Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giao Yến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 71415775 của Giaothuynamdinh (thảo luận) nội dung vi phạm bản quyền
Thẻ: Lùi sửa
chính xác và đầy đủ hơn.
Thẻ: Lùi lại thủ công Đã bị lùi lại Thêm tập tin Xóa chú thích Xóa danh sách tham khảo Soạn thảo trực quan
Dòng 24:
}}
 
'''Giao Yến hay còn gọi là Hải Yến''' là một [[Xã (Việt Nam)|xã]] thuộc huyện [[Giao Thủy]], tỉnh [[Nam Định]], [[Việt Nam]].
 
Giao Yến có diện tích 6,46 km². Đây là 1 xã nằm tại vị trí trọng điểm giao thông kết nối. Sắp tới dọc theo cung đường ven biển mới thì tỉnh Nam Định sẽ quy hoạch đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp Giao Yến và khu công nghiệp lớn nhất tỉnh là KCN Hải Long (tại Bạch Long, Giao Long, Giao Hải, Giao Châu). Đặc biệt, tại Giao Yến có Trường THPT Giao Thuỷ B (hay còn gọi là Trường cấp 3 Xuân Thuỷ) là ngôi trường giàu truyền thống bậc nhất của Giao Thuỷ nói riêng và cũng là 1 trong những trường nổi tiếng của Nam Định nói chung.
[[Tập tin:Trường Giao Thuỷ B.jpg|nhỏ|Trường THPT Giao Thuỷ B toạ lạc trung tâm Giao Yến ]]
 
 
Giao Yến là một xã nằm ở phía Nam của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, có diện tích 6,45 km2, dân số hiện nay 7.482 người, với 2.532 hộ. Xã nằm cách trung tâm huyện Giao Thủy 7 km, trải dọc theo trục đường Quốc lộ 37B và sông Cồn Nhất, theo hướng Tây bắc-Đông nam; chiều dài 3,2km, nơi rộng nhất là 2km. Phía Bắc xã giáp với xã Giao Tân; phía Đông giáp với xã Giao Châu; phía Tây và tây Bắc giáp với xã Giao Phong và Giao Thịnh, phía Nam giáp biển Đông. Ngoài ra, Giao Yến còn có 1 khu đất ruộng giáp với xã Giao Tiến (làng Hoành Nha, sắp tới trở thành thị trấn Giao Thuỷ). (1)
 
Xa xưa, vùng đất Giao Yến thuộc vùng cửa sông và biển, đất đai Giao Yến được hình thành do phù sa của các nhánh sông Hồng đổ xuống, gặp sóng biển làm ngưng tụ lại tạo nên. Tuy nhiên, nơi đây vốn là một vùng biển sâu nên quá trình hình thành không thuần túy như một số nơi khác. Phù sa phía trên đổ xuống, gặp sóng xô, gió cuốn phía dưới biển dội lên đã tạo nên những đụn cát cao và hàng trăm hố sâu, vũng xoáy, khiến cho địa hình phức tạp, không bằng phẳng. Phần lớn đất đai của xã là loại đất thịt pha cát, phù hợp với việc trồng cây hoa màu, cây lương thực, chỉ có khoảng 100 mẫu là đất cát. Là một xã thuộc vùng biển bồi, nên lịch sử của Giao Yến là lịch sử của những cư dân từ các địa phương trong nội địa từng bước lấn ra khai phá đất đai, chinh phục thiên nhiên, tiến dần ra biển. So với các xã trong nội địa thì Giao Yến có lịch sử hình thành khá muộn.
 
Trước thế kỷ XV vùng đất Giao Thủy đã dần dần được bồi đắp, hình thành những bãi bồi hoang sơ. Sau đó, các cư dân ở các nơi di cư đến sinh cơ, lập nghiệp. Địa danh huyện Xuân Trường, Giao Thủy mới có cách đây một vài thế kỷ, nhưng để có địa danh tên gọi đó thì mảnh đất và con người chắc chắn phải đến đây khai phá, sinh sống từ trước đó rất lâu đời.
 
