm chắc phần thắng, Nguyễn Văn Thiệu tìm mọi cách giới hạn số người ra ứng cử.{{sfnp|Lovell|2013|p=198}} Do đó, hai đối thủ đáng chú ý nhất còn lại của ông trong cuộc bầu cử năm 1971 chỉ còn Phó Tổng thống [[Nguyễn Cao Kỳ]] và Đại tướng [[Dương Văn Minh]].{{sfnp|Berman|2001|p=92}} Trước thềm bầu cử, ông Kỳ cáo buộc ông Thiệu dung túng tham nhũng và chỉ trích những sai lầm chiến lược dẫn tới [[Chiến dịch Lam Sơn 719|Cuộc hành quân Hạ Lào]] thảm họa đầu năm 1971.{{sfnp|Lovell|2013|p=192}} Về phần Hoa Kỳ, họ bày tỏ thái độ ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu, cho rằng ông chính là một "[[nhà lãnh đạo mạnh mẽ]]" mà Việt Nam Cộng hòa đang cần.{{sfnp|Lovell|2013|p=200–201}} Dương Văn Minh mong muốn đàm phán hòa bình với [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và bị cho là quá "yếu đuối".{{sfnp|Lovell|2013|p=194}} Nguyễn Cao Kỳ tuy tuyên bố sẽ tiến hành Bắc phạt nếu đắc cử, song ông bày tỏ thái độ lạnh nhạt với Hoa Kỳ và muốn họ phải rời khỏi Việt Nam hoàn toàn vào cuối năm 1972, đầu năm 1973.{{sfnp|Lovell|2013|p=192–93}} Cho rằng những đối thủ của ông Thiệu đi ngược lại lợi ích của Hoa Kỳ, một số quan chức Mỹ đã bí mật hậu thuẫn kinh tế cho chiến dịch tái tranh cử của vị tổng thống đương nhiệm.{{sfnp|Lovell|2013|p=188}}
 
Nguyễn Văn Thiệu đứng chung liên danh cùng [[Trần Văn Hương]] – đối thủ của ông trong đợt bầu cử năm 1967.{{sfnp|Chánh Trinh|2004|p=226}} Lo ngại bị chia phiếu với ông Kỳ, ông Thiệu lợi dụng quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện để áp đặt luật bầu cử mới, yêu cầu ứng cử viên phải được một số dân biểu nhất định ký tên giới thiệu, qua đó loại bỏ người này ra khỏi cuộc đua.{{sfnp|Lovell|2013|p=199}} Như vậy, danh sách ứng cử viên tổng thống chỉ còn mỗi Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh.{{sfnp|Chánh Trinh|2004|p=217}} Tuy nhiên, do cho rằng ông Thiệu đã bố trí guồng máy gian lận kết quả, ông Minh tuyên bố rút tư cách ứng cử viên.{{sfnp|Lovell|2013|p=200}} Trước nguy cơ "tự tranh cử với chính mình", ông Thiệu tìm cách đưa ông Kỳ trở lại cuộc đua, song người này từ chối và tuyên bố tẩy chay đợt bầu cử.{{sfnp|Lovell|2013|p=202}} Nhà Trắng tuy không hài lòng với cuộc bầu cử thiếu tính cạnh tranh tại miền Nam Việt Nam, nhưng không có hành động nào để can thiệp vào chuyện nội bộ nước này.{{sfnp|Lovell|2013|p=203, 205}} Là người duy nhất tham gia tranh cử, Nguyễn Văn Thiệu dễ dàng tái đắc cử với 94% số phiếu vào ngày 3 tháng 10.{{sfnp|Penniman|1972|p=126–46}}{{sfnp|FitzGerald|2002|p=528}} Được xem là một cuộc "bầu cử độc diễn",{{sfnp|Lovell|2013|p=17}} đợt bầu cử năm 1971 đã đặt dấu chấm hết hoàn toàn cho cuộc thử nghiệm lập hiến và nền chính trị đa nguyên ở miền Nam Việt Nam vốn từng được xem là đầy hứa hẹn vào năm 1967.{{sfnp|Fear|2017}}
Dòng 303:
}}
 
