Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chế Linh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 46:
Năm 1962, đoàn văn nghệ Biệt Chính [[Biên Hòa]] tuyển ca sĩ theo đoàn đi hát trong các miệt làng xa tại Biên Hòa. Chế Linh đã theo đoàn này hát cùng với [[Châu Kỳ]], [[Trúc Phương]] vì tiền lương rất nhiều. Hai năm sau, đoàn văn nghệ tan rã, Chế Linh chuyển sang làm tài xế chở đá tại núi [[Bửu Long]] (Biên Hòa) chung với nhạc sĩ [[Bằng Giang (nhạc sĩ)|Bằng Giang]]. Vừa làm việc, vừa luyện giọng và viết nhạc – tình yêu âm nhạc đã bắt đầu nảy nở trong Chế Linh. Nhạc sĩ Bằng Giang là người hiểu rõ ý định của Chế Linh nên khi nhận thấy ông đủ sức đã khuyên ông theo nghề ca hát. Nhiều bài hát nổi tiếng được ông cùng Bằng Giang sáng tác như ''Bài ca kỷ niệm'', ''Đêm buồn tỉnh lẻ'', ''Đoạn tái bút'',... Khoảng một năm sau, [[Châu Kỳ]] và [[Trúc Phương]] tìm ra chỗ ở của Chế Linh và khuyên ông trở về Sài Gòn. Hai nhạc sĩ quyết định sáng tác cho riêng Chế Linh những nhạc phẩm về lính, không nhắm đặc biệt vào một binh chủng nào và lời ca dễ hiểu.<ref>[https://www.sbtn.tv/thuo-nien-thieu-day-vat-va-cua-nam-danh-ca-goc-cham-che-linh/ Tuổi niên thiếu đầy vất vả của ca sĩ người Chàm, Chế Linh], Trường Kỳ</ref>
 
Năm 1964, Chế Linh hợp tác với [[Hãnghãng đĩa Continental|hãng dĩa Continental]] cho ra đời [[đĩa than]] đầu tay ''Vùng biển trời và màu áo em'' và sau đó ký hợp đồng với hãng dĩađĩa hát Việt Nam.
 
Mặc dù ca sĩ nữ song ca đầu tiên với ông là Thanh Tâm, nhưng [[Thanh Tuyền (ca sĩ)|Thanh Tuyền]] mới là người song ca ăn ý nhất. Khoảng 1967–1968, nhạc sĩ [[Nguyễn Văn Đông]] vì muốn có sự thay đổi và nhất là tránh cho thính giả nhàm chán với những nhạc phẩm đơn ca nên ông đã đưa ra sáng kiến là để Thanh Tuyền song ca với Chế Linh. Đĩa hát đầu tiên trong đó có nhạc phẩm ''Hái hoa rừng cho em'' của [[Trương Hoàng Xuân]] được tung ra thị trường và trở nên ăn khách một cách không ngờ. Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác cặp đôi song ca này.