Theo quyển "Hòe Nhai Lục", một tư liệu địa phương của làng Hoành Nha xã Giao Tiến, thì khởi thủy làng Hoành Nha do Nguyễn Khải (còn gọi là cụ biểu Khải), tự là Thịnh Công, người gốc Hòe Nhai (Bắc thành Thăng Long, nay ở Hà Nội vẫn còn một con phố tên Hòe Nhai), chiêu mộ dân tán đương thời xuống vùng biển Sơn Nam Hạ, lập ấp, lấy tên cũ đặt cho ấp mới là ấp Hoè Nhai, huyện Giao Thủy, thuộc phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam vào khoảng niên hiệu Diên Ninh năm thứ III (1456). Sau đó, Hoàng Công, tự Võ Tâm, cũng chiêu dân xuống lập ấp, lập nghiệp nơi đây cùng họ Nguyễn vào khoảng niên hiệu Hồng Đức thứ 23(1492). Cương vực ban đầu của ấp Hoè Nhai ở tả ngạn sông Nhị Hà ([[sông Hồng]]) phía lưu vực cửa Hà Lạn. Đông Bắc giáp ấp Dương Liễu (Thái Bình) liên hệ gián cách nhau bằng dòng chảy qua cồn bãi biển bằng cầu nhỏ, buộc lại bằng vài ba chiếc lạt. Sau này mang tên cửa Ba Lạt, Bắc và Tây Bắc đối ngạn sông Nhị Hà là ấp Trà Lũ. Đông, Nam còn lại là bãi bùn sình lầy, bờ biển vịnh Bắc Bộ. Ấp Hoè Nhai ở vào khoảng thị trấn [[Ngô Đồng]] ngày nay (sắp tới làng Hoành Nha xã Giao Tiến và Ngô Đồng, Hoành Sơn sẽ sáp nhập lại thành thị trấn Giao Thuỷ, dựa trên lịch sử này).
 
Việc hình thành làng ấp diễn ra hàng thế kỉ. Các dòng họ khác tiếp tục xuống gia nhập ấp Hoè Nhai như các họ: Họ Vũ (ba họ), Cao, Hoàng, Phạm thôn Thượng, Lê, Mai, Hoàng thôn Chính, Phạm thôn Trung… đều trải qua nhiều năm nhiều thế hệ khai hoang lấn biển, làm thủy lợi ổn định chỗ ở, phát triển sản xuất. Xây dựng mọi mặt thành một xã hội hoàn chỉnh ở ven biển, kiểu một công xã nông thôn ngày trước. Nhưng quá trình xây dựng làng ấp nơi đất mới ở cửa sông dẫn ra biển chưa ổn định bị sụt lở.
 
Khoảng năm đầu niên hiệu Dương Hoà (1635) lúc đó đã chuyển dần một số công trình cố định vào một bộ phận dân cư lùi xuống phía cửa biển Hà Lạn tiếp tục khai khẩn thêm ruộng đất, xây dựng làng ấp.
 
Năm Chiêu Thống nguyên niên 1787 vào ngày 15 tháng Tám âm lịch gặp trận bão lũ lớn, ấp Hoè Nhai bị cuốn trôi. Các tộc trưởng trong làng phải chiêu hồi các dân lưu tán và chuyển theo hướng cửa Hà Lạn (khu Cựu Thượng) ngày nay. Như vậy Hoè Nhai từ tả ngạn sông Hồng đã chuyển qua Hữu Ngạn và đổi tên là xã Hoành Nha. Về sau các xã kế cận đều lấy chữ Hoành đặt tên chữ đầu cho xã. Câu ''Nan Chân (Nam trực) thất cổ, Giao Thủy lục Hoành'' có từ đó.
 
 
Từ lịch sử quai đê lấn biển của Hoành Nha thì lần lượt các làng mới như Thanh Khiết, Đan Phượng, Quất Lâm,...đã ra đời tại Giao Thuỷ. Theo các tài liệu để lại, dòng họ Lưu ở Thanh Khiết, từ tỉnh Hà Tây cũ đã về đây mở đất vào năm 1580. Cũng thời gian đó dòng họ Nguyễn từ miền Vọng Doanh, Đan Phượng (Hà Tây cũ) về đây đã lập nên làng Đan Phượng và chợ Vọng. Năm 1610, sau cuộc chiến tranh Trịnh-Mạc, một số quan lại thất thế và nhân dân ở các lộ, trấn đã chạy loạn về đây lập các thôn xóm, ấp. Dấu tích là tên các xóm, ấp đó được đặt theo tên làng, xóm, quê hương của họ.
 