Sau những thắng lợi vượt xa mức tưởng tượng, [[Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]] quyết tâm giành chiến thắng trước khi miền Nam bước vào mùa mưa năm 1975 thay vì đợi đến năm 1976 để thực hiện bước 2 của ''Kế hoạch chiến lược hai năm 1975–1976'' như đã đề ra vào cuối năm 1974.{{efn|''Kế hoạch chiến lược hai năm 1975–1976'' của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm hai bước:{{sfnp|Hồ Khang|Trần Tiến Hoạt|Nguyễn Xuân Năng|Nguyễn Văn Quyền|Lê Văn Lạng|2013|p=203}}
* ''Bước 1 (1975)'': tranh thủ yếu tố bất ngờ, tập trung lực lượng, phương tiện, vũ khí đánh địch trên phạm vi lớn toàn miền Nam.
* ''Bước 2 (1976)'': thực hiện tổng công kích – tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.}}{{sfnp|Willbanks|2004|p=256}}{{sfnp|Veith|Pribbenow|2004|p=178}} Ngày 7 tháng 4 năm 1975, [[Lê Đức Thọ]] đến sở chỉ huy của Đại tướng [[Văn Tiến Dũng]] tại [[Lộc Ninh]] thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo [[Chiến dịch Hồ Chí Minh]].{{sfnp|Willbanks|2004|p=265}}{{sfnp|Dougan|Fulghum|1985|p=112}} Trong cuộc họp Bộ Chỉ huy chiến dịch, Văn Tiến Dũng phác thảo kế hoạch tiến đến Sài Gòn bằng ba hướng. Mục tiêu đầu tiên của chiến dịch là [[Xuân Lộc]],{{sfnp|Dougan|Fulghum|1985|p=116}} tỉnh lỵ của [[tỉnh Long Khánh]], nơi án ngữ các trục giao thông quan trọng hướng thẳng về Sài Gòn.{{sfnp|Dougan|Fulghum|1985|p=142}}{{sfnp|Duy Tường|2005|p=380}} Được mệnh danh là "cánh cửa thép", Xuân Lộc là mắt xích trọng yếu trong hệ thống phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.{{sfnp|Nguyễn Hữu Đức|Nguyễn Thị Thanh|2005|p=343}}
Dòng 322:
<blockquote>"…Tôi từng nói với người Mỹ:<!-- {{efn|''Người Mỹ'' mà Nguyễn Văn Thiệu đề cập ở đây là phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ tới Việt Nam khảo sát tình hình vào tháng 3 năm 1975}} --> Mấy ông bảo chúng tôi làm những việc mà chính mấy ông không làm được với nửa triệu lính, binh hùng tướng mạnh, xài gần 300 tỷ Mỹ kim trong 6 năm trời. Nếu [các ông] không muốn nói là bị Cộng sản đánh bại ở Việt Nam thì cũng phải nói một cách khiêm nhường là mấy ông không có thắng. Mấy ông chỉ tìm một cái lối thoát danh dự. Thì bây giờ với cái quân đội này, súng thiếu, đạn thiếu, thuốc thiếu, xăng thiếu, máy bay thiếu, không có B-52 lại bảo tôi làm cái chuyện đội đá vá trời thì có khác gì mấy ông cho tôi 3 Mỹ kim mà bảo tôi đi máy bay hạng nhất, ở phòng ngủ có giá 1 ngày 30 Mỹ kim, ăn 1 ngày 4–5 miếng thịt bò, uống 1 ngày 7-8 ly rượu. Không làm được, phi lý? […] Và mấy ông còn 1 năm nữa, mấy ông ăn [[Quốc khánh Hoa Kỳ|cái lễ 200 năm]]. Thì tôi có hỏi họ hẳn hoi là lời nói của Hoa Kỳ có còn đáng tin cậy hay không? Mà những gì mấy ông hứa có giá trị gì hay không? 300 triệu Mỹ kim có đáng gì với mấy ông? 300 triệu Mỹ kim mà so với cái chuyện mấy ông bảo tôi rằng hãy làm 1 chiến thắng, hãy ngăn chặn 1 sự xâm lăng [của Cộng sản Bắc Việt] mà mấy ông làm trong 6 năm trời không được! […] Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa đánh một mình thì làm sao ăn. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…".</blockquote>
 