Thời Minh Mạng, những năm 1825-1829, Dinh điền xứ Nguyễn Công Trứ đã tổ chức khẩn hoang bãi biển lập nên tổng Hoành Thu. Nhân dân tổng Hoành Thu đã khơi sâu thêm sông Xẻ chảy từ Cồn Nhất về các ấp, giáp trong vùng và đào đắp đê bối ba bậc, cao 5-7m, cách đê biển chừng 250-300m, chạy từ Giao Lâm lên Cồn Nhất, tạo ra khu đệm ngăn nước mặn từ biển tràn vào. Do đó miền đất đê bối này dần dần trở thành tụ điểm thu hút các cư dân đến sinh cơ lập ấp. Trong đó có vùng đất xã Hải Yến (tức Giao Yến). Năm 1890, trong khi tạo dựng những cánh đồng trong đê, bãi, nhân dân nơi đây cũng đã cùng nhau vươn ra khai phá những bãi bồi, những đầm lầy phía ngoài đê. Khoảng giữa thế kỷ XIX, nhà Nguyễn tách một phần đất tổng Hoành Thu và một phần đất mới bồi, thành lập tổng Quất Lâm, vùng đất Giao Yến thuộc tổng Quất Lâm.
 
Năm 1923, nhà Nguyễn huy động nhân dân Xuân Trường xuống quai đê lấn biển, nhưng 2 năm sau, con đê này đã bị bão biển tàn phá gần như hoàn toàn. Năm 1930, nhà Nguyễn lại giao cho tri huyện Giao Thủy tổ chức đắp tiếp đoạn đê biển từ cống Kỷ Niệm đến Đồng Ngụ, lập ra cánh đồng ngoài, tạo điều kiện cho việc khai khẩn, đánh bắt và trồng cấy; một số hộ dân đã ra lập ấp sinh sống ở các gò, bãi phía tây Đồng Ngụ. Lúc này chính quyền thực dân phong kiến mới đặt tên cho xã Hải Yến. Năm 1956, sau khi giải phóng huyện mới đổi tên là xã Giao Yến và giữ đến nay. Năm 1964, khi thành lập xã Bạch Long, chính quyền đã cắt trại Đan Hải và phía Nam thôn Liên Hoan của Giao Yến nhập vào Bạch Long). Trong quá trình hình thành, phát triển và khai phá đất đai, xây dựng làng xã, nhiều dòng họ như: Nguyễn, Trần, Lưu, Hoàng…đã đến đây khai phá và sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất này. Là những cư dân từ nhiều nơi tụ hội về, nên nơi đây trở thành điểm gặp gỡ, giao thoa của các phong tục, sắc thái văn hóa rất đa dạng. Nhưng nhìn chung là nhân dân nơi đây đều có truyền thống yêu nước, thương người, chăm chỉ, cần cù, hiếu học; đoàn kết chặt chẽ trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Những mối quan hệ tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng như “lá lành đùm lá rách”, “ bán anh em xa, mua láng giềng gần”… được hình thành và ngày càng trở thành bền vững. Nhiều phong tục tiến bộ đã trở thành thuần phong mỹ tục. Đặc biệt nhân dân Giao Yến rất anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên, giữ nước, giữ làng, chống áp bức bóc lột.
 
Đầu thế kỷ XIX, nhân dân Hải Yến đã tham gia nghĩa quân Phan Bá Vành, xây dựng căn cứ chống lại Triều đình nhà Nguyễn. Đầu thế kỷ XX nhiều người con của Giao Yến đã tích cực ủng hộ các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông kinh Nghĩa thục… Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Giao Yến đã đóng góp nhiều sức người, sức của vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Kiên cường, bất khuất nhưng nhân ái, yêu hòa bình, ham học hỏi, kính trên, nhường dưới, tôn trọng đạo lý, chung thủy vợ chồng, thương yêu đồng loại. Hầu hết người dân Giao Yến đều ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật. Đó là tinh thần: từ, bi, hỉ, xả, thương người, giúp đỡ kẻ yếu, tu tâm tích đức, làm điều thiện, tránh điều ác… Với đặc điểm đa thần thánh của Việt Nam, bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, cha mẹ, người dân Giao Yến còn xây nhiều đình (hội họp), đền (thờ Thánh), chùa (thờ Phật). Xã có 03 chùa cổ là Thanh Khiết, Đan Phượng, Liên Hoan, đã được sắc phong thờ Triệu Quang Phục từ năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783). Đầu thế kỷ XIX, các chùa Đan Phượng, Thanh Khiết, Liên Trì tiếp tục được xây dựng, trùng tu, hoặc xây mới. Đầu thế kỷ XX, do nhiều lý do khác nhau, một số người dân đã đi theo đạo Thiên Chúa. Cả 3 thôn đều có xây dựng nhà thờ, đến nay tỷ lệ giáo dân của xã chiếm khoảng 3% dân số.
 
 
HÀNH CHÍNH:
 
1. Vào năm 1580 dòng họ Lưu ở Thanh Khiết từ tỉnh Hà Tây đã về đây mở đất, và cũng thời gian trên dòng họ Nguyễn từ miền Vọng Doanh, Đan Phượng (Hà Tây) về đây đã lập lên làng Đan Phượng và chợ Vọng.
 
2. Thời Minh Mạng những năm 1825- 1829, Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tổ chức khẩn hoang bãi biển lập nên tổng Hoành Thu, trong đó có vùng đất xã Hải Yến(tức Giao Yến)
 
3. Khoảng giữa thế kỷ 19 nhà Nguyễn tách một phần đất tổng Hoành Thu và một phần đất mới bồi thành lập Tổng Quất Lâm, vùng đất Giao yến thuộc tổng Quất Lâm và đặt tên cho địa phương là xã Hải Yến
 
4. Năm 1952 thực hiện quyết định của Chính phủ về đổi tên xã, thống nhất lấy chữ “Giao” đầu gắn với một chữ của xã và được đổi tên thành xã Giao Yến. Năm 1964 khi thành lập xã Bạch Long chính quyền đã cắt trại Đan Hải và phía Nam thôn Liên Hoan của xã Giao Yến nhập vào xã Bạch Long với 15 xóm gồm xóm 01, xóm 02, xóm 03, xóm 04, xóm 05, xóm 06, xóm 07, xóm 08, xóm 09, xóm 10, xóm 11, xóm 12, xóm 13, xóm 14, xóm 15. Đến năm 2022 sau chủ trương sắp xếp sáp nhập xóm, địa phương xã Giao Yến còn 8 cơ sở xóm với tên là: xóm 01, xóm 02, xóm 03, xóm 04, xóm 05, xóm 06, xóm 07, xóm 08. Trụ sở trung tâm Ủy ban nhân dân xã được đặt tại xóm 05 – xã Giao Yến – huyện Giao Thủy –tỉnh Nam Định.
 
Xã Giao Yến có diện tích 6,46&nbsp;km², dân số năm 1999 là 7945 người,<ref name=MS>{{Chú thích web | url =http://mic.gov.vn/uploads/20100623/E124-2009%20(31-12)2-MSDVHCVN.xls | tiêu đề =Mã số đơn vị hành chính Việt Nam | ngày truy cập =ngày 10 tháng 4 năm 2012 | nhà xuất bản =Bộ Thông tin & Truyền thông | archive-date = ngày 24 tháng 3 năm 2013 | archive-url =https://web.archive.org/web/20130324095035/http://mic.gov.vn/uploads/20100623/E124-2009%20%2831-12%292-MSDVHCVN.xls }}</ref> mật độ dân số đạt 1230 người/km². Đây là địa phương có dự án [[Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng]] đi qua.
 
==Chú thích==
https://giaoyen.namdinh.gov.vn/gioi-thieu-chung/gioi-thieu-chung-135551
{{tham khảo|30em}}
[[Giao Tiến]]
 
==Tham khảo==