Nguyễn Văn Thiệu cũng trách cứ Ngoại trưởng Hoa Kỳ [[Henry Kissinger]] vì đã ký [[Hiệp định Paris]] – một hiệp định mà Hà Nội đã vi phạm.<ref name="tel"/> Ông tuyên bố rằng người Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa, cho rằng "cái bản văn hiệp định đó là bản văn Hoa Kỳ bán miền Nam Việt Nam cho cộng sản".{{sfnp|Dawson|1977|p=287–88}} Ông Thiệu cũng đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông cả trong và ngoài nước vì liên tiếp đưa tin tham nhũng và khủng hoảng của chính phủ Sài Gòn, làm suy sụp tinh thần của quân đội và dân chúng.<ref name=Independent/> Ngay sau bài phát biểu, Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên nắm quyền tổng thống, nhưng cũng không thể cứu vãn được tình hình.{{sfnp|Willbanks|2004|p=270}} Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.{{sfnp|Nguyễn Ngọc Cơ|Hồ Khang|Đỗ Xuân Huy|Nguyễn Văn Minh|Nguyễn Huy Thục|Nguyễn Văn Quyền|Lê Quang Lạng|Trần Hữu Huy|Ngô Quang Chính|2013|p=21}}
 
== Lưu vong ==
{{xem thêm|16 tấn vàng của Việt Nam Cộng hòa}}
{{Wikisource|1=Quyết định ngày 25 tháng 4 năm 1975 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa|2=Quyết định ngày 25 tháng 4 năm 1975 của Tổng thống VNCH}}
Trong bài diễn văn từ chức ngày 21 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố "tôi từ chức nhưng tôi không đào ngũ" và khẳng định rằng ông sẽ tái ngũ và tiếp tục chiến đấu trong vai trò một vị tướng "kề bên anh em chiến sĩ".{{efn|Nguyên văn: "…Dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ…"}}{{sfnp|Browne|1975}} Tuy nhiên, ông sau đó đã bí mật rời khỏi Sài Gòn sang [[Đài Loan]] trên một chiếc phi cơ [[Douglas DC-6|C-118]] vào đêm ngày 25–26 tháng 4 năm 1975.{{sfnp|Gibson|2018}}{{sfnp|''New York Times'', 26 tháng 4 năm 1975}} Để cho sự ra đi này được danh chính ngôn thuận, Tổng thống [[Trần Văn Hương]] đã ký nghị định đề cử hai người Nguyễn Văn Thiệu và [[Trần Thiện Khiêm]] làm đặc sứ Việt Nam Cộng hòa sang [[Đài Bắc]] phúng điếu [[Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc]] [[Tưởng Giới Thạch]], người đã qua đời gần 3 tuần trước đó vào ngày 5 tháng 4 năm 1975.{{sfnp|Nguyễn Tiến Hưng|2020}}
 
Cuộc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu và các trợ lý diễn ra dưới sự sắp xếp của Thomas Polgar, trưởng [[CIA]] ở Sài Gòn.{{sfnp|Ward|Burns|2017|p=548}} Theo ký giả [[:en:Morley Safer|Morley Safer]], CIA cũng dính dáng đến việc "chuyên chở nhiều va-li chứa đầy kim loại nặng bằng máy bay" ra nước ngoài, mà "kim loại nặng" ở đây ám chỉ tới [[vàng]]. Tuy nhiên, theo phóng sự điều tra của báo ''[[Tuổi Trẻ (báo)|Tuổi Trẻ]]'', ông Thiệu tuy có ý định chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài, song đã không thể thực hiện. Số vàng được bàn giao cho Ủy ban Quân quản và nằm trong số 40 tấn vàng mà [[Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]] bán ra quốc tế vào năm 1979 để "giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân".{{sfnp|Hà Anh|2020}}{{sfnp|Quốc Việt|2015}}
 
Sau khi đến Đài Bắc, Nguyễn Văn Thiệu thoạt đầu sống tại nhà anh trai Nguyễn Văn Kiểu, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Đài Loan, người có một căn nhà ở vùng ngoại ô trước khi cùng gia đình chuyển tới một căn hộ tại khu Thiên Mẫu, quận [[Sỹ Lâm]], Đài Bắc.{{sfnp|''New York Times'', 3 tháng 6 năm 1975}} Vì con trai theo học tại [[UKVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh]], ông cùng gia đình chuyển tới đây và sinh sống tại một căn nhà ở [[Kingston upon Thames]], nằm ở tây nam Thành phố [[Luân Đôn]].{{sfnp|Corfield|2014|p=209}} Trong thời gian ở Anh, ông Thiệu khá kín tiếng, đến nỗi [[Văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung|Văn phòng Đối ngoại Anh]] vào năm 1990 không rõ ông đang làm gì, ở đâu. Đầu thập niên 1990, gia đình ông tới Foxborough thuộc vùng ngoại vi [[Boston]], [[Massachusetts]] và sống một cuộc sống thầm lặng trong quãng đời còn lại ở đây. Nguyễn Văn Thiệu không viết hồi ký, hiếm khi trả lời phỏng vấn và từ chối tiếp khách. Ngoài việc nhìn thấy ông Thiệu dắt chó đi dạo, hàng xóm hiếm khi có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu ông.{{sfnp|Lamb|2001}} Những lần xuất hiện ít ỏi của ông trước dư luận quốc tế sau khi lưu vong gồm có bộ phim tài liệu ''[[Việt Nam cuộc chiến 10000 ngày]]'' của Mỹ sản xuất năm 1980 và cuộc phỏng vấn với tạp chí ''[[Spiegel]]'' của [[Tây Đức]] vào năm 1979, trao đổi về quãng thời gian nắm giữ cương vị tổng thống miền Nam Việt Nam.{{sfnp|Engel|Lohfeldt|1979}}{{sfnp|Shales|1982}}
 
Việc Nguyễn Văn Thiệu ít khi xuất hiện trước công chúng là do lo ngại sự thù địch của người Việt Nam tị nạn cộng sản, những người tin rằng ông là nhân tố chính khiến Việt Nam Cộng hòa chiến bại.{{sfnp|Corfield|2014|p=209}} Tuy nhiên, ông từng có một số buổi trao đổi với cộng đồng người Việt sau khi sang Hoa Kỳ định cư. Năm 1992, ông Thiệu lên tiếng tố cáo sự xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam]] nhưng từ năm 1993 thì lại có ý muốn thiện chí tham gia vào các cuộc thảo luận [[Hòa giải và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam|hòa giải dân tộc]], nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng kiều bào có cơ hội trở về nước.{{sfnp|Đoan Trang|2001}} Trong một buổi phỏng vấn năm 1993, ông cho rằng Việt Nam cần phải được dân chủ hóa, nhưng phải bằng một giải pháp chính trị ôn hòa, không bạo động "để tránh một cuộc nội chiến gây hận thù triền miên cho các thế hệ mai sau". Cũng trong buổi phỏng vấn này, ông nói rằng mình đã không làm tròn được nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, dù đã "cố gắng trong khả năng chức vị của ông đối với cộng sản và kể cả đối với đồng minh", đồng thời tuyên bố "nhận lãnh trách nhiệm hoàn toàn trước nhân dân và lịch sử".{{sfnp|''SBS Tiếng Việt'', 2019